Chương 8 Đoạn kết của một khởi đầu



tải về 55.07 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích55.07 Kb.
#39327

Chương 8: Đoạn kết của một khởi đầu




Chương 8

Đoạn kết của một khởi đầu

Cuối hè 1967
Quyết định của Đại úy John Ripley để Trung sĩ mới thăng cấp Chuck Goggin tiếp tục làm Trung đội trưởng Trung đội 1 sau biến cố đầu tháng Tư, cái sự kiện đã làm thiệt mạng vị Trung đội trưởng cũ, cho đến hết nhiệm vụ tác chiến của anh không phải do muốn tiết kiệm tiền thuế hay do lòng thận trọng. Mặc dù người thọ thuế Mỹ, nhất là binh đoàn TQLC có thể tiết kiệm được khoản tiền lương sai biệt 109,50 đô-la mỗi tháng (thời giá năm 1967) giữa một Trung sĩ và một Thiếu úy trong vòng năm tháng trời, John Ripley đã quyết định điều này vì anh nhận ra tài năng của Chuck Goggin.
Trở về từ Hawaii
Mặc dù đã trải qua những thời gian hạnh phúc và lãng mạn trong khoảng thời gian 115 tiếng đồng hồ đầu của thời hạn 120 giờ, tạm xa vắng cái viễn ảnh khủng khiếp là John Ripley có thể bị thiệt mạng trong địa ngục của Vùng I Chiến Thuật, nhưng những giây phút cuối cùng tại Honolulu đã khiến cho cặp tình nhân trẻ trở về với cái thực tế không hay. Khi họ trở lại trung tâm tiếp đón của trại Ft. DeRussy để từ giã nhau, John và Moline Ripley, giống như các cặp khác, đều ý thức rằng vòng tay ôm cuối cùng có thể sẽ là một nụ hôn, một vòng tay ôm hay một lời nói "anh yêu em" cho một lần cuối. Trong giây phút cuối, nỗi đau khổ của biệt ly dường như đã xóa đi khoảng thời gian sung sướng và hạnh phúc ban đầu, hoặc lấn áp luôn cả chúng nữa.

Lúc này thì bề ngoài họ có vẻ săn dòn hơn lúc mới đến, da dẻ bị cháy nắng lẫn với những khoảng da bị sạm đen đi. Họ không còn ngượng ngùng trong những bộ đồ thời trang lòe loẹt aloha nữa và rất tự nhiên như ở nhà vậy. Tuy nhiên nỗi sầu biệt ly khá hiển nhiên ai cũng có thể nhận ra được. Những giọt lệ rơi và tiếng nức nở chỉ làm tạm nguôi ngoai cõi lòng đứt ruột của họ.

Theo qui lệ thì các chàng trai ra đi trước, cũng bằng những chiếc xe buýt tại trại Ft. DeRussy mà chẳng bao lâu trước đó mới đổ xuống bến những quân nhân và TQLC còn tươi tỉnh để họ bắt đầu một qui trình y hệt như những người kém hạnh phúc hơn vừa chấm dứt xong kỳ nghỉ phép của họ. Tại đúng cái chỗ mà năm ngày trước "aloha" có nghĩa là "chào mừng," nơi mà mùi hương vòng hoa leis cùng với mùi nước hoa xức đặc biệt, cũng cái chốn mà nhạc Hawaii cùng hòa quyện với nhau để nói lên ý nghĩa chờ đợi những giây phút hạnh phúc, thì nay tất cả những sự kiện đó lại làm cho chữ "aloha" đổi nghĩa thành "tạm biệt."

Từ Waikiki các quân nhân đi ngược về hướng phi trường. Chuyến xe đưa họ, lẻ bóng một mình, đi trở qua các địa điểm mà chỉ vài ngày trước họ đã xây dựng biết bao nhiêu là kỷ niệm trìu mến. Sau đó thì họ đáp các chuyến bay bao thuê dân sự mới đến vài giờ trước đó từ Việt Nam sang. Quang cảnh chung trên các chuyến bay về hướng Tây chẳng có gì là vui vẻ cả. Ít ra thì Đại úy Ripley còn có dịp tâm sự với vài người bạn mà anh mới quen trong chuyến bay từ Việt Nam qua Honolulu. Cùng với ba sĩ quan TQLC nữa, một Đại úy và hai Trung úy, họ tự mệnh danh là bốn chàng "Ngự Lâm Pháo Thủ."

Moline Ripley ở lại một mình. Nàng không có sự lựa chọn nào khác và buộc lòng phải chịu đựng cho qua đi nỗi buồn. Sự cô đơn tại thiên đường là một trải nghiệm đau đớn nhưng là cái giá phải trả và nàng phải cắn răng trả cho xong. Giống như tất cả các phụ nữ khác đồng thuyền đồng hội, Moline cũng phải thực hiện những điều cần phải làm và chịu đựng những gì cần phải chịu đựng.

Nỗi biệt ly đau lòng mà những cặp vợ chồng trong nhóm "Ngự Lâm Pháo Thủ" của Ripley không hề là những cảm xúc có tính cách bông đùa hay trẻ con. Đối với hai trong số bốn người vợ thì rốt cuộc chuyến nghỉ phép của chồng đã trở thành là đoạn cuối của con đường đời họ. Trong vòng sáu tuần sau đó, hai trong số bốn sĩ quan TQLC kia đã bị tử trận.

Sự việc John Ripley trở lại mặt trận hoàn toàn không có gì trở ngại, ngoại trừ việc cố tạm quên đi một số kỷ niệm tuyệt vời của chuyến đi nghỉ phép nhằm tập trung vào nhiệm vụ trong suốt thời hạn nhiệm kỳ còn lại. Cường độ và sự tàn bạo của các trận đánh mà Đại đội Lima tham dự không hề thuyên giảm. Trận giao tranh trong cái ngày của tháng Ba mà Chuck Goggin trở thành Trung đội trưởng chỉ là một đoạn phim có thể cắt ra từ bất kỳ chỗ nào trong một cuốn phim hiện thực với những màn cường điệu được chiếu đi chiếu lại không có đoạn kết. Tất cả mọi người đều có cùng một sự suy nghĩ, từ viên chỉ huy cho đến người lính trơn, họ đều quyết tâm sống còn sau mọi cuộc đụng độ. Trừ phi người lính bị thiệt mạng hay bị trọng thương, anh ta chỉ biết chờ đợi những trận đánh kế tiếp cho đến khi nào hoàn tất chu kỳ nhiệm vụ của mình.

Tốc độ xoay vòng về nhân sự của các Đại đội với quân số hơn 50 người của 18 Tiểu đoàn bộ binh thuộc Sư đoàn 1 và 3 TQLC Hoa Kỳ tại Vùng I Chiến Thuật vào khoảng giữa năm 1967 thật chóng mặt. Cứ mỗi tuần trôi qua lại càng có nhiều TQLC bị thiệt mạng hay bị thương hơn. Sự khát máu của chiến tranh đối với cấp chỉ huy các đơn vị nhỏ không hề giảm cường độ. Tại vị trí chỉ huy các cấp Đại đội và Trung đội dường như có một cánh cửa mở xoành xoạch với những sĩ quan mới, khỏe mạnh đi vào và những người bị gãy đổ hoàn toàn hay từng phần loạng quạng bước ra.

Theo diễn tiến thường lệ của các biến cố, Đại đội Lima được bổ sung tương đối đầy đủ sĩ quan và hạ sĩ quan. Có một điều lạ là Đại úy Ripley luôn thuyên chuyển họ qua các Trung đội 2, Trung đội 3 và Trung đội Pháo binh. Trung sĩ Goggin tiếp tục làm Trung đội trưởng Trung đội 1 và không ai phàn nàn điều gì cả.

Nhiệm vụ của Trung sĩ Goggin với cương vị sĩ quan chỉ huy của Trung đội 1 không hề nhàn rỗi chút nào. Trong một ngày khi anh đã nắm Trung đội gần được sáu tuần thì toàn bộ Đại đội được lệnh thực hiện một cuộc di hành tuần tiễu và tảo thanh sâu trong khu vực phía Tây của con đường mòn Hồ Chí Minh. Cuộc hành quân được thực hiện bằng đường bộ vào khoảng 25 đến 30 dặm trong một ngày trời. Đại đội Lima đã đạt gần đến mục tiêu trong ngày 13 tháng Tư năm 1967, sâu trong vùng đất địch. Trung đội 1 đi tiên phong trong suốt buổi sáng và chẳng may một trinh sát đã bị trúng đạn mất mạng trong buổi sáng hôm đó. Cuộc hành quân lục soát con đường mòn vẫn tiến hành và thi thể anh được bốn đồng đội TQLC thay phiên nhau từng toán mang theo trong tấm poncho đưọc gấp đôi.

Tàng cây trong rừng già quá dày đặc để tản thương như thường lệ nên họ cố gắng mang xác bạn ngược về hướng cũ, vừa đi vừa hết sức nâng niu và trân trọng thân xác của đồng đội. Trong một lúc thay đổi người khiêng, không rõ vì nguyên nhân nào hay vì ai đạp phải, khi chuyển vị trí để đổi phiên, một trái mìn bên cạnh con đường mòn chợt phát nổ. Cả bốn TQLC lãnh đủ sức nổ và miểng của trái mìn trong đó Trung đội trưởng Chuck Goggin trúng phần nặng nhất. Địa điểm tải thương còn cách xa đến hàng dặm và vì đoàn quân còn dưới tàng cây nên trực thăng tản thương không thể đáp xuống được. Cách duy nhất cho Chuck Goggin là đành phải tiếp tục đi bộ mà thôi. Do đó anh buộc lòng phải bước đi trong sự đau đớn thêm ba hay bốn dặm nữa.

Phương cách tản thương vào thời kỳ đặc biệt đó không giống như các đoạn phim trên truyền hình mà dân chúng tại nhà vẫn thường được xem. Lúc đó chẳng hề có trực thăng chờ sẵn để bốc ngay Trung sĩ Goggin và các thương binh về hậu cứ cho các bác sĩ giải phẫu tài giỏi của Hải quân chữa trị cấp tốc.

Sau khi Đại đội Lima đi bộ nốt đoạn cuối dài ba bốn dặm về đến điểm hẹn thì người chết và các thương binh được mang lên xe vận tải chạy ngược về Cà Lũ theo quốc lộ 9. Những người không bị thương thì tiếp tục phải cuốc bộ.

Trung sĩ Goggin bị trúng tổng cộng 14 miểng mìn trên đôi chân, sau lưng và một mảng vai trái. Anh may mắn không bị tàn phế nhờ cái ba lô đã lãnh phần lớn của cú nổ. Chuyến xe vận tải về Cà Lũ còn được thay bằng một chuyến xe bầm dập nữa chạy tiếp trên quốc lộ 9 về hướng Đông cho đến Đông Hà. Tại đó anh được khiêng vào một trạm xá dã chiến tầm thường của Hải quân để được mổ và gắp miểng mìn ra khỏi cơ thể.

Từ trạm xá dã chiến đó, sau cùng Trung sĩ Goggin được bốc trực thăng về một bệnh viện Hải quân ở Đà Nẵng để được săn sóc về một vấn đề quan trọng hơn nữa là nguy cơ bị nhiễm trùng. Nhằm tránh chuyện này, các bác sĩ quyết định chưa khâu các vết thương của Goggin lại vội. Do đó mỗi ngày hai lần trong vòng một tuần lễ rưỡi, Chuck buộc lòng phải chịu đựng sự kỳ cọ , rửa ráy và sát trùng của từng vết thương một trong số 14 lỗ thủng trên thân thể. Cách chữa trị này còn tệ hại gấp mấy lần cơn đau của chấn thương ban đầu.

Trong lúc còn là thương binh trong bệnh viện Hải quân tại Đà Nẵng thì có một vị tướng TQLC đã đến thăm Chuck và gắn cho anh một Chiến Thương Bội Tinh. Chẳng may là lúc ông tướng đến thăm thì Chuck còn đang nửa tỉnh nửa mê và chỉ được hay về cuộc thăm viếng sau khi anh tỉnh dậy và thấy cái huy chương ghim trên tấm chăn.

Sau khi các bác sĩ đã hài lòng là nguy cơ nhiễm trùng đã qua, Chuck được khâu các vết thương lại và bốc bằng trực thăng ra tàu bệnh viện USS (AH-16) để dưỡng sức và hồi phục. Mặc dù anh rất trân trọng môi trường yên tĩnh, chăn nệm sạch sẽ và thức ăn ngon lành nhưng Chuck cảm thấy chán muốn chết. Trong khi anh đang nằm không chẳng phải làm gì thì anh chứng kiến nhiều đồng đội cùng Đại đội Lima đã bị đụng độ nặng nề hơn nữa trong lúc anh vắng mặt. Anh biết rằng anh phải trở về đơn vị mà thôi. Phải trở về ngay lập tức. Và anh xoay sở sao đó nên được trả về khá sớm.

Trong lúc Trung sĩ Goggin vắng mặt thì Đại đội Lima nhận được một Thiếu úy mới được thuyên chuyển đến Trung đội 1. Chuck không thấy có vấn đề gì cả. Lúc trở về anh tự động nhận lãnh vai trò Trung sĩ của Trung đội và vui vẻ giúp ý kiến cho vị chỉ huy mới.

Tuy nhiên viên Thiếu úy này chỉ kéo nổi non một tháng thì bị gục ngã bởi bệnh sốt rét. Vào cuối tháng 5 thì Trung sĩ Goggin một lần nữa lại trở thành Trung đội trưởng.

Đại úy Ripley không phải là người duy nhất nhận ra giá trị của Trung sĩ Goggin đối với binh đoàn TQLC. Ngay khi trở về nhiệm vụ, Chuck đã được mời làm sĩ quan. Mặc dù rất trân trọng niềm hãnh diện và lòng tin đã được đặt vào nơi mình, Chuck Goggin vẫn bám víu vào giấc mơ trở lại với bóng chày nếu anh không bị tử trận hay bị trọng thương. Anh từ chối lời mời một cách chân thành vì nếu nhận, anh sẽ phải ở lại phục vụ thêm một năm nữa, điều này giống như thiên thu trong ngành thể thao chuyên nghiệp.


Đoạn kết của các Trinh Sát Ripley
Hầu hết mọi chốn tại Việt Nam và chắc chắn là toàn bộ khu vực phía bắc Vùng I Chiến Thuật mà Đại đội Lima đã chiến đấu trong suốt thời kỳ Ripley làm chỉ huy, thuộc về loại các khu vực thường được gọi là "nằm giữa hoang vu." Ngay cả cái huy hoàng tương đối của đồi Cà Lũ, bản doanh của Đại đội với các tiện nghi chưa bằng một xóm nghèo tại quê nhà nhưng đã là một ốc đảo đối với các TQLC của Lima rồi, cũng hoàn toàn đúng như sự nhìn nhận của mọi người; chỉ là "một cõi hoang vu..." mà thôi.

Trong khoảng thời gian từ 12 đến 13 tháng tại Việt Nam, John Ripley đã làm Đại đội trưởng Đại đội 6, làm "bố già" cho Đại đội Lima, Tiểu đoàn 3, Sư đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ. Cùng hoàn cảnh với anh bạn đồng đội trẻ Chuck Goggin, anh cũng muốn sống sót và rời khỏi Việt Nam. Hơn bao giờ hết, anh nhớ vợ vô cùng và muốn ôm đứa con trai vào lòng, đứa con giờ đây chắc không còn nhớ bố nó nữa. Nhưng cường độ thường nhật của chiến trận, nhu cầu chỉ huy đã đòi hỏi anh phải tập trung toàn bộ 100% tâm trí và thời gian đến mức anh không còn chút thời gian nào để suy nghĩ về vấn đề ra đi nữa. John Ripley phải dốc hết tất cả sức lực và khả năng để Đại đội Lima có thể sống sót được và còn phải chiến thắng nữa.

Nhiệm kỳ thông thường của một Đại úy Đại đội trưởng là tối đa sáu tháng trời, nếu anh ta không bị tử trận hay bị trọng thương trước thời hạn đó. Chiến tranh đã lấy đi mạng sống của các sĩ quan bộ binh trẻ, đặc biệt là cấp úy nhanh đến nỗi có quá nhiều đại đội để mà chọn lựa. Được chỉ huy một trong các đơn vị tác chiến đó là một đặc ân trong binh đoàn TQLC thành thử bộ tư lệnh đã có đủ sự sáng suốt để bổ nhiệm các đại úy có khả năng vào những vị trí đó.

Đại úy John Ripley thuộc vào một số nhỏ thành phần các sĩ quan trẻ được toàn quyền hành động vì đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc cho đến khi nào bắt buộc phải cho họ về vườn. Trong khoảng thời gian 12 tháng Ripley chỉ huy Đại đội Lima, đặc biệt từ đầu tháng Ba cho đến tháng Mười Một, cuộc chiến gần như không ngừng nghỉ. Rất ít người tại nhà, mặc dù khi số lượng thiệt hại về nhân mạng ngày càng tăng cao, có thể hiểu rõ và cảm nhận được sự tàn bạo và cường độ mà các TQLC và binh sĩ khác đã phải chạm trán thường xuyên, đặc biệt là tại Vùng I Chiến Thuật.

Cho đến đầu 1967 thì Đại úy Ripley bắt đầu quan sát thấy sự thành kiến của giới truyền thông phương Tây về những sự kiện đã xảy ra và những gì họ tường thuật cũng như không tường thuật lại. Họ quan niệm là những hành động thường xuyên khủng bố dân làng Việt Nam của Việt Cộng và bộ đội Bắc Việt không có giá trị về thông tin. John Ripley đã nổi điên lên với các ký giả khi báo chí Mỹ từ chối không tường thuật sự vụ đã có vài TQLC bị kẻ thù bắt sống và đóng đinh họ như Chúa Giê-Su vào thân cây ngay bên ngoài vị trí phòng thủ gần Cồn Thiên để các binh sĩ Mỹ nghe thấy tiếng kêu la đau đớn cho đến chết của họ.

Trong thời hạn một năm mà John Ripley làm Đại đội trưởng, quân số Đại đội Lima 6 đã xoay vòng hơn ba lần. Đơn vị anh đã chịu thiệt hại hơn 300%. Hầu hết đều bị thương như bản thân anh và Chuck Goggin, những thương binh được gởi về hậu phương trong một thời gian và sau đó trở lại đơn vị để nhận nhiệm vụ mới. Nhiều TQLC của Lima đã trải qua hành trình này hơn một lần. Đại úy Ripley, được ân thưởng duy nhất một Chiến Thương Bội Tinh trong chu kỳ nhiệm vụ này, đã bị thương ba lần. Ngoài những thương vong trong giao chiến, Đại đội Lima đã mất sáu mươi người trong cùng thời kỳ đó, do sốt rét.

Từ lúc John Ripley làm Đại đội trưởng cho đến khi anh rời khỏi nhiệm vụ chiến đấu, cuộc chiến tại phía Bắc Vùng I Chiến Thuật đã từ mức độ nóng bỏng tăng lên cường độ cực nóng. Cứ mỗi lần hành quân là có đụng độ. Mỗi lần chạm trán với bộ đội Bắc Việt, TQLC đều chịu tổn thất nhưng mỗi lần đánh nhau họ đều thắng. Quân Bắc Việt là những chiến sĩ giỏi, không ai phủ nhận điều đó, nhưng họ không đủ sức cầm cự nổi với TQLC Hoa Kỳ. Lúc John Ripley từ giã Việt Nam để trở về nhà thì quân lực Hoa Kỳ đang chiến thắng kẻ thù.

Mặc dù rất khổ tâm khi phải trao quyền chỉ huy Đại đội Lima lại cho người khác nhưng John Ripley biết đấy là chuyện không thể tránh khỏi. Giấc mơ trở về với vợ con như trong mọi câu chuyện thần tiên có hậu chỉ có thể được thực hiện nếu anh chịu rời bỏ chiến trường.



Sau khi tháng nghỉ phép với gia đình chấm dứt và tình cha con với đứa con trai Stephen đã được kết nối lại mỹ mãn, John Ripley được phái đi học một khóa huấn luyện ngắn hạn sáu tháng về Hành Quân Đổ Bộ tại Quantico. Đây là một lớp học mà binh đoàn TQLC Hoa Kỳ gởi các Đại úy có triển vọng nhất đi thụ huấn. Sau đó anh được bổ nhiệm về Bộ Tư Lệnh binh đoàn TQLC tại Washington, DC. với tư cách giám sát viên cho các Thiếu úy bộ binh. Nhiệm vụ này trên thực tế là một quân vụ cố vấn và là gạch nối giữa các sĩ quan chuyên nghiệp và binh đoàn TQLC. Trách nhiệm của họ là điều hòa nhu cầu của binh đoàn và ước nguyện được phục vụ của các thành viên. Tuy nhiên trong thời kỳ Đại úy John Ripley làm giám sát viên, công việc của anh không có gì nhức đầu cả vì hầu hết tất cả các sĩ quan cần bổ nhiệm đều được phái đi Việt Nam.




tải về 55.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương