Ch­ương I những quy đỊnh chung



tải về 2.18 Mb.
trang1/14
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.18 Mb.
#16063
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2014/TT-BGTVT ngày / /2014

của Bộ trưởngBộ Giao thông vận tải)

Ch­ương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Định mức kinh tế kỹ - thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa (QLBTĐTNĐ) là mức hao phí cần thiết về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc t­ương đối hoàn chỉnh như trục phao, thả phao ... từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công việc, nhằm duy trì trạng thái hoạt động bình thường của các tuyến đường thủy nội địa (ĐTNĐ).

Định mức kinh tế - kỹ thuật QLBTĐTNĐ dùng để lập và duyệt dự toán về quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; quản lý, cấp phát và thanh toán vốn sự nghiệp kinh tế đường thủy nội địa cho các đơn vị chuyên làm công tác quản lý, bảo trì thường xuyên đường thủy nội địa trong cả nước. Trường hợp các nội dung công việc chưa quy định trong định mức này thì tính toán nội suy theo các công việc tương tự hoặc áp dụng định mức, quy định hiện hành.

Định mức kinh tế - kỹ thuật QLĐTNĐ đã đề cập đủ các công việc cần thiết trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa và được ưu tiên bố trí kế hoạch vốn sự nghiệp kinh tế đường thủy nội địa hang năm. Khi lập và duyệt thiết kế, dự toán quản lý, bảo trì đường thủy nội địa cần có giải pháp kỹ thuật ưu tiên các công việc đảm bảo an toàn giao thông. Các hạng mục còn lại thực hiện theo nguyên tắc giao việc gì được thanh toán việc đó.

Quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa thực hiện theo Thông tư số 17/2013/TT-BGTVT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư này.

Phân loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý.

Tiêu chuẩn và thang điểm để phân loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý:



Thứ tự

Loại tiêu chuẩn

Thang điểm (điểm)

15

10

5

1

Chiều rộng trung bình mùa kiệt

> 200m

50 200m

< 50m

2

Độ sâu chạy tầu mùa kiệt

< 1,5m

1,5  3m

> 3m

3

Chế độ thủy văn dòng chảy

Vùng ảnh hưởng lũ

Vừa ảnh hưởng lũ vừa ảnh hưởng triều

Vùng ảnh hưởng thủy triều

4

Mật độ công trình và chướng ngại vật trên sông (Bao gồm : bãi cạn, chướng ngại vật, vật chìm đắm, kè chỉnh trị, cầu, phà, cảng và bến bốc xếp)

>l chiếc/km


0,5  1 chiếc/km


< 0,5 chiếc/Km

5

Mật độ báo hiệu

>2 báo

hiệu/Km


1- 2 báo hiệu/Km

<1 báo hiệu/Km

6

Khối lượng hàng hóa thông qua


> 5 triệu tấn/năm

2-5 Triệu tấn /năm


< 2 Triệu tấn/năm

7

Chế độ ánh sáng phục vụ chạy tầu




Có đốt đèn ban đêm




Nguyên tắc áp loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý

Tiêu chuẩn và thang điểm phân loại này chỉ áp dụng cho các sông, kênh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố quản lý và khai thác vận tải. Phân loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý trên cơ sở áp loại cho từng sông, kênh (hoặc đoạn sông, kênh) riêng biệt nhưng phải đảm bảo tính liên tục trên các tuyến quản lý. Nếu có một số đoạn sông, kênh (không vượt quá 20% chiều dài toàn tuyến) có loại thấp hơn loại sông, kênh của toàn tuyến thì được phép nâng loại phù hợp với toàn tuyến.



Thang điểm phân loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý

+ Nếu sông, kênh áp vào tiêu chuẩn phân loại đạt từ 85 điểm trở lên là đường thủy nội địa quản lý loại 1.

+ Nếu sông, kênh áp vào tiêu chuẩn phân loại đạt từ 65 điểm đến 80 điểm là đường thủy nội địa quản lý loại 2.

+ Nếu sông, kênh áp vào tiêu chuẩn phân loại đạt từ 60 điểm trở xuống là đường thủy nội địa quản lý loại 3.



(Bảng phân loại chi tiết phần Phụ lục)

I. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC

1. Mức hao phí vật liệu:

- Là số lượng vật liệu chính cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác bảo trì đường thủy nội địa. Mức hao phí vật liệu quy định trong định mức này đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công;

- Vật liệu phụ được tính bằng 2% giá trị vật liệu chính.

2. Mức hao phí lao động:

- Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp và công nhân phục vụ để thực hiện khối lượng công tác QLBTĐTNĐ;

- Số lượng ngày công đã bao gồm cả lao động chính, phụ để thực hiện và hoàn thành đơn vị khối lượng công tác QLBTĐTNĐ từ khâu chuẩn bị tới khâu kết thúc, thu dọn hiện trường;

- Cấp bậc công nhân quy định trong tập định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện một đơn vị công tác QLBTĐTNĐ.



3. Mức hao phí máy thi công:

- Là số ca sử dụng phương tiện, máy và thiết bị chính trực tiếp thực hiện (kể cả phương tiện, máy và thiết bị phụ phục vụ) để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác QLBTĐTNĐ.



II. KẾT CẤU ĐỊNH MỨC

Định mức kinh tế - kỹ thuật được trình bày theo nhóm, bao gồm 03 chương

Chương I: Những quy định chung, bao gồm:

I. Nội dung định mức.

II. Kết cấu định mức.

III. Nguyên tắc tính toán và áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.

IV. Cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.

Chương II: Nội dung và khối lượng công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa, bao gồm:

I. Nội dung công tác quản lý thường xuyên.

II. Nội dung công tác bảo trì ĐTNĐ.

III. Nội dung các công tác đặc thù và có liên quan trong ĐTNĐ.

IV. Khối lượng công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.

Chương III: Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa, bao gồm:

I. Công tác quản lý thường xuyên.

II. Công tác bảo trì ĐTNĐ.

III. Công tác đặc thù của ĐTNĐ.

IV. Công tác khác có liên quan.

Mỗi loại định mức được trình bày tóm tắt thành phần, trình tự thực hiện công việc và định mức vật liệu, ca máy, nhân công.



III. NGUYÊN TẮC TÍNH TOÁN VÀ ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

1. Về định mức vật tư:

- Kích thước báo hiệu để tính vật tư theo Thông tư số 73/2011/TT-BGTVT ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam;

- Mức tiêu hao sơn được tính cụ thể cho 1m2 của từng loại vật liệu làm báo hiệu (Bảng 12.1) và tính toán cho các loại báo hiệu theo thiết kế định hình trong công tác bảo dưỡng, sơn màu báo hiệu để tiện áp dụng.

- Bảo dưỡng báo hiệu bao gồm 01 lớp sơn chống rỉ và 02 lớp sơn mầu. Sơn mầu giữa kỳ thì chỉ sơn hai lớp sơn mầu. Riêng bảo dưỡng phao, sơn chống rỉ bao gồm cả mặt trong và mặt ngoài của phao. Đối với phao chưa tính đến tiêu hao vật tư cho sơn mầu, bảo dưỡng hòm đựng ắc quy.

- Các loại biển hình thoi định mức vật tư được tính theo định mức vật tư của các biển hình vuông cùng loại, cùng kích thước;

- Các loại báo hiệu và phụ kiện không có trong bảng định mức được phép tính theo phương pháp nội suy, ngoại suy.



2. Về định mức nhân công:

- Các trị số ở tập định mức này được xây dựng trong điều kiện lao động bình thường chư­a tính đến các yếu tố phức tạp xảy ra trong quá trình thực hiện các b­ước công việc. Các trị số mức xác định trong tập định mức này là tính vào mùa cạn

- Những mức có kết hợp ph­ương tiện thủy về mùa lũ được tính thêm: hành trình ph­ương tiện (bình quân xuôi và ng­ược) được nhân với hệ số 1,2; các công việc khác nhân với hệ số 1,1;

- Tất cả các mức thực hiện ở kênh đào thì nhân với hệ số từ 0,8 đến 0,9. Các công việc thực hiện ở vùng cửa biển, cửa sông, vùng duyên hải, vùng núi cao, vùng hồ thì được nhân với hệ số từ 1,2 đến 1,3;

- Các mức của công tác thả, trục, chỉnh, chống bồi rùa, bảo dưỡng với các loại phao không có trong bảng định mức được tính bằng ph­ương pháp nội suy, ngoại suy.

- Các mức của phao hình cầu có kết cấu là phao trụ, biển hình cầu thì dùng mức của phao trụ cùng đường kính nhân với hệ số 1,05;

- Các mức của phao ống thì lấy theo mức của phao trụ cùng đường kính nhân với hệ số 0,8;

- Các mức lao động của công tác điều chỉnh, di chuyển cột báo hiệu bằng bê tông được nhân với hệ số 1,3 của mức cột sắt cùng loại.



3. Về định mức máy thi công:

Ph­ương tiện thủy dùng trong quản lý, bảo trì đường thủy nội địa hoạt động trong một dây truyền công nghệ khép kín. Định mức ca máy đã xây dựng cho từng công đoạn đơn lẻ phục vụ cho việc lập đơn giá dự toán được thuận lợi.



3.1. Hành trình :

Tàu chạy tốc độ bình quân (Bảng MHĐM 1.01.1) đi kiểm tra, nghiệm thu tuyến hoặc đến vị trí thực hiện các thao tác nghiệp vụ khác.



3.2. Thao tác (thực hiện sau hành trình):

Tàu di chuyển chậm hoặc nổ máy đứng yên khi thực hiện các thao tác nghiệp vụ.



3.3. Nguyên tắc áp dụng đơn giá ca máy:

Đơn giá ca máy trong công tác quản lý bảo trì đường thủy nội địa áp dụng theo các văn bản hiện hành của Nhà nước.



3.4. Ca máy thực hiện các công việc khác:

Ngoài quản lý thường xuyên đường thủy nội địa, các ph­ương tiện thiết bị còn sử dụng làm những công việc khác thuộc vốn sự nghiệp kinh tế đường thủy nội địa như­ duy tu bảo dưỡng kè, đổ đá chân đèn, phục vụ nổ mìn, phá đá, chống bão lũ kết hợp thanh tra bảo vệ đường thủy nội địa... thì áp dụng như sau:

- Khi di chuyển sử dụng mức của hành trình;

- Khi thao tác sau hành trình sử dụng mức của thao tác;

- Trong các trường hợp cụ thể sẽ nội suy, ngoại suy các mức t­ương tự, trên cơ sở thời gian nổ máy và trạng thái làm việc của máy.

3.5. Hệ số trong sử dụng định mức ca máy

Các mức được xây dựng trong điều kiện bình thường, các trường hợp khác áp dụng như sau:

- Định mức ca máy vùng cửa sông, biển, ven vịnh và ra đảo: ca máy hành trình (bình quân) và thao tác được nhân với K = 1,2;

- Định mức ca máy các khu vực còn lại trong mùa lũ: được nhân với K = 1,2;

- Trong trường hợp ngoài mức chuẩn, nội suy theo mức trên, dưới và lân cận.

3.6. Thao tác dịch chuyển cột báo hiệu, chỉnh cột báo hiệu và sơn màu giữa kỳ, bảo dưỡng cột, biển báo hiệu: Chỉ tính ca máy cho thời gian đưa kíp thợ vào và đi ra vị trí báo hiệu.

IV. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

- Luật Giao thông đường thủy nội địa và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giao thông đường thủy nội địa;

- Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

- Quyết định số 4327/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2013 của Bộ GTVT về việc ban hành chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2014 của Bộ GTVT;

- Văn bản số 25/VBHN-BGTVT ngày 16/12/2013 của Bộ GTVT về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa;

- Quyết số 39/2004/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2004 của Bộ Giao thông vận tải ban hành "Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa;

- Thông tư số 48/20122/TT-BGTVT ngày 20/7/2011 sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa ban hành kèm theo Quyết số 39/2004/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2004 của Bộ Giao thông vận tải;

- Thông tư số 73/2011/TT-BGTVT ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.



Ch­ương II

NỘI DUNG, KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO TRÌ

ĐUỜNG THỦY NỘI ĐỊA

I. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA.

1. Công tác quản lý, kiểm tra thường xuyên ĐTNĐ

1.1. Cơ quan, đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa khu vực (Chi cục) định kỳ hàng tháng tổ chức kiểm tra, nghiệm thu công việc hoàn thành từng tuyến của các đơn vị bảo trì đường thủy nội địa, với các nội dung công việc:

- Kiểm tra tình hình luồng lạch, báo hiệu, vật chướng ngại, vận tải và an toàn giao thông trên tuyến để xây dựng phương án kỹ thuật quản lý bảo trì đường thủy nội địa;

- Giải quyết những vướng mắc trong tháng thực hiện và thống nhất triển khai các công việc cần làm tiếp theo thẩm quyền;

- Kiểm tra sự tuân thủ định mức, định ngạch và nghiệm thu các công việc thường xuyên hoàn thành trong tháng.



1.2. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực được ủy quyền) định kỳ hàng quý tổ chức kiểm tra tuyến của các đơn vị bảo trì đường thủy nội địa, với các nội dung công việc sau đây:

- Kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quý của đơn vị bảo trì công trình đường thủy nội địa.

- Thu thập tình trạng luồng lạch, báo hiệu, vật chướng ngại, vận tải và trật tự an toàn giao thông phục vụ cho việc phê duyệt phương án kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa;

- Giải quyết những vướng mắc trong quý thực hiện và thống nhất triển khai các công việc cần làm tiếp theo;

- Tổ chức nghiệm thu các công việc quản lý, bảo trì thường xuyên đường thủy nội địa của đơn vị bảo trì công trình đường thủy nội địa;

- Việc kiểm tra, nghiệm thu quý được kết hợp với kiểm tra, nghiệm thu tháng của đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực.



1.3. Kiểm tra đột xuất sau lũ bão

Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam (hoặc Chi cục Đường thuỷ nội địa khu vực được ủy quyền) chủ trì, cùng đơn vị bảo trì công trình đường thủy nội địa kết hợp với các ngành hữu quan tổ chức kiểm tra đánh giá thiệt hại do bão lũ đột xuất gây hậu quả nghiêm trọng.




1.4. Kiểm tra theo dõi công trình giao thông và tham gia xử lý tai nạn

Định kỳ đơn vị Quản lý đường thuỷ nội địa khu vực (Chi cục) kiểm tra theo dõi công trình giao thông, xác định mức độ h­ư hại (nếu có) để lập ph­ương án xử lý.




1.6. Đo dò sơ khảo bãi cạn, luồng qua khu vực phức tạp

Trong các lần đi kiểm tra tuyến kết hợp chọc sào đo dò sơ khảo bãi cạn hay đoạn luồng có diễn biến phức tạp theo ph­ương pháp đo trắc ngang zích zắc. Lên sơ họa bãi cạn hay đoạn luồng cần kiểm tra, phục vụ kịp thời cho điều chỉnh báo hiệu, quản lý luồng lạch của Trạm.



1.7. Kiểm tra đèn hiệu ban đêm

- Chỉ áp dụng cho các tuyến có bố trí đèn hiệu ban đêm;

- Định kỳ hoặc đột xuất Cục đường thủy nội địa Việt Nam (hoặc Chi cục ĐTNĐ được ủy quyền) tổ chức kiểm tra đánh giá số lượng, chất lượng đèn và có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời (nếu có).





1.8. Trực đảm bảo giao thông và thông tin liên lạc

- Trực nắm bắt tình hình giao thông trên tuyến, xử lý tình huống xảy ra.

- Tiếp dân và các cơ quan hữu quan, địa ph­ương đến liên hệ công tác.


1.9. Đọc mực nước và đếm lưu lượng vận tải

7.1. Đọc mực nước

- Đọc mực nước ở các sông vùng lũ: Đọc vào các thời điểm: 07 giờ, 13 giờ, 19 giờ. Ghi chép, lưu giữ số liệu, vẽ biểu đồ mực nước.

- Đọc mực nước ở các sông vùng triều: Đọc liên tục vào tất cả các giờ trong ngày (01, 02, 03, 04...24). Ghi chép, l­ưu giữ số liệu, xác định chân triều, đỉnh triều, vẽ biểu đồ mực nước.

7.2. Đếm lưu lượng vận tải

- Nhiệm vụ: Đếm, ghi chép, tổng hợp, l­ưu giữ báo cáo tình hình loại tàu vận tải và số tấn hàng thông qua tuyến vẽ biểu đồ theo dõi vận tải.

- Các tuyến chỉ chạy tàu ban ngày: Trạm đếm ph­ương tiện 12h/ngày (từ 06h đến 18h). Các trạm có chạy tàu ban đêm đếm ph­ương tiện 24/24.

- Các trạm ở vùng lũ và không đốt đèn thì đọc mực nước kiêm đếm ph­ương tiện vận tải.



1.10. Trực phòng chống bão lũ

Khi có bão hoặc lũ có khả năng ảnh hưởng đến khu vực quản lý, Trạm bố trí phương tiện và lao động trực theo quy chế phòng chống bão lũ.



1.11. Trực phương tiện

Mỗi tàu được bố trí người thường trực tàu ban đêm (trừ những ngày tàu đi công tác đêm trên tuyến).



1.2. Quan hệ với địa ph­ương

Định kỳ Chi cục (hoặc đơn vị được ủy quyền) làm việc với các xã, phường ven tuyến ĐTNĐ, các chủ công trình trên tuyến ĐTNĐ để phối hợp bảo vệ báo hiệu, tuyên truyền phổ biến luật lệ, bảo vệ công trình trên tuyến ĐTNĐ cũng như­ những công việc khác có liên quan trên tuyến ĐTNĐ quản lý.



2. Công tác bảo trì đường thủy nội địa

2.1. Hành trình phương tiện thực hiện công tác bảo trì:

- Đi trên tuyến, kiểm tra tình hình báo hiệu, vật chướng ngại, bãi cạn, xử lý các tình huống gây mất an toàn giao thông đường thủy đột xuất xảy ra trên tuyến và kết hợp làm các công việc nghiệp vụ hiện trường về công tác bảo trì thuộc phạm vi trách nhiệm;

- Xây dựng và đề xuất phương án đảm bảo giao thông đường thủy.


2.2. Thả phao: Đ­ưa phao đến vị trí cần thả và thả phao đúng yêu cầu kỹ thuật.

2.3. Điều chỉnh phao: Trục rùa và di chuyển phao đến vị trí mới.

2.4. Chống bồi rùa: Định kỳ nhấc rùa bị bồi lấp đất lên mặt đáy sông.

2.5. Trục phao: Trục toàn bộ phao, xích, rùa và đư­a về trạm hoặc vị trí tập kết.

2.6. Bảo dưỡng phao, xích:

- Cạo sơn, gõ rỉ phao, đốt xích.

- Sơn chống rỉ cả mặt trong và ngoài phao, sơn mầu theo đúng quy định.

- Nhuộm hắc ín xích nỉn.



2.7. Bảo dưỡng cột, biển báo hiệu, cột biển tuyên truyền luật

Định kỳ cạo sơn gõ rỉ toàn bộ cột, biển báo hiệu, cột biển tuyên truyền luật sơn chống rỉ và sơn mầu theo đúng quy định.



2.8. Sơn mầu: Phao, cột và biển báo hiệu, cột biển tuyên truyền luật

Định kỳ sơn mầu phao, cột và biển báo hiệu cột biển tuyên truyền luật để đảm bảo mầu sắc báo hiệu.

Riêng đối với phao chỉ sơn mầu phần nổi trên mặt nước.


2.9. Chỉnh cột báo hiệu: Khi cột bị nghiêng ngả chỉnh lại cho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

2.10. Dịch chuyển cột báo hiệu

- Khi luồng lạch thay đổi, báo hiệu không còn tác dụng thì nhổ cột di chuyển đến vị trí mới và dựng lại.



2.11. Bảo dưỡng rọ đèn, hòm đựng ắc quy (dùng cho báo hiệu có đèn hiệu)

- Nội dung công việc như­ bảo dưỡng cột biển.

- Làm kết hợp cùng với việc bảo dưỡng phao, cột không làm đơn lẻ.


2.12. Sơn mầu rọ đèn, hòm ắc quy: Nội dung như­ sơn mầu phao, cột báo hiệu.

2.13. Thay thế, phao, cột, biển, hòm chứa ắc quy, rọ lồng đèn (theo thời gian sử dụng hoặc trong trường hợp đột xuất khác): Định kỳ thay thế các báo hiệu và phụ kiện báo hiệu theo thời gian sử dụng, hoặc đột xuất thay thế các báo hiệu và phụ kiện báo hiệu bị hư hỏng, mất mát do các yếu tố khách quan khác (tỷ lệ thay thế báo hiệu thường xuyên hàng năm theo bảng quy định thời gian sử dụng phần phụ lục).

2.14. Hành trình thay ắc quy, thay đèn: Bằng số lần thay ắc quy, thay đèn theo quy định kỹ thuật của loại ắc quy và loại đèn đó.

2.15. Thay bóng thắp sáng

Thay bóng đèn điện theo thời gian sử dụng, làm kết hợp khi thay ắc quy, không làm đơn lẻ (thay bóng tính kết hợp khi thay đèn, thay ắc quy không tính thao tác riêng).



2.16. Thay đèn: Tháo dỡ đèn, thay thế bằng đèn khác.

2.17. Thay ắc quy chuyên dùng cho đèn: Định kỳ thay ắc quy cho đèn; số lần thay ắc quy cho các loại đèn, căn cứ vào chế độ chớp của đèn, công suất của đèn.

2.18. Xúc, nạp ắc quy

Định kỳ nạp ắc quy theo các chế độ (nạp bổ sung, cân bằng và xúc nạp) căn cứ vào từng loại đèn.



2.19. Thay thế ắc quy chuyên dùng đèn năng lượng theo niên hạn sử dụng (tuổi thọ ắc quy): Định kỳ thay thế các bình ắc quy đã hết niên hạn sử dụng bằng các bình ắc quy mới.

2.20. Thay thế đèn theo niên hạn sử dụng (tuổi thọ đèn): Định kỳ thay thế các đèn đã hết niên hạn sử dụng bằng các đèn mới.

2.21. Kiểm tra vệ sinh đèn năng lượng mặt trời: Định kỳ kiểm tra vệ sinh tấm năng lượng mặt trời, thấu kính...

2.22. Sửa chữa nhỏ thay thế các linh phụ kiện bị hỏng của đèn: Khi đèn không sáng hoặc chớp sai chế độ, tiến hành kiểm tra thay thế các linh phụ kiện hỏng của đèn

2.23. Phát quang cây cối

- Định kỳ phát quang cây cối che chắn tầm nhìn của báo hiệu.

- Số lượng báo hiệu được phát quang cây cối theo ph­ương án kỹ thuật cụ thể được duyệt hàng năm.


2.24. Bảo dưỡng tàu công tác

- Định kỳ thay thế dây cáp neo, dây chằng buộc, sào chống, vật liệu cứu đắm, cứu hỏa... theo thời gian sử dụng.

- Bổ sung, thay thế Dầu nhờn các te, hộp số sau số giờ hoạt động quy định; Lau chùi, sửa chữa, thay thế một số phụ tùng.

- Gõ rỉ, sơn dặm các chỗ thường xuyên tiếp xúc với nước mặn hoặc cọ sát làm bong tróc sơn.



- Lau chùi, bôi mỡ cho cẩu phao, tời, cáp, bạc lái...


tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương