CHƯƠng I canađA – ĐẤt nưỚc và con ngưỜI



tải về 0.92 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu16.01.2018
Kích0.92 Mb.
#36103
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13


CHƯƠNG I

CANAĐA – ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI

I.ĐỊA LÝ


Vị trí địa lý: Canađa là một quốc gia rộng lớn, nằm ở Bắc Mỹ, được bao bọc bởi biển Bắc Đại Tây Dương ở phía Đông, biển Bắc Thái Bình Dương ở phái Tây, biển Bắc Cực ở phía Bắc và tiếp giáp với Mỹ ở phía Nam.

Tổng diện tích: 9.970.610 km2, rộng thứ hai trên thế giới, trải dài qua sáu múi giờ. Lãnh thổ Canađa kéo dài từ đỉnh Cape Columbia trên đảo Ellesmere (phía Bắc) đến Middle Land ở hồ Erie (phía Nam). Khoảng cách Đông – Tây chỗ lớn nhất là 5.514 km từ Cape Spear Newfounland đến biên giới Yukon – Alaska.

Địa hình: Do diện tích lãnh thổ rộng lớn và trải dài nên ở Canađa có các yếu tố địa lý rất khác biệt như có nhiều vùng núi đá cao hiểm trở và các vùng thảo nguyên rộng lớn. Nhìn chung địa hình của Canađa tương đối bằng phẳng, có núi ở phía Tây và các vùng đất thấp ở phía Đông Nam.

KHÍ HẬU


Khí hậu: Canađa được đặc trưng bởi bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ thay đổi theo mùa, có lúc lên tới 30oC vào mùa hè hoặc xuống dưới tới -33oC vào mùa đông. Các yếu tố khác như độ ẩm và hơi lạnh của gió có thể làm cho thời tiết nóng hoặc lạnh hơn. Nhiệt độ giữa các vùng trên toàn lãnh thổ cũng có sự khác biệt: khu vực bờ biển phía Tây có khí hậu ôn đới; phía Bắc Atlantic lạnh hơn và thường có bão lớn vào mùa đông; vùng núi phía Tây, miên Trung và Praises lạnh hơn nhiều với các vùng khác.

Thiên tai: Các cơn lốc xoáy từ phía Đông dãy núi Rocky do sự kết hợp các luồng khí lớn từ Bắc Cực, Thái Bình Dương và khu vực đất liền Bắc Mỹ là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa và tuyết ở Canađa.

II.DÂN SỐ, DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

1.Dân số


Dân số: 32,14 triệu người (Quý II/2005), dự kiến năm 2021 sẽ tăng lên khoảng 35,4 triệu người.

Mật độ dân số: bình quân 3,6 người/km2 (đứng thứ 179 trên thế giới và được xếp loại thấpt nhất trong các nước công nghiệp phát triển). Mật độ dân số của 3 khu vực lãnh thổ là Yukon, Northwest Territories và Nunavut chưa đến 1 người/km2.

90% dân số Canađa sống dọc theo 160 km biên giới với Mỹ, chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị. Dân số 25 thành phố lớn của Canađa chiếm 64% tông dân số toàn Canađa. Năm thành phố lớn nhất của Canađa gồm: (Toronto 5,2 triệu dân), Montréal (3,6 triệu), Vancouver (2,2 triệu), Ottawa (1,1 triệu), Calgary (1 triệu).

Mức tăng trưởng dân số của Canađa là 0,9% trong năm 2005 chủ yếu dựa vào nguồn nhập cư. Tỷ lệ nhạp cư trong năm 2005 ước khoảng 5,9 người nhập cư / 1.000 dân. Trong khi đó, mức tăng dân số tự nhiên tại Canađa có xu hướng giảm đi (giảm khoảng 1/3) so với thời gian cách đây 5 năm. Dự kiến đến năm 2011, 30% dân số Canađa ở độ tuổi trên 55, lớn hơn số dân ở độ tuổi dưới 25. Tỷ lệ người trên 65 tuổi (độ tuổi về hưu ở Canađa) ngày càng tăng.

2.Dân tộc


Canađa là một đất nước đa văn hóa với cư dân từ khắp mọi nơi trên thế giới. Các nhóm dân tộc ở Canađa bao gồm:

  • Gốc Anh: 28%

  • Gốc Pháp: 23%

  • Gốc Châu Âu: 15%

  • Thổ dân 2%

  • Gốc Châu Á, Châu Phi và Ả Rập: 6%

  • Gốc khác: 26 %

3.Tôn giáo


Theo số liệu năm 2001, 43% dân số Canađa theo đạo Thiên chúa (giảm từ 45% năm 1991), 29% theo đạo Tin lành, 2,6% theo đạo Cơ đốc, 16% không theo đạo phai snào, còn lại là các đạo khác như đạo Islam, Hindu, đạo Phật v.v…

III.NGÔN NGỮ


Canađa sử dụng hai ngôn ngữ chính là tiếng Anh (chiếm 60%) và tiếng Pháp (chiếm 23%, chủ yếu ở Québec và bởi 1/3 dân số ở New Brunswick). 17% dân số sử dụng các ngôn ngữ khác (tiếng Trung Quốc, tiếng Italia, tiếng Đức…) là tiếng mẹ đẻ. Hiện nay tiếng Trung Quốc đã được xếp vào vị trí thứ ba sau tiếng Anh và tiếng Pháp và được sử dụng thường xuyên tại các gia đình.

Tiếng Anh được sử dụng làm ngôn ngữ kinh doanh trên toàn lãnh thổ Canađa, mặc dù khả năng giao tiếp bằng tiếng Pháp cũng cần thiết để bán sản phẩm hoặc dịch vụ tại Québec.


V.LỊCH SỬ


Những cư dân đầu tiên sinh sống trên vùng đất thuộc lãnh thổ Canađa ngày nay là người da đỏ (Anh điêng) và người Inuit (còn gọi là người Eskimo). Canađa đã bị Pháp chiếm làm thuộc địa và sau đó bị Anh chinh phục vào thế kỷ XVIII. Đầu thế ký XIX, Canađa phải bảo vệ mình chống lại nền cộng hòa Mỹ non trẻ. Rất nhiều người Mỹ trung thành với triều đình Anh quốc lán nạn ở Canađa vào thời điểm nổ ra cuộc Cách mạng Mỹ.

Năm 1867, một Chính quyền Liên bang Canađa tự trị hình thành từ sự lien kết các thuộc địa của Anh. Những năm tiếp sau đó, những lãnh thổ còn lại ở Bắc Mỹ thuộc Anh đã cùng gia nhập, và cư dân từ nhiều nước khác trên thế giới đến hội nhập cùng những người Pháp và Anh đến định cư từ trước đó.



Quốc khánh: 1/7 (1867)

VI.CƠ CẤU HÀNH CHÍNH


Thủ đô: Ottawa, thuộc địa phận bang Ontario.

Canađa gồm 10 bang bao gồm: Alberta, British Columbia, Manitoba, New Brunswick, Newfoundland & Labrador, Nova Scotia, Ontario, Prince Edward Island, Québec, Saskatchewan; và 3 khu vực lãnh thổ là Northwest Territories, Nunavut và Yukon Territory.

Mỗi bang ở Canađa có chính quyền riêng chịu trách nhiệm trước cơ quan lập pháp dân cư địa phương, ban hành pháp luật trong phạm vi pháp quyền của mình và chịu trách nhiệm về phần lớn các chi phí công cộng. Các bang được trực tiếp quản lý tài nguyên của mình, Chính phủ Liên bang chỉ quản lý tài nguyên thuộc 3 khu vực Yukon Territory, Northwest Territories và Nunavut. Ở cấp lien bang có các bộ, ngành chịu trách nhiệm đưa ra các chính sách ngoại thương ở phạm vi quốc gia. Các cơ quan liên bang chính điều tiết chính sách kinh tế, thương mại là Bộ Công Nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canađa (CBSA), Cục Ngân sách Quốc gia… Tuy nhiên, đối với một số vấn đề quy định về Bảo vệ môi trường, an toàn giao thong… thì có thể vẫn có các qui định khác nhau hay riêng rẽ của từng bang.

Ở cấp bang nói chung tồn tại một cơ cấu chính quyền tương tự như cấp liên bang, tức là cũng có người đứng đầu cơ quan hành pháp bang, được gọi là Thủ hiến bang. Bộ máy hành chính bang cũng có thể có nhiều bộ (tủy theo nhu cầu của mỗi bang mà số bộ cấp bang có thể nhiều hay ít). Thủ hiến bang thường là đại diện của đảng phái chính trị nào chiếm đa số trong cuộc bầu cử chính quyền địa phương, theo nhiệm kỳ 4 hoặc 5 năm.



Một số nét khái quát về các bang và khu vực lãnh thổ của Canađa:

    1. Alberta: có diện tích 66.19 km2 và số dân 2,9 triệu người tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng. Phía Nam là vùng thảo nguyên, khí hậu khô. Mùa đông ở Alberta lạnh và khô do ảnh hưởng của khí hậu lạnh Bắc Cực tràn xuống. Mùa hè ấm áp, tuy nhiên do lượng mưa ít nên hay bị hạn hán. Các ngành kinh tế chủ lực của bang gồm ngành sản xuất cá sản phẩm rừng (gỗ, bột gỗ), viễn thông, khai khoáng (chủ yếu là dầu lửa, hơi đốt tự nhiên à các chế phẩm từ dầu lửa), chế tạo và xây dựng. Thủ phủ của Alberta là Calgary.

    2. British Columbia: là bang thuộc miền Tây của Canađa, nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, có nhiều núi non, sông hồ và các nước trên thế giới. Bristish Columbia có diện tích 947.800 km2 và số dân 4,2 triệu người. Các ngành sản xuất chình là gỗ, giấy, bột giấy, chế biến thực phẩm và gia công kim loại. Vancouver là thành phố lớn nhất của bang có các cảng biển đang phát triển với nhịp độ rất nhanh. Thủ phủ của ban là Victoria, một thành phố lớn nằm trên mũi phía Nam của Vancouver Island.

    3. Manitoba: nằm trong vùng thảo nguyên của Canađa, có diện tích 649.950 km2, đường bờ biển dài 917 km và dân số trên 1,1 triệu người. Miền Bắc Manitoba bị băng hà xâm thực và bào mòn. Miền Nam là đồng bằng rộng lớn và mầu mỡ với các ngành kinh tế chủ đạo là sản xuất ngũ cốc, chế biến thực phẩm, khai thác đồng, kẽm và dầu mỏ. Thủ phủ của Manitoba là Winnipeg.

    4. New Brunswich: tiếp giáp với bang Québec và Mỹ, có khí hậu tương đối ôn hòa. Bang này có độ cao trên 300 – 450 m so với mặt nước biển và có đường bờ biênt dài 1.524 km. Diện tích của bang là 73.440 km2 với dân số trên 72 nghìn người. Các ngành kinh tế mũi nhọn của bang là ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất điện, khai khoáng, nông nghiệp, gỗ và giấy. Saint – Jonh là thủ phủ đồng thời là trung tâm công nghiệp và hải cảng chính của New Brunswich.

    5. Newfoundland & Labrador: nằm ở cực Đông của Canađa, có diện tích là 45.720 km2 và chiều dài bờ biển là 19.72 km. Dân số năm 2001 khoảng 513 nghìn người, trong đó 96% nói tiếng Anh, 3,9% sử dụng song ngữ Anh – Pháp. Kinh tế của bang phát triển chủ yếu dựa vào sản xuất hang hóa (nông nghiệp, công nghiệp chế tạo, xây dựng) (chiếm 23% GDP của bang) và các ngành dịch vụ (chiếm 77% ) với các ngành kinh tế mũi nhọn là khai khoáng, công nghiệp chế ạo, đánh cá, sản xuất điện và du lịch. Do điều kiện khí hậu không được thuận hòa, đấ chưa được khai thác tốt nên nông nghiệp của bang phần lớn phục vụ cho nhu cầu nội địa.

    6. Nova Scoia: nằm nhô ra Vịnh Rundy (Rundy Bay) ở Đại Tây Dương. Bang có diện tích 55.49 km2, chiều dài bờ biển là 5.934 km và số dân gần 1 triệu người. Bang này có sản lượng hải sản lớn nhất Canađa; nghề chăn nuôi khá phát triển và có nguồn tài nguyên khoáng sản chính là than đá. Các ngành kinh tế mũi nhọn của bang bao gồm công nghiệp chế tạo, đánh cá, khai khoáng, nông nghiệp, gỗ và giấy. Thủ phủ của bang là Halifax nằm ngay trên cảng biển tự nhiên nên rất thuận lợi cho việc giao thương.

    7. Ontario: có diện tích là 1.068.580 km2, gián tiếp với hồ nước ngọt lớn Great Lakes, Vịnh Hudson (Hudson Bay) và vịnh James (James Bay). Ontario có hai vùng địa lý là Canađa Shield và Saint Laurence (vùng bình nguyên của Great Lakes). Đây là bang có số dân tương đối lớn, trên 11 triệu người. Các ngành nông nghiệp và công nghiệp đều phát triển. Các ngành kinh tế mũi nhọn gồm công nghiệp chế biến, thiết bị vận tải, kim loại, gia công cơ khí, hóa chất, giấy và công nghiệp in. Thủ phủ Toronto của Ontario là trung tâm công nghiệp và thương mại của Canađa.

    8. Prince – Edward Island: là bang nhỏ nhất ở Canađa với diện tích 5.660 km2 và chiều dài bờ biển là 1.17 km. Nông nghiệp là nghề chính của bang với 7% diện tích phục vụ cho trồng trọt (chủ yếu là khoai tây). Dân số ở đây cũng khá ít, chỉ trên 135.000 người trong đó 88,9% nói tiếng Anh, 11% sử dụng song ngữ Anh – Pháp và 0,1% nói tiếng Pháp. Thủ phủ của bang là Charlottetown.

    9. Québec: là bang lớn nhất ở Canađa về diện tích với 1.554.680 km2 và chiều dài bờ biển là 10.839 km. Bang này có số dân tương đối đông là 7,3 triệu người. Phía Tây Nam Québec giáp với Ottawa, phía Đông Bắc giáp Newfoundland Labrador, được chia thành 3 vùng địa lý riêng biệt là vùng cao nguyên Canađa Sheild, vùng núi Appalachian và vùng bình nguyên thấp và bằng phẳng. Sản xuất công nghiệp và dịch vụ tương đối phát triển ở Québec nhưng nông nghiệp vẫn là một trong những nghề chính. Phần lớn sản lượng của Canađa về công nghiệp dệt, may mặc, chế biến thực phẩm, giấy và bột giấy, kim khí, hóa chất, gia công kim loại, thiết bị vận tải được bắt nguồn từ đây.

    10. Saskatchewan: có diện tích 652.330 km2 với 2/3 là bình nguyên và thảo nguyên, dân số gần 1 triệu người. Đây là bang sản xuất ngũ cốc lớn của Canađa. Khí hậu ở Saskatchewan là khí hậu lục địa với mùa đông lạnh giá kéo dài, mùa hè nóng. Các ngành kinh tế mũi nhọn của bang gồm nông nghiệp, khai khoáng, chế tạo, điện, xây dựng và công nghiệp hóa chất. Thủ phủ của Saskatchewan là Regina.

    11. Northwest Territories: là vùng đất rộng 3.426.320 km2 chiếm tới 1/3 diện tích đất liền của Canađa và có khí hậu lạnh giá. Chiều dài đường bờ biển là 111.249 km và dân số gần 40 nghìn người. Tài nguyên chính của khu vực lãnh thổ này là kẽm, vàng, chì, dầu lửa và hơi đốt. Thủ phủ của Northwest Territories là Yellowknife.

    12. Nunavut: được tách từ Northwest từ ngày 1/4/1999 với diện tích 2 triệu km2, dân số gần 30 nghìn người. Ngành kinh tế chủ yếu của khu vực lãnh thổ này là khai khoáng, du lịc, săn bắt và sản xuất hang thủ công.

    13. Yukon Territory: nằm ở phía Bắc British Columbia, có diện tích 483.450 km2 và dân số trên 28 nghìn người. Thời tiết ở đây vô cùng khác biệt, ấm về mùa hè, nhưng rất lạnh và ít mưa vào mùa đông. Giữa vùng núi Coast Mountain ở phía Tây và núi Mackenzie về phía Đông của Yukon Territory là vùng cao nguyên. Dãy núi St Elias ở khu vực lãnh thổ này có nhiều đỉnh cao tới 4.000 m và đỉnh cao nhất là ngọn núi Logan với 5.951m. Hiện tại Canađa mới khai thác vàng và bạc ở vùng này. Thủ phủ của Yukon Territory là Whitehouse.

Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương