Chương 1 MỞ ĐẦU Định nghĩa


đa dẠng sinh hỌc và phát triỂn



tải về 0.85 Mb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.85 Mb.
#1418
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13

đa dẠng sinh hỌc và phát triỂn


4.1. Mối liên quan giữa đa dạng sinh học và nghèo đói

Người nghèo, đặc biệt ở những vùng có sản lượng nông nghiệp thấp, phụ thuộc chặt chẽ vào tài nguyên di truyền, loài và sinh thái để hổ trợ cho cuộc sống.

Những giá trị của của đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong đời sống của con người ở các cấp độ đa dạng khác nhau như:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm

+ Cung cấp gỗ, củi cho đun nấu, xây dựng,...

+ Cung cấp dược liệu, chất tẩy rữa,...

+ Nâng cao năng suất của mùa màng

Các giá trị của đa dạng sinh học cung cấp các cơ hội nâng cao sinh kế của người nghèo. Tuy nhiên, cơ hội lớn nhất tập trung ở nhưng nơi: đa dạng sinh học có tầm quan trọng địa phương, quốc gia hoặc quốc tế, ở đó có sự thu hút lớn về vốn và sự hổ trợ của chính sách; các cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào đa dạng sinh học và có những cam kết đầu tư quản lý tài nguyên đa dạng sinh học một cách dài hơi.

Tính đa dạng sinh học cao ở vùng nhiệt đới là một lợi thế trong mối quan hệ giữa sinh kế của người dân và quản lý đa dạng sinh học. Việc đầu tư trong bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học bền vững cho phép cộng đồng tiếp tục dựa vào chúng cho hôm nay và mai sau. Ngoài ra, việc xác lập và khai thác ở những khu vực ngoài vùng bảo vệ cũng là cơ hội để nâng cao sinh kế cho cộng đồng.

Việc quản lý các hệ sinh thái có thể sử dụng thích hợp để tăng thu nhập. Du lịch là một ví dụ về quản lý nơi ở tự nhiên có giá trị cho việc nghĩ ngơi, giải trí. Vấn đề bảo tồn rừng tự nhiên ở các nước đang phát triển có thể giúp cộng đồng tiếp tục sử dụng các giá trị của tài nguyên rừng.

Tuy nhiên, thay vì các cơ hội đã được đưa ra, một số áp chế đã được đề ra gây ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Quan niệm nâng cao sinh kế và tăng tính đa dạng sinh học không nhất thiết phải đồng nhất vì vậy các cơ hội để giải quyết quyền lợi cho cả 2 bên (win-win) đã bị giới hạn.

Các cơ quan phát triển có cơ hội để vận dụng vai trò hoạt động của mình trong việc cung cấp các phương kế làm việc với đa dạng sinh học cho người nghèo. Sự hợp tác phát triển vì vậy có thể là các chính sách, thể chế và pháp luật bắt buột ở các mức độ: địa phương, quốc gia và quốc tế. Nâng cao cơ hội, vai trò của người nghèo đối với tài nguyên đa dạng sinh học: Sự giúp đỡ là cần thiết để phát triển hệ thống nhằm xác nhận và cung cấp nhu cầu, quyền lợi, vai trò và trách nhiệm của các nhóm khác nhau.

Các quan hệ giữa sinh kế và đa dạng sinh học


 

Giảm sinh kế

Tăng sinh kế

Mất đa dạng sinh học

Tập trung và khai thác triệt để những giá trị của tài nguyên của các công ty.

Loài cần khai thác của cộng đồng địa phương không đáp ứng được lâu dài. Sự thiếu hụt có thể dẫn đến mất các tài nguyên sinh học khác cần thiết cho sự tồn tại hoặc thu nhập

 


Chuyển đất tự nhiên thành đất nông nghiệp.

Hệ thống kinh tế nông nghiệp ưu tiên đọc canh, điều này có thể dẫn đến mất đa dạng di truyền trong cây trồng, cũng như nơi ở tự nhiên. Nông nghiệp có thể cung cấp một lượng lớn lương thực cho trung tâm đô thị và lợi ích thu được từ nền kinh tế đó có thể làm giá thành sản phẩm hạ thấp vì vậy có lợi cho người nghèo.



Duy trì và gia tăng đa dạng sinh học

Vùng bảo vệ nghiêm ngặt.

Những vùng được bảo vệ là có lợi cho việc bảo tồn, nhưng cộng đồng địa phương bị tổn thất do vùng khai thác bị bảo vệ nghiêm ngặt, hoặc ở đó cây trồng và vật nuôi bị hạn chế bởi gia tăng bảo tồn động vật hoang dã.



Quản lý bền vững đa dạng sinh học.

Các cộng đồng nghèo và người bản địa ở nơi khó trồng trọt của vùng nhiệt đới phụ thuộc vào đa dạng sinh học, vì vậy các kỷ thuật quản lý của họ thường được thiết kế để duy trì đa dạng sinh học dùng cho các thế hệ sau.



(Nguồn: IUCN, Biodiversity in development)

4.2. Sức khoẻ con người và đa dạng sinh học

            Đa dạng sinh học có thể góp phần cho sức khoẻ con người. Sức khoẻ của động vật và thực vật phụ thuộc lẫn nhau bằng cách kiểm soát quần thể các loài sinh vật gây bệnh; cung cấp vật liệu cơ bản cho y học và cân bằng bữa ăn hàng ngày; cung cấp thông tin di truyền như là vật liệu thô cho nghiên cứu y học; duy trì sức khoẻ con người bằng cách góp phần làm sạch nước và không khí.

            Sức khoẻ con người phụ thuộc vào đa dạng sinh học và chức năng tự nhiên của sức khoẻ các hệ sinh thái. Jeff McNeely, giám đốc IUCN đã nói: ”nâng cao các mối quan hệ đó đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đến đa dạng sinh học và sức khoẻ con người như là các khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề: đó là con người là một phần không thể thiếu của tự  nhiên và cần phải học tập để sống trong sự cân bằng với các loài khác và trong hệ sinh thái đó”, một dân số thiếu sức khoẻ thì quốc gia đó không thể hy vọng phát triển bền vững hoặc đạt được sự phồn vinh thực sự.

            Đa dạng sinh học cung cấp cho đời sống con người và nâng cao sức khoẻ bằng cách:

            - Cung cấp, ở mức độ cơ bản nhất, hệ sinh thái đã cung cấp:

                        + Lọc các chất độc từ khí, nước, đất;

                        + Bảo vệ chống lũ lụt, sự tàn phá của bảo và xói mòn;

                        + Phân huỷ các chất thải và chu trình dinh dưỡng;

                        + Thụ phấn cho cây trồng và thực vật hoang dại;

                        + Cải tại và duy trì dinh dưỡng trong đất

                        + Hấp thụ carbon và làm giảm nhẹ thay đổi khí hậu toàn cầu

                        + Giúp duy trì chu trình nước và ổn định khí hậu cục bộ

                        + Thức ăn, áo quần và nơi trú ẩn của chúng ta

                        + Mang lại cho chúng ta hàng loạt hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho toàn bộ đời sống, bao gồm đời sống con người và trên trái đất.

            - Cung cấp các loại dược phẩm từ thực vật, động vật và vi sinh vật trên đất, ao hồ, sông suối và trong đại dương

            - Cung cấp các mô hình cho nghiên cứu về y học mà từ đó giúp chúng ta hiểu về sinh lý và bệnh tật bình thường của con người.

            - Cung cấp các lưới thức ăn trong biển và trong nông nghiệp

            - Giảm nhẹ rũi ro việc phải đối mặt của một số người bị bệnh truyền nhiễm bằng “hiệu ứng pha loãng”; bằng cách điều khiển các quần thể sinh vật truyền bệnh, vật tiếp nhận và ký sinh; và nhiều ý nghĩa khác.

            Nhiều bệnh tật và sinh vật gây bệnh đã được kiểm soát thành công thông qua sự kết hợp các biện pháp trong đó bao gồm sử dụng y học hiện đại và hoá học nông nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp quan trọng, như sốt rét, việc kiểm soát đã không thành công, hoặc hiệu quả của chúng đã bị giảm theo thời gian. Thông thường, các công nghệ cao để giải quyết các vấn đề như vậy là rất đắt, vượt xa khả năng của người nghèo ở các nước đang phát triển.

            Mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, vật ký sinh và vật chủ, đó là sự đồng tiến hoá qua nhiều năm; mối tương tác đó kìm hãm lẫn nhau trong một hệ thống kiểm soát sinh học. Sự biến đổi di truyền trong cây trồng, cá, vật nuôi và quần thể người là cơ sở quan trọng, từ đó một số kháng thể mới có thể tham gia vào việc chống lại sự thay đổi thường xuyên của ký sinh vật, bệnh tật và sự tấn công của vật hại. Những thay đổi về đa dạng di truyền, loài và hệ sinh thái có thể phá vỡ trạng thái cân bằng này.

Các loài thực vật là hệ thống dược liệu truyền thống đã được tồn tại hàng ngàn năm trước và tiếp tục trong thời kỳ hiện đại ngày nay. Tổ chức WHO đã ước tính khoảng 80% dân số của các nước đang phát triển dựa chủ yếu vào nguồn dược liệu truyền thống cho việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu của họ, ngoài ra các sản phẩm từ thực vật có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ của con người trên thế giới. Các ví dụ phổ biến của các loại thuốc dựa vào thực vật bao gồm: Quinin dùng trị bệnh sốt rét, morphin làm giảm đau và thuốc trị ung thư. Các vi sinh vật ngoài ra rất quan trọng đối với sức khoẻ con người- như thuốc kháng sinh penicillin là rất phổ biến. Các sản phẩm tự nhiên còn có giá trị quan trọng như thuốc diệt côn trùng, góp phần cho sức khoẻ con người thông qua việc nâng cao năng suất nông nghiệp và trong kiểm soát các bệnh do con trùng gây ra.

     Đa dạng sinh học có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh tật và sự chết chóc ở vị thành niên và trẻ em. Ví dụ:

                        + Hàng loạt các chất kháng sinh được lấy từ các vi sinh vật sống trong đất của vùng nhiệt đới như: tetracycline và erythromycin, chúng được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh dịch ở tuổi vị thành niên và trẻ em. Khi các vi khuẩn phát triển trở nên kháng thuốc mạnh với các kháng sinh đang dùng thì việc nghiên cứu tìm kiếm một loại mới là hết sức cấp bách.

                        + Sự đau ốm lan tràn, bệnh hemolytic ở trẻ sơ sinh đã được chế ngự bởi sự hiểu biết về cơ chế  xung khắc của nhân tố rezut (Rh) trong máu giữa Rh âm tính của mẹ Rh dương tính trong bào thai - sự hiểu biết đó được lấy từ kinh nghiệm trong nghiên cứu ở khỉ Rhesus và các loài linh trưởng khác.

            + Bệnh sán máng ký sinh đã trở thành dịch ở 74 nước đang phát triển, gây nhiễm hơn 200 triệu người ở vùng nông nghiệp nông thôn ven đô thị. Sán máng xuất hiện trong nước ngọt qua vật chủ trung gian là ốc. Con người bị nhiễm bởi việc tiếp xúc với nước nơi có ốc bị nhiễm sinh sống.

Các cây thuốc và động vật làm thuốc truyền thống góp phần bảo vệ sức khỏe cho hơn 80% dân số trên thế giới, ước tính khoảng 4,5 tỷ người. 57% của hơn 150 phương thuốc điều trị có nguồn gốc từ sinh vật trong tự nhiên. Nếu đa dạng sinh học của các hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp lương thực thực phẩm, nước hay vệ sinh sẽ làm giảm khả năng đề kháng và gây nguy cơ dịch bệnh cho con người.

 4.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng và đa dạng sinh học

            Hệ thống giao thông thường có phạm vi phân bố rộng hoặc hình thành mạng lưới rộng khắp, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của địa phương hoặc vùng. Những tác động trực tiếp bao gồm giết chết sinh vật trên đường (hầu hết là thú), làm xáo trộn (đốn ngã cây ven đường, tăng tiếng ồn,...). Hầu hết các tác động như vậy xuất hiện trong giai đoạn xây dựng hoặc kết quả từ hoạt động giao thông. Những tác động gián tiếp thông thường trầm trọng hơn đối với đa dạng sinh học, như tăng cường khai thác ở những vùng hẻo lánh thường dẫn đến khai thác tài nguyên không bền vững, thay đổi quần thể và sử dụng đất.

            Xây dựng cơ sở hạ tầng thường có những tác động lớn đến đa dạng sinh học như sau:

            + Nơi ở bị mất và xáo trộn: Hầu hết các dự án giao thông là làm giảm diện tích nơi ở tự nhiên. Mất nơi ở xuất hiện trong vùng sử dụng lâu dài cho cơ sở hạ tầng và trong những vùng khai thác cho xây dựng hoặc   chứa đựng vật liệu. Nơi ở bị mất thường xuất hiện trong thời gian xây dựng, còn sự xáo trộn xuất hiện cả trong thời gian xây dựng và hoạt động. Các cấp độ xáo trộn nguyên nhân từ tiếng ồn trong giao thông cao và có xu hướng tăng lên theo thời gian, ngăn cản động vật hoang dã xuất hiện trong những vùng xáo động mạnh (ở những con đường có cường độ hoạt động giao thông cao, thường các loài động vật hoang dã xuất hiện cách đường xa hơn 400mét).

            + Tác động ngăn cách: xuất hiện khi các loài không có khả năng hoặc bất đắt dĩ phải băng qua đường giao thông, sự ngăn cách như vậy làm cản trở dòng di truyền trong một quần thể. Đường bộ, đường sắt và đường thuỷ đều có tác động ngăn cách, vì vậy cầu cống, đường hầm và đường đi của động vật hoang dã là quan trọng.

            + Nơi ở bị chia cắt hoặc cô lập: xuất hiện khi nơi ở tự nhiên bị chia cắt, nơi ở chật hơn và bị vây quanh bởi một nơi không thể trú ngụ được. Thông thường, các khối liên tục tạo nên nơi ở ổn định hơn, nuôi dưỡng nhiều loài hơn một vùng tương đương mà nơi ở bị chia cắt thành từng phần. Nơi ở bị chia cắt tỷ lệ với sự xáo trộn, ô nhiễm và sự xâm chiếm của loài ngoại lai.

            + Tỷ lệ tử vong có lẽ do nhiều nguyên nhân: Một số lớn thú đang bị săn bắt gần những nơi có công trình xây dựng hoặc dễ dàng bắt giữ, săn bắn, bẫy bất cứ ở đâu mà hệ thống giao thông được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi để vào nơi ở của động vật hoang dã và thị trường. Ngoài ra, sự va chạm giữa động vật hoang dã với phương tiện giao thông cũng là nguyên nhân gây chết các loài động vật.

            + Sự ô nhiễm: có thể ảnh hưởng đến không khí, đất, nước. Sự lắng đọng các chất ô nhiễm trong khí quyển và tích luỹ trong đất là nguyên nhân làm thay đổi các loài thực vật dọc theo các tuyến đường bộ, đường sắt và hàng không.

            + Sự chiếm cứ của các loài ngoại lai: liên quan đến những nơi có hành lang giao thông, thường là không cố ý. Các loài cỏ dại phát tán dọc theo đường bộ đường sắt và các loài ký sinh, ăn thịt hoặc phá huỷ sinh vật dọc theo đường thuỷ. Sự định cư dọc theo các hành lang giao thông có thể là kết quả từ sự cạnh tranh giữa vật nuôi và vật hoang dại, sự phát tán dịch bệnh hay những thay đổi cục bộ trong các vụ mùa. 

4.4. Du lịch và đa dạng sinh học

            Chất lượng môi trường tự nhiên của chúng ta mang lại cho nhiều nước đang phát triển những lợi thế tương đối trong du lịch. Du lịch có thể thu nhận được một số sự chi trả của toàn cầu cho đa dạng sinh học bằng cách nâng cao quĩ đầu tư cho bảo tồn và sử dụng bền vững, có thể nâng cao nhận thức cho các nước đang phát triển về giá trị của đa dạng sinh học. Nhưng du lịch cũng có thể đe doạ đến tài nguyên sinh học do những hoạt động kinh tế kèm theo. Vì vậy, một thách thức lớn là nâng cao lợi ích kinh tế nhưng phải giới hạn những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội.

            Du lịch là một phần quan trọng của kinh tế toàn cầu. Theo Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới, du lịch và lữ hành toàn cầu trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra 11% GDP toàn cầu. Cung cấp 200 triệu việc làm, chiếm 8% tổng công việc trên thế giới; ước tính 5,5% triệu việc làm mới sẽ được tạo ra mỗi năm trong ngành du lịch tính đến năm 2010.

            Các cơ hội phát triển du lịch tiếp tục được mở rộng khi số du khách đang tăng lên, nhưng các hoạt động du lịch không cân bằng giữa các vùng khác nhau và các lục địa khác nhau. Ở châu Phi, khoảng 50% du khách chỉ đến thăm phía Bắc và hầu hết nghỉ ngơi để đến phía Nam và Tây châu Phi.

            Lợi ích của du lịch:

            Các nước vùng nhiệt đới cần phải sử dụng lợi ích của du lịch để khuyến khích cộng đồng địa phương duy trì bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý bền vững. Đây là một trong những thách thức lớn nhất để phát triển, vấn đề này có thể được làm đặc biệt ở nơi mà:

                        + tương đối an toàn hoặc có quyền nắm giữ toàn bộ tài nguyên đất đai và sinh học - đây là vấn đề cơ bản để các cộng đồng địa phương có khả năng tham gia vào quyết định và hưởng lợi từ du lịch;

                        + các cộng đồng địa phương có các kỹ năng tham gia  quản lý và kinh doanh trong du lịch;

                        + quan hệ trực tiếp đến kinh tế thông qua việc làm của lao động địa phương hoặc hưởng lợi từ hàng hoá và dịch vụ;

            Mối liên hệ giữa cộng đồng địa phương và phát triển kinh tế có thể thay đổi mô hình khuyến khích cải thiện sử dụng đa dạng sinh học. Nơi mà cộng đồng địa phương kiếm được thu nhập đáng kể thông qua tham gia vào du lịch, du lịch có thể thay thé chiến lược sinh kế tránh khỏi sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học. Nhưng ở những mà lợi ích từ du lịch thấp hơn, họ có thể đầu tư cho những hoạt động không hổ trợ cho đa dạng sinh học hoặc đe doạ đến đa dạng sinh học.

            Du lịch có thể làm giảm tài nguyên thiên nhiên của địa phương, ví dụ, nơi dùng để nhìn ngắm có xu hướng làm thu hẹp đến nghiêm ngặt ở những vùng mà dân cư địa phương có thể khai thác tài nguyên hoang dã.  Đây có thể là những tác động tiêu cực lên tài nguyên đa dạng sinh học do việc tập trung khai thác tài nguyên của địa phương trong một diện tích nhỏ hơn hoặc do sự yếu kém trong hệ thống quản lý của địa phương. Cơ hội nâng cao sinh kế thông qua du lịch vì vậy rất hay thay đổi cũng như tác động của nó.

            Tác động của du lịch:

            Du lịch số đông với điểm đến là đô thị hoặc vùng nghỉ dưỡng thường tác động nhỏ đến đa dạng sinh học, đặc biệt là những điểm đến hoàn toàn đã được phát triển. Nhưng tất cả các dạng du lịch số đông phụ thuộc một vài phạm vi của các quá trình môi trường và chức năng hệ sinh thái. Du lịch số đông có thể tác động đáng kể thông quả sử dụng tài nguyên quá mức, ô nhiễm và các công trình xây dựng

            Du lịch dựa vào thiên nhiên: các du khách bị hấp dẫn bởi các hệ sinh thái mỏng manh và vì vậy phải chịu thương tổn đáng kể từ việc làm giảm hoặc xáo trộn nơi ở của sinh vật hoang dã. Số lượng du khách tăng lên tác động đến tập tính của động vật hoang dã chưa được nghiên cứu nhiều nhưng là bằng chứng cần thiết để lo lắng về vấn đề này.

 4.5. Vật nuôi và đa dạng sinh học

            Một khảo sát cho thấy rằng các vật nuôi góp phần vào sinh kế của ít nhất 70% người nghèo vùng nông thôn trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều giống vật nuôi đang trong tình trạng bị đe doạ về sự thoái hoá di truyền, vì vậy cần được quan tâm để đảm bảo không liên quan đến các mục tiêu phát triển trong tương lai. Hơn nữa, sự tác động của việc thay đổi cơ cấu năng suất vật nuôi lên môi trường cũng như những vấn đề liên quan cần được quan tâm.

            Các loài động vật đã được thuần hoá từ 12 nghìn năm trước. trong số 40 nghìn loài có xương sống trên trái đất, có 40 loài đã được chọn sử dụng cho các mục đích khác nhau của con người trong nuôi dưỡng và thuần hoá. Trong đó chỉ có 14 loài cho năng suất hơn 90% năng suất vật nuôi toàn cầu.

            Gần 1,96 tỷ người sống dựa vào sự cung cấp của các vật nuôi cho những nhu cầu cần thiết hàng ngày. Các vật nuôi và sản phẩm của nó cung cấp ít nhất 30% nhu cầu của con người làm thực phẩm và sản xuất nông nghiệp ở những dạng khác nhau như: thịt, sữa, các sản phầm từ sửa, trứng, lông,....Khoảng 250 triệu cá thể động vật cung cấp 60% năng lượng thô cho đất nông nghiệp, trong đó lớn nhất là ở châu Phi và Nam Mỹ, phân của vật nuôi bổ sung khoảng 70% dinh dưỡng cho đất ở các nước đang phát triển.

            Các vật nuôi không chỉ cung cấp cho các tiểu nông nguồn thực phẩm mà còn thu nhập của họ. Ở Mali, 78% thu nhập nhận được từ các trang trại hỗn hợp nhỏ có nuôi động vật. Năng suất thịt toàn cầu cho thấy 54% là từ vật nuôi trong các đồng cỏ, 37% từ hệ thống nuôi công nghiệp và 9% từ hệ thống trang trại hỗn hợp. Các loài vật nuôi có thể thực hiện thành công ở những vùng đất khô hạn hoặc bán khô hạn, nơi mà không phù hợp cho nông nghiệp, năng suất vật nuôi liên tục tăng trong vùng đất khô hạn nhờ các chủ trang trại đã có các phương tiện và áp dụng tốt nhất cho hoạt động đó vừa làm phục hồi các hệ sinh thái.

            Trong số 14 loài được thuần dưỡng có 3831 giống được tạo ra trong thế kỷ 20. Trong đó có 618 giống chiếm 16% đã bị tuyệt chủng và 15% xếp vào loại nguy cấp. Sự mất mát này là quan trọng. Nhóm gen của vật nuôi là nhỏ bởi vì chỉ có một ít có quan hệ với vật hoang dã, nghĩa là những nhóm bị mất đi có thể không được bù đắp từ các nguồn gen khác.

            Sự suy thoái di truyền của vật nuôi có nguyên nhân từ việc thay thế các giống đang được nuôi với một sự chọn lọc nhỏ từ các giống có năng suất cao. Nguyên nhân này không chỉ từ sự thay thế mà còn từ sự tạp giao chéo, sự loại giống thông qua thay đổi hệ thống sản phấm. Sự hạn chế hoặc khuyến khích sử dụng các vật nuôi nào đó hoặc hệ thống sản xuất đã dẫn đến thay đổi giống vật nuôi có tính chiến lược đã làm mất đi các giống địa phương hoặc làm mất các đặc trưng thích nghi của chúng.

            Các vật nuôi có thể tác động có lợi cho các đồng cỏ trong những điều kiện tối ưu như:

                        + Các loài ăn cỏ có thể làm đa dạng lớp thực vật bề mặt của các vùng đất hoặc đồng cỏ.

                        + Hoạt động của vật ăn cỏ thấp hoặc có mức độ ở những vùng bán khô hạn làm tăng khả năng thấm nước trong đất.

            Tuy nhiên, chúng cũng có những tác động tiêu cực:

                        + Ở những vùng bán khô hạn, cỏ bị suy giảm và đất bị xói mòn có nguyên nhân từ việc chăn thả và sử dụng cỏ quá mức do quần thể vật nuôi quá cao. Điều này có liên quan đến sự tăng định cư của con người đã gây nhiều ảnh hưởng như: tăng cường canh tác lên vùng đất sử dụng cho vật ăn cỏ, khai thác nhiên liệu gổ củi, khai thác quá mức lên vùng đất phục hồi và làm giảm hoạt động của các đàn gia súc.

            Ở những nơi có mật độ dân số cao như Đông Á, ở đó mật đô dân số và vật nuôi đều cao và thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cao, nguồn dinh dưỡng thu được từ năng suất nuôi công nghiệp và chất thải động vật đã vượt quá khả năng hấp thu của đất và nước, kết quả làm mất đa dạng sinh học, ô nhiễm nước ngầm, gây phú dưỡng hệ thống thuỷ vực và ô nhiễm đất. Ngược lại, số lượng vật nuôi cao trong hệ thống nuôi trồng của các tiểu nông ở Đông Phi và Đông Nam Á lại góp phần tích cực cho sự ổn định của nông nghiệp nhờ vào việc nâng cao dinh dưỡng cho đất và năng lượng thô thông qua sự cung cấp phân từ vật nuôi.

            Kinh tế cấp độ lớn bị khủng hoảng trong thời gian từ 1970 đên 1980 đã dẫn đến mất một diện tích lớn của rừng từ sự thay đổi trong chăn nuôi. Ước tính 44% rừng bị tàn phá ở Trung Mỹ là kết quả từ các nông trại ở vùng giáp rừng.

            Ở mức độ toàn cầu, hoạt động chăn nuôi góp phần đáng kể các khí CO2, NO2, và CH4, đó là những khí nhà kính gây hiện tượng ấm lên toàn cầu.

4.6. Nghề cá và đa dạng sinh học

            Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản là một ngành kinh tế quan trọng đối với các nước đang phát triển trên toàn cầu. Vai trò của nghề cá trong việc cung cấp sinh kế cho cộng đồng ở vùng nông thôn cũng không kém phần quan trọng. Khoảng 75% bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước, có khoảng 28.000 loài cá được ghi nhận sống trong môi trường nước trong đó 40% sống ở nước ngọt. Khoảng 25% các loài cá biển sống trong các rạn san hô. Các loài thuỷ sản đã cung cấp cho con người các nguồn thực phẩm cốt yếu: protein, mỡ, dầu, vitamin và khoáng chất. Khoảng 60% protein động vật ở Indonesia và 50% ở Ghana được cung cấp từ cá. Hơn 13 triệu người trong vùng đồng bằng cửa sông ở Bangladesh có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nghề cá ở một vài thời điểm trong năm, ở đây hầu hết các loại cá đều được tiêu thụ, không kể nhỏ. Trong hai thập kỷ qua, năng suất đánh bắt thuỷ sản trên thế giới tương đối ổn định. Hiện nay, khoảng 44% năng suất của biển đã được khai thác, trong đó 25% là cá. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang bị đe doạ bởi sức ép từ sự khai thác quá mức đến ô nhiễm các thuỷ vực.

             Việc khai thác quá mức đã tác động lớn đến đa dạng sinh học dẫn đến kiệt quệ nguồn cá khai thác. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của hệ sinh thái biển, bao gồm cả năng suất. Do đó cần phải có các qui tắc và khuyến khích về đạo đức nghề cá, duy trì năng suất, đa dạng sinh học và môi trường. Tuy nhiên, cá là một nguồn tài nguyên mở và di chuyển, do vậy việc xây dựng các khái niệm và áp chế là một vấn đề hạn chế. Đây là một vấn đề nghiêm trọng bởi thiếu các thông tin chính xác để thiết lập các quy tắc và thoả thuận nghề cá quốc tế, điều này đã góp phần tiếp tục khai thác quá mức. Những vấn đề đó đã bị bỏ qua do những thành tựu kinh tế đạt được từ nghề cá, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Những tác động lên năng suất cá và môi trường biển thường dẫn đến những xung đột với các sinh kế thủ công ở vùng ven bờ.

            Vì vậy, quản lý đa dạng sinh học và nghề cá tự nó phải dựa vào sự sở hữu các thông tin chính xác, các nước đang phát triển cần phải chấp nhận các thể chế phù hợp nhất ở các mức độ: cộng đồng, quốc gia và vùng. Việc xây dựng năng lực về thông tin, giáo dục và khả năng nghiên cứu ở các nước đang phát triển là đặt biệt quan trọng.              

4.7. Đa dạng sinh học và đa dạng văn hoá

Suy thoái tài nguyên thiên nhiên và mất đa dạng sinh học không chỉ đơn thuần là do nhu cầu phát triển kinh tế, hay do áp lực dân số ngày càng tăng lên mà còn là vấn đế rất phức tạp liên quan đến lối sống của con người, phong tục tập quán, thái độ hành vi của từng cá nhân, của cộng đồng, dân tộc. Hay nói cách khác là truyền thống văn hoá. Truyền thống văn hoá được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội, được hình thành dưới nhiều dạng khác nhau, được truyền từ đời này sang đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản xuất và thực hành xã hội.

Trong mối quan hệ giữa văn hoá với tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc thể hiện ở thế ứng xử của dân tộc ấy. Mỗi tộc người có một nền văn hoá riêng và quan niệm riêng về tài nguyên thiên nhiên; trong cách ứng xử cũng được thể hiện một cách khác nhau. Vì vậy, đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa thường liên quan với nhau. Những khu vực nhiệt đới rừng thiêng nước độc trên thế giới, nơi tập trung cao mật độ các loài cũng thường là những nơi con người có sự phong phú đa dạng nhất về ngôn ngữ và văn hóa. Những sự tách biệt về địa lý do núi, sông thường thuận lợi cho nhiều loài phát triển và cũng thuận lợi cho sự khác biệt giữa các nền văn hóa nhân loại. Sự đa dạng văn hóa tìm thấy được ở những nơi như Trung Phi, Amazôn, Niu Ghinê và Đông Nam Á đại diện cho một trong những di sản văn hóa của xã hội loài người, cung cấp cái nhìn toàn diện cho triết học, tôn giáo học, âm nhạc, nghệ thuật, quản lý tài nguyên và tâm lý học. Việc bảo vệ những nền văn hóa truyền thống đó trong môi trường tự nhiên của nó sẽ tạo cơ hội để đạt được cả hai mục đích: bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì đa dạng văn hóa.

Đa dạng văn hóa gắn bó chặt chẽ với đa dạng gen của nhiều loại cây trồng. Đặc biệt ở khu vực miền núi, những nền văn hóa bị cách biệt bởi nhân tố địa lý, cho phép phát triển nhiều giống cây bản địa; những cây trồng này thích ứng với khí hậu, đất và các loài sâu hại địa phương và rất phù hợp với khẩu vị của dân cư ở đây. Những quỹ gen của các cây này có một ý nghĩa to lớn cho nền nông nghiệp hiện đại trên toàn cầu bởi vì chúng chứa đựng những tiềm năng cho việc cải thiện những giống cây trồng mới.

4.8. Một số nguyên lý áp dụng ở các khu bảo tồn và dân địa phương.



tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương