Chương Bốn KẾt luận và khuyến nghị Các bình diỆn cỦa Hình thoi Đánh giá Xã hỘi dân sỰ


Đánh giá vỀ Cách cho đIỂm và Phương pháp luẬn



tải về 0.56 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.56 Mb.
#22030
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2. Đánh giá vỀ Cách cho đIỂm và Phương pháp luẬn


2.1 Cách cho điểm của nhóm SAG

Một trong những đặc điểm cụ thể của phương pháp luận CSI là sự tham gia của nhóm SAG trong việc đánh giá Xã hội dân sự. Nhóm này đã đóng vai trò quan trọng trong các kết luận của Báo cáo này, do có nhiều thách thức trong việc đánh giá Xã hội dân sự, đó là: Chủ đề này còn mới mẻ ở Việt Nam; Có nhiều ý kiến khác biệt lớn ở Việt Nam về cách phân tích Xã hội dân sự; và Phương pháp luận CSI-SAT chủ yếu dựa vào các nguồn thứ cấp và một số vấn đề vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng và thông tin vẫn còn phân tán. Trong bối cảnh đó, nhóm SAG là điểm hỏi-đáp về cách thức tiếp nhận Xã hội dân sự ở Việt Nam trong đối thoại với Nhóm Thực hiện Dự án (nhóm nghiên cứu). Đầu tiên, các thành viên SAG được lựa chọn kỹ nhằm đại diện cho Xã hội dân sự, nhưng cũng có các đại diện từ khu vực nhà nước và cộng đồng nghiên cứu. Một trong những điểm yếu của lựa chọn này là trong nhóm SAG không có sự tham gia của đại diện người dân cộng đồng, vì khó có thể xác định đại diện trực tiếp cho cấp cơ sở, mà chỉ thông qua các Tổ chức có làm việc với các cấp cơ sở. Đây có thể được xem là điểm yếu của phương pháp luận không chỉ trong trường hợp của Việt Nam. Nhóm SAG không thể thay thế một cuộc khảo sát toàn diện rộng rãi và phương pháp luận này cũng không có ý định làm điều đó. Phương pháp luận của nhóm SAG về bản chất là định lượng. Ưu điểm của phương pháp luận là khả năng có được đối thoại. Trong các cuộc họp của SAG, phương pháp luận cố gắng tạo ra càng nhiều sự đồng thuận càng tốt trong nhóm SAG. Khi cho điểm dựa trên báo cáo theo mẫu của phương pháp luận CSI, để có được sự đồng thuận là điều khó khăn hơn, do các thành viên cho điểm riêng rẽ.


Các thành viên của nhóm SAG cho điểm chênh nhau nhiều trong buổi Họp cho điểm đầu tiên và không thể định ra một cách thức rõ ràng để đánh giá sự khác biệt này, có thể do khu vực hoặc loại hình tổ chức mà các thành viên SAG đại diện.
Khi xem xét các vấn đề gây tranh luận nhiều nhất trong SAG (các điểm số khác biệt lớn nhất), một số vấn đề trở nên rõ ràng hơn, tuy nhiên khi một số vấn đề chưa được hiểu biết một cách tường tận thì Nhóm SAG cũng chưa thể kết luận.
Bảng IV.1.1 Các vấn đề có ý kiến khác biệt và đồng thuận trong nhóm SAG





Các chỉ số gây tranh luận nhất

Các chỉ số đồng thuận nhất

1

Chiều rộng của công tác từ thiện (1,8)

Các hoạt động chính trị (0,3)

2

Hành động cộng đồng tập thể (1,5)

Chiều sâu của công tác từ thiện (1,0)

3

Các quyền chính trị (1,3)

Cạnh tranh chính trị (thiếu) (0,2)

4

Phân cấp (1,8)

Tham nhũng nói chung (0,7)

5

Các quyền thông tin (1,5)

Niềm tin (1,9)

6

Quyền tự quyết của các CSO (1,2)

Tính khoan dung (1,8)

7

Thực hành dân chủ trong các Tổ chức Xã hội dân sự (1,5)

Các hoạt động ủng hộ được phép (1,2)

8

Minh bạch tài chính (0,7)

Ưu đãi thuế cho tổ chức từ thiện (0,5)

9

Đáp ứng các nhu cầu của các nhóm kém vị thế (1,5)

Hành động của Xã hội dân sự nhằm duy trì môi trường (1,2)

10




Tác động chính sách xã hội (1,2)

11



Tác động đến quy trình dự toán ngân sách quốc gia (0,1)

Các chỉ số gây tranh cãi nhất khi đánh giá trong nhóm SAG (Bảng IV.1.1) chủ yếu liên quan đến các nhận thức khác biệt về đặc điểm của các CSO và quy mô trong xã hội. Các vấn đề hầu hết có sự chấp thuận được đề cập trong cột 2 bao gồm các nhận thức chung về các vấn đề của xã hội, như cạnh tranh chính trị, mức độ tham nhũng trong xã hội, niềm tin và tính khoan dung. Ngoài ra, một nguyên nhân của những ý kiến khác nhau là sự hiểu biết về Xã hội dân sự còn khá hạn chế. Nhóm cũng nhất trí là các CSO có tác động nhất định đối với các chính sách xã hội, nhưng lại hầu như không có tác động tới quy trình dự toán ngân sách quốc gia.



2.2 Đánh giá về phương pháp luận

Phương pháp luận tiến hành Dự án CSI được sử dụng dựa trên quá trình đối thoại giữa Nhóm SAG với Nhóm thực hiện Dự án (đội ngũ nghiên cứu) nhằm đưa ra những hiểu biết và đánh giá về Xã hội dân sự ở Việt Nam, cũng như những khái niệm khác nhau về các CSO ở Việt Nam. Điều này có thể khởi đầu cho một cuộc đối thoại tiếp theo với nhiều bên liên quan hơn, dựa trên những quan niệm và ý kiến được chấp nhận trong toàn quốc.


Bên cạnh sự đánh giá của nhóm SAG, phương pháp luận của CSI còn bao gồm những dữ liệu từ cộng đồng nghiên cứu quốc tế và những Tập hợp dữ liệu so sánh. Nhìn chung, so với những quan điểm của các Tổ chức nhân quyền quốc tế và các Tập hợp dữ liệu so sánh quốc tế thì cộng đồng nghiên cứu quốc tế hiểu các quan điểm của người Việt Nam hơn. Phương pháp luận của CSI duy trì các số liệu với mục đích so sánh, và cũng nhằm đưa ra những thách thức đối với các nước trong việc xem xét các quan điểm từ những nguồn khác nhau. Đặc biệt các Tổ chức nhân quyền và Nguồn dữ liệu so sánh về quản trị nhà nước và nhân quyền đã phê phán gay gắt một số vấn đề liên quan tới quyền dân sự tại Việt Nam. Cuộc đối thoại giữa hai luồng ý kiến, bên trong và bên ngoài, được trình bày trong Báo cáo CSI đã dẫn tới những cuộc thảo luận hữu ích trong nhóm SAG, tuy không chấp nhận các quan điểm đánh giá của quốc tế.
Nhìn chung, phương pháp luận của CSI là hữu ích trong việc gợi mở một đánh giá rộng rãi về Xã hội dân sự tại Việt Nam, tuy nhiên có thể thấy rằng còn tồn tại rất nhiều hạn chế do đến nay ở Việt Nam vẫn thiếu những nghiên cứu chung về các Tổ chức Xã hội dân được công bố rộng rãi. Trong một số trường hợp, kiến thức sử dụng được là dựa trên thông tin về tình hình Việt Nam và kinh nghiệm của Nhóm nghiên cứu và từ những kiến thức của các thành viên nhóm SAG. Một số điểm mạnh và điểm yếu của Xã hội dân sự ở Việt Nam cũng như những lỗ hổng về mặt kiến thức đã được làm rõ, từ đó đưa tới một số kiến nghị sau đây của Dự án.




tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương