CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?



tải về 0.6 Mb.
trang1/17
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.6 Mb.
#17162
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU MÔN HỌC VÀ HẠCH TOÁN THU NHẬP QUỐC DÂN

1.1. Kinh tế vĩ mô là gì?


Kinh tế học là là môn học ra đời cách đây hơn hai thế kỷ. Từ đó đến nay, kinh tế học trải qua nhiều giai đoạn phát triển và đã xuất hiện khá nhiều khái niệm. Sau đây là một số khái niệm khá thông dụng về kinh tế học được nhiều nhà kinh tế thống nhất:

Kinh tế học là môn học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hoá cần thiết và phân phối cho các thành viên của xã hội”.



“Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức xã hội sử dụng các nguồn lực khan hiếm nhằm thỏa mãn các mong muốn vô hạn theo cách tốt nhất có thể.”

Kinh tế học là môn học nghiên cứu hoạt của con người trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá . Kinh tế học có quan hệ chặt chẽ với nhiều môn khoa học xã hội khác như: triết học, kinh tế chính trị học, sử học, xã hội học… đặc biệt là vai trò của thống kê học.

Kinh tế học thường được chia thành hai phân ngành lớn là kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô:

Kinh tế vi mô nghiên cứu sự hoạt động của các tế bào trong nền kinh tế đó là doanh nghiệp, hộ gia đình… nghiên cứu những yếu tố quyết định giá cả, sản lượng trong các thị trường riêng lẻ.

Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hoạt động của toàn bộ tổng thể rộng lớn của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, sự biến động của giá cả và việc làm, cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái … Như vậy ta rút ra được khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô như sau:

Kinh tế học vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Theo phạm vi ứng dụng kinh tế học được phân thành kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc



Kinh tế học thực chứng (positive economics) mô tả, dự đoán và giải thích các hoạt động của nền kinh tế một cách khách quan và khoa học. Các nhận định thực chứng thường mang tính chất mô tả và phân tích thế giới một cách khách quan như nó vốn có. Kinh tế học thực chứng thường được phát biểu ở dạng nếu – thì, và có thể chứng minh là đúng hay sai. Kinh tế học thực chứng có thể dự đoán được kết quả của một chính sách hay hành động nào đó

Nếu làm phát tăng thêm 1% thì tốc độ tăng trưởng sẽ tăng bao nhiêu?

Đánh thuế vào một loại hàng hóa thì giá của hàng hóa đó sẽ thay đổi như thế nào? Giá của hàng hóa đó sẽ có xu hướng tăng lên

Tuy nhiên, kinh tế học thực chứng không thể đưa ra tiêu chí để xác định mục tiêu nào là tốt hơn (tốc độ tăng trưởng bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế?) kinh tế học chuẩn tắc sẽ giải quyết vấn đề này.



Kinh tế học chuẩn tắc (normative economics) là những phát biểu, đánh giá, nhận xét mang tính chủ quan, những phát biểu chuẩn tắc thường liên quan đến các quyết định lớn, mang ý nghĩa của sự cần thiết (nên làm cái gì?, nên làm như thế nào?). Tuy nhiên rất khó để chứng minh được là phát biểu đó đúng hay sai.

Ví dụ sau đây sẽ minh họa sự khác nhau và mối liên hệ giữa kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc

Một người A phát biểu: “ Mọi người phải được trả một mức lương như nhau cho mỗi giờ làm việc, bởi mọi người nên được tưởng thưởng theo tỷ lệ thời gian làm việc của họ”, đây là một phát biểu thuộc kinh tế học chuẩn tắc. Tuy nhiên thông qua quan sát, một người B thấy rằng quy định này không thật sự hiệu quả. Ông giải thích rằng: một nhân viên được huấn luyện tốt hơn, nỗ lực nhiều hơn và tài năng hơn những người khác hoặc phù hợp với công việc hơn, nếu được khen thưởng xứng đáng (vượt trội người khác) sẽ làm việc tốt hơn  tăng năng suất lao động. Lợi ích tăng thêm sẽ lớn hơn chi phí tăng lương cho những con người có khả năng làm việc tốt hơn, đây là phát biểu thược kinh tế học thực chứng, và có chứng minh được là đúng hay sai.

Giả định rằng lý giải đó là đúng, B tiếp tục phát biểu: “Bời vì mức lương như nhau sẽ không mang lại hiệu quả, nên cần có sự điều chỉnh lương theo năng lực và mức hiệu quả do công việc mang lại” đây là một phát biểu chuẩn tắc.



      1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

a) Đối tượng nghiên cứu

Như vậy, đối tượng của kinh tế học vĩ mô là nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề kinh tế và xã hội cơ bản như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, xuất nhập khẩu, phân phối nguồn lực, phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội…

Mỗi quốc gia có sự lựa chọn khác nhau tùy thuộc vào các ràng buộc của họ về các nguồn lực kinh tế và hệ thống chính trị-xã hội. Kinh tế học vĩ mô sẽ cung cấp những kiến thức và công cụ phân tích kinh tế đó.

b) Phương pháp nghiên cứu

Trong khi phân tích các hiện tượng và mỗi quan hệ kinh tế quốc dân, kinh tế vĩ mô sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích cân bằng tổng thể. Theo phương pháp này, kinh tế vĩ mô xem xét sự cân bằng đồng thời của tất cả các thị trường, của thị trường hàng hoá, thị trường các yếu tố đầu vào, thị trường tài chính. Xem xét đồng thời khả năng cung cấp sản lượng của toàn bộ nền kinh tế, khả năng tiêu dùng của toàn bộ nền kinh tế, từ đó xác định đồng thời mức giá cả và sản lượng cân bằng của nền kinh tế. Đây là nhân tố quyết định đến hiệu quả của hệ thống kinh tế.

Phương pháp trừu tượng hóa: là tách một hoặc một số thuộc tính, một số mối quan hệ ra khỏi các thuộc tính, các mối quan hệ khác để nhận thức vấn đề. Chẳng hạn muốn phân thích tác động của A đối với B thì phải ngầm giả định các yếu tố khác không đổi

Phương pháp mô hình toán: Sử dụng các đồ thị và phương trình đại số để mô phỏng lại nền kinh tế bao gồm các biến quan trọng và loại bỏ các biến không quan trọng, dựa trên các giả thiết quan trọng đơn giản hóa hiện thực kinh tế.

Ngoài ra còn có phương pháp kinh tế lượng và phương pháp thống kê số lớn.

1.1.2. Các nội dung cơ bản trong kinh tế vĩ mô

Nền tảng của kinh tế học được đặt lên hai vấn đề có tính cách tương phản đó là:



+ Nhu cầu không giới hạn của con người: là việc ham muốn của con người trong việc sử dụng các sản phẩm để đem lại những sự thỏa mãn vật chất và tinh thần của con người trong xã hội .Trên thực tế, những nhu cầu đó có tính cách vô giới hạn và không bao giờ có có thể đáp ứng được một cách đầy đủ vì nó luôn gia tăng và biến đổi theo nền văn minh của nhân loại. Đồng thời đó cũng là động cơ cho sự phát triển toàn diện xã hội vì nó luôn hướng đến mục tiêu hoàn thiện cuộc sống của con người trên trái đất.

+ Tài nguyên khan hiếm: điều kiện vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu vô giới hạn của con người lại tuỳ thuộc vào tài nguyên có giới hạn mà thiên nhiên đã giành sẵn cho con người và chính khả năng của con người trong việc khai thác các tài nguyên đó.

► Vì hai lý do trên những vấn đề kinh tế căn bản mà bất cứ hệ thống kinh tế nào cũng phải trả lời nhằm mục đích sử dụng các tài nguyên khan hiếm như thế nào để thỏa mãn tối đa các nhu cầu vật chất của xã hội một cách hiệu quả, và phải đưa ra các quyết định liên quan đến ba sự lựa chọn cơ bản sau:



(1) Phải sản xuất cái gì?

Xã hội phải quyết định xem nhóm hàng hóa và dịch vụ nào có khả năng đáp ứng một cách đầy đủ nhất cho các nhu cầu xã hội. Phải cân nhắc cho nhu cầu tương ứng cho hiện tại và cho cả tương lai.

Sau đó quyết định đem sản xuất những hàng hóa và dịch vụ nào, và phải sản xuất bao nhiêu ?

Xã hội phải xác định mức độ và cấp độ các tài nguyên sẵn có được sử dụng trong tiến trình sản xuất :

- Tài nguyên nhân lực: Khối lượng, thời gian, tiền lương và các điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên này.

- Tài nguyên tài sản: chú trọng đến khối lượng khai thác, dự trữ tài nguyên thiên nhiên .

- Duy trì sự hiệu quả không để tài nguyên bất động và giữ được mức toán dụng .

(2) Sản xuất như thế nào? Sau khi xác định được số lượng cần thiết cho xã hội thì phải biết được làm thế nào để sản xuất được lượng hàng hoá đó.

- Làm sao để phân phối nguồn tài nguyên tối ưu.

- Sử dụng kỷ thuật nào? Cân đối việc sử dụng nguồn lực đất đai và con người với kỷ thuật cao để đạt được năng suất tốt nhất.

(3) Phân phối cho xã hội như thế nào? Làm thế nào để phân phối xuất lượng cho toàn thể các thành phần kinh tế của xã hội

- Phân phối theo nhu cầu

- Phân phối theo đóng góp

- Làm thế nào để giải quyết được mức độ bất quân bình trong phương pháp ?

- Khu vưc nào sẽ được ưu tiên ?

- Phân chia như thế nào giữa khu vực công và tư?



Làm thế nào để duy trì hiệu năng của hệ thống kinh tế trước sự thay đổi và năng động của công nghiệp xã hội? Nhu cầu và sở thích tiêu thụ luôn luôn thay đổi, do đó nhu cầu cung ứng giữa tài nguyên kỷ thuật cũng phải biến chuyển thích nghi.

Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương