Chương 1: Lý luận chung về nhà nước



tải về 0.54 Mb.
trang1/28
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích0.54 Mb.
#53854
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28
Đề cương PLĐC - Phần lý thuyết

Chương 1: Lý luận chung về nhà nước


1.Bản chất, đặc trưng, kiểu và hình thức của nhà nước:
a,Bản chất của nhà nước:
- Là sản phẩm của giai cấp xã hội, có bản chất của giai cấp thống trị, đại diện cho giai cấp thống trị và là công cụ cưỡng chế, duy trì mình của giai cấp thống trị, bảo vệ giai cấp thống trị.
+ Tuy xã hội nguyên thủy cộng sản đã xuất hiện tồn tại quyền lực xã hội nhưng quyền lực đó xuất phát từ xã hội và phục vụ cho lợi ích xã hội.
+ Bắt đầu từ xã hội chiếm hữu nô lệ xuất hiện giai cấp nên đòi hỏi xuất hiện một quyền lực mới để làm dịu các xung đột giai cấp. Tức là nhà nước bảo vệ giai cấp thống trị nhưng đồng thời nó cũng bảo vệ chung cho tập đoàn người ở trong nó, tức nó bảo vệ lợi ích chung của xã hội.
b,Đặc điểm nhà nước: Có 4 đặc điểm chủ yếu:
_ Thiết lập một quyền lực công đặc biệt. Nó có một đội ngũ công chức chuyên làm nhiệm vụ quản lí và cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị.
_ Phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính không phụ thuộc chính kiến, huyết thống, giới tính, nghề nghiệp,… để tác động trên phạm vi quy mô rộng.
_ Có chủ quyền quốc gia, thể hiện quyền tự quyết về đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc bên ngoài.
_ Ban hành pháp luật và quản lí toàn xã hội bằng pháp luật mang tính bắt buộc.
c,Kiểu nhà nước:
Là tổng thể các dấu hiệu cơ bản đặc thù cho nhà nước, thể hiện bản chất, và những điều kiện tồn tại, phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
Trong lịch sử đã có 4 kiểu hình thái xã hội (có giai cấp) tồn tại và tương ứng là 4 kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô (chiếm hữu nô lệ), nhà nước phong kiến (phong kiến), nhà nước tư bản (tư bản chủ nghĩa), nhà nước xã hội chủ nghĩa (xã hội chủ nghĩa).
d,Hình thức nhà nước
Hình thức nhà nước nói lên cách thức tổ chức quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp) tức là phương pháp chuyển ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí nhà nước. Nó là cách tổ chức nhà nước, trình tự thành lập các cơ quan, vị trí vai trò các cơ quan, quy định mối quan hệ giữa các cơ quan cũng như việc thực hiện quyền lực nhà nước trên phạm vi địa phương hay toàn lãnh thổ. Hình thức nhà nước do bản chất nhà nước quyết định. Nó bao gồm hai yếu tố chủ yếu: hình thức chính thể và hình thức cấu trúc.
_ Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan có quyền lực cao nhất cùng các mối quan hệ của các cơ quan đó.Có 2 dạng cơ bản là chính thể cộng hòa và chính thể quân chủ.
+ Chính thể quân chủ là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước một phần hoặc toàn bộ tập trung vào tay một cá nhân đứng đầu nhà nước (nguyên thủ quốc gia – vua, hoàng đế, quốc trưởng) hình thành theo nguyên tắc truyền ngôi (thế tập). Được chia thành quân chủ tuyệt đối (nguyên thủ quốc gia có quyền lực vô hạn) và quân chủ hạn chế (một phần trao cho nguyên thủ quốc gia còn một phần khác trao cho cơ quan cao cấp khác, vua mang tính tượng trưng và quyền lực bị hạn chế) – còn gọi là quan chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị.
+ Chính thể cộng hòa là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong thời hạn nhất định. Được chia thành cộng hòa quý tộc (cơ quan đại diện do quý tộc bầu) và cộng hòa dân chủ (cơ quan đại diện do nhân dân bầu ra). Chính thể cộng hòa trong nhà nước tư sản có 2 biến dạng cộng hòa đại nghị (nghị viện do dân bầu ra, có vai trò lớn, nắm giữ quyền lực trung tâm, lập ra chính phủ và điều khiển chính phủ) và cộng hòa tổng thống (nguyên thủ quốc gia do dân bầu ra, đứng đầu chính phủ và điều khiển chính phủ); ngoài ra còn có cộng hòa “lưỡng tính” có cả 2 đặc điểm của 2 nền cộng hòa trên.
_Hình thức cấu trúc nhà nước là sự cấu tạo nhà nước hình thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các đơn vị ấy với nhau cũng như giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương. Hai hình thức chủ yếu là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang.
+ Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, hệ thống pháp luật thống nhất, các cơ quan địa phương hoạt động theo quy định của chính quyền trung ương..
+ Nhà nước liên bang là nhà nước hình thành từ hia hay nhiều nước thành viên (hoặc nhiều bang) hợp lại. Ngoài hệ thống pháp luật , cơ quan quản lý chung của cả nước còn có hệ thống pháp luật và cơ quan quản lý riêng của từng thành viên.
2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
_ Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam là hệ thống cơ quan từ trung ương đến địa phương và cơ sở, tổ chức theo nguyên tắc thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thể hiện các chức năng và nhiệm vụ chung của nhà nước.
_ Đặc điểm:
+ Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước dựa theo các nguyên tắc chung thống nhất mà nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc quy định toàn bộ các nguồn lực, quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân bầu ra cơ quan đại diện cho mình (quốc hội) và đó là cơ quan quyền lực nhà nước.
+ Các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều mang tính quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước để tiến hành các hoạt động theo chức năng quyền hạn của mình.
+ Đội ngũ cán bộ công chức nhà nước là công bộc của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
_ Nguyên tắc hoạt động:
+ Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
+ Bảo đảm sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
+ Bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý của nhà nước.
+ Tập trung dân chủ.
+ Pháp chế xã hội chủ nghĩa
2.Một số cơ quan tổ chức đặc biệt
a.Quốc hội
_ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhà nước CHXNCN Việt Nam. Được nhân dân bầu ra theo nguyên tắc bỏ phiêu kín và chiu trách nhiệm trước nhân dân, thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân và các vùng lãnh thổ. Tập trung mọi quyền lực nhà nước: lập, hành, tư pháp và có sự phân công, phối hợp, giao cho các cơ quan nhà nước khác các quyền lực cụ thể để thực hiện quyền lực nhà nước. Thẩm quyền được quy định bơi hiến pháp gồm 3 nhóm: lập pháp và lập hiến, quyết định các công việc quan trọng nhất của đất nước, giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của đất nước. Hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội là Kỳ họp quốc hội được tổ chức công khai (trừ khi cần thiết có thể họp kín), quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, lập pháp lập hiến và thể hiện quyền giám sát tối cao của mình. Nó gồm Ủy ban thường vụ quốc hội, Ủy ban quốc hội, Hội đồng dân tộc, Đoàn đại biểu quốc hội do các đại biểu quốc hội thành lập.
+ Ủy ban thường vụ quốc hội là cơ quan thường trực của quốc hội có chủ tịch (do chủ tịch quốc hội đảm nhiệm), các phó chủ tịch (do các phó chủ tịch quốc hội đảm nhiệm) và các ủy viên. Thành viên của nó không được đồng thời là thành viên chính phủ.Nó có thẩm quyền lớn quy định trong hiến pháp năm 2013.
+ Chủ tịch quốc hội có vị trí quan trọng, là chủ tọa các phiên họp, là người chủ trì và điều hành các hoạt động, tổ chức đối ngoại của quốc hội và quan hệ với các đại biểu khác.
+ Hội đồng dân tộc và Ủy ban Quốc hội là cơ quan của quốc hội do quốc hội bầu ra và làm việc theo chế độ tập thể quyết định theo đa số. Ủy ban Quốc hội bao gồm: Ủy ban pháp luật; ủy ban tư pháp; ủy ban kinh tế - ngân sách; ủy ban quốc phòng an ninh; ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; ủy ban các vấn đề xã hội; ủy ban khoa học, công nghệ, môi trường; ủy ban đối ngoại.
_ Chủ tịch nước: Là người đứng đầu nhà nước (nguyên thủ quốc gia) thay mặt cho nhà nước về đối nội và đối ngoại.
+ Đối nội: có quyền công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân; là chủ tịch hội đồng quốc phòng và an ninh; bổ nhiệm, bãi miễn các chức vụ cao cấp của nhà nước; công bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp,…
+ Đối ngoại: có quyền cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam, tiếp nhân đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước khác, nhân danh nhà nước ký kết điều ước quốc tế, quyết định cho nhập, cho thôi và tước quốc tịch Việt Nam.
b.Chính phủ: Là cơ quan chấp hành của quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, chuyên quản lý mọi mặt của xã hội.
-Cơ cấu tổ chức của nó: bộ và các cơ quan ngang bộ cùng các cơ quan thuộc chính phủ khác. Nó gồm: 1 thủ tướng, các phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Có nhiệm kì bằng với nhiệm kì quốc hội.
c.Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân:
+ Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện ý chí nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Nó có thẩm quyền quyết định các chủ trương, biện pháp quan trọng của địa phương và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác. Nhiệm kì mỗi khóa là năm năm.
+ Ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân, chịu trách nhiệm hành pháp và các quyết định, văn bản của cơ quan cấp trên, chiu sự chỉ đạo của chính phủ và hội đồng nhân dân cùng cấp.
d.Tòa án nhân dân và viện kiểm sát:
+ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nhà nước, xét xử các vụ án vi phạm pháp luật và những việc khác theo luật định. Là một hệ thống, một cơ cấu tổ chức nhất định gồm: Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân cấp tình, các tòa án nhân dân cấp huyện, các tòa án quân sự và một số tòa án khác do luật định.
+Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nhà nước thực hiện quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định nhằm góp phần đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Nó là một hệ thống gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, các viện kiểm sát nhân dân cấp huyện các viện kiểm sát quân sự.
_ Nói chung theo thẩm quyền hoạt động thì các cơ quan nhà nước chia thành:
+ Cơ quan quyển lực nhà nước(quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội, chủ tịch nước và hội đồng nhân dân các cấp).
+ Cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước (chính phủ, bộ và các cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp).
+ Cơ quan xét xử nhà nước (hệ thống tòa án).
+ Cơ quan kiểm sát nhà nước (hệ thống viện kiểm sát).
e. Đảng Cộng Sản là lực lượng lãnh đạo duy nhất đối với nhà nước và xã hội. Sự lãnh đạo của ĐCS là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của hệ thống chính trị, là hạt nhân đảm bảo sự thống nhất của hệ thống đó. Vai trò lãnh đạo của ĐCS VN là tất yếu lịch sử do: Nó là lực lượng chính trị tiên tiến nhất được vũ trang bằng lý luận khoa họ chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HCM; có cống hiến và hy sinh lớn lao cho nhân dân, được nhân dân tin tưởng; kiên trì vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, có uy tín quốc tế lớn và có được sự giúp đỡ ủng hộ trên thế giới. Đảng thực hiện lãnh đạo nhà nước bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục tạo nhận thức đúng đắn cho cán bộ, công chức.
f. Mặt trận tổ quốc là liên minh chính trị tự nguyện của các tổ chức và cá nhân tiêu biểu trong xã hội. Nó là một bộ phận của hệ thống chính trị, có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị do ĐCS VN lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, nơi phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Chương 2:



  1. tải về 0.54 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương