Chương Bốn KẾt luận và khuyến nghị Các bình diỆn cỦa Hình thoi Đánh giá Xã hỘi dân sỰ



tải về 0.56 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.56 Mb.
#22030
  1   2   3   4   5   6   7   8   9

Chương Bốn
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Các bình diỆn cỦa Hình thoi Đánh giá Xã hỘi dân sỰ

Trong Chương này sẽ nêu tóm tắt những phát hiện chính của Dự án dựa trên Phương pháp luận và Công cụ Đánh giá Ngắn gọn, và sẽ đưa ra một số kiến nghị.


Xã hội dân sự tại Việt Nam được nhìn nhận như là các hoạt động của tất cả các Tổ chức Xã hội dân sự (CSO), bao gồm các Tổ chức quần chúng (MO) và các Hiệp hội nghề nghiệp, các NGO Việt Nam, các Tổ chức không chính thức cấp cơ sở và các Tổ chức dựa trên cơ sở cộng đồng (CBO). Các NGO quốc tế và những nhà tài trợ song phương và đa phương, tuy trong Dự án này không được xếp là thành viên của Xã hội dân sự Việt Nam, hiện đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và tài trợ cho tất cả các hình thức tổ chức đa dạng nêu trên.
Nhà nước (Chính phủ và Đảng) cũng đóng vai trò quan trọng vì là người cấp kinh phí cho các hoạt động của CSO, đầu tiên là cho các Tổ chức quần chúng. Các Tổ chức nghề nghiệp chỉ nhận được một phần ngân sách từ Chính phủ bên cạnh những nguồn tài chính từ bên ngoài. Các NGO Việt Nam và các hiệp hội nghề nghiệp sẽ được nhận tài trợ từ Chính phủ khi thực hiện những công việc cụ thể theo khuôn khổ dự án, nhưng cũng thường phải tìm ngân sách chủ yếu từ các nguồn khác. Tuy nhiên, các dạng thức CSO đóng vai trò khác nhau và có kiểu tác động khác nhau từ hoạt động của mình, cho dù các hoạt động này thường trùng lặp và phần lớn là được chính quyền thông qua. Mặc dù vậy, một số lượng đang tăng các Nhóm không chính thức được thành lập ở cấp cộng đồng ít chịu quản lý trực tiếp hơn từ Nhà nước, nhằm hỗ trợ các hoạt động về đời sống của người dân cấp cơ sở, và có ít ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách.
Một số vấn đề chung sau đây có thể được rút ra từ nghiên cứu này.
Thứ nhất, có một số lớn những thay đổi cơ bản xảy ra từ thập niên 90 trong Cấu trúc của CSO. Các Tổ chức quần chúng có nhiệm vụ mới trong xã hội và các tổ chức này đã bắt đầu thay đổi với những hoạt động trực tiếp hơn; Ngày càng hình thành nhiều Tổ chức của các nhóm nhỏ ở cấp cơ sở, và các NGO Việt Nam bắt đầu nổi lên tại các thành phố, và gần đây hơn, các tổ chức cơ sở cộng đồng (CBO) đang lan rộng tại khu vực nông thôn. Mặc dù khuôn khổ pháp lý và những khuyến khích mang tính chính sách là chưa nhiều, nhưng các tổ chức đã bắt đầu phát triển và tạo ra một Xã hội dân sự.
Thứ hai, đặc trưng của những tổ chức CSO là chưa rõ ràng. Chắn chắn là chúng không tách biệt khỏi Nhà nước, với các Tổ chức quần chúng được coi như là một phần trực tiếp thuộc hệ thống Nhà nước, và các Hiệp hội nghề nghiệp và thậm chí các NGO Việt Nam cũng liên quan tương đối chặt với Nhà nước qua những mối liên hệ khác nhau. Hơn nữa, cơ cấu của các tổ chức này thường trùng lặp với các thành viên của nhiều tổ chức thuộc Nhà nước. Mặc dù vậy, những tổ chức CSO vẫn có ảnh hưởng tới người dân trong việc tổ chức, tạo cho họ một tiếng nói và tăng quyền để thực hiện các hoạt động cho họ. Tuy nhiên, những giá trị này gắn kết nhiều hơn với những giá trị truyền thống, tính nhân văn và lý tưởng xã hội chủ nghĩa hơn là tới những khái niệm dân chủ tự do.
Thứ ba, thập niên 1990 và nửa đầu thập niên 2000 đã chứng kiến nhiều thay đổi trong các chính sách tại Việt Nam. Xã hội dân sự có thể chưa phải là một tiếng nói mạnh mẽ trực tiếp tới cấp ra chính sách, nhưng đã thấy có một số tác động, có một sức mạnh nhất định, và Xã hội dân sự tại Việt Nam có thể vẫn được coi là một trong những động lực cho sự thay đổi trong định hướng tổng thể của chính sách. Thí dụ Nghị định Dân chủ Cơ sở và sự thay đổi của quá trình lập kế hoạch và thực hiện dự án có sự tham gia của cộng đồng, phân cấp các quỹ ngân sách và các chương trình giảm nghèo.
Vào lúc bắt đầu Dự án, hầu hết thành viên của Nhóm đánh giá quốc gia NAG đã cho biết là họ chưa rõ Xã hội dân sự ở Việt Nam như thế nào. Vào cuối Dự án, những người tham gia cảm thấy họ đã được trang bị kiến thức tốt hơn để hiểu về Xã hội dân sự, nhận thấy Dự án này hữu ích, đem lại nhiều thông tin, tri thức, đồng thời cũng khuyến khích việc nghiên cứu tiếp theo nhằm phân tích các khái niệm rõ ràng hơn và thực hiện thêm những nghiên cứu trong một số bình diện để chứng thực những hiểu biết này.
Trong buổi họp cuối cùng (Lần thứ 3) của nhóm SAG, các thành viên đã xem xét lại việc cho điểm cùng với báo cáo mở rộng, và một số điều chỉnh đã được chấp thuận để có được một đánh giá phù hợp hơn với thực tiễn. Trong quá trình của Dự án, mối quan tâm nhằm hiểu biết hơn về Xã hội dân sự ở Việt Nam đang ngày càng tăng lên và được thảo luận rộng rãi giữa Chính phủ, các nhà tài trợ và các NGOs.

Sơ đồ IV.1.1: Hình thoi Xã hội dân sự ở Việt Nam

Hình thoi này thể hiện bốn bình diện Xã hội dân sự ở Việt Nam, có độ lớn vừa phải và khá cân bằng (Hình IV.1.1), nó cũng phản ánh quan điểm đánh giá tương đối lạc quan khi so sánh với các đánh giá của các chuyên gia quốc tế. Bình diện “Tác động” có giá trị thấp hơn ba bình diện còn lại.
“Cấu trúc” của Xã hội dân sự có cả điểm mạnh và yếu điểm (điểm số là 1,6). Cấu trúc này bị phân đoạn thành một số các Tổ chức và Nhóm khác nhau với những điều kiện rất khác nhau, và Dự án CSI tại Việt Nam cố gắng phác họa tất cả các nhóm có thể thuộc Xã hội dân sự. Trên phương diện này, Xã hội dân sự lớn về mặt số lượng, nhưng có thể là nhỏ hơn về mặt chất lượng. Các Tổ chức quần chúng không có nhiều thành viên có chất lượng như được thể hiện qua số lượng. Với các NGO Việt Nam, những tổ chức này không có một cơ sở hội viên hoặc chỉ là một cơ sở hẹp. Cơ sở hội viên của Tổ chức quần chúng đang lớn lên và trong một số trường hợp, các đơn vị cấp cơ sở đã và đang được tiếp sức. Đến nay, có quá ít thông tin và nghiên cứu về đặc trưng và cấu trúc của các tổ chức khác nhau. Thậm chí ngay cùng với thuật ngữ “NGO Việt Nam” đang được sử dụng, các tổ chức cũng có đặc điểm khác nhau, và thường hướng trọng tâm vào các cá nhân hơn là tới các mục tiêu hay động lực phi lợi nhuận.
Bình diện yếu thứ hai trong số bốn bình diện trên là “Môi trường” xã hội (điểm số là 1,4), đặc trưng bởi các hạn chế về chính sách, thiếu quy định và còn tồn tại những thủ tục minh bạch cho việc thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, thập kỷ vừa qua đã chứng kiến một số cải thiện, không gian hoạt động cả Xã hội dân sự đã được mở rộng theo hướng tích cực, nhưng vẫn còn một chặng đường dài trước khi có thể nói về một môi trường khuyến khích cho các CSO. Dự án cũng thấy được một đặc điểm khác biệt của bối cảnh Việt Nam, nơi mà môi trường dành cho Xã hội dân sự, một mặt phụ thuộc rất nhiều vào không gian mà Nhà nước dành cho các tổ chức xã hội, và mặt khác là vào chính sách không can thiệp tới các dạng tổ chức mới. Một số tổ chức đã tận dụng được lợi thế của không gian bán-mở này.
Việc tăng cường sức mạnh của Mặt trận Tổ quốc trong những năm gần đây là một phần trong việc định hướng lại chính sách của Nhà nước, nơi Đảng đóng vai trò chủ yếu là vạch ra chính sách, còn Chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện những chính sách đó. Các CSO được khuyến khích quan tâm tới các vấn đề xã hội, mà ở đó chính quyền không thể xử lý hết các vấn đề. Do đó vai trò của CSO được nhìn nhận là quan trọng hơn trước kia, và hoạt động của các tổ chức này đã tăng lên đáng kể (Ban Nội chính của Đảng 2004; Nguyễn Vi Khải 2005). Tuy nhiên, những cuộc tranh luận về vai trò Nhà nước trong mối liên hệ với các Hiệp hội và NGO Việt Nam cùng một không gian lớn hơn cho các CSO cũng đang phát triển vì có chính sách mới nhằm chuyển giao một phần các dịch vụ xã hội cơ bản tới các tổ chức do người dân góp quỹ và do tư nhân thành lập (Phan Văn Khải, 26 tháng 7 năm 2005; Dự thảo Kế hoạch phát triển Kinh tế -Xã hội 2006 – 2010). Nếu chính sách này được thực thi hiệu quả, khuôn khổ pháp lý và chính trị cho Xã hội dân sự sẽ được mở rộng.
Điểm số cao nhất thuộc về bình diện “Các giá trị” (1,7). Một xu hướng có thể thấy ở hầu hết các xã hội đang trong giai đoạn chuyển đổi ở Đông Âu cũng như tại Việt Nam, là mặt Giá trị mạnh hơn các bình diện khác. Như vậy, có thể nhận định là Xã hội dân sự hoàn toàn có khả năng phát triển, nếu bình diện Cấu trúc và Môi trường được cải thiện hơn.
Những nghiên cứu của Điều tra Giá trị Thế giới đã nhiều lần chạm đến vấn đề về mức độ cao của đời sống tổ chức và lòng tin tại Việt Nam, nhưng điều này dường như hỗ trợ cho văn hoá chính trị hiện tại và có vẻ mâu thuẫn với sự phát triển của một nền văn hoá dân sự. Đối với vấn đề này, không dễ đưa ra một câu trả lời thống nhất. Ở Việt Nam ngày nay, dường như nhiều văn hoá khác nhau cùng nổi lên, một số do những xu hướng toàn cầu mang tới, số khác do những thay đổi trong nước, và cùng lúc đó một số truyền thống được tăng cường. Điều này đúng với Xã hội dân sự tại Việt Nam, nhưng cũng đúng với Nhà nước. Việt Nam đang nằm trong một thời kỳ có nhiều biến đổi khi mà những lý luận khó có thể giúp đưa ra được hiểu biết đầy đủ về một vấn đề phức tạp.
Bình diện “Tác động” có điểm số thấp nhất trong bốn bình diện (1,2). Đây là bình diện khó đánh giá nhất, bởi vì nói chung tác động là không dễ phân tích, đặc biệt trong trường hợp của Việt Nam, hầu hết các hoạt động thường do các Tổ chức khác nhau kết hợp thực hiện, do các cơ quan tài trợ khác nhau hỗ trợ, và thường hỗn hợp với các hoạt động của Cơ quan nhà nước. Khi một số thành viên của nhóm NAG cho điểm Tác động thấp là do họ tin rằng Nhà nước là nhà cung cấp tốt nhất những hàng hoá công cộng, hoặc có thể do CSO rất yếu kém trong khu vực đó. Điểm số cao có thể được cho bởi các thành viên tham gia vào những hoạt động có nhiều tác động tới địa phương, hoặc hoạt động ở cấp trung ương. Nếu các Tổ chức Quần chúng không được đưa vào nghiên cứu này như là một phần của Xã hội dân sự, thì tác động sẽ hạn chế hơn nhiều. Mặc dầu vậy, tập hợp các hành động dựa trên các mạng lưới tổ chức trong các cộng đồng sẽ tạo ra tác động đáng kể về dài hạn.




tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương