Chương I khái niệm đối tượng phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng hcm



tải về 54.61 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu20.03.2023
Kích54.61 Kb.
#54402
Tư tưởng HCM


Chương I Khái niệm đối tượng phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng HCM


  1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

TTHCM là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn để cơ bản của cách mạng VN, kế thừa kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhana dân ta giành thắng lợi”.
Một là, đã nêu rõ bản chất khoa học và cách mạng cũng như nội dụng cơ bản của tư tưởng HCM.
Hai là, (tiền đề tư tưởng lý luận) đã nêu lên cơ sở hình thành tư tưởng HCM là chủ nghĩa Mác – Lenin – giá trị cơ bản nhất trong quá trình hình thành và phát triểu của tư tưởng HCM, đồng thơi tư tưởng HCM còn bắt nguồn từ việc HCM tiếp thu các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Ba là, đã nêu lên ý nghĩa của tư tưởng HCM.

  1. Đối tượng nghiên cứu

Khái niệm: đối tượng nghiên cứu của môn học Tư tưởng HCM là toàn bộ những quan điểm HCM thể hiện trong di sản của Người

  1. Phương pháp nghiên cứu

    1. Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu tư tưởng HCM

  • Thống nhất tính đảng và tính khoa học

  • Thống nhất lý luận và thực tiễn

  • Quan điểm lịch sử - cụ thể

  • Quan điểm toàn diện và hệ thống

  • Quan điểm kế thừa và phát triển

    1. Một số phương pháp cụ thể

  • Phương pháp lịch sử

  • Phương pháp logic

  • Phương pháp liên ngành

  1. Ý nghĩ của việc học tập môn học tư tưởng HCM

  • Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận

  • Giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bối dưỡng lòng yêu nước

  • Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác


Chương II: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh


  1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

  1. Cơ sở thực tiển

  1. Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX

  • Trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi VN

  • Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có sự chuyển biến và phân hóa, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản và tư sản bắt đầu xuất hiện.

  • Các cuộc khởi nghĩa đều đã thất bại, chưa có lối thoát rõ rang, hướng đi đúng đắn. Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo một con đường mới.

  1. Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX

  • Lịch sử thế giới trong giai đoạn này cũng đang có những biến chuyển to lớn.

  • Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.

  • Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 diễn ra và thành công, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người.

  • Sự ra đời của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922)

  • Sự ra đời của Quốc tế cộng sản (tháng 3-1919)

  1. Cơ sở lý luận

  1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

  • Dân tộc Việt Nam có lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành những truyền thống tốt đẹp: đó trước hết là tinh thần yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết, bất khuất, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc lân bang; tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan, vì nghĩa, thương người của dân tộc Việt Nam. Đó chính là cơ sở đầu tiên, nguồn gốc sâu sa hình thành nên tư tưởng, phẩm chất của nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh

  • Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam lên tần cao mới. Tư tưởng của người là sự kết tinh, hội tụ và tỏa sáng tinh hoa văn hóa Việt Nam. Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh – người anh hùng dân tộc vĩ đại và cũng chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta.

  1. Tinh hóa văn hóa nhân loại

  • Văn hóa phương Đông

Về Nho giáo: Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình nhà Nho yêu nước,ừ rất sớm đã chịuảnh hưởng của Nho học từ người cha và nhiều nhà Nhoêu nướcở quê hương. Người tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo hư: Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, là khát vọngề một xã hội đại đồng, là hòa mục, hòa đồng, là triết lý nhân sinh tu thânưỡng tính, đề cao văn hóa, lễ giáo, hiếu học và Người đã phê phán loại bỏ hững yếu tố tiêu cực và thủ cựu của nó.
Về Phật giáo: Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chịuảnh hưởng sâu sắc nhữngư tưởng tốt đẹp của Phập giáo như: vị tha, từ bi, bácái, cứu khổ cứu nạn, hương người như thể thương thân, nếp sống đạo đức, trong sạch, giản dị, hăm lo việc thiện, ca ngợi lao động, phê phán lười biếng, chủ trương gắn bóới dân, với nước.
Đối với Lão giáo: Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển tư tưởng của Lão tử khuyên con người nên sống gắn bó với thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên, hơn nữa phải biết bảo vệ môi trường sống
Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn: Hồ Chí Minh đã tìm thấy những điều phù hợp với nước ta đó là: dân tộc độc lập dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc

  • Văn hóa phương Tây

Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Pháp-bản xứ ở thành phố Vinh (1905), Hồ Chí Minh đã quan tâm tới khẩu hiệu nổi tiếng của Đại Cách mạng Pháp năm 1789: Tự do – Bình đẳng – Bác ái.
Đi sang phương Tây, Người tiếp cận những tác phẩm của các nhà tư tưởng thế kỷ ánh sáng; quan tâm tìm hiểu những khẩu hiệu nổi tiếng đó trong các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Pháp, Mỹ. Người đã kế thừa, phát triển những quan điểm nhân quyền, dân quyền trong Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ, Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp và đề xuất quan điểm về quyền mưu cầu độc lập, tự do, hạnh phúc của các dân tộc trong thời đại ngày nay.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã tiếp thu chọn lọc các tư tưởng, văn hóa tiến bộ của phương Đông và phương Tây, dân tộc và thời đại; truyền thống và hiện đại, không ngừng làm giàu trí tuệ của mình bằng tri thức, văn hóa phong phú của nhân loại.

  1. Chủ nghĩa Mác – Lênin

  • Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận, là nguồn gốc lý luận quyết định bước phát triển mới về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

  • Người khẳng định rằng: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, đã giải quyết yêu cầu về đường lối cứu nước

  • Trên cơ sở lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã triệt để kế thừa, đổi mới, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại kết hợp với thực tiễn cách mạng trong nước và thế giới hình thành lên một hệ thống các quan điểm cơ bản, toàn diện về cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa Mác – Lênin tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

  1. Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh

  1. Phẩm chất Hồ Chí Minh

  • Khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh

- Những năm tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu, Hồ Chí Minh đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình, đồng thời hình thành những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về sau.
- Người tiếp thu những tư tưởng tiến bộ ở trong nước và thế giới, kết hợp nhân tố chủ quan rồi tạo thành tư tưởng của mình,
- Nhờ vào con đường nhận thức chân lý như vậy mà lý luận của Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học.

  • Tư duy độc lập, sáng tạo, tự chủ

- Sáng tạo, sáng tạovà sáng tạo là tư duy của Người trong cuộc sống
- Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh là học tập tinh thần sáng tạo để hành động cho phù hợp với mục tiêu cách mạng đã đề ra. Sáng tạo là trên cơ sở nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh rồi đưa vào thực tiễn phù hợp hoàn cảnh cụ thể
- Độc lập, tự chủ, có nghĩa là Hồ Chí Minh không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào một luồng ý kiến nào. Trên cơ sở tiếp thu nhiềuluồng tư tưởng tiến bộ của Việt Nam và thế giới, trong từng thờikỳ, Người đúc kết, tổng hòa thành cái riêng mà không sao chép,giáo điều, máy móc.

  • Năng lực hoạt động thực tiễn

- Năng lực hoạt động thực tiễn thể hiện ở sự khổ công học tậpnhằm tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm, vốn sống của thờiđại và kinh nghiệm đấu tranh của các phong trào giải phóngdân tộc trên thế giới và luôn nhảy cảm với cái mới, có đầu ócthực tiễn.
- Phong cách thực tiễn của Người là sựvận dụng nhuần nhuyễn quan điểm thực tiễn, trở thành nguyêntắc trong suy nghĩ và hành động.
- Phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thểhiện ở việc Người luôn quán triệt quan điểm thực tiễn trongnhận thức và hành động.

  • Tình yêu quê hương, đất nước, yêu nhân dân sâu sắc gắn liền với lý tưởng và tình cảm cách mạng của Người

- Hồ Chí Minh là một trongnhững tấm gương sáng nhất về cuộc đời của một con người“đầy tình yêu nhân dân, đầy yêu thương con trẻ, dạt dào tìnhyêu Tổ quốc, yêu những người lao động, yêu Đảng, yêu chủnghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa”.
- Người là hiện thân của sự hoàn thiện, hoàn mỹ về đạo đức: Yêu đồng bào, yêu nhân dân, triệt để cách mạng và vô cùng nhântừ; uyên bác mà cực kỳ khiêm tốn; vĩ đại mà rất mực bình dị.
b) Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận

  • Năng lực hoạt động thực tiễn thể hiện ở sự khổ công học tập nhằm tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm, vốn sống của thời đại và kinh nghiệm đấu tranh của các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và luôn nhảy cảm với cái mới, có đầu óc thực tiễn.

  • Phong cách thực tiễn của Người là sự vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm thực tiễn, trở thành nguyên tắc trong suy nghĩ và hành động.

  • Người luôn hướng nhận thức của mình vào thực tiễn xã hội Việt Nam trong quá trình đến với chủ nghĩa Mác -Lênin; luôn tiếp thu, chắt lọc những yếu tố phù hợp với thực tiễn Việt Nam để giải quyết những vấn đề cách mạng Việt Nam đang đặt ra.

  • Hồ Chí Minh thấu hiểu về phong trào giải phóng dân tộc, về xây dựng chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Đảng Cộng sản, … không chỉ qua nghiên cứu lý luận mà còn qua việc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, qua hoạt động trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, qua tham gia phong trào cộng sản quốc tế ở nhiều nước, qua nghiên cứu đời sống xã hội ở Liên Xô – nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, …

  • Hồ Chí Minh là nhà tổ chức vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Đã hiện thực hóa tư tưởng, lý luận cách mạng thành hiện thực sinh động; đồng thời tổng kết thực tiễn cách mạng, bổ sung, phát triển lý luận, tư tưởng cách mạng. Cùng với việc tìm thấy mục tiêu, phương hướng cách mạng Việt Nam ở chủ nghĩa Mác – Lênin, Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp; thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam – tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam theo chủ nghĩa Mác – Lênin. Người sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất; sáng lập Quân đội nhân dân Việt Nam; khai sinh Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á.

  1. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

  1. Thời kỳ trước ngày 5-6-1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng tìm con đường cứu nước mới

  2. Thời kỳ từ giữa năm 1911 đến cuối năm 1920. Dần dần hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản

  3. Thời kỳ từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930. Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam

  4. Thời kỳ từ đầu năm 1930 đến đầu năm 1941: Vượt qua thử thách giữ vững đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo

  5. Thời kỳ từ đầu năm 1941 đến tháng 9-1960: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta

Chương III Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

  1. Vấn đề độc lập dân tộc

  1. Độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tấ cả các dân tộc

  2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân

  3. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thực sư, hoàn toàn và triệt để

  4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

  1. Vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc

  1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

  2. Cách mạng muốn thành công, phải đạt được sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

  3. Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh công – nông làm nền tảng

  4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

  5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng

Luận điểm nào thể hiện tư duy sáng tạo của HCM về luận điểm này

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

  1. Tư tưởng HCM về chủ nghĩa xã hội

  1. Quan miện của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Con người được sống ấm no, tự do, hạnh phúc quyền lợi của cá hân và tập thể vừ thống nhất vừa gắn bó

  1. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan

  2. Một số đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa

  • Xã hội do người dân lao động làm chủ

  • Kinh tế phát triển, chế động công hữa về TLSX chủ yếu

  • Văn hóa đọa đức phát triển xã hội công bằng hợp lý

  • Là công trình tập thể của nhân dân, do Đảng cộng sản lãnh đạo

  1. Tư tưởng HCM về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

  1. Mục tiêu

  • Chính trị

  • Kính tế

  • Văn hóa

  • Xã hội

  1. Động lực

  • Bên trong

  • Bên ngoài

  • Động lực quan trọng có ý nghĩa quyết định nhất: Nội lực dân tộc

  1. Tư tưởng HCM về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

  1. Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ

  • Tính chất: là thời kỳ cải biến sâu sắc nhưng phức tạp, lâu dài và gian khổ

  • Đặc điểm: từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CXNH, không trải qua giai đoạn phát triển TBCN

  • Nhiệm vụ: Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN trên mọi mặt của đời sống xã hội

  1. Một số nguyên tắc xã hội CNXH trong thời kỳ quá độ

  • Mọi tư tưởng hành động phải được thực hiện trên nền tảng chủ nghĩa Mác

  • Giữ vững độc lập dân tộc

  • Đoàn kết học tập kinh nghiệm của các nước anh em

  • Xây phải đi đôi với chống

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

  1. Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội

  2. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để bảo đảm nên độc lập dân tộc vững chắc

  3. Điều kiện để đảm bảo độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

  • Bảo đảm vai tròn lãnh đạo của Đảng công sản

  • Tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công nông

  • Tăng cường đoàn kết quốc tế

  1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã

hội trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện này

  1. Kiên định mục tiêu và con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh đã xác định

  2. Phát huy sức mạng dân chủ xã hội chủ nghĩa

  3. Củng cố, kiện toàn, phát huy sức mạng và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị

  4. Đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ


Chương IV : Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng Sản Việt Nam và nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng Sản Việt Nam

  1. Tính tất yêu và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là tất yếu vai trò lãnh đạo của Đảng cũng là một tất yếu

  1. Đảng phải trong sạch, vững mạnh

  1. Đảng là đạo đức, là văn minh

Mục đích hoạt động của đảng là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội giải phóng con người
Đảng luông trung thành với lợi ích toàn dân tộc vì Đảng không có mục đích riêng, mọi hoạt động của Đảng đều vì lợi ích nhân dân
Đảng viên luôn thấm nhuẫn đạo đức
Đảng tiêu biểu cho tương tâm trí tuệ và danh dự của dân tộc
Đảng ra đời là một tất yêu phù hợp với quy luật phát triển văn minh tiến bộ của dân tộc và nhân loại
Đảng luôn trong sạch vững mạnh làm tròn sứ mệnh lịch sử do nhân dân giao phó

  1. Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng

  • Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Leenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động

  • Tập trung dân chủ

  • Tâm thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

  • Tự phê bình và phê bình

  • Kỷ luật nghiêm minh, tự giác

  • Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đón

  • Đoàn kết, thống nhất trong Đảng

  • Đảng liên kệ mật thiết với nhân dân

  • Đoàn kết quốc tế

  1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

  1. Nhà nước dân chủ

  1. Bản chất giai cấp của Nhà nước

  2. Nhà nước của nhân dân

  1. Nhà nước pháp quyền

  2. Nhà nước trong sạch, vững mạnh

  1. Kiểm soát quyền lực nhà nước

  2. Phòng chống tiêu cực trong Nhà nước

  3. Nhà nước do nhân dân

  4. Nhà nước vì nhân dân

  1. Vân dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng Đảng và xây dựng nhà nước

  1. Xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh

  2. Xây dựng Nhà nước


Chương V : Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế


  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đoàn kết toàn dân tộc

  1. Vai trò của đoàn kết toàn dân tộc

*Đại đoàn kết là vấn đề chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
- Đại đàon kết dân tộc là mục tiêu, nhiêm vụ hàng đầu của cách mạng
*Đạo đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của cách mạng
- Đoàn kết là phương tiện, nhưng cao hơn phương tiện trở thành mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của cách mạng

  1. Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc



  1. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Đoàn kết trên cơ sở kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc
Đoàn kết trên cơ sở khoan dung, độ lượng
Phải có niềm tin vào nhân dân

  1. Hình thức, nguyên tắc tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc – Mặt trận dân tộc thống nhất

*Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất
*Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nhân dân Việt nam, là nơi quy tụ, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức, cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân
Nguyên tắc xây duwjnng và hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất

  • Mặt trận dân tộc thống nhất được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công – nông – tri thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

  • Mặt trận hoạt động trên cơ sở, bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân

  • Mặt trận hoạt động trên cơ sở, nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững

  • Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoạn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

Tùy từng thời kỳ khác nhau, Mặt trận có những hình thức và tên gọi khác nhau

  1. Phương thức xâu dựng khối đại đoàn kết dân tộc

  • Làm tốt công tác vận động quần chúng (dân tộc)

  • Thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối tượng để tập hợp quần chúng

  • Các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế

  1. Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế

  1. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng

  2. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng thời đại

  1. Lực lượng đoàn kết quốc tế và hình thức tổ chức

  1. Các lực lượng cần đoàn kết

  2. Hình thức tổ chức

  1. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế

  1. Đoàn kết trên cở sở thống nhất mục tiêu và lợi ích; có lý, có tình

  2. Đoàn kết trên cơ sở độc lập tự chủ

  1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết toàn dân tộc đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay

tải về 54.61 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương