Chương 1 LẤy mẫu và chia mẫU



tải về 2.36 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2017
Kích2.36 Mb.
#34921
  1   2   3   4   5   6   7
TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 322:2003

PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM HẠT GIỐNG CÂY TRỒNG

YÊU CẦU KỸ THUẬT



Seed Testing Methods

Chương 1

LẤY MẪU VÀ CHIA MẪU

(Sampling)

1.1. Mục đích

Mục đích của việc lấy mẫu và chia mẫu là lấy ra một mẫu nhỏ, có khối lượng phù hợp để thực hiện các phép thử cần thiết và xác suất có mặt của các thành phần ở trong mẫu là đại diện cho lô hạt giống.

1.2. Định nghĩa



1.2.1. Lô hạt giống (seed lot)

Lô hạt giống là một lượng hạt giống cụ thể, có cùng nguồn gốc và mức chất lượng, được sản xuất, chế biến, bảo quản cùng một qui trình, có thể nhận biết được một cách dễ dàng và không vượt quá khối lượng qui định.



1.2.2. Mẫu điểm (primary sample)

Mẫu điểm là một lượng nhỏ hạt giống được lấy ra từ một điểm ở trong lô hạt giống.



1.2.3. Mẫu hỗn hợp (composite sample)

Mẫu hỗn hợp được tạo thành bằng cách trộn tất cả các mẫu điểm được lấy từ lô hạt giống.



1.2.4. Mẫu gửi (submitted sample)

Mẫu gửi là mẫu được gửi đến phòng kiểm nghiệm. Mẫu gửi phải có khối lượng tối thiểu như qui định ở 1.6.3 và có thể bao gồm toàn bộ hoặc một phần của mẫu hỗn hợp.



1.2.5. Mẫu phân tích (working sample)

Mẫu phân tích là một mẫu giảm được lấy ra từ mẫu gửi ở phòng kiểm nghiệm để thực hiện một trong các phép thứ nêu ở trong tiêu chuẩn này.



1.2.6. Mẫu giảm (sub-sample)

Mẫu giảm là một phần của mẫu, được làm giảm khối lượng bằng cách dùng một trong các phương pháp chia mẫu được qui định ở 1.7.3.



1.2.7. Mẫu lưu (stored sample)

Mẫu lưu là một phần của mẫu gửi hoặc mẫu sau phân tích được lưu giữ, bảo quản trong những điều kiện thích hợp ở phòng kiểm nghiệm dùng để kiểm tra một số chỉ tiêu chất lượng của lô hạt giống khi cần thiết.



1.2.8. Niêm phong (sealed)

Niêm phong có nghĩa là vật chứa hoặc bao chứa hạt giống được đóng và gắn kín sao cho nếu chúng bị mở ra thì sẽ làm hỏng dấu niêm phong hoặc để lại chứng cớ can thiệp. Định nghĩa này có liên quan đến việc niêm phong lô hạt giống và mẫu gửi.

1.3. Các nguyên tắc chung

Các mẫu điểm lấy ngẫu nhiên từ lô hạt giống, có khối lượng gần bằng nhau ở các vị trí khác nhau trong lô hạt giống và trộn đều thành mẫu hỗn hợp. Từ mẫu hỗn hợp, dùng một trong các phương pháp chia mẫu như qui định ở 1.7.3 để lấy ra các mẫu gửi có khối lượng phù hợp.

1.4. Lô hạt giống

Để được cấp Chứng chỉ, lô hạt giống phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:



1.4.1. Khối lượng của lô hạt giống

Lô hạt giống không được vượt quá khối lượng nêu ở Bảng 1A. Khi lô hạt giống có khối lượng vượt quá qui định này thì phải chia thành các lô nhỏ hơn để có khối lượng không vượt quá qui định, mỗi lô sẽ được nhận biết bằng một mã hiệu riêng.

Lô hạt giống sẽ được coi là lô nhỏ nếu có khối lượng bằng hoặc nhỏ hơn 1% khối lượng tối đa qui định ở Bảng 1A. Đối với những lô hạt giống có khối lượng nhỏ như vậy thì mẫu gửi có thể được phép nhỏ hơn (xem 1.6.3.), nhưng phải đảm bảo đủ để thực hiện các phép thử được yêu cầu.

1.4.2. Tính đồng nhất của lô hạt giống

Tại thời điểm lấy mẫu, lô hạt giống phải đảm bảo tính đồng nhất. Trong trường hợp nghi ngờ về sự không đồng nhất của lô hạt giống thì có thể tiến hành xác định tính không đồng nhất của lô hạt giống như qui định ở Phụ lục D-Thử nghiệm tính không đồng nhất đối với các lô hạt giống chứa trong nhiều loại bao chứa.



1.4.3. Vật chứa

Lô hạt giống phải được chứa ở trong các vật chứa (bao, côngtenơ, kho kín...) được niêm phong hoặc có thể niêm phong được và được gắn thẻ hoặc đánh dấu để nhận biết bằng một mã hiệu duy nhất. Chứng chỉ Lô hạt giống sẽ không cấp cho những lô đổ rời hoặc chứa trong các vật chứa không niêm phong hoặc không thể niêm phong được.



1.4.4. Đánh dấu và niêm phong lô hạt giống

Tại thời điểm lấy mẫu, tất cả các vật chứa phải được gắn thẻ hoặc đánh dấu để nhận ra đúng lô giống tương ứng với mã hiệu ở trên phiếu chứng chỉ. Mã hiệu của lô hạt giống phải thống nhất và thông báo cho phòng kiểm nghiệm có trách nhiệm giám sát hệ thống chứng nhận hạt giống.

Các vật chứa phải niêm phong hoặc được niêm phong dưới sự giám sát của người lấy mẫu hoặc dạng vật chứa tự niêm phong được công nhận bởi phòng kiểm nghiệm chịu trách nhiệm về việc lấy mẫu. Vật chứa sẽ được coi là đã được niêm phong nếu đảm bảo chắc chắn không thể mở ra được nếu không làm hỏng dấu niêm phong hoặc để lại chứng cớ can thiệp. Nếu các vật chứa không phải là dạng tự niêm phong thì sẽ được gắn dấu niêm phong chính thức bằng loại dấu không tẩy xóa được hoặc thẻ không tháo ra được, dưới sự kiểm soát của người lấy mẫu. Nếu lô hạt giống hoặc một phần lô hạt giống chưa niêm phong thì cả lô hoặc phần của lô hạt giống đó sẽ không được tiến hành lấy mẫu.

1.5. Thiết bị

Việc lấy mẫu lô hạt giống sẽ được thực hiện bằng cách dùng các phương pháp và thiết bị thích hợp. Các thiết bị và dụng cụ lấy mẫu cần thiết bao gồm:

- Xiên lấy mẫu.

- Cân có độ chính xác thích hợp.

- Dụng cụ chia mẫu.

- Các dụng cụ khác: túi, bao đựng mẫu, thẻ ghi chép, dụng cụ niêm phong...

1.6. Cách tiến hành lấy mẫu lô hạt giống



1.6.1. Hướng dẫn chung

Việc lấy mẫu để cấp Chứng chỉ phải được thực hiện bởi những người đã được đào tạo, có kinh nghiệm và được cấp giấy công nhận chính thức về lấy mẫu. Những qui định về lấy mẫu ở trong tiêu chuẩn này phải được tuân thủ khi tiến hành lấy mẫu lô hạt giống.

Để lô hạt giống được cấp chứng chỉ thì lô hạt giống phải được sắp xếp thuận lợi cho việc đi vào lấy mẫu ở từng vật chứa. Nếu lô hạt giống hoặc vật chứa không đáp ứng các qui định này thì việc lấy mẫu sẽ không được tiến hành và yêu cầu phải sắp xếp lại lô hạt giống. Theo yêu cầu của người lấy mẫu, chủ sở hữu của lô hạt giống phải cung cấp đầy đủ mọi thông tin liên quan đến quá trình hình thành lô hạt giống đó. Việc lấy mẫu sẽ bị hủy bỏ khi có bằng chứng rõ ràng về tính không đồng nhất của lô hạt giống.

Đối với các lô hạt giống chứa trong nhiều dạng vật chứa, nếu nghi ngờ về tính không đồng nhất của lô hạt giống thì thực hiện theo qui định ở Phụ lục D-Thử nghiệm tính không đồng nhất ở các lô hạt giống chứa trong nhiều dạng vật chứa



1.6.2. Số lượng mẫu điểm

Đối với những lô hạt giống ở trong các vật chứa hoặc bao chứa từ 15 đến 100kg, số lượng mẫu điểm tối thiểu cần lấy theo qui định sau:



1-4 bao

Lấy mẫu ở tất cả các bao, mỗi bao lấy 3 mẫu điểm

5-8 bao

Lấy mẫu ở tất cả các bao, mỗi bao lấy 2 mẫu điểm

9-15 bao

Lấy mẫu ở tất cả các bao, mỗi bao lấy 1 mẫu điểm

16-30 bao

Lấy tổng số 15 mẫu điểm

31-59 bao

Lấy tổng số 20 mẫu điểm

60 bao hoặc hơn

Lấy tổng số 30 mẫu điểm

Đối với các lô hạt giống ở trong vật chứa hoặc bao chứa nhỏ hơn 15kg, các bao chứa sẽ được gộp thành các đơn vị không vượt quá 100kg và mỗi đơn vị này được coi là một bao chứa nêu trong qui định trên.

Khi lấy mẫu hạt giống ở các vật chứa hoặc bao chứa lớn hơn 100kg hoặc từ dòng hạt đang đi vào các bao chứa, thì yêu cầu tối thiểu theo qui định sau đây:



Khối lượng lô

Số lượng mẫu điểm cần lấy

≤500kg

Lấy ít nhất 5 mẫu điểm

501-3.000kg

Cứ 300 kg lấy một mẫu điểm, nhưng không dưới 5 mẫu điểm

3.001-20.000kg

Cứ 500 kg lấy một mẫu điểm, nhưng không dưới 10 mẫu điểm

≥20.001kg

Cứ 700 kg lấy một mẫu điểm, nhưng không dưới 40 mẫu điểm

Trong mọi trường hợp, khi lấy mẫu lô hạt giống dưới 15 bao chứa hoặc vật chứa thì số lượng mẫu điểm được lấy ở mỗi bao chứa như nhau đối với những bao chứa được chọn để lấy mẫu.

1.6.3. Khối lượng mẫu gửi

Khối lượng tối thiểu của các mẫu gửi qui định như sau:

- Mẫu để xác định độ ẩm: 100g đối với các loài phải xay mẫu và 50g đối với các loài khác như qui định ở Bảng 1A.

- Mẫu để làm các phép thử khác: Ít nhất phải có khối lượng như qui định ở Bảng 1A.

- Đối với lô hạt giống có khối lượng nhỏ (xem 1.4.1.) thì mẫu gửi phải có khối lượng ít nhất bằng khối lượng của mẫu phân tích độ sạch nêu ở Bảng 1A, với điều kiện không yêu cầu kiểm tra hạt khác loài và hạt khác giống.

Trong trường hợp mẫu gửi có khối lượng nhỏ hơn qui định, thì phòng kiểm nghiệm sẽ thông báo cho người lấy mẫu và việc phân tích sẽ không được tiến hành cho đến khi nhận được một mẫu gửi khác; trừ trường hợp hạt giống rất đắt thì việc phân tích được thực hiện ở mức tối thiểu có thể được và kết quả phân tích được công bố như sau:

“Mẫu gửi đến chỉ có khối lượng... g, không phù hợp với qui định của phương pháp kiểm nghiệm hạt giống”.

1.6.4. Cách lấy các mẫu điểm

Các mẫu điểm có kích thước gần bằng nhau lấy từ mỗi vị trí được chọn để lấy mẫu ở trong bao chứa hoặc vật chứa, hoặc từ mỗi điểm được chọn để lấy mẫu ở trong thùng chứa lớn. Các phương pháp thích hợp được mô tả ở Phụ lục Chương 1 (1.6.4.A.).

Khi lô hạt giống chứa trong bao hoặc vật chứa, thì bao hoặc vật chứa được chọn để lấy mẫu một cách ngẫu nhiên đều khắp cả lô và các mẫu điểm sẽ được lấy ở đỉnh, ở giữa và ở đáy bao, nhưng không nhất thiết lấy nhiều hơn một vị trí ở trong một bao, trừ khi phải lấy 2 hoặc 3 mẫu điểm ở mỗi bao như qui định ở 1.6.2.

Khi hạt giống đựng trong thùng hoặc vật chứa lớn, các mẫu điểm sẽ được lấy ở các vị trí và độ sâu ngẫu nhiên.

Trong trường hợp hạt giống có vỏ ráp không thể chảy tự do được, các mẫu điểm có thể được lấy bằng tay.

Khi hạt giống đóng gói ở trong các vật chứa nhỏ hoặc vật chứa chống ẩm (hộp sắt tây hoặc bao, túi nilon), thì nên lấy mẫu trước khi hạt được đưa vào vật chứa. Khi không thực hiện được thì một số lượng vật chứa vừa đủ sẽ được mở ra để lấy các mẫu điểm, sau đó sẽ được đóng lại hoặc chuyển hạt giống sang các vật chứa mới.

Mẫu hạt giống cũng có thể được lấy trên băng chuyền đóng gói, miễn là mẫu phải được lấy đồng đều ngang qua mặt cắt của dòng hạt và không làm rơi vãi hạt ra ngoài.

1.6.5. Lập mẫu hỗn hợp

Nếu các mẫu điểm đồng nhất thì chúng được gộp lại để tạo thành một mẫu hỗn hợp.



1.6.6. Lập mẫu gửi

Các mẫu gửi được lập bằng cách giảm mẫu hỗn hợp đến kích thước phù hợp bằng một trong các phương pháp nêu ở 1.7.3, hoặc dùng loại thiết bị lớn hơn nếu cần thiết.

Nếu khó trộn và giảm mẫu một cách chính xác ở điều kiện nơi lấy mẫu, thì toàn bộ mẫu hỗn hợp sẽ được chuyển đến phòng kiểm nghiệm để giảm mẫu.

Nếu mẫu hỗn hợp có kích thước vừa đủ thì có thể được coi là mẫu gửi mà không cần phải giảm mẫu.

Các mẫu bổ sung do chủ lô hạt giống yêu cầu tại thời điểm lấy mẫu, nếu được chấp nhận, cũng sẽ được chuẩn bị như cách lập mẫu gửi và sẽ được ghi là “Mẫu thứ hai”.

1.6.7. Gửi mẫu

Mẫu gửi được ghi mã hiệu của lô hạt giống để khẳng định sự liên quan giữa mẫu và lô hạt giống. Để được cấp Chứng chỉ của lô hạt giống thì mẫu gửi phải được niêm phong.

Các mẫu sẽ được đóng gói để tránh bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Các mẫu chỉ được đóng gói trong bao chống ẩm đối với mẫu phân tích độ ẩm hoặc trong trường hợp lô hạt giống đã được làm khô đến độ ẩm thấp và cũng được chứa ở trong các vật chứa chống ẩm. Các mẫu đựng trong bao chống ẩm, phải dồn hết không khí ra khỏi mẫu. Mẫu thử nẩy mầm không đóng gói trong bao chống ẩm, nếu không đáp ứng điều kiện trên.

Các mẫu cần gửi đến các phòng kiểm nghiệm hạt giống càng sớm càng tốt và phải do người lấy mẫu trực tiếp gửi, không được gửi qua chủ của lô giống, người đề nghị kiểm tra hoặc những người không được ủy quyền lấy mẫu. Nếu hạt giống đã được xử lý hóa chất thì tên của hóa chất xử lý phải được thông báo cho phòng kiểm nghiệm biết.

1.7. Cách tiến hành ở phòng thí nghiệm

1.7.1. Khối lượng tối thiểu của mẫu phân tích

Khối lượng tối thiểu của các mẫu phân tích được qui định ở từng phép thử.



1.7.2. Lập mẫu phân tích

Tại phòng kiểm nghiệm hạt giống, mẫu gửi sẽ được chia và làm giảm khối lượng để có mẫu phân tích phù hợp với qui định đối với từng phép thử.

Mẫu gửi trước hết được trộn đều. Sau đó, mẫu phân tích được lập bằng cách chia đôi nhiều lần, hoặc bằng cách lấy ra các phần nhỏ ngẫu nhiên rồi sau đó gộp và trộn lại. Các thiết bị và phương pháp được mô tả ở Phụ lục Chương 2.

Phương pháp chia đôi mẫu bằng tay chỉ được phép áp dụng đối với một số loài được qui định ở Phụ lục (1.7.3.A.4).

Các mẫu phân tích được lấy riêng, sau khi lấy mẫu phân tích hoặc nửa mẫu phân tích đầu tiên thì phần còn lại của mẫu gửi sẽ được trộn lại trước khi mẫu thứ hai hoặc nửa mẫu thứ hai được lấy.

Khi cần kiểm nghiệm lại thì một phần mẫu sẽ được lấy ra từ mẫu lưu theo một trong các phương pháp qui định ở 1.7.3. Phần còn lại sẽ được lưu giữ ở trong kho bảo quản.



1.7.3. Các phương pháp chia mẫu

1.7.3.1. Chia mẫu bằng thiết bị

Phương pháp này thích hợp cho tất cả các loại hạt giống, trừ các dạng hạt quá nhẹ và ráp không thể dùng các thiết bị chia mẫu được.



a) Thiết bị chia mẫu dạng nón (Boerner divider)

Thiết bị chia mẫu dạng nón, thường có 2 loại, loại kích thước nhỏ hơn cho các loài có hạt giống nhỏ và loại kích thước lớn hơn cho các loài có hạt giống lớn (lúa, ngô và đậu đỗ, hoặc lớn hơn). Các bộ phận chính gồm phễu chứa mẫu và thùng chia có dạng nón gồm các vách ngăn hướng hạt vào 2 khay hứng.

Các hướng dẫn chi tiết được nêu ở Phụ lục Chương 1 (1.7.3.A.1(a))

b) Thiết bị chia mẫu dạng hộp (Soil divider)

Là dạng thiết bị đơn giản hơn, được thiết kế trên cùng một nguyên tắc như thiết bị chia mẫu dạng nón. Các khe dẫn được bố trí thành một hàng thẳng thay cho việc bố trí thành vòng tròn như ở thiết bị chia mẫu dạng nón. Thiết bị này gồm một hộp chứa mẫu với các khe hoặc máng dẫn đính vào, một cái khung để giữ hộp đựng mẫu, hai cái khay đựng mẫu và một cái xẻng xúc mẫu.

Các hướng dẫn chi tiết nêu ở Phụ lục Chương 1 (1.7.3.A.1(b))

(c) Thiết bị chia mẫu ly tâm (Centrifugal divider)

Thiết bị chia mẫu ly tâm, dùng lực ly tâm để trộn và rải hạt lên khắp bề mặt chia.

Các hướng dẫn chi tiết nêu ở Phụ lục Chương 1 (1.7.3.A.1(c))

1.7.3.2. Chia mẫu bằng dụng cụ cải tiến

Phương pháp này thích hợp cho hầu hết các loại hạt giống

Các hướng dẫn chi tiết nêu ở Phụ lục Chương 1 (1.7.3.A.2)

1.7.3.3. Chia mẫu bằng thìa

Phương pháp này chỉ được dùng đối với các mẫu hạt giống có kích thước nhỏ hoặc khi cần lấy ra một lượng mẫu rất nhỏ.

Các hướng dẫn chi tiết nêu ở Phụ lục Chương 1 (1.7.3.A.3)

1.7.3.4. Chia mẫu bằng tay

Phương pháp này chỉ dùng đối với một số loại hạt có vỏ ráp như lúa, hạt cỏ...

Các hướng dẫn chi tiết nêu ở Phụ lục Chương 1 (1.7.3.A.4).

1.7.4. Bảo quản mẫu

1.7.4.1. Trước khi kiểm nghiệm

Cần phải bắt đầu kiểm nghiệm mẫu ngay trong ngày tiếp nhận. Nếu phải để chậm lại thì mẫu cần được bảo quản trong những điều kiện sao cho những thay đổi về chất lượng của hạt giống được giảm đến mức thấp nhất.



1.7.4.2. Sau khi kiểm nghiệm

Các mẫu sau phân tích được bảo quản tối thiểu 3 tháng kể từ ngày cấp chứng chỉ, trong những điều kiện phù hợp để giảm đến mức thấp nhất mọi sự thay đổi về chất lượng nhằm giải quyết các khiếu nại của người gửi mẫu về các kết quả kiểm nghiệm.



Khi cần kiểm nghiệm lại thì một phần mẫu sẽ được lấy ra từ mẫu lưu theo một trong các phương pháp qui định ở 1.7.3. Phần còn lại sẽ được lưu giữ ở trong kho bảo quản.

1.7.4.3. Mẫu lưu

Mẫu lưu từ mẫu gửi: Được bảo quản tối thiểu sau một vụ trong những điều kiện phù hợp để giảm đến mức thấp nhất mọi sự thay đổi về chất lượng nhằm giải quyết các tranh chấp về tính đúng giống và độ thuần của lô giống trong những trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, phòng kiểm nghiệm sẽ không chịu trách nhiệm đối với mọi sự hư hỏng xảy ra do chất lượng ban đầu của mẫu.

Mẫu lưu sau phân tích: Toàn bộ mẫu sau phân tích sẽ được bảo quản tối thiểu 3 tháng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến kết quả kiểm nghiệm.

1.7.5. Trình tự phân tích mẫu trong phòng kiểm nghiệm

 

Chương 2

PHÂN TÍCH ĐỘ SẠCH

(Purity analysis)

2.1. Mục đích



a) Xác định tỷ lệ phần trăm khối lượng các thành phần ở trong mẫu thử nghiệm, từ đó suy ra tỷ lệ các thành phần ở trong lô hạt giống.

b) Nhận biết các hạt khác loài và các dạng tạp chất có ở trong mẫu.

2.2. Định nghĩa



2.2.1. Hạt sạch (pure seed)

Hạt sạch là hạt của loài cây trồng mà người gửi mẫu yêu cầu kiểm tra hoặc chiếm ưu thế ở trong mẫu phân tích, bao gồm tất cả các giống của loài cây trồng đó.

Hạt sạch gồm các thành phần sau đây:

1) Các hạt giống nguyên vẹn (kể cả các hạt xanh non, bé nhỏ, teo quắt, bị bệnh hoặc đã nảy mầm nhưng vẫn có nội nhũ và được xác định chắc chắn là của loài đó nếu chúng không bị chuyển thành hạch nấm, cục nấm hoặc nốt tuyết trùng) và các dạng hạt giống đặc biệt như bông chét, quả bế, quả nẻ, quả dĩnh... được qui định đối với từng chi (genus) hoặc từng loài (species) ở phần định nghĩa về hạt sạch trong Phụ lục Chương 2 (2.2.1.A.1. và 2.2.1.A.2.).

2) Các mẩu vỡ của hạt giống có kích thước lớn hơn một nửa kích thước ban đầu của chúng.

3) Các hạt có phần phụ đính cùng: Các hạt có phần phụ đính cùng được qui định và báo cáo như ở Phụ lục (2.2.1..A.5.).



2.2.2. Hạt khác loài (other seeds)

Hạt khác loài là hạt của các loài cây trồng khác với loài của hạt sạch.

Đối với những loài và chi không có định nghĩa hạt sạch ở Phụ lục Chương 2 (2.2.1.A.1 và 2.2.1.A.2) thì áp dụng các định nghĩa ở 2.2.1. Các dạng quả đậu sẽ được bóc và tách riêng hạt giống ra, các phần nguyên liệu không phải là hạt giống sẽ được đưa vào tạp chất, trừ một số loài hoặc chi được nêu ở phần Định nghĩa Hạt sạch, Phụ lục Chương 2 (2.2.1.A.1 và 2.2.1.A.2.).

2.2.3. Tạp chất (inert matter)

Tạp chất bao gồm các dạng hạt và các dạng vật chất khác không được coi là hạt sạch hoặc hạt khác loài, cụ thể:

1) Dạng quả bế mà bên trong rõ ràng là không có hạt giống.

2) Mẩu vỡ hoặc gẫy của hạt giống có kích thước hoặc nhỏ hơn một nửa kích thước ban đầu.

3) Bộ phận khác ở hạt giống đưa vào phần hạt sạch (qui định ở Phụ lục Chương 2) thì phải tách ra và đưa vào phần tạp chất.

4) Hạt giống họ đậu (Fabaceae), họ cải (Brassicaceae) bị mất vỏ hoàn toàn.

5) Hạt giống họ Đậu (Fabaceae) bị tách đôi cũng được coi là tạp chất, bất kể có hoặc không có phôi và/hoặc có thể có hơn một nửa vỏ hạt đính cùng.

6) Hạt rỗng vỏ trấu, lông, cọng, lá, vẩy, cánh, vỏ cây, hoa, nốt tuyến trùng, các thể nấm như cựa gà, hạch nấm và khối bào tử nấm, đất, cát, đá, sỏi và các dạng vật chất khác.

2.3. Nguyên tắc chung

Mẫu phân tích độ sạch được tách ra 3 thành phần: hạt sạch, hạt khác loài và tạp chất. Tỷ lệ phần trăm của mỗi thành phần được xác định theo khối lượng của chúng ở trong mẫu. Tất cả các hạt khác loài và các dạng tạp chất có mặt sẽ được xác định càng kỹ càng tốt và nếu được yêu cầu báo cáo thì phải xác định tỷ lệ của chúng theo khối lượng.

2.4. Thiết bị và dụng cụ

- Máy thổi hạt hoặc sàng, rây thích hợp.

- Cân có độ chính xác thích hợp.

- Kính lúp, đèn chiếu sáng, hộp petri, panh gắp hạt...

2.5. Cách tiến hành

2.5.1. Mẫu phân tích

Mẫu phân tích độ sạch được lấy ra từ mẫu gửi như qui định ở 1.7. Mẫu phân tích độ sạch có thể là một mẫu toàn bộ có khối lượng tối thiểu như qui định ở bảng 1.A hoặc có thể là hai mẫu giảm, mỗi mẫu có khối lượng ít nhất bằng một nửa khối lượng qui định và được lấy độc lập.

Mẫu phân tích toàn bộ (hoặc từng mẫu giảm) được cân ở đơn vị gam (g), lấy đến số lẻ tối thiểu cần thiết để tính tỷ lệ phần trăm các thành phần của nó đến một số lẻ.

2.5.2. Tách các thành phần trong mẫu

1. Mẫu phân tích toàn bộ (hoặc mẫu giảm) sau khi cân, sẽ được kiểm tra để tách các thành phần: hạt sạch, hạt khác loài và tạp chất như định nghĩa ở 2.2. Nói chung, cách làm là quan sát bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp và ánh sáng, kiểm tra kỹ từng hạt và các thành phần khác có ở trong mẫu. Trong một số trường hợp có thể dùng sàng, rây hoặc máy thổi để tách sơ bộ các thành phần ra khỏi mẫu. Việc tách các hạt sạch phải căn cứ vào đặc điểm bên ngoài của hạt giống, khi cần thiết có thể dùng các biện pháp cơ học như ấn nhẹ tay lên hạt để kiểm tra nhưng không được làm ảnh hưởng đến khẳ năng nảy mầm của hạt giống.

2. Khi tách các hạt sạch phải căn cứ vào định nghĩa cụ thể của hạt sạch đối với từng loài được chỉ dẫn ở Phụ lục (2.2.1.A.1 và 2.2.1.A.2.).

3. Khi mẫu gặp các loài không thể hoặc khó phân biệt với loài của hạt sạch, thì áp dụng một trong những cách được mô tả ở Phụ lục (2.6.A.1.).

4. Khi mẫu gặp các dạng tạp chất lớn có thể có ảnh hưởng đến kết quả độ sạch, thì áp dụng cách phân tích và báo cáo kết quả như ở Phụ lục (2.6.A.2.).

5. Khi mẫu gặp các hạt cỏ dại thuộc họ Hoà thảo (Gramineae) thì cách làm như qui định ở 2.5.3.

6. Khi mẫu gặp các dạng côn trùng còn sống thì cách làm như qui định ở 2.5.4.

7. Sau khi tách xong, từng thành phần (hạt sạch, hạt khác loài và tạp chất) sẽ được cân khối lượng (g) để tính tỷ lệ phần trăm. Tuỳ theo khối lượng của mẫu phân tích, số lẻ khi cân được qui định như sau:

Khối lượng của mẫu phân tích (g) Số lẻ cần lấy

< 1,000 4

1,000 - 9,999 3

10,00 - 99,99 2

100,0 - 999,9 1

³ 1000 0

2.5.3. Cách tính số lượng hạt cỏ dại

- Khi cần báo cáo số lượng hạt cỏ dại thì cách tính áp dụng như qui định đối với số lượng hạt khác loài ở Chương 3 (xem 3.6.). Kết quả được báo cáo là số lượng hạt cỏ dại tìm thấy trong tổng số hạt kiểm tra hoặc trong 1kg mẫu phân tích.

- Nếu người gửi mẫu yêu cầu xác định tên loài cỏ dại thì phải ghi đầy đủ tên và số lượng hạt của các loài cỏ dại được yêu cầu kiểm tra.

Lưu ý: Nếu phát hiện trong mẫu có hạt cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch thì hải ngừng công việc phân tích, đề nghị niêm phong lô hạt giống đó và thông báo ngay cho các cơ quan kiểm dịch thực vật xử lý.

2.5.4. Cách tính số lượng sâu mọt sống

- Sâu mọt sống bao gồm tất cả các dạng còn sống của các loài côn trùng gây hại có mặt trong mẫu.

- Nguyên tắc chung cũng giống như đối với hạt cỏ dại, các dạng côn trùng còn sống được tách ra từ phần mẫu phân tích độ sạch, dùng tay giết chết côn trùng rồi đưa vào phần tạp chất để tính toán khối lượng của tạp chất.

- Khi cần báo cáo số lượng sâu mọt sống thì phải đếm số lượng các dạng côn trùng còn sống tìm thấy trong mẫu phân tích. Kết quả báo cáo là số lượng sâu mọt sống tìm thấy trong khối lượng hạt kiểm tra hoặc trong 1kg mẫu phân tích.

- Nếu người gửi mẫu yêu cầu xác định tên loài côn trùng thì phải ghi đầy đủ tên và số lượng của những loài côn trùng đó.

Lưu ý: Nếu phát hiện trong mẫu có sâu mọt là đối tượng kiểm dịch thì cũng phải ngừng ngay công việc phân tích, đề nghị niêm phong lô hạt giống và thông báo cho các cơ quan kiểm dịch thực vật xử lý.

2.6. Tính toán kết quả



2.6.1. Phân tích một mẫu toàn bộ

2.6.1.1. Kiểm tra khối lượng mẫu tăng lên hay mất đi trong quá trình phân tích

Cộng khối lượng của tất cả các thành phần đã tách ra từ mẫu phân tích. Nếu tổng số chênh lệch quá 5% so với khối lượng ban đầu của mẫu phân tích thì phải làm lại phép thử. Kết quả của lần thử nghiệm sau sẽ được dùng để tính toán và báo cáo.



2.6.1.2. Tính tỷ lệ phần trăm khối lượng của các thành phần

Tỷ lệ phần trăm khối lượng của từng thành phần sẽ được tính toán dựa trên tổng khối lượng thực tế của các thành phần được tách ra, không dựa trên khối lượng ban đầu của mẫu phân tích.

Tỷ lệ phần trăm khối lượng của từng dạng hạt khác loài, hoặc từng dạng tạp chất không cần phải tính toán, trừ khi được yêu cầu.

2.6.1.3. Cách làm tròn số

Cộng các kết quả đã tính toán của các thành phần ở trong mẫu phân tích. Nếu tổng này không bằng đúng 100.0% (nghĩa là 99.9 hoặc 100.1%), thì sau đó phải cộng thêm hoặc bớt đi 0.1% ở phần có giá trị lớn nhất (thường là phần hạt sạch).



Lưu ý: Nếu tổng các kết quả đã tính toán mà vượt quá 0.1% thì phải kiểm tra lại lỗi do tính toán.

2.6.2. Phân tích hai nửa mẫu

2.6.2.1. Kiểm tra khối lượng mẫu tăng lên hay mất đi trong quá trình phân tích

Cộng khối lượng của tất cả các thành phần tách ra từ mẫu phân tích. Nếu tổng này chênh lệch quá 5% so với khối lượng ban đầu của mẫu phân tích thì phải làm lại phép thử. Kết quả của lần thử nghiệm sau sẽ được dùng để tính toán và báo cáo.



2.6.2.2. Tính toán tỷ lệ các thành phần

Đối với từng nửa mẫu phân tích, tính tỷ lệ phần trăm khối lượng của từng thành phần ở trong một mẫu phân tích, lấy ít nhất đến hai số lẻ. Tỷ lệ này phải dựa trên tổng khối lượng của các thành phần ở từng nửa mẫu, không dựa trên khối lượng ban đầu của mẫu phân tích. Cộng các tỷ lệ phần trăm tương ứng ở hai nửa mẫu và tính tỷ lệ trung bình của từng thành phần. (Tỷ lệ này có thể được làm tròn đến hai số lẻ, nhưng không được điều chỉnh để thành 100,00%). Kiểm tra sai số cho phép và làm tròn như qui định ở 2.6.1.3.

Tỷ lệ phần trăm khối lượng của từng dạng hạt khác loài, hoặc từng dạng tạp chất không cần phải tính toán, trừ khi được yêu cầu.

Để xác định tỷ lệ phần trăm cuối cùng trong báo cáo thì phải cộng tất cả khối lượng của hạt sạch, tạp chất và hạt khác loài ở từng lần nhắc và tính toán lại các tỷ lệ này dựa trên tổng khối lượng của từng phần ở cả hai lần nhắc.



2.6.2.3. Kiểm tra sự khác nhau giữa hai nửa mẫu phân tích

Sự khác nhau ở từng thành phần của hai nửa mẫu sẽ không được vượt quá sai số cho phép ở Bảng 2.A.1. Tìm giá trị trung bình của thành phần đó ở cột 1 hoặc 2; cột 3 hoặc 4 sẽ cho khoảng sai số cho phép tối đa giữa hai giá trị của thành phần đó.

Lặp lại cách làm này đối với tất cả các thành phần. Nếu tất cả các thành phần đều nằm trong sai số cho phép, thì tính giá trị trung bình cho từng thành phần như qui định ở 2.6.2.2.

Nếu có bất kỳ thành phần nào vượt quá sai số cho phép, thì làm như sau:

(a) Phân tích tiếp hai nửa mẫu khác (nhưng không quá 4 lần) cho đến khi có một cặp nửa mẫu có các thành phần nằm trong khoảng sai số cho phép.

(b) Loại bỏ các cặp nửa mẫu có kết quả chênh lệch vượt quá hai lần sai số cho phép.

(c) Tỷ lệ của mỗi thành phần được báo cáo là giá trị trung bình của tất cả các cặp nửa mẫu còn lại.

2.6.2.4. Cách làm tròn số

Nếu tất cả các lần nhắc của các thành phần đều nằm trong khoảng sai số cho phép thì cộng khối lượng của các thành phần tương ứng lại với nhau và tính toán tỷ lệ phần trăm rồi làm tròn số, lấy đến một số lẻ. Cách làm tròn số như qui định ở 2.6.1.3.



2.6.3. Hai hoặc nhiều mẫu phân tích toàn bộ

Khi cần phải kiểm tra thêm một mẫu phân tích toàn bộ nữa, thì áp dụng cách làm sau:



2.6.3.1. Cách tiến hành

Thực hiện phép thử như qui định ở 2.5.2. và tính toán kết quả như qui định ở 2.6.1.



2.6.3.2. Kiểm tra sự sai khác giữa các mẫu

Khi hai phép thử đã được thực hiện xong, tiến hành kiểm tra số liệu và tính toán như đối với phép thử trên hai nửa mẫu phân tích (2.6.2), nhưng dùng cột 3 hoặc 4 của Bảng 2.A.2. để xác định sai số cho phép tối đa giữa hai giá trị của từng thành phần.

Nếu sự sai khác giữa các kết quả của từng thành phần vượt quá sai số cho phép thì phải phân tích thêm một mẫu nữa. Nếu kết quả cao nhất và thấp nhất không vượt quá hai lần sai số cho phép, thì báo cáo tỷ lệ trung bình của cả 3 mẫu (qui định ở 2.6.3.3), trừ khi có một hoặc vài kết quả rõ ràng là do sai sót chứ không phải là sự sai khác ngẫu nhiên của mẫu. Trong trường hợp đó, phải loại bỏ phép thử có sai sót.

2.6.3.3. Cách tính toán và làm tròn số

Đối với những mẫu được đưa vào để tính kết quả, cộng khối lượng từng thành phần của từng mẫu lại với nhau và tiến hành tính toán như qui định ở 2.6.1.2. và làm tròn số như qui định ở 2.6.1.3. Tính trung bình kết quả của các mẫu và làm tròn số như qui định ở 2.6.1.3.

2.7. Báo cáo kết quả

Kết quả phân tích độ sạch sẽ được báo cáo tới 1 số lẻ và tỷ lệ phần trăm của tất cả các thành phần phải bằng 100.00%. Thành phần nào dưới 0.05% sẽ được ghi là “vết”.

Tỷ lệ phần trăm của hạt sạch, hạt khác loài và tạp chất được báo cáo ở trên phiếu kết quả phân tích. Nếu kết quả một thành phần nào đó bằng không, thì phải ghi là “-0.0-“.

Khi có dạng đặc biệt của tạp chất, của hạt khác loài, hoặc các hạt có các phần phụ (râu, cánh..) như qui định ở phần định nghĩa hạt sạch và qui định ở 2.2.1.A.5 trong Phụ lục, được tìm thấy vượt quá 1% và trong trường hợp người gửi mẫu yêu cầu, thì tỷ lệ phần trăm của từng loài, từng dạng tạp chất phải được báo cáo ở trên phiếu kết quả phân tích.

Khi khối lượng của mẫu phân tích độ sạch khác với qui định ở Bảng 1.A, thì khối lượng kiểm tra thực tế sẽ được báo cáo ở trên phiếu kết quả phân tích.

Chương 3

XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG HẠT KHÁC LOÀI

(Determination of other seeds by number)

3.1. Mục đích

Xác định số lượng các hạt khác loài có trong mẫu thử nghiệm.

3.2. Các định nghĩa



3.2.1. Hạt khác loài: Là những hạt của loài khác với loài đang được kiểm tra như định nghĩa ở điều 2.2.2, Chương 2.

3.2.2. Phép thử trên mẫu toàn bộ: Là phép thử mà trong đó một mẫu phân tích toàn bộ (xem 3.5.1(a)) sẽ được phân tích và kiểm tra sự có mặt của tất cả các hạt khác loài.

3.2.3. Phép thử hạn chế: Là phép thử mà trong đó chỉ kiểm tra những loài được yêu cầu.

3.2.4. Phép thử trên mẫu giảm: Là phép thử mà trong đó chỉ một phần của mẫu phân tích được kiểm tra (xem 3.5.1(b)).

3.2.5. Phép thử trên mẫu giảm-hạn chế: Là phép thử mà trong đó mẫu phân tích có khối lượng ít hơn qui định và chỉ kiểm tra những loài được yêu cầu.

3.3. Các nguyên tắc chung

Phép thử được thực hiện bằng cách đếm và thể hiện bằng số lượng hạt khác loài được tìm thấy trong tổng số hạt hoặc khối lượng hạt được kiểm tra. Khi các hạt được tìm thấy không thể xác định chắc chắn đến mức độ loài thì cho phép chỉ báo cáo tên chi (genus).

Khi xác định số lượng hạt khác loài, những định nghĩa qui định ở điều 2.2 sẽ được áp dụng. Phạm vi xác định hạt khác loài để báo cáo sẽ là một phép thử trên mẫu toàn bộ, phép thử trên mẫu hạn chế, phép thử trên giảm hoặc phép thử trên mẫu giảm-hạn chế.

3.4. Thiết bị

Sàng, máy thổi, kính phóng đại, đèn và các dụng cụ khác có thể sử dụng để hỗ trợ cho cán bộ phân tích trong quá trình kiểm tra mẫu và giảm bớt những công việc liên quan.

3.5. Cách tiến hành

3.5.1. Mẫu phân tích

(a) Khối lượng của mẫu phân tích hoặc là một mẫu có khối lượng được ước tính để có ít nhất 25.000 hạt, hoặc không ít hơn khối lượng qui định ở Bảng 1.A.

(b) Nếu các loài được yêu cầu kiểm tra thuộc loại khó phân biệt thì chỉ cần kiểm tra ít nhất 1/5 khối lượng mẫu phân tích được qui định ở Bảng 1.A.

3.5.2. Kiểm tra

Mẫu phân tích sẽ được kiểm tra để tìm tất cả các hạt khác loài, hoặc chỉ những loài mà người gửi mẫu yêu cầu kiểm tra. Số lượng hạt khác loài tìm thấy sẽ được đếm.

Nếu chỉ cần tìm một số loài cụ thể được yêu cầu, thì sự kiểm tra có thể dừng lại khi đã tìm thấy một hoặc vài hạt của một hoặc tất cả những loài được yêu cầu (nghĩa là, phù hợp với yêu cầu của người gửi mẫu).

3.6. Tính toán kết quả

Tính số lượng hạt của từng loài yêu cầu hoặc tổng số hạt tìm thấy trong tổng số hạt kiểm tra. Ngoài ra, cũng có thể tính số lượng hạt trên một đơn vị khối lượng (chẳng hạn, trên 1kg).

Để quyết định xem sự sai khác của hai phép thử được thực hiện ở cùng một phòng kiểm nghiệm hoặc ở các phòng kiểm nghiệm khác nhau là có ý nghĩa hay không thì dùng Bảng 3.A.1 ở Phụ lục Chương 3. Hai mẫu so sánh phải có khối lượng gần bằng nhau.

Nếu phép thử thứ hai hoặc nhiều phép thử hơn được tiến hành trên cùng một mẫu thì sau đó kết quả báo cáo là tổng số hạt tìm thấy trong tổng khối lượng hạt kiểm tra.

3.7. Báo cáo kết quả

Khối lượng hạt thực tế kiểm tra, tên khoa học và số lượng hạt của từng loài tìm thấy trong khối lượng này được báo cáo trên phiếu kết quả phân tích, ngoài ra kết quả cũng có thể được thể hiện là số hạt của từng loài hoặc tổng số các hạt khác loài trên 1kg.

Trên phiếu kết quả ghi là phép thử toàn bộ, phép thử hạn chế, phép thử trên mẫu giảm hoặc phép thử trên mẫu giảm-hạn chế tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Chương 4

KIỂM TRA HẠT KHÁC GIỐNG



(Verification of other variety seeds)

4.1. Mục đích

Xác định số lượng hạt khác giống ở trong mẫu phân tích để tính mức độ lẫn hạt khác giống ở trong lô hạt giống.

4.2. Định nghĩa



4.2.1. Mẫu chuẩn (standard sample)

Là mẫu hạt giống có các đặc điểm đặc trưng về hình thái và sinh lý phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.



4.2.2. Hạt khác giống (other variety seeds)

Là hạt của giống khác, có những đặc điểm đặc trưng về hình thái có thể phân biệt rõ với hạt của giống mà người gửi mẫu yêu cầu thử nghiệm, được tính bằng tỷ lệ phần trăm hoặc số hạt trong một đơn vị khối lượng.

4.3. Nguyên tắc chung

- Phép thử hạt khác giống được tiến hành từ phần hạt sạch như qui định ở phương pháp phân tích độ sạch (điều 2.2.1) .

- Hạt khác giống được đếm và tính tỷ lệ phần trăm số hạt tìm thấy trong tổng số hạt kiểm tra hoặc trong một đơn vị khối lượng hạt kiểm tra.

- Phương pháp kiểm tra hạt khác giống trong tiêu chuẩn này chủ yếu là dựa vào các đặc điểm bên ngoài của hạt giống và quyết định của người phân tích, do vậy người làm phép thử này phải có kinh nghiệm trong việc nhận biết các giống và phải có sẵn các bản mô tả giống hoặc mẫu chuẩn để so sánh.

4.4. Thiết bị và dụng cụ

- Bàn soi hạt có đèn và kính lúp.

- Cân có độ chính xác thích hợp.

- Các thiết bị và dụng cụ khác: Thiết bị quang học, dao gạt, panh, hộp petri, khay...

4.5. Cách tiến hành

4.5.1. Mẫu phân tích

4.5.1.1. Trường hợp hạt khác giống được yêu cầu báo cáo là tỷ lệ phần trăm số hạt

a) Nếu tỷ lệ hạt khác giống yêu cầu báo cáo không có số lẻ thì mẫu phân tích gồm 2 mẫu giảm, mỗi mẫu 500 hạt, được lấy ngẫu nhiên từ phần hạt sạch.

b) Nếu tỷ lệ hạt khác giống yêu cầu báo cáo có một số lẻ thì mẫu phân tích gồm 2 mẫu giảm, mỗi mẫu 2000 hạt, được lấy ngẫu nhiên từ phần hạt sạch.

c) Nếu tỷ lệ hạt khác giống yêu cầu báo cáo có hai số lẻ thì mẫu phân tích gồm 2 mẫu giảm, mỗi mẫu 5000 hạt, được lấy ngẫu nhiên từ phần hạt sạch.

Mẫu phân tích được lấy ra từ phần hạt sạch bằng cách đếm số hạt hoặc căn cứ vào khối lượng 1000 hạt để lấy ra một lượng mẫu có khối lượng tương đương số hạt yêu cầu phân tích.

4.5.1.2. Trường hợp hạt khác giống được yêu cầu báo cáo là số lượng hạt trên một đơn vị khối lượng

Mẫu phân tích có khối lượng như qui định ở Bảng 1A và được lấy từ phần hạt sạch.



4.5.2. Kiểm tra mẫu

- Mẫu phân tích được kiểm tra kỹ từng hạt như phân tích độ sạch. Nói chung, cách làm là quan sát bằng mắt thường hoặc dùng đèn và kính phóng đại để nhặt ra những hạt nghi ngờ là khác giống.

- Kiểm tra lại các hạt nghi ngờ bằng cách so sánh với mẫu chuẩn của giống, hoặc với tài liệu, hình vẽ (nếu có), hoặc tiến hành như hướng dẫn ở phần phụ lục (4.5.2.A).

4.6. Tính toán kết quả

Kết quả phân tích tính toán bằng tỷ lệ phần trăm số hạt khác giống trong tổng số hạt kiểm tra hoặc số hạt khác giống trên một đơn vị khối lượng hạt kiểm tra.

Nếu hai mẫu giảm tiến hành trên cùng một mẫu phân tích thì kết quả báo cáo là tổng số hạt tìm thấy trên tổng khối lượng hạt kiểm tra, nếu số hạt khác giống của 2 mẫu giảm không chênh lệch quá sai số cho phép ở bảng 4.A.1. Nếu kết quả của 2 mẫu giảm chênh lệch quá sai số cho phép ở bảng 4.A.1 thì phân tích thêm hai mẫu giảm nữa và kết quả báo cáo là tổng số hạt tìm thấy trên tổng số hạt kiểm tra của tất cả 4 mẫu giảm.

4.7. Báo cáo kết quả

Kết quả kiểm tra hạt khác giống báo cáo là tỷ lệ phần trăm số hạt khác giống trên tổng số hạt kiểm tra hoặc số hạt khác giống trên một đơn vị khối lượng được qui định trong tiêu chuẩn hạt giống của loài cây trồng đó.

Chương 5

THỬ NGHIỆM NẨY MẦM



(Germination test)

5.1. Mục đích

Xác định tỷ lệ nẩy mầm tối đa của mẫu phân tích và cung cấp kết quả để so sánh chất lượng các lô hạt giống khác nhau hoặc để tính toán lượng hạt giống cần để gieo trồng.

5.2. Định nghĩa



5.2.1. Sự nẩy mầm (germination)

Sự nảy mầm của hạt giống trong điều kiện phòng thí nghiệm là sự xuất hiện và phát triển của cây mầm ở giai đoạn mà các bộ phận chính của nó có thể hoặc không thể phát triển tiếp thành cây bình thường dù được gieo trồng trong các điều kiện thuận lợi ở ngoài đồng ruộng



5.2.2. Tỷ lệ nẩy mầm (percentage germination)

Tỷ lệ nảy mầm là tỷ lệ phần trăm số hạt mọc thành cây mầm bình thường trong các điều kiện được quy định ở bảng 5A



5.2.3. Các bộ phận chính của cây mầm (essential seedling structures)

Các bộ phận chính của cây mầm bao gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm hoặc bao lá mầm (ở họ Hoà thảo-Gramineae).



5.2.4. Cây mầm bình thường (normal seedlings)

Cây mầm bình thường là những cây mầm có khả năng tiếp tục phát triển thành cây bình thường khi được trồng trong điều kiện thích hợp về đất, độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng.

Các loại cây mầm sau đây được coi là cây mầm bình thường:

(1) Cây mầm nguyên vẹn (intact seedlings): Các bộ phần chính của cây mầm phát triển tốt, đầy đủ, cân đối và khoẻ mạnh.

(2) Cây mầm có khuyết tật nhẹ (seedling with slight defects): Cây mầm có những khuyết tật nhẹ ở các bộ phận chính nhưng vẫn chứng tỏ khả năng phát triển bình thường, cân đối so với các cây mầm khoẻ mạnh trong cùng một mẫu thử nghiệm.

(3) Cây mầm bị nhiễm bệnh thứ cấp (seedlings with secondary infection): Các cây mầm nguyên vẹn khoẻ mạnh hoặc có khuyết tật nhẹ như qui định ở (1) và (2) nhưng bị lây bệnh do nấm hoặc vi khuẩn từ các nguồn khác ở bên ngoài hạt giống xâm nhập vào.

5.2.5. Cây mầm không bình thường (abnormal seedlings)

Cây mầm không bình thường là những cây mầm không có khả năng phát triển thành cây bình thường dù được trồng trong điều kiện thuận lợi về đất độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng. Các cây mầm sau đây sẽ được coi là cây mầm không bình thường.



(1) Cây mầm bị hỏng (damaged seedlings): Cây mầm có bất kỳ một bộ phận chính nào đó bị mất, bị hỏng nặng hoặc không thể phục hồi để tiếp tục phát triển cân đối.

(2) Cây mầm bị biến dạng hoặc mất cân đối (deformed or unbalanced seedlings): Cây mầm phát triển yếu ớt, bị rối loạn về sinh lý hoặc các bộ phận chính bị biến dạng, mất cân đối về kích thước.

(3) Cây mầm bị thối (decayed seedlings): Cây mầm có một bộ phận chính nào đó bị bệnh hoặc bị thối do nguồn bệnh sơ cấp (nguồn bệnh có từ hạt giống) gây cản trở đến sự phát triển bình thường của cây mầm.

5.2.6. Hạt không nẩy mầm (ungerminated seeds)

(1) Hạt cứng (hard seeds): Là hạt vẫn còn cứng ở giai đoạn kết thúc xét nghiệm nảy mầm do không hút được nước.

(2) Hạt ngủ nghỉ (fresh seeds): Là hạt không nẩy mầm do ngủ nghỉ sinh lý nhưng vẫn sạch, chắc và có khả năng sẽ phát triển thành cây mầm bình thường.

(3) Hạt chết (dead seeds): Là các hạt không phải là hạt cứng, cũng không phải là hạt ngủ nghỉ và không có bất kỳ bộ phận nào của cây mầm.

(4) Các loại hạt khác (other categories): Hạt rỗng, hạt không có phôi, hạt bị côn trùng phá hỏng.

5.3. Nguyên tắc chung

- Mẫu thử nảy mầm được lấy từ phần hạt sạch trong phép thử phân tích độ sạch

- Không xử lý hạt giống trước khi đặt nảy mầm, trừ những trường hợp được qui định ở điều 5.6.3 (xử lý hạt). Khi gặp trường hợp phải xử lý thì kết quả và biện pháp xử lý phải ghi rõ vào phiếu kết quả phân tích.

- Phép thử nẩy mầm được bố trí 4 lần nhắc và đặt nẩy mầm trong những điều kiện qui định cụ thể đối với từng loài như ở Bảng 5A .

- Sau thời gian ủ mầm qui định thì tiến hành kiểm tra các lần nhắc và đếm số lượng cây mầm bình thường, cây mầm không bình thường và các hạt không nẩy mầm để tính toán và báo cáo kết quả.

5.4. Thiết bị và dụng cụ

- Thiết bị đếm hạt: bàn đếm hạt, máy đếm hạt chân không hoặc máy đếm hạt điện tử...

- Thiết bị đặt nẩy mầm: tủ ấm, tủ nẩy mầm, phòng nẩy mầm...

- Các thiết bị và dụng cụ khác: dao gạt, panh gắp, khay, hộp petri...

5.5. Giá thể nẩy mầm

Các loại vật liệu dùng làm giá thể nẩy mầm có thể là: giấy, cát, đất, nước... phải đáp ứng các yêu cầu như qui định ở Phụ lục 5.5.A.1.

5.6. Cách tiến hành

5.6.1. Mẫu phân tích

- Dùng phương pháp lấy mẫu bằng thìa, lấy ngẫu nhiên một lượng hạt đủ để lập mẫu phân tích cho 4 lần nhắc.

- Đếm 400 hạt cho 4 lần nhắc, mồi lần 100 hạt. Các lần nhắc có thể được chia nhỏ thành 50 hoặc 25 hạt tùy theo kích thước của hạt, giá thể và khoảng cách cần thiết giữa các hạt với nhau.

5.6.2. Đặt nẩy mầm

Phương pháp và điều kiện đặt nẩy mầm đối với từng loài cây trồng được qui định cụ thể ở Bảng 5.A. trong Phụ lục.

Môi trường đặt nẩy mầm phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của loài cây trồng như hướng dẫn ở Phụ lục 5.5.A.2.

Các phương pháp đặt nẩy mầm được hướng dẫn ở Phụ lục 5.6.2.A.

Việc lựa chon phương pháp vàđiều kiện nảy mầm là tuỳ thuộc vào phương tiện và kinh nghiệm của phòng kiểm nghiệm và xuất xứ của mẫu. Nếu phương pháp đã chọn chưa thật thích hợp với mẫu thử thì có thể làm lại phép thử bằng phương pháp khác cũng được qui định ở Bảng 5.A.

5.6.3. Xứ lỷ hạt

Khi kết thúc thử nghiệm nếu thấy có nhiều hạt cứng, hạt tươi, hoặc nghi ngờ hạt đang ở thời kỳ ngủ nghỉ thì phải tiến hành xử lý bằng một trong các biện pháp được qui định cụ thể đối với từng loài cây trồng ở cột 7, Bảng 5A.

Các kỹ thuật xử lý để kích thích hạt nẩy mầm được hướng dẫn ở Phụ lục 5.6.3.A.1 và 5.6.3.A.2.

Trong trường hợp biết chắc hạt đang ngủ nghỉ thì có thể tiến hành các biện pháp xử lý trước khi đặt nẩy mầm mà không cần phải đợi kết quả thử nghiệm như qui định ở trên.



5.6.4. Thời gian ủ mầm

Thời gian ủ mầm cho từng loài cây trồng phải đảm bảo như qui định ở Bảng 5A. Trong trường hợp cần thiết thì có thể kéo dài thời gian ủ mầm như qui định ở phần hướng dẫn kiểm tra cây mầm ở Phụ lục 5.6.5.A.2.



5.6.5. Kiểm tra cây mầm

Sau khi ủ mầm đủ thời gian qui định thì tiến hành kiểm tra kỹ từng cây mầm và các hạt không nẩy mầm dựa vào hướng dẫn cụ thể ở Phụ lục 5.6.5.A. Tại lần đếm thứ nhất hay các lần đếm trung gian, những cây mầm đã được đánh giá là bình thường hoặc bị thối thì phải loại ra khỏi mẫu thử nghiệm. Các cây mầm không bình thường và các hạt không nẩy mầm thì để lại đến lần đếm cuối cùng. Có thể kết thúc thử nghiệm trước thời gian qui định (sau lần đếm thứ nhất hoặc các lần đếm trung gian) khi toàn bộ mẫu thử đã được đánh giá một cách chính xác.

Trong trường hợp mẫu đặt nẩy mầm trong giấy mà thấy khó đánh giá thì phải làm lại phép thử bằng cách đặt trong cát hoặc trong đất cũng với những điều kiện như khi đặt trong giấy.

5.6.6. Thử nghiệm lại

Phép thử nẩy mầm sẽ phải làm lại trong những trường hợp sau:

(a) Nghi ngờ hạt đang ở trạng thái ngủ nghỉ (các hạt ngủ nghỉ).

(b) Kết quả của phép thử không đáng tin cậy do bị nhiễm độc hoặc bị nhiễm nấm và vi khuẩn.

(c) Có một số cây mầm khó đánh giá

(d) Có sai sót trong điều kiện đặt nẩy mầm, trong giám định hoặc đếm cây mầm.

(e) Kết quả của 4 lần nhắc (mỗi lần 100 hạt) vượt quá sai số cho phép ở Bảng 5.A.1.

Cách tiến hành và báo cáo kết quả của các lần thử nghiệm lại được qui định ở Phụ lục 5.6.6.A.

5.7. Tính toán kết quả

Kết quả của thử nghiệm nẩy mầm là tỷ lệ phần trăm trung bình cây mầm bình thường, cây mầm không bình thường, hạt cứng, hạt ngủ nghỉ và hạt chết của 4 lần nhắc (mỗi lần 100 hạt), được lấy tròn đến số nguyên. Trong trường hợp các lần nhắc là 50 hạt hoặc 25 hạt thì gộp lại thành các lần nhắc 100 hạt để tính toán.

Cách tính toán và làm tròn số theo qui định ở Phụ lục 5.7.A.

5.8. Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả nẩy mầm phải ghi đầy đủ các thông tin sau đây:

- Số ngày đặt nẩy mầm.

- Tỷ lệ phần trăm cây mầm bệnh bình thường, cây mầm không bình thường, hạt cứng, hạt sống và hạt chết. Nếu một trong các số liệu này là 0 thì ghi là "-0-" .

Nên báo cáo thêm các thông tin như:

- Phương pháp và nhiệt độ đặt nẩy mầm.

- Các biện pháp xử lý để kích thích nẩy mầm (nếu có).

- Kết qủa nẩy mầm khi thời gian thử nghiệm phải kéo dài thêm.

- Kết quả của lần thử nghiệm thứ 2 khi phải tiến hành thử nghiệm lại.

Nếu người gửi mẫu có yêu cầu thì báo cáo thêm các thông tin sau đây:

- Kết quat thử nghiệm bổ sung (nếu có).

- Khả năng sống của các hạt không nảy mầm và phương pháp xác định.

- Các hạt không nảy mầm khác như qui định ở điều 5.2.6.(4).

Chương 6

XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG 1000 HẠT



(1000 seed weight determination)

6.1. Mục đích

Xác định khối lượng trung bình 1.000 hạt của mẫu gửi

6.2. Nguyên tắc

Mẫu phân tích để xác định khối lượng 1.000 hạt được lấy ra từ phần hạt sạch, đếm và cân để tính khốilượng 1000 hạt.

6.3. Thiết bị và dụng cụ

- Máy đếm hạt hoặc dụng cụ đếm hạt thích hợp

- Cân phân tích có độ chính xác thích hợp.

- Dao gạt mẫu.

- Hộp đựng mẫu: hộp petri, hộp nhựa.

6.4. Cách tiến hành

6.4.1. Mẫu phân tích

Mẫu phân tích để xác định khối lượng 1.000 hạt là toàn bộ phần hạt sạch của phép thử phân tích độ sạch.



6.4.2. Phương pháp phân tích

6.4.2.1. Đếm toàn bộ mẫu

Đếm toàn bộ số hạt ở trong mẫu phân tích. Sau khi đếm, tiến hành cân toàn bộ mẫu (g), lấy số lẻ khi cân như qui định ở phương pháp phân tích độ sạch (2.5.2).



6.4.2.2. Đếm các lần nhắc

- Từ mẫu phân tích lấy ra một lượng mẫu giảm bằng phương pháp dùng thia.

- Từ mẫu giảm này lấy ra ngẫu nhiên 8 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt (bằng tay hoặc máy đếm hạt).

- Cân từng mẫu (g), lấy số lẻ như qui định ở phương pháp phân tích độ sạch (điều 2.5.2).

- Kiểm tra số liệu :

Tính độ lệch chuẩn của 8 lần nhắc theo công thức:



Trong đó :

X - là khối lượng (g) của từng lần nhắc.

N - là tổng số lần nhắc.

Tính hệ số biến thiên:

Trong đó :

- là khối lượng trung bình (g) của 100 hạt từ 8 lần nhắc.

s - là độ lệch chuẩn của các lần nhắc.

Nếu hệ số biến thiên V< 4 đối với các loại hạt có vỏ ráp và V< 4 đối với các loại hạt khác thì kết quả sẽ được dùng để tính toán.

Nếu hệ số biến thiên V vượt ra ngoài giới hạn này không nhiều thì phải làm tiếp 8 mẫu khác và tính độ lệch chuẩn cho cả 16 mẫu. Loại bỏ những mẫu có khối lượng vượt ra ngoài ± 2s. Các mẫu còn lại sẽ được dùng để tính toán kết quả.

6.5. Tính toán kết quả

- Nếu đếm cả mẫu phân tích thì khối lượng của 1000 hạt sẽ được tính toán từ khối lượng (g) của toàn bộ mẫu.

- Nếu đếm các lần nhắc thì khối lượng trung bình của 1000 hạt sẽ được tính toán từ khối lượng trung bình của các lần nhắc 1000 hạt như qui định ở 6.4.3 (nghĩa là, 10.).

6.6. Báo cáo kết quả

Kết quả khối lượng 1.000 hạt sẽ được báo cáo như tính toán ở 6.5.

Chương 7

XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM

(Determination of moisture content)

7.1. Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy ở nhiệt độ ổn định



7.1.1. Mục đích

Xác định độ ẩm của hạt bằng các phương pháp sấy theo qui định.



7.1.2. Định nghĩa

Độ ẩm của mẫu phân tích là tỷ lệ phần trăm khối lượng mẫu mất đi so với khối lượng ban đầu của mẫu khi được sấy khô theo phương pháp qui định.



7.1.3. Nguyên tắc

Các phương pháp xác định độ ẩm phải hạn chế tới mức thấp nhất sự ô xy hoá, sự phân huỷ hoặc mất mát các chất dễ bay hơi trong quá trình thực hiện, nhưng phải đảm bảo tách được càng nhiều nước trong mẫu sấy càng tốt.



7.1.4. Thiết bị và dụng cụ

- Máy xay mẫu thích hợp, có thể điều chỉnh được độ mịn của nguyên liệu xay.

- Tủ sấy nhiệt độ ổn định.

- Cân phân tích có độ chính xác 0,001g.

- Rây hoặc sàng có lỗ nhỏ 0,5mm ; 1,0mm và 4,0mm.

- Hộp sấy mẫu bằng nhôm hoặc thuỷ tinh (có nắp đậy).

- Bình hút ẩm.

- Kẹp gắp hộp sấy mẫu.

- Dụng cụ cắt mẫu.

- Các thiết bị và dụng cụ cần thiết khác.



7.1.5. Cách tiến hành

7.1.5.1. Lưu ý trước khi tiến hành

Mẫu gửi sẽ được tiếp nhận để xác định độ ẩm nếu mẫu còn nguyên vẹn và được đựng trong túi hoặc bao chống ẩm, càng ít không khí càng tốt. Việc xác định cần tiến hành ngay sau khi nhận mẫu. Trong quá trình chuẩn bị mẫu phân tích phải hạn chế tới mức thấp nhất thời gian để hở mẫu ra ngoài không khí và đối với những loài không phải xay mẫu thì thời gian này không quá 2 phút kể từ khi mẫu được lấy ra khỏi bao chứa cho đến khi mẫu phân tích được đậy kín ở trong hộp sấy.



7.1.5.2. Cân mẫu

Việc cân mẫu được thực hiện trên cân phân tích, tính bằng gam (g), lấy đến 3 số lẻ.



7.1.5.3. Mẫu phân tích

Phép thử được tiến hành với 2 mẫu phân tích lấy riêng, mỗi mẫu có khối lượng tùy thuộc vào đường kính của hộp sấy mẫu qui định như sau:

Đường kính hộp sấy mẫu Khối lượng mẫu phân tích

< 8cm 4-5g

³ 8cm 10g

Trước khi lấy mẫu phân tích, mẫu gửi sẽ được trộn đều bằng một trong các phương pháp sau:

(a) Đảo mẫu ở trong bao chứa bằng một cái thìa,



Hoặc (b) Đặt đầu hở của bao chứa mẫu đối diện với đầu hở của một bao chứa khác tương tự và đổ hạt qua lại giữa hai bao chứa.

Mỗi mẫu phân tích được lấy như qui định ở 1.7.2 sao cho mẫu không được hở ra ngoài không khí quá 30 giây.



7.1.5.4. Xay mẫu

Các loại hạt lớn phải xay nhỏ khi sấy, trừ những loại hạt có hàm lượng dầu quá cao, khó xay hoặc dễ bị ô xy hoá và có thể sẽ làm tăng khối lượng khi xay.

Việc xay mẫu được làm trên mẫu giảm trước khi lấy mẫu phân tích. Mức độ xay nhỏ được nêu ở Phụ lục (7.1.5.4.A.).

Hạt của những loài bắt buộc phải xay hoặc phải nghiền được qui định ở Phụ lục (7.1.5.4.A.1).

Sau khi xay xong, tiến hành lập mẫu phân tích có khối lượng như qui định ở 7.1.5.3.

7.1.5.5. Cắt mẫu

Các hạt lớn (dưới 5000 hạt/kg) và các hạt có vỏ rất cứng, chẳng hạn các loài đậu đỗ, có thể cắt hạt thành những mẫu nhỏ thay cho xay. Việc cắt mẫu sẽ được làm ở trên mẫu giảm trước khi lấy mẫu phân tích (xem 7.1.5.5.A).



7.1.5.6. Sấy mẫu

7.1.5.6.1. Sấy sơ bộ

Nếu là loài cần phải xay mẫu và có độ ẩm ban đầu cao hơn 17% (hoặc 10% đối với đậu tương và 13% đối với lúa), thì bắt buộc phải sấy sơ bộ.

Cách làm như sau:

Hai mẫu giảm, mỗi mẫu có khối lượng 25 ± 1g, được đặt ở trong hộp sấy đã được cân khối lượng. Sau đó, hai mẫu giảm này sẽ được sấy để giảm bớt lượng ẩm xuống dưới 17% (hoặc dưới 10% đối với đậu tương và dưới 13% đối với lúa). Các phương pháp sấy sơ bộ được nêu ở phần Phụ lục (7.1.5.6.1.A.).

Sau khi sấy sơ bộ, các mẫu giảm sẽ được cân lại cùng với cả hộp sấy để xác định khối lượng mẫu đã giảm đi. Ngay sau đó, hai mẫu giảm này sẽ được xay riêng và nguyên liệu xay sẽ được tiếp tục tiến hành như qui định ở 7.1.5.7 hoặc 7.1.5.8 tùy theo từng trường hợp cụ thể.

7.1.5.6.2. Các phương pháp sấy chính thức

1. Phương pháp sấy ở nhiệt độ thấp ổn định như qui định ở 7.1.5.7 sẽ được dùng cho hạt giống của những loài được nêu ở Phụ lục 7.1.5.7.A.

2. Phương pháp sấy ở nhiệt độ cao ổn định như qui định ở 7.1.5.8. sẽ được dùng cho hạt giống của những loài được nêu ở Phụ lục 7.1.5.8.A.



7.1.5.7. Phương pháp sấy ở nhiệt độ thấp ổn định

Mẫu phân tích được lấy như qui định ở 7.1.5.3, phải được phân bố đều trong hộp chứa mẫu. Cân hộp và nắp trước và sau khi cho mẫu vào. Sau khi cân, đặt nhanh hộp đã có mẫu lên nắp của nó, đưa vào tủ sấy đã được duy trì ở nhiệt độ 103 ± 2oC và sấy trong 17±1 giờ. Thời gian sấy bắt đầu tính từ khi tủ sấy đạt tới nhiệt độ yêu cầu. Khi kết thúc thời gian sấy qui định thì đậy nắp hộp lại và đặt vào bình hút ẩm để làm nguội trong 30-45 phút.

Sau khi làm nguội, cân hộp cùng với cả nắp và mẫu. Yêu cầu độ ẩm không khí ở trong phòng thí nghiệm phải thấp hơn 70% khi tiến hành phép thử.

7.1.5.8. Phương pháp sấy ở nhiệt độ cao ổn định

Cách tiến hành cũng giống như qui định ở 7.1.5.7, tủ sấy được duy trì ở nhiệt độ 130-133oC, mẫu được sấy trong thời gian 4 giờ đối với ngô (Zea mays), 2 giờ đối với các loài ngũ cốc khác và 1 giờ đối với các loài khác, và không có yêu cầu đặc biệt đối với độ ẩm không khí trong phòng thí nghiệm trong quá trình thực hiện phép thử.



7.1.6. Tính toán kết quả

7.1.6.1. Các phương pháp sấy ở nhiệt độ ổn định

Độ ẩm là tỷ lệ phần trăm khối lượng được tính toán đến một số lẻ theo công thức sau:



Trong đó:

S - là độ ẩm của mẫu phân tích

M1 - là khối lượng (g) của hộp sấy và nắp

M2 - là khối lượng (g) của hộp sấy, nắp và mẫu trước khi sấy

M3 - là khối lượng (g) của hộp sấy, nắp và mẫu sau khi sấy

Nếu mẫu đã được sấy sơ bộ thì độ ẩm của mẫu sẽ được tính toán từ các kết quả của lần sấy đầu (sấy sơ bộ) và lần sấy thứ hai. Nếu S1 là lượng ẩm mất đi ở lần sấy đầu và S2 là lượng ẩm mất đi ở lần sấy thứ hai được tính toán theo công thức trên và thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm, thì độ ẩm của mẫu sẽ được tính như sau:



7.1.6.2. Sai số cho phép

Nếu kết quả độ ẩm của hai lần nhắc không vượt quá 0.2% thì phép thử sẽ được công nhận. Nếu vượt quá thì phải làm lại 2 lần nhắc khác.



7.1.7. Báo cáo kết quả

Kết quả độ ẩm được báo cáo sẽ là kết quả trung bình của hai mẫu phân tích, lấy tới 1 số lẻ sau đơn vị.

7.2. Xác định độ ẩm bằng máy đo độ ẩm

7.2.1. Hiệu chuẩn máy đo độ ẩm

7.2.1.1. Mục đích

Chuẩn bị các mẫu đối chứng dùng để hiệu chuẩn máy đo độ ẩm và để kiểm tra việc hiệu chuẩn của các máy đo độ ẩm.



7.2.1.2. Định nghĩa

Như định nghĩa ở 7.1.2.



7.2.1.3. Nguyên tắc

Các phương pháp được nêu ra để so sánh kết quả của máy đo độ ẩm so với kết quả của phương pháp sấy. Tất cả các máy đo độ ẩm đều có thể được dùng nếu đáp ứng các yêu cầu hiệu chuẩn và xác định độ ẩm.

Sự hiệu chuẩn sẽ được lặp lại sau 100 lần đo hoặc ít nhất một năm một lần.

Đối với loài được đo bằng máy đo độ ẩm đều phải có báo cáo hiệu chuẩn của máy.



7.2.1.4. Thiết bị

Các thiết bị sau đây là cần thiết tùy theo phương pháp được sử dụng:

- Máy đo độ ẩm.

- Hộp chứa có nắp kín.

- Rây sàng phù hợp tùy theo loài cần đo để loại bỏ tạp chất ra khỏi mẫu đối chứng, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả đo.

- Máy xay mẫu, nếu mẫu yêu cầu phải xay theo qui định ở 7.1.5.4.

- Cân thích hợp để cân mẫu khi dùng máy đo (như qui định ở phần phân tích độ sạch)

- Các thiết bị cần thiết để dùng cho phương pháp sấy đối chứng (qui định ở 7.1.4).



7.2.1.5. Cách tiến hành

7.2.1.5.1. Lưu ý trước khi tiến hành

Việc hiệu chuẩn máy đo độ ẩm có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như loài, giống cây trồng, độ chín, độ ẩm, nhiệt độ và mức độ lẫn tạp.

Máy đo và mẫu phải để đến khi đạt được cùng một mức cân bằng nhiệt độ trước khi tiến hành đo.

Trong quá trình đo, việc để hở mẫu ra ngoài không khí ở phòng kiểm nghiệm phải giảm đến mức tuyệt đối.

7.2.1.5.2. Mẫu hiệu chuẩn

Phải có ít nhất hai giống cho mỗi loài, mỗi giống gồm năm mẫu được dùng để hiệu chuẩn cho máy đo độ ẩm. Các mẫu của mỗi giống phải có dải độ ẩm nằm trong khoảng đo được qui định của máy.

Nếu khi đo độ ẩm ở các giống của cùng một loài có kết quả khác nhau một cách có ý nghĩa, thì phải hiệu chuẩn từng giống hoặc từng nhóm giống của loài đó.

Các mẫu được chọn để làm mẫu hiệu chuẩn phải loại bỏ các hạt bị mốc, hạt bị lên men hoặc hạt đã nẩy mầm.

Nếu các mẫu được chọn có chứa nhiều tạp chất thì phải được làm sạch bằng tay, bằng sàng hoặc bằng thiết bị làm sạch.

7.2.1.5.3. Mẫu phân tích được lấy từ mẫu hiệu chuẩn

Các mẫu hiệu chuẩn phải được đặt ở trong hộp hoặc bao chống ẩm và phải được niêm phong. Các hộp hoặc bao đựng mẫu chuẩn phải chứa đầy tới ít nhất 2/3. Các mẫu hiệu chuẩn phải được sử dụng trong vòng 10 ngày kể từ khi chuẩn bị xong và phải được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ 5 ± 20C cho đến khi được sử dụng.

Các mẫu phân tích sẽ được lấy sau khi đã được trộn đều bằng cách dùng một trong các phương pháp sau đây:

(a) Đảo mẫu ở trong bao bằng thìa.



Hoặc (b) Đặt đầu hở của bao đựng mẫu vào đầu hở của 1 bao tương tự và dốc hạt qua lại giữa 2 bao.

Mẫu phân tích được lấy sao cho không để hở mẫu ra ngoài không khí quá 30 giây.

7.2.1.5.4. Cân mẫu

Việc cân mẫu, nếu yêu cầu, phải phù hợp với các qui định về cân mẫu ở phần phân tích độ sạch.

7.2.1.5.5. Các phương pháp qui định

Độ ẩm của các mẫu hiệu chuẩn được đánh giá bằng cách dùng phương pháp sấy (xem 7.1), là phương pháp đối chứng.

Phải thực hiện được ba lần đo thành công đối với từng mẫu hiệu chuẩn bằng máy đo độ ẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sau mỗi lần đo, mẫu đã đo phải được gộp trở lại cùng với mẫu hiệu chuẩn. Sau đó mẫu hiệu chuẩn được trộn đều (qui định ở 7.2.1.5.3.) trước khi mẫu phân tích tiếp theo được lấy ra. Khi đo mẫu hiệu chuẩn, phải tiến hành 3 lần đo ở 3 mẫu phân tích riêng rẽ.

Độ ẩm của các mẫu hiệu chuẩn phải được kiểm tra lại sau khi đo bằng cách dùng phương pháp sấy đối chứng.

7.2.1.6. Tính toán kết quả

7.2.1.6.1. Phương pháp sấy dối chứng

Đối với mẫu kiểm tra, có hai kết quả đối chứng: x1 là độ ẩm trước khi đo bằng máy đo độ ẩm và x2 là độ ẩm sau khi đo bằng máy đo độ ẩm. Kết quả trung bình của hai giá trị này là giá trị thực của độ ẩm với điều kiện là sự khác nhau giữa hai lần đo không vượt quá 0.3%. Nếu sự khác nhau vượt quá 0.3% thì việc hiệu chuẩn phải được làm lại.

7.2.1.6.2. Máy đo độ ẩm

Đối với mỗi mẫu hiệu chuẩn, cần phải có 3 kết quả (y1, y2, y3).

Tính kết quả trung bình yx theo công thức:



So sánh kết quả này với zi (sai khác của yx so với giá trị thực của độ ẩm (xem 7.2.1.6.1.).

7.2.1.6.3. Sai số cho phép

Máy đo độ ẩm được coi là nằm trong phạm vi hiệu chuẩn khi zi (sai khác của yx so với giá trị thực của độ ẩm) thấp hơn sai số cho phép tối đa sau đây:




tải về 2.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương