Chương Bốn KẾt luận và khuyến nghị Các bình diỆn cỦa Hình thoi Đánh giá Xã hỘi dân sỰ



tải về 0.56 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.56 Mb.
#22030
1   2   3   4   5   6   7   8   9



PHỤ LỤC 4

Danh sách một số hiệp hội chủ yếu cấp quốc gia



  • Liên hiệp các hội Khoa học Việt Nam (VUSTA) gồm 56 Hiệp hội hoạt động trên toàn quốc, trong đó Hiệp hội Y dược Chung Việt Nam gồm 50 các Hiệp hội nghề nghiệp hoạt động trên toàn quốc và 38 trong tổng số 63 hội hoạt động tại địa phương.

  • Liên hiệp các hội Văn học và Nghệ thuật Việt Nam, gồm 10 hiệp hội nghề nghiệp tạo thành và 63 trong tổng số 64 hiệp hội hoạt động tại địa phương.

  • Liên hiệp các hội Hữu nghị Việt Nam, gồm 60 hội Hữu nghị, hoạt động trên phạm vi toàn quốc, và 38 trong tổng số 64 hiệp hội đang hoạt động tại địa phương.

  • Các Hiệp hội khác bao gồm những hội sau, dựa trên lĩnh vực hoạt động:

    • 19 Hiệp hội và Liên đoàn Thể thao

    • 70 Liên hiệp các Tổ chức Kinh tế

    • 30 Hiệp hội trong lĩnh vực Từ thiện và Trợ giúp Nhân đạo

    • 28 Hiệp hội Kinh doanh Nước ngoài


Nguồn: Nguyễn Ngọc Lâm, Bộ Nội Vụ, 2005.

PHỤ LỤC 5

Các tổ chức dân sự tại Việt Nam


(TS. Bùi Thế Cường, tài liệu phục vụ Dự án)
Nội dung:

  1. Khái niệm về “Tổ chức dân sự”

  2. Nghiên cứu về các Tổ chức dân sự Việt Nam

  3. Dạng xã hội và Tổ chức dân sự

  4. Thay đổi xã hội, chính sách và các tổ chức dân sự mới

  5. Phân loại các tổ chức dân sự

  6. Nghiên cứu trường hợp: Hội Người cao tuổi Việt Nam


Bảng:

  1. Các tổ chức xã hội trong các dạng thức xã hội khác nhau

  2. Một ví dụ về những hành động chính sách và thể chế đáng kể tới các tổ chức xã hội tại Việt Nam

  3. Các hình thức hành động và sáng kiến tập thể

  4. Đặc trưng của ba dạng nỗ lực tập thể và phong trào xã hội

  5. Đặc trưng của tổ chức xã hội tại Việt Nam


1. KHÁI NIỆM "TỔ CHỨC DÂN SỰ”
Lĩnh vực xã hội (dân sự) là lĩnh vực nơi mà các nỗ lực tập thể, những phong trào xã hội, các hoạt động của các tổ chức xã hội và những mạng lưới xã hội diễn ra. Đây cũng là lĩnh vực mà các hoạt động phi lợi nhuận, những chính kiến về chính sách, những hoạt động về phúc lợi và từ thiện được nhận diện. Lĩnh vực dân sự có thể hướng tới các hoạt động kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội và thể thao. Lĩnh vực này là một đơn vị tập hợp những nỗ lực tập thể của các tổ chức, những phong trào và các mạng lưới. Đây là một cấu phần của cả hệ thống xã hội.
Mặc dù vẫn chưa có một thống kê hoàn chỉnh, nhưng ước tính là hiện nay số lượng các hiệp hội và các tổ chức xã hội đã chính thức đăng ký tại Việt Nam là hàng nghìn. Năm 2001, điều tra của dự án COHH đã liệt kê hơn 700 tổ chức xã hội chính thức (đã đăng ký) tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (COHH: "Các Tổ chức xã hội tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”, xem Wischermann, 2002a và 2002b).
Thuật ngữ tổ chức xã hội được chúng ta sử dụng ở đây là nhằm nói tới một tập hợp không đồng nhất (theo nghĩa rộng) các tổ chức xã hội phi chính phủ, tự nguyện và phi lợi nhuận. Những tổ chức này cũng có thể được gọi là các tổ chức phi Chính phủ (NGO), hoặc các tổ chức phi lợi nhuận (NPO), v.v…
2. NGHIÊN CỨU VỀ CÁC TỔ CHỨC DÂN SỰ VIỆT NAM
Một số người có thể vẫn cho rằng có rất ít hay thậm chí không có nghiên cứu nào về các tổ chức xã hội Việt Nam cho tới nay. Ở một mức độ nào đó, thật sự không có nhiều nghiên cứu về chủ đề này, nhưng cũng thể coi đây là sự khởi đầu.
Trước tiên, hãy điểm lại tình hình trong thập niên 90. Đánh giá Xã hội học số 1/1993 là một điểm đặc biệt của công tác nghiên cứu xã hội trong đó có một số điều khoản liên quan tới các tổ chức xã hội. Nguyễn Văn Thanh đã cho xuất bản một số tài liệu về các Tổ chức NGO Quốc tế, trong đó thảo luận tới hoạt động của các tổ chức này tại Việt Nam (Văn Thanh 1993; Nguyễn Văn Thanh 1998). Vào giữa thập niên 90, có hai công trình khác đã thu hút sự chú ý của công chúng. Được xuất bản năm 1994, cuốn sách “Các Đoàn thể nhân dân trong Nền kinh tế Thị trường” (Biên tập viên: Nguyễn Việt Vương) đã trình bày kết quả dự án KX.05.10 có tên là “Vị trí và Những đặc trưng về hoạt động của các Tổ chức Quần chúng và Xã hội trong Hệ thống Chính trị”. Năm 1996, Nguyễn Khắc Mai đã xuất bản cuốn “Vị trí và Vai trò của Các Hiệp hội quần chúng trong đất nước của chúng ta”. Nếu cuốn thứ nhất nói về các tổ chức chính trị, thì cuốn thứ hai đã đánh giá rộng rãi các tổ chức quần chúng.
Nhiều tác giả nước ngoài đã và đang quan tâm tới chủ đề này trong các nghiên cứu của họ về Việt Nam. Năm 1994, C. Beaulieu đã viết về sự nổi lên của các tổ chức xã hội mới trong những năm đầu thập kỷ 90, và những xuất xứ xã hội của những người sáng lập và lý do đã khiến họ thành lập những tổ chức như vậy. Năm 1995, M. Sidel đã đưa ra một phân loại về các tổ chức xã hội. Năm 1997, M. Gray đã phân tích “sự nổi lên của các Tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam”. Gray coi “Tổ chức phi chính phủ” như là một tổ chức có hội viên tham gia (hiểu theo nghĩa rộng nhất), được thành lập bởi người dân và phi lợi nhuận và định hướng phát triển. Trong số các học giả nước ngoài đã và đang nghiên cứu tại Việt Nam, quan điểm về vấn đề này cũng khác nhau.
Tiến vào Thiên niên kỷ mới, người ta cũng chứng kiến những nghiên cứu mới. Trong tài liệu “Xã hội dân sự và các NGO tại Việt Nam” (2001), Bạch Tân Sinh đã đánh giá những phát triển và hạn chế của các tổ chức xã hội Việt Nam. Năm 2002, Thang Văn Phúc đã biên tập cuốn “Vai trò của các Hiệp hội trong Đổi mới và Phát triển Quốc gia”. Cuốn sách đã cung cấp tổng quan về các vấn đề lý luận về tổ chức xã hội và một bức tranh về các hiệp hội quần chúng Việt Nam cũng như các NGO quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam. Trong tài liệu “Xã hội dân sự tại Việt Nam” (2003), Lê Bạch Dương và các đồng sự đã mô tả đặc trưng của các dạng tổ chức xã hội và một số nghiên cứu trường hợp về các tổ chức xã hội.
Trong những năm đầu 2000, Viện Xã hội học (IOS) đã thực hiện một số nghiên cứu liên quan tới chủ đề này. Điều tra “Hệ thống Chính trị Cơ sở - Nhìn nhận từ Người dân” (2001) đã thu thập số liệu về sự hiểu biết của người dân nông thôn và quan điểm của họ về hệ thống chính trị ở cấp làng xã, bao gồm các tổ chức chính trị - xã hội (Trịnh Duy Luận, 2002). Bắt đầu năm 1999 và kết thúc vào năm 2002, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, phối hợp với Viện IOS, Đại học Freiburg và Đại học mở Berlin, đã thực hiện một nghiên cứu kết hợp sử dụng các kỹ thuật định lượng và định tính về các tổ chức xã hội tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (dự án COHH). Nếu như hầu hết các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích lý thuyết, dữ liệu thứ cấp và những nghiên cứu trường hợp với kỹ thuật định tính, thì COHH có thể là dự án duy nhất cho tới nay ứng dụng điều tra định lượng (điều tra xã hội) về các tổ chức xã hội (Wischermann và đồng nghiệp, 2002). Trong hai năm 2002 - 2003, Viện IOS đã thực hiện hai dự án về các nỗ lực tập thể và các phong trào xã hội, trong đó nghiên cứu một số các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội và các trung tâm phi chính phủ (Bùi Thế Cường và đồng nghiệp, 2002 và 2003a).
3. DẠNG XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC DÂN SỰ
Dạng Xã hội xác định sự thành lập và bản chất của các tổ chức xã hội. Bảng 1 đưa ra các dạng tổ chức xã hội khác nhau với những đặc trưng nhất định tương ứng với ba dạng xã hội. Trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch và chiến tranh (những năm 1960 - 1970), như khung lý luận cho thấy, Chính phủ đóng vai trò chủ chốt và toàn diện trong an sinh xã hội. Trong khuôn khổ này, vai trò an sinh của các đơn vị kinh tế, mà trước tiên là những Hợp tác xã Nông nghiệp Nhà nước, đã được trao vị thế đáng kể. Sự thành lập của các tổ chức xã hội do Nhà nước chọn lọc và hầu hết các tổ chức này hoạt động trong lĩnh vực chính trị, hơn là trong lĩnh vực an sinh xã hội. Một đặc trưng của Đổi mới là nhiều tổ chức xã hội trước kia vẫn thực hiện hoạt động chính trị đã mở rộng sang lĩnh vực an sinh. Một ví dụ cho điều này là sự biến đổi thành công của Hội Phụ nữ với một số các chương trình xã hội nhằm giúp người phụ nữ trong thập niên 1990. Một đặc trưng khác của Đổi mới là dân chủ hóa và đa dạng hóa linh vực chính trị - xã hội, bao gồm việc cho phép thành lập các dạng tổ chức xã hội khác.
4. THAY ĐỔI XÃ HỘI, CHÍNH SÁCH VÀ CÁC TỔ CHỨC DÂN SỰ MỚI

Sự thành lập và phát triển các tổ chức xã hội tại Việt Nam gắn liền với sự thay đổi trong cấu trúc xã hội cơ bản từ giữa thập niên 80. Thay đổi xã hội này gắn với sự phân biệt về xã hội. Sự đa dạng về xã hội đã mang tới những nhu cầu xã hội mới và đặt ra các vấn đề xã hội mới. Điều này dẫn đến yêu cầu về những dạng thức tổ chức xã hội mới, trong khi đó những tổ chức xã hội kiểu cũ phải tự biến đổi để đáp ứng những yêu cầu mới này. Cùng lúc đó, những quan hệ giữa Chính phủ và xã hội cũng thay đổi, tạo ra không gian rộng hơn cho các tổ chức xã hội. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã thành lập một khuôn khổ chính sách cho hoạt động của các tổ chức xã hội (Bảng 2).


Hội Luật gia là một trường hợp điển hình. Trước Đổi mới, Hội Luật gia là một phần thuộc Bộ Ngoại Giao, được thành lập nhằm thực hiện các hoạt động quốc tế (Nguyễn Khắc Mai, 1996). Sự phát triển của xã hội dựa trên nền kinh tế thị trường đã đặt ra những yêu cầu mới đối với một tổ chức xã hội như vậy. Kết quả là, Hội Luật gia đã mở rộng một cách nhanh chóng tới hầu hết các tỉnh và thành phố.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có nhiều tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội, dù là để phục vụ cho cơ sở hội viên của những tổ chức này hay là vì các nhóm mục tiêu. Đối với các tổ chức không liên quan trực tiếp tới an sinh xã hội, dù các mục tiêu của những tổ chức này là như vậy, nhưng nhiều tổ chức này cũng ít hay nhiều có các hoạt động an sinh xã hội. Ví dụ, Hội Luật gia không có mục tiêu trực tiếp vào an sinh xã hội. Mặc dù vậy, các chi nhánh của Hội vẫn thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo hoặc bào chữa cho những nhóm dễ bị tổn thương mà không có khả năng tự bào chữa trong trường hợp mâu thuẫn và xung đột.
5. PHÂN LOẠI CÁC TỔ CHỨC DÂN SỰ
Khi sự đa dạng của các tổ chức xã hội tăng lên, một cách phân loại nào đó là cần thiết cho người nghiên cứu và những người ra quyết định trong hiểu biết và quản lý. Trong phần này, tôi sẽ điểm lại một số cách phân loại liên quan tới các tổ chức xã hội. Các cách phân loại khác nhau liên quan tới các mục tiêu nghiên cứu của các tác giả. Hơn nữa, mỗi tác giả sử dụng những thuật ngữ giống hoặc khác nhau cho cùng nội dung hoặc những nội dung khác nhau.

Phân loại của Nguyễn Khắc Mai

Nguyễn Khắc Mai (1996) phân biệt hai dạng chính của đoàn thể quần chúng trong bối cảnh Việt Nam. Đó là các Tổ chức quần chúng (được tổ chức tốt, gần với Nhà nước, xã hội - chính trị) và các Hiệp hội quần chúng. Dạng Hiệp hội được chia thành 7 loại: hiệp hội khoa học và công nghệ; hiệp hội văn học và nghệ thuật; hiệp hội nhân đạo và từ thiện; liên đoàn thể thao; hiệp hội văn hóa và các hiệp hội nghề nghiệp khác; hiệp hội hữu nghị và hòa bình; và các hội tôn giáo. Thêm vào đó, mặc dù không được liệt kê ở trên, tác giả cũng đề cập tới những hiệp hội quần chúng không chính thức (không đăng ký). Những hiệp hội này có thể được coi như là một dạng thức khác được xếp thêm vào phân loại kể trên.


Sau đó, tác giả xác định bốn nhân tố quyết định bản chất của một tổ chức quần chúng; đó là: nhân tố địa lý xã hội, nhân tố vị thế và vai trò, nhân tố chức năng và nhân tố pháp lý. Bốn nhân tố này xác định bốn đặc trưng của các đoàn thể quần chúng: dân sự phi chính phủ, tính chính trị, tính hiệp đoàn và cộng đồng, và nghiệp đoàn. Nguyễn Khắc Mai cho rằng các tổ chức quần chúng có bốn vai trò chính: tham gia bảo vệ và phát triển xã hội, quan tâm tới quyền lợi của thành viên, tự giáo dục, và quy định xã hội (thẩm định và quản lý xã hội, tư vấn và phê pháp xã hội, và nhất trí xã hội).

Phân loại của Mark Sidel


M. Sidel đưa ra một phân loại gồm 9 dạng thức. Đầu tiên là các nhóm nghiên cứu và phát triển (ví dụ: Trung tâm Tài nguyên và Môi trường CRES, CGFED). Thứ hai là các nhóm nghiên cứu xã hội ở phía Nam (ví dụ: SDRC). Thứ ba là các tổ chức giáo dục tư nhân và bán công. Thứ tư là các nhóm dịch vụ xã hội do những người có uy tín thành lập. Thứ năm là các hiệp hội kinh doanh và nghề nghiệp. Thứ sáu là các nhóm nông dân (các hợp tác xã chính thức và các hợp tác xã tự phát). Thứ bảy là các nhóm tôn giáo. Thứ tám là các tổ chức quần chúng chính thức và thứ chín là các tổ chức đang hoạt động về chính trị (Sidel, 1995).
Phân loại của Dự án COHH

Mục đích của Dự án COHH (1999) là điều tra các tổ chức xã hội chính thức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm dự án đã phân loại ra ba dạng tổ chức xã hội: các tổ chức quần chúng (các tổ chức chính trị - xã hội), các hiệp hội nghề nghiệp, và các tổ chức theo vấn đề (tác giả của bài viết này thích cách gọi các tổ chức này là “các trung tâm nhỏ” hơn). Cách phân loại này dựa trên một số tiêu chí liên quan tới các đặc trưng như vị thế chính trị - xã hội, bản chất của tổ chức, nguồn tài trợ, cơ quan bảo trợ và sự khác biệt trong quản lý của Nhà nước, v.v… (Wischermann, 2002a và 2002b).



Phân loại của Thang Văn Phúc và các đồng nghiệp

Cuốn sách của Thang Văn Phúc và các đồng nghiệp (2002) tập trung vào các đoàn thể quần chúng. Mặc dù không có cách phân loại nào được trình rõ ràng, nhưng trong một đoạn có ghi nhận rằng có ba loại tổ chức quần chúng qua thời gian (Thang Văn Phúc, 2002, trang 47 - 51). Dạng thứ nhất là các tổ chức chính trị quần chúng được Đảng khởi xướng và thành lập nhằm tập hợp các nhóm xã hội lại với nhau (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, v.v…). Dạng thứ hai là các hiệp hội chính trị - xã hội (ví dụ như Liên hiệp các Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật và Liên hiệp các Hiệp hội Văn học và Nghệ thuật). Dạng thứ ba là các hiệp hội được thành lập trong quá trình Đổi mới nhờ những sáng kiến của các nhóm. Các tác giả của cuốn sách đã dành rất nhiều nỗ lực trong việc xác định bản chất, chức năng và vị trí của các hiệp hội trong hệ thống chính trị và vai trò của chúng đối với phát triển xã hội.



Phân loại của Lê Bạch Dương và các đồng nghiệp

Trong tài liệu “Xã hội dân sự tại Việt Nam”, Lê Bạch Dương và các đồng nghiệp đã phân các tổ chức được gọi là các tổ chức trung gian thành năm loại. Loại thứ nhất là các tổ chức quần chúng ví dụ như Hội Phụ nữ, Hội Thanh niên, và Hội Nông dân. Loại thứ hai là các hiệp hội nghề nghiệp ví dụ như Hội Vật lý và Hội Hóa học. Loại thứ ba là các tổ chức dựa trên cơ sở cộng đồng (CBO) và những nhóm dịch vụ (Nhóm Người sử dụng Nước sạch, Nhóm Tiết kiệm và Tín dụng). Loại thứ tư là các quỹ từ thiện được thành lập theo Nghị định 177/NĐ-CP (1999) và các trung tâm hỗ trợ hoạt động theo các quy định của Nghị định 25/NĐ-CP (2001). Loại thứ năm bao gồm các tổ chức khác không thuộc bốn loại trên, hầu hết là không chính thức và không được đăng ký (ví dụ các câu lạc bộ, hội phụ huynh, hội cờ vua, v.v…).


Phân loại của Bùi Thế Cường dựa trên ba dạng phong trào xã hội

Trong bài báo “Những Nỗ lực Tập thể và Phong trào Xã hội trong Giai đoạn Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa: Một khởi thảo nghiên cứu” (Đánh giá Xã hội học, số 1.2003), tôi đã phác họa hai hệ thống loại hình nhằm vẽ lên được sự đa dạng của những hành động tập thể. Hệ thống loại hình thứ nhất liệt kê tên của các hành động tập thể phổ biến và mô tả những hình thức của các hành động tập thể và người khởi xướng. Hệ thống thứ hai xác định đặc trưng của ba dạng nỗ lực tập thể và những phong trào xã hội, bao gồm cấu trúc, đặc trưng về tổ chức và dạng tổ chức. Mỗi dạng phong trào xã hội sẽ tạo ra những điều kiện và yêu cầu về thành lập những dạng thức nhất định của các tổ chức xã hội (Bùi Thế Cường, 2003b) (Bảng 3 và 4).



Phân loại dựa trên khu vực hoạt động hoặc các cơ quan bảo trợ

Trong tài liệu này tôi xin gợi ý một cách phân loại khác dựa trên việc phân biệt sự khác nhau theo tên phản ánh bản chất của tổ chức, lĩnh vực hoạt động, cơ quan bảo trợ và những đặc trưng xã hội của người thành lập (Bảng 5).


6. NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH: HỘI NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM
Phần này giới thiệu một số phát hiện/ kết luận về Dự án Nghiên cứu Định tính về Người cao tuổi Việt Nam (VEQR) do Viện IOS tiến hành trong năm 2000 - 2001 và được UNFPA Việt Nam tài trợ (Bùi Thế Cường, 2005).
Mở rộng nhanh chóng
Trên cơ sở một phong trào mạnh mẽ và rộng lớn nổi lên từ đầu những năm 1980 có tên gọi “Hội Bảo thọ”, Hội Người Cao tuổi Việt Nam (VEA) được thành lập vào năm 1995. Hiện nay, Hội đã có 6,4 triệu thành viên và là một hệ thống mang tính tổ chức từ trung ương tới địa phương và ở các cấp khu vực/miền dân cư khác nhau. Các chi nhánh của Hội được thành lập tại 10.257 trong tổng số 10.592 đơn vị hành chính cơ sở (xã tại nông thôn và phường tại thành thị) và gần 90.000 điểm cơ sở (làng tại nông thôn và khu dân cư) (Báo Thanh Niên, 2005). “Khi Hội được thành lập, những người cao tuổi đã rất hạnh phúc. Trong năm năm đầu tiên, Hội đã phát triển nhanh chóng. Chưa từng có một sự phát triển nào nhanh đến vậy ở các tổ chức quần chúng khác” (một nhân viên của Hội Người cao tuổi cấp tỉnh thành, tỉnh Bình Thuận).
Tại sao VEA lại phát triển nhanh và có mối liên hệ mật thiết với các thành viên? Trích dẫn dưới đây từ các cuộc phỏng vấn được Dự án VEQR thực hiện cho thấy lý do là từ Hội VEA đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của người cao tuổi. Nó trao cho người cao tuổi bản sắc của nhóm: qua Hội của mình, người cao tuổi sẽ nhìn nhận bản thân như là thành viên của một nhóm có tổ chức, và Hội đóng góp vào việc nâng cao vị thế và vai trò của người cao tuổi trong cộng đồng và xã hội. Hội đã đóng vai trò một địa điểm giao tiếp của nhóm qua các hoạt động và cuộc gặp gỡ, họp mặt.

Cảm giác thuộc về một nhóm

"Theo chỉ định, Hội đã mời tôi tham dự một lễ chúc thọ. Ở đó có quà tặng. Mặc dù những món quà này chẳng có nhiều giá trị, nhưng chúng tôi đã thấy rất cảm động khi nhận chúng. Tôi đã tham dự buổi lễ, được tặng một món quà và tôi đã ăn cháo tại đó. Tôi ăn cháo rất ngon miệng. Tôi cảm thấy tràn ngập trong mình một cảm giác ấm áp. Tôi rất cảm động. Tôi đã ăn món cháo rất ngon, đầy cảm giác. Sau khi ăn, tôi đã nhận một món quá - một mảnh vải, không có gì nhiều. Nếu như đi mua thì tôi sẽ không mua mảnh vải đó. Nhưng vì đó là một món quà, nên tôi rất thích nó. Sau khi về nhà, tôi đã nhờ các con tôi đi may cho tôi. Sau đó khi chiếc váy được may, tôi đã gọi điện tới những người lãnh đạo của Hội, báo cho họ biết về chiếc váy, một món quà của Hội đã sẵn sàng cho tôi mặc. Tôi nghĩ đây là những cảm xúc nồng ấm và một sự sự quan tâm to lớn. Cứ mỗi khi có thời gian rỗi, tôi thường nghĩ về nó. Tôi cảm thấy ấm áp trong tim và trong tâm trí mình (KthHL, 65 tuổi, nữ, thị trấn).



Có một vị trí xã hội

"Chúng tôi muốn tham gia vào Hội để nhận biết lẫn nhau. Mỗi khi chúng tôi bị ốm, các thành viên của Hội tới thăm chúng tôi. Ví dụ, nếu như chúng tôi phải nhập viện thì sẽ được các thành viên của Hội tới thăm và những người khác trong viện sẽ nói aha rằng ông ấy có những người khách này khách kia tới thăm. Đó là một niềm an ủi đối với chúng tôi (LVT, 66 tuổi, nam, nông thôn).


"Ví dụ, một thành viên của Hội mất đi và tôi tham dự đám tang. Sau đó là bài điếu văn của Hội và tôi đã rất cảm động, nước mặt tràn mi" (BTD, 75 tuổi, nữ, nông thôn).

Công bằng và Kết nối

“Có một khoảng trống ngày càng tăng giữa những người cao tuổi. Một số người giàu hơn và có những điều kiện thuận lợi hơn người khác. Và những người kém lợi thế hơn cảm thấy rất buồn. Cũng chính vì lý do này mà sự thành lập của Hội đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết của những người cao tuổi thấy Hội rất hữu ích. Trong các cuộc họp của Hội, họ có thể trao đổi về những vấn đề liên quan tới đất nước, xã hội và làng xã của mình. Cùng lúc đó, họ có thể giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và khuyến khích nhau giải quyết các vấn đề gia đình và những việc khác” (một nhân viên, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc cấp Tỉnh).




TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Ala-Rantala, Anu. 2002. Luận văn Thạc sĩ: Các Tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam - Người thúc đẩy cho Dân chủ? Hà Nội: Trung tâm Nguồn lực về Tổ chức phi chính phủ.

  2. Alexander, Jeffrey C. 2001. Bài thuyết trình gồm hai phần về Xã hội dân sự. Trong: Seidman, Steven và Jeffrey C. Alexander (chủ biên). 2001. Sách Lý luận Xã hội Mới. Những Cuộc tranh luận về các vấn đề thời sự. London và New York: Routledge.

  3. Anheier, Helmut K. và Friedrich Schneider. 2000. Nền Kinh tế Xã hội, Khu vực thứ ba, Công trình Không công bố, và nền Kinh tế Không chính thống. Trong: Bộ Giáo dục và Nghiên cứu liên bang. 2000. Khu vực không chính thống, Nền kinh tế Bóng tối và Xã hội dân sự như là một Thách thức cho Khoa học Châu Âu. Bonn: bmb+f.

  4. Bạch Tân Sinh. 2001. Xã hội dân sự và các Tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam: Một số Suy nghĩ Ban đầu về Phát triển và Những trở ngại. Hà Nội: Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học Công nghệ NISTPASS.

  5. Beaulieu, C. 1994. Đó có phải là một Tổ chức phi chính phủ? Đó là một Xã hội dân sự? Đó là sự Đa nguyên trá hình? Báo cáo CB-26 tới Viện các Vấn đề Hiện hành của Thế giới.

  6. Bùi Thế Cường, 2001. Chính sách xã hội và Công tác xã hội ở Việt nam thập niên 90. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

  7. Bùi Thế Cường, Nguyễn Quang Vinh, Joerg Wischermann. 2001. Các tổ chức xã hội Việt Nam. Một nghiên cứu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội: Viện Xã hội học.

  8. Bùi Thế Cường và đồng nghiệp. 2002. Phong trào xã hội trong thời kỳ Đổi mới: một khởi thảo nghiên cứu. Đề tài tiềm lược Viện Xã hội học năm 2002. Hà Nội: Viện Xã hội học.

  9. Bùi Thế Cường và đồng nghiệp. 2003a. Phong trào xã hội: từ nỗ lực tập thể đến tổ chức xã hội. Đề tài tiền lực Viện Xã hội học năm 2003. Hà Nội: Viện Xã hội học.

  10. Bùi Thế Cường. 2003b. Nỗ lực tập thể và Phong trào Xã hội trong thời kỳ Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa: một khởi thảo nghiên cứu. Tạp chí Xã hội học số 1.2003.

  11. Bùi Thế Cường. 2005. Trong miền An sinh Xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

  12. Cohen, Jean L. và Andrew Arato. 2001. Điều không tưởng của Xã hội dân sự. Trong: Seidman, Steven và Jeffrey C. Alexander (biên tập). 2001. Sách Lý luận Xã hội Mới. Những tranh luận hiện thời. London và New York: Routledge.

  13. Farrington, J./Lewis, D. J. (biên tập). 1993. Các Tổ chức Phi Chính phủ và Chính phủ tại Châu Á. Nghĩ lại Vai trò trong Phát triển Nông nghiệp, London/ New York.

  14. Gosewinkel, Dieter. 2003. Zivilgesellschaft - eine Erschliessung des Themas von seinen Grenzen her. Tài liệu tham luận số. SP IV 2003-505. ISSN 1612-1643. Berlin: Wissenschaftszentrum Berlin fuer Sozialforschung GmbH.

  15. Gosewinkel, Dieter, Dieter Rucht, Wolfgang van den Daele und Juergen Kocka. 2004. Einleitung: Zivilgesellschaft - national und transnational. Berlin.

  16. Gutschmidt, Britta. 2003. Vietnams Bauern unter Doi Moi - Akteure und Opfer der Transformation. Diplomarbeit. Bonn: Rheinische Friedrich-Wilhelms-Universitaet.

  17. Heyzer, N./Riker, J. V./Quizon, A. B. (Eds.). 1995. Những mối liên hệ giữa Chính phủ và các Tổ chức phi Chính phủ tại Châu Á. Triển vọng và Thách thức đối với sự Phát triển lấy Con người làm Trọng tâm, London/New York.

  18. Kerkvliet, B.J.T./Porter, D.G. (biên tập), 1995. Chuyển đổi Nông thôn Việt Nam, Boulder (CO).

  19. Koh, G./Ling, O.G. (biên tập). 2000.Những mối liên hệ giữa Chính phủ và Xã hội ở Singapore, New York/Singapore.

  20. Laothamatas, Kinh doanh và Chính trị tại Thái Lan. Công thức Ảnh hưởng Mới. Trong: Điều tra Châu Á, số 28, 1988, trang 451-469.

  21. Laothamatas, Hiệp hội Kinh doanh và một nền Kinh tế Chính trị Mới của Thái Lan. Từ nền Chính trị Quan liêu đến Chủ nghĩa Nghiệp đoàn Tự do, Boulder (CO) 1991.

  22. Lê Bạch Dương, Khuất Thu Hồng, Bạch Tân Sinh và Nguyễn Thanh Tùng. 2003. Xã hội dân sự tại Việt Nam. Hà Nội: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội.

  23. Mulla, Z./Boothroyd P. 1994. Các Tổ chức phi Chính phủ Hướng tới Phát triển của Việt Nam, Trung tâm Giải quyết các vấn đề nhân đạo, Đại học British Columbia và Trung tâm Quốc gia về Khoa học Xã hội và Nhân văn.

  24. Nguyễn Khắc Mai. 1996. Vị trí, vai trò các hiệp hội quần chúng ở nước ta. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

  25. Nguyễn Thị Oanh. 1978. Công tác xã hội ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Thành phố Hồ Chí Minh: Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh.

  26. Nguyễn Văn Thanh. 1998. Nhìn nhận lại Vai trò của các Tổ chức Phi chính phủ Quốc tế tại Việt Nam. Tạp chí Cộng Sản, số 17 (tháng 9-1998).

  27. Nguyễn Việt Vương. 1994. Các Đoàn thể Nhân dân trong nền Kinh tế Thị trường. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

  28. Phan Xuân Sơn. 2003. Các Đoàn thể Nhân dân với việc Bảo đảm Dân chủ Cơ sở hiện nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

  29. Rodan, G. 1995. Các Vấn đề Lý luận và Quan điểm Đối lập tại Đông và Đông Nam Á, Đại học Murdoch University phía Tây Úc, tháng 12, 1995 (Tài liệu làm việc số 60, Trung tâm Nghiên cứu Châu Á về Thay đổi Xã hội, Chính trị và Kinh tế).

  30. Rueland, J./Ladavalya, M.L.B. 1993. Các Hiệp hội Trong nước và Chính quyền Địa phương tại Thái Lan, Freiburg (Arnold Bergstroesser Institut; Freiburger Beitraege zu Entwicklung und Politik 14).

  31. Serrano, I. (chủ biên). 1994. Xã hội dân sự tại Châu Á - Thái Bình Dương. Washington D.C.: CIVICUS.

  32. Sheridan, K. (chủ biên). 1998. Những Hệ thống Kinh tế Mới nổi tại Châu Á. Một điều tra về Kinh tế và Chính trị. St Leonards.

  33. Sidel, Mark. 1995. Sự nổi lên của Khu vực Phi lợi nhuận và Tổ chức từ thiện tại nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong: Yamamoto 1995, trang 293-304.

  34. Thang Văn Phúc (Chủ biên). 2002. Vai trò của các Hội trong Đổi mới và Phát triển Đất nước. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

  35. Báo Thanh Niên. 2005. Lớp Người cao tuổi là Nguồn lực Nội sinh cho Khối đoàn kết dân tộc. 11 tháng 5, 2005.

  36. Trần Minh Vỹ (Sưu tầm tuyển chọn). 2002. Một số Quy định pháp luật về Quản lý, Tổ chức và Hoạt động của các Hội và Đoàn thể xã hội). Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

  37. Trịnh Duy Luân. 2002. Hệ thống Chính trị Cơ sở ở Nông thôn qua Ý kiến của người dân. Một số Vấn đề Thực tiễn và Giả thuyết nghiên cứu. Tạp chí Xã hội học. Số 1.2002.

  38. Văn Thanh. 1993. Các Tổ chức phi Chính phủ trong thập kỷ 90: Những dự báo đối với Việt Nam. Tạp chí Xã hội học. Số 1.1993.

  39. Viện Xã hội học. Tạp chí Xã hội học. Số 1.1993. Chuyên đề về Công tác Xã hội

  40. Vũ Duy Tú/Will, G. (chủ biên). 1998. Vietnams neue Position in Asien. Hamburg (Institut fuer Asienkunde).

  41. Wischermann, Joerg, Bùi Thế Cường và Nguyễn Quang Vinh. 2002a. Mối Quan hệ giữa các Tổ chức Xã hội và các Tổ chức Chính phủ tại Việt Nam - Một số phát hiện từ điều tra thực tế. http://www.fu-berlin.de/polchina/current_research.htm.

  42. Wischermann, Joerg. 2002b. Die Entstehung, Entwicklung und Struktur von Civic Organizations und deren Verhaeltnis zu Governmental Organizations in Vietnam. Asien. Deutsche Zeitschrift fuer Politik, Wirschaft und Kultur. Oktober 2002. Nr. 85. S. 61-83.

  43. Yang Tuan (chủ biên). 2003. Chính sách Xã hội ở Trung Quốc. Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Xã hội. Viện Xã hội học. Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.

  44. Yamamoto, T. (Chủ biên). 1995. Xã hội dân sự Mới nổi tại Cộng đồng Châu Á Thái Bình Dương. Singapore/Tokyo.

  45. Zimmer, Annette (Chủ biên). 2000. Khu vực Thứ ba tại Đức. Muenster: Westfaelische Wilhems-Universitaet Muenster.

  46. Zimmer, Annette (Chủ biên). 2001. Khu vực Phi lợi nhuận tại Môi trường hay thay đổi. Trong: Những Nghiên cứu về Chính sách của Đức. Politikfeldanalyse. Quyển 1. Số 2. Tháng 1, 2001. Muenster: Đại học University of Muenster.

Bảng 1. Các Tổ chức Xã hội theo những Dạng thức xã hội khác nhau


Dạng thức Xã hội

Dạng của Tổ chức Xã hội

Đặc trưng

Xã hội truyển thống

Đoàn thể/Tổ chức Tôn giáo.

Phường hội.

Mạng lưới xã hội.


Phân cấp bậc cao.

Nới lỏng mạng lưới.



Xã hội trên cơ sở nền Kinh tế kế hoạch Xã hội Chủ nghĩa (cuối thập niên 50 ở phía Nam, cuối thập niên 79 tới cuối thập niên 80 trên toàn quốc)

Tổ chức Quần chúng.

Hiệp hội Nghề nghiệp.

Hội Tôn giáo.


Tập trung hoá Dân chủ nhấn mạnh hơn vào tập trung hoá.

Một số Hiệp hội Chọn lọc.

Nhấn mạnh vào các chức năng chính trị của tổ chức.


Xã hội trên cơ sở nền Kinh tế Thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (cuối thập niên 80 tới nay)


Tổ chức Quần chúng.

Hiệp hội Nghề nghiệp.

Tổ chức Bán Chính phủ/ Công.

Tổ chức Phi chính phủ.

Tổ chức phi lợi nhuận.

Hội Tôn giáo.

Hội Kinh doanh.

Mạng lưới không chính thức.



Tập trung hoá Dân chủ có tính đến mở rộng sự tham gia từ cơ sở lên trên/dưới lên.

Sự đa dạng về các loại hình tổ chức xã hội.



Sự đang dạng trong các lĩnh vực hành động chú trọng tới phát triển và công tác an sinh.


Bảng 2. Một ví dụ về những Hành động pháp lý và chính sách đáng kể/ lớn hướng tới các tổ chức xã hội tại Việt Nam.


Ngày

Văn bản/ Hành động

Nội dung

05/01/1989

CT 01/CT

Quản lý tổ chức và hoạt động của các đoàn thể quần chúng.

07/07/1990

40/LCT-HĐNN8

Luật Công đoàn.

28/01/1992

NĐ 35-HĐBT

Tổ chức, quản lý và phát triển các hoạt động KH&CN.

24/05/1996

QĐ 340/TTg

Quy định về các hoạt động của các Tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam.

21/08/1997

NQ 90/CP

Chính sách chỉ đạo và phương hướng xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế và văn hoá.

11/05/1998

29/1998/NĐ-CP

Quy định về thực hiện dân chủ cơ sở.

08/09/1998

71/1998/NĐ-CP

Quy định về thực hiện dân chủ trong các cơ quan Nhà nước.

13/02/1999

07/1999/NĐ-CP

Quy định về thực hiện dân chủ trong các doanh nghiệp Nhà nước.

260/6/1999

05/L-CTN

Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

19/08/1999

73/1999/NĐ-CP

Chính sách khuyến khích xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao.

09/06/2000

21/2000/QH10

Luật Khoa học và Công nghệ.

29/01/2003

21/2003/QĐ-TTg

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp có hoạt động liên quan tới các nhiệm vụ của Nhà nước.

07/03/2003

19/2003/NĐ-CP

Quy định về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước các cấp nhằm đảm bảo cho Hội Phụ nữ các cấp tham gia vào quản lý Nhà nước.

07/07/2003

79/2003/NĐ-CP

Quy định về thực hiện dân chủ cơ sở.

30/07/2003

88/2003/NĐ-CP

Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý các hiệp hội.

Bảng 3. Các dạng hành động tập thể và người khởi xướng


Các phong trào từ thập niên 90 tới nay

Người khởi xướng

Hệ thống các loại hình

Bảo thọ

Đình công, tranh chấp công nghiệp

Bảo vệ Môi trường

Chỉnh đốn, xây dựng năng lực Đảng

Giảm nhẹ Thiên tai

Doanh nhân trẻ

Doanh nhân nhỏ và vừa

Hiến máu Nhân đạo

Khuyến học

Đền ơn đáp nghĩa

Ngày vì người nghèo

Người tốt việc tốt

Quy chế Dân chủ cơ sở

Thanh niên lập nghiệp

Thi đua

Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư

Toàn dân tham gia bảo đảm ban toàn trật tự giao thông

Toàn dân xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc

Trẻ nghèo vượt khó

Trở về với truyền thống

Uống nước nhớ nguồn

Giảm nghèo



Cơ quan Đảng.

Cơ quan Nhà nước.

Tổ chức chính trị - xã hội

Tổ chức xã hội (hội, các tổ chức phi chính phủ...).

Tổ chức tôn giáo.

Viện nghiên cứu.

Nhóm sơ cấp, thứ cấp.

Họ hàng.


Tập thể.

Cộng đồng.

Cá nhân.


Các hành vi tập thể và các phong trào xã hội.

Vận động/ Chiến dịch/ Các nỗ lực tập thể/ Phong trào xã hội.

Chính thức và Không chính thức (Từ trên xuống và từ dưới lên)

Cách mạng/ Cải cách/ Kháng cự.

Loại hình theo lĩnh vực/ vấn đề (kinh tế, mở rộng, chuyển giao công nghệ, từ thiện, xã hội, văn hoá).



Bảng 4. Các đặc trưng của ban dạng nỗ lực tập thể và phong trào xã hội





Dạng 1: Các phong trào chính thống

Dạng 2: Các tổ chức nhóm chung mối quan tâm

Dạng 3: Các tập thể

Dạng

Phong trào vận động

Những nỗ lực tập thể

Phong trào



Các nỗ lực tập thể


Lĩnh vực hoạt động

Tác động tới chính sách

Môi trường

Kinh tế

An sinh


Từ thiện

Tác động tới chính sách

Môi trường

Kinh tế

An sinh


Từ thiện

Hoạt động tôn giáo



Kinh tế

An sinh


Tác động chính sách

Từ thiện


Hoạt động tôn giáo

Những đặc điểm về cấu trúc

Quy mô lớn, tổ chức hành chính nhiều cấp bậc

Phương pháp tiến cận từ trên xuống

Kiểu nhà hát


Nhóm gồm những người ưu tú và năng động

Tổ chức quy mô vừa và nhỏ



Lỏng lẻo

Cách thức hành động

Kế hoạch chương trình hành động

Hội thảo


Khuyến nghị

Vận động hành lang

Vận động


Họp

Hội thảo


Khuyến nghị

Vận động hành lang

Vận động


Áp lực của nhóm nhỏ

Tổ chức

Có tổ chức


Có tổ chức

Không chính thức



Không chính thức

Dạng tổ chức

(Hiệp) hội

Quỹ


Trung tâm

(Hiệp) hội

Quỹ


Viện nghiên cứu

Đại học


Trung tâm

Đơn vị/ Tổ chức tôn giáo



Nhóm nhỏ

Tập thể


Mức độ nguồn tài trợ

Cao

Hạn chế

Không

Nguồn tài trợ chính

Chính phủ

Nhà tài trợ nước ngoài



Chính phủ

Nhà tài trợ nước ngoài

Tư nhân


Người dân


Bảng 5. Các đặc trưng của tổ chức xã hội tại Việt Nam


Dạng

Mô tả

Theo tên phản ánh bản chất của tổ chức

Trường Đại học, Cao đằng, Trường học và Nhà trẻ công và tư.

Các tổ chức chính trị - xã hội, bán chính trị - xã hội, chính trị - xã hội nghề nghiệp (do Nhà nước tài trợ một phần hoặc toàn phần)

Các Hiệp hội, Liên hiệp hội, Hội, Liên đoàn (không do hoặc do Nhà nước tài trợ một phần hoặc toàn phần).

Các Viện và Trung tâm thuộc Bộ, Đại học công, các tổ chức chính trị - xã hội (không do hoặc do Tổ chức Bảo trợ tài trợ một phần hoặc toàn phần).

Các Viện và Trung tâm thuộc các Hiệp hội ở trung ương và địa phương.

Các Viện và Trung tâm được thành lập từ quốc quyết định chính thức của Bộ hoặc Sở Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh.

Các công ty tư vấn

Các Uỷ ban, Hội đồng (Nhà nước, bán công, phi chính phủ và thuộc Hiệp hội)

Các Hội (Nhà nước, bán công, phi chính phủ và thuộc Hiệp hội)

Các câu lạc bộ.

Các Chương trình, Dự án.

Các nhóm không chính thức, các mạng lưới (những nhóm và cá nhân có cùng nơi sinh, trường học, đơn vị quân đội, hội phụ huynh, câu lạc bộ…)



Theo lĩnh vực hoạt động

Kinh doanh, công nghiệp, du lịch.

Lĩnh vực pháp lý.

Phát triển nông thông và rừng.

Giáo dục, đào tạo.

Y tế, thể thao, thuốc men, dược phẩm, HIV/AIDs.

Dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, v.v…

Môi trường.

Tôn giáo.



Theo cơ quan bảo trợ

Chính quyền Trung ương hoặc địa phương.

Tổ chức chính trị - xã hội

Hiệp hội.

Công ty.


Không đăng ký.

Các đặc điểm của người sáng lập

Người có vị trí xã hội cao.

Doanh nhân.

Các quan chức, giới trí thức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu).

Những người khác.



Nguồn tài trợ

Nhà nước.

Các dự án do Nhà nước hoặc các nhà tài trợ quốc tế tài trợ.

Phí dịch vụ.

Đóng góp của người sáng lập, thành viên và nhân viên.




tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương