Chương 1: Đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa của môn học Khái niệm văn minh: Khái niệm văn hóa



tải về 434.01 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích434.01 Kb.
#35340
  1   2



Chương 1: Đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa của môn học
1. Khái niệm văn minh:

1.1. Khái niệm văn hóa:

- Định nghĩa về văn hoá của Hồ Chí Minh từ năm 1942: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người phải sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (Hồ Chí Minh, toàn tập, xuất bản lần 2, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr. 431).

- Mặc dù đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, nhưng người ta vẫn có những điểm chung giống nhau về khái niệm văn hoá: “Văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.”

- Như vậy, văn hoá cùng xuất hiện đồng thời với loài người, từ khi con người biết chế tạo công cụ lao động bằng đá thì bắt đầu có văn hoá. Văn hoá tồn tại ở hai dạng:



1.2. Khái niệm văn minh:

Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của của nền văn hoá. Trái với văn minh là dã man”.

1.3. Văn hiến:

- Văn hiến thường chỉ được thấy trong sách vở, văn chương ở Việt nam và Trung Quốc. Đây là thuật ngữ chỉ chung sử sách và các chế độ chính sách. Có sử sách tức là đã bước vào thời kỳ văn minh, do đó trước đây, dưới thời phong kiến, khi chư có chữ văn minh với nghĩa như ngày nay, chữ văn hiến thực chất là văn minh.

- Tóm lại, các khái niệm văn hoá, văn minh văn hiến là ba thuật ngữ rất gần nhau; song chúng lại có ý nghĩa riêng, nội hàm riêng không thể lẫn lộn.

2. Các nền văn minh lớn trên thế giới:

2.1. Các nền văn minh ở phương Đông:

- Phương Đông (châu Á và Đông Bắc châu Phi) bước vào thời kỳ văn minh sớm vào cuối thiên niên kỷ IV TCN đầu thiên niên kỷ III TCN.

- Thời kỳ cổ đại: Phương Đông có 4 trung tâm văn minh lớn : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.

- Thời trung đại: Phương Đông còn 3 trung tâm lớn : Ấn Độ, Trung Quốc, Arập (bao gồm cả Ai Cập và Tây Á nằm trong đế quốc Arập).

- Thời kỳ cận và hiện đại: Văn minh phương Đông phát triển chậm hơn và chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây.

- Ngoài những trung tâm văn minh lớn còn có những nền văn minh của các quốc gia nhỏ và của từng thời kỳ lịch sử như nền văn minh sông Hồng, nền văn minh Đại Việt,…

2.2. Các nền văn minh phương Tây:

- Văn minh phương Tây (châu Âu) xuất hiện muộn hơn so với văn minh phương Đông (vào cuối thiên niên kỷ III đến đầu thiên niên kỷ II TCN).

- Thời cổ đại, có hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã. Nhưng đến thế kỷ II TCN, La Mã đã chinh phục được Hy Lạp và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp ở phương Đông, trở thành đế quốc rộng lớn, hung mạnh, duy nhất ở phương Tây. Văn minh La Mã và Hy Lạp vì vậy hòa đồng làm một và được gọi chung là văn minh Hy – La.

- Thời trung đại: Văn minh phương Tây cũng chỉ có một trung tâm mà chủ yếu là Tây Âu.

- Thời cận và hiện đại: Do sự tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ thuật, các quốc gia phương Tây phát triển mạnh mẽ về kinh tế và quân sự, xác lập phương thức sản xuất TBCN.



III. Đối tượng nghiên cứu, nội dung và PPNC lịch sử văn minh thế giới:

1. Văn minh và lịch sử:

- Lịch sử văn minh nhân loại là một bộ phận của lịch sử thế giới, bởi vậy cần phải thấy được mối liên quan giữa văn minh và lịch sử, để từ đó xác định được đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu cho phù hợp.

- Văn minh và lịch sử có sự liên quan mật thiết với nhau. Một nền văn minh chỉ được hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định. Nền văn minh đó mang “dấu ấn” của hoàn cảnh lịch sử, hay nói cách khác nó là “con đẻ” của lịch sử. Còn lịch sử là toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ, đó là những hoạt động chinh phục tự nhiên và cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử, là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa người với người trong xã hội.



- Đối tượng của lịch sử rộng lớn hơn, còn văn minh chỉ đề cập đến trình độ phát triển sản xuất, trình độ tổ chức xã hội và các thành tựu về tư tưởng văn hoá, nghệ thuật, khoa học.... Vì thế, học lịch sử văn minh cũng có nghĩa là nhìn lại toàn bộ lịch sử phát triển của xã hội loài người từ khi có nhà nước cho đến nay. Nhưng văn minh không phải là toàn bộ lịch sử mà chỉ là một phần của lịch sử.

2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của lịch sử văn minh thế giới:

- Đối tượng: Nghiên cứu Lịch sử văn minh tế giới không phải là nghiên cứu tống số các nền văn minh trên thế giới cộng lại, mà chủ yếu nhằm thấy được hoàn cảnh lịch sử, những điều kiện hình thành nên các nền văn minh thế giới, có quan điểm lịch sử cụ thể và biện chứng về sự phát triển, từ đó nắm được bản chất, những đặc điểm nổi bật, quy luật phát triển và tác dộng qua lại giữa chúng, thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong việc tạo nên những thành tựu văn minh nhân loại.

- Nội dung: Nội dung của lịch sử văn minh thế giới bao gồm trình độ phát tiển ở nhiều lĩnh vực: kinh tế, quan hệ xã hội, tư tưởng, chính trị và những thành tựu về văn hóa tinh thần như chữ viết, văn học, nghệ thuật, phong tục tập quán, khoa học, giáo dục. . . Song ở đây chúng ta chỉ giới thiệu chủ yếu những thành tựu về văn hóa tinh thần.

- Phương pháp: nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới không phải là nghiên cứu tổng thể các nền văn minh trên thế giới cộng lại, mà chủ yếu nghiên cứu các nền văn minh lớn tiêu biểu, đại diện cho văn minh khu vực, thời kỳ nhất định.
Chương 2: Văn minh Bắc Phi và Tây á

A. VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI:
I. Tổng quan về Ai Cập cổ đại:

1. Địa lý và dân cư:

- Về vị trí địa lý: Ai Cập nằm ở Đông Bắc châu Phi, là một thung lũng hẹp, dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin. Phía Tây của Ai Cập giáp với sa mạc Libi. Phía Đông giáp Hồng Hải, phía Bắc giáp Địa Trung Hải, phía Nam giáp sa mạc Nubia và Ethiopia. Với vị trí này, Ai Cập thời cổ đại hầu như tách biệt với thế giới bên ngoài. Do đó, nền văn minh Ai Cập hình thành tương đối độc lập và mang những nét riêng độc đáo của nó.

- Về cư dân: Ngay từ thời rất sớm, trên lãnh thổ Ai Cập đã có con người, họ chính là những thổ dân châu Phi (người Nubi và Libi,…), hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Khi đến vùng thung lũng sông Nin, họ định cư ở đây và làm nghề nông từ rất sớm. Về sau, người Xemít từ Tây Á xâm nhập vào hạ lưu sông Nil, trải qua quá trình chung sống lâu dài họ đã đồng hoá lẫn nhau hình thành một bộ tộc mới tức là người Ai Cập cổ đại.

2. Các thời kỳ lịch sử của Ai Cập cổ đại:

  • Thời kỳ Tảo vương quốc (3200-3000 TCN)

  • Thời kỳ Cổ vương quốc (khoảng từ năm 3000-2200 TCN)

  • Thời kỳ Trung vương quốc (khoảng 2200 - 1570 TCN)

  • Thời kỳ Tân vương quốc (khoảng từ 1570-941 TCN)

  • Ai Cập từ thế kỷ X-I TCN (khoảng năm 941-30 TCN)

Từ thế kỷ X TCN, Ai Cập hết bị chia cắt lại bị ngoại tộc thống trị. Đặc biệt, từ năm 525 TCN, Ai Cập bị nhập vào đế quốc Ba Tư ở Tây Á. Năm 332 TCN, Ai Cập bị Alếchxăngđrơ ở Makêđônia chinh phục. Sau khi đế quốc Makêđônia tan rã, Ai Cập thuộc quyền thống trị của một vương triều Hy Lạp gọi là vương triều Ptôlêmê (305 – 30 TCN). Đến năm 30 TCN, Ai Cập thành một tỉnh của đế quốc La Mã.

II. Những thành tựu chủ yếu của văn minh Ai Cập cổ đại:

1. Chữ viết:

- Chữ viết ra đời từ khi xã hội có giai cấp (khoảng thiên niên kỉ IV TCN)

           - Chữ viết đầu tiên của người Ai Cập là chữ tượng hình

-  Chữ tuợng hình không có khả năng diễn tả hết nội dung, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng do đó từ trên cơ sở của chữ tượng hình, người Ai Cập sáng tạo ra chữ tượng ý (mượn ý)

- Trong quá trình sử dụng, người Ai Cập cải tiến chữ viết theo hướng đơn giản hoá, chỉ lấy một phần điển hình nào đó của các vật muốn diễn đạt mà thôi. Dần dần xuất hiện những hình vẽ biểu thị âm tiết là những chữ biểu thị một từ nhưng đồng âm với âm tiết mà người ta muốn sử dụng. Những chữ chỉ âm tiết biến thành chữ cái.

- Đến thiên niên kỷ II TCN, người Híchxốt học tập chữ cái của người Ai Cập để ghi ngôn ngữ của mình.

- Chữ viết cổ của Ai Cập thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da… nhưng chất liệu dùng để viết phổ biến nhất là giấy papyrus.

2. Văn học:

- Văn học Ai Cập phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại. Nội dung của các tác phẩm văn học, thơ ca đều tập trung phản ánh hiện thực xã hội.

- Giai đoạn đầu, văn học mang đậm tính tôn giáo. Nhưng đến thời Trung và Tân Vương quốc, văn học đã phản ánh những mâu thuẩn xã hội, phê phán bọn quan lại, nói lên nổi khổ của người lao động.

- Các thể loại chủ yếu của văn học Ai Cập:

+ Thể loại văn học dân gian truyền miệng

+ Thể loại văn học thế tục : tự thuật, giáo huấn.

+ Thơ ca trữ tình

3. Tôn giáo – Tín ngưỡng:

- Sùng bái tự nhiên: Đây là hình thức chiếm một địa vị quan trọng, họ thờ các vị thiên thần, địa thần, thuỷ thần....

- Sùng bái linh hồn người chết:

- Người Ai Cập còn tin vào linh hồn là bất tử. Họ quan niệm rằng trong mỗi con người đều có một hình bóng gọi là “can” (linh hồn) hoàn toàn giống người đó như hình với bóng. Khi con người mới ra đời thì linh hồn chui vào trong thân thể, khi con người chết thì linh hồn rời khỏi thể xác. Từ đó, linh hồn tồn tại độc lập nhưng con người không thể nhìn thấy, chỉ có thể thấy được trong giấc mộng.

- Linh hồn tồn tại đến khi thi thể người chết hủy nát thì mới chết hẳn. Nhưng nếu thi thể được bảo tồn thì linh hồn một lúc nào đó sẽ nhập vào thể xác và con người sẽ sống lại.

- Sùng bái động vật: Người Ai Cập cổ đại còn thờ nhiều loại động vật, bao gồm cả động vật thực và động vật tưởng tượng. Động vật thực, như chim ưng, rắn, dê, cừu... đặc biệt bò được tôn thờ trong cả nước, nhất là bò mộng Apix; những động vật tưởng tượng, như: chim phượng hoàng, con vật đầu người mình sư tử.

4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:

- Nghệ thuật của Ai Cập là một nền nghệ thuật nổi tiếng trong lịch sử thế giới cổ kim, phát triển toàn diện, gồm đủ thể loại : kiến trúc, điêu khắc, tạo hình... Trong đó, thành công nhất là nghệ thuật kiến trúc.



- Kiến trúc: Nghệ thuật kiến trúc của Ai Cập cổ đại đã đạt đến trình độ tinh xảo, tiêu biểu là cung điện, đền miếu, đặc biệt là Kim tự tháp.

- Điêu khắc: Nghệ thuật điêu khắc ở Ai Cập cổ đại đạt tới trình độ cao, được biểu hiện ở hai mặt tượng và phù điêu.

5. Khoa học tự nhiên:

  • Thiên văn:

- Vì do phải quan sát thời tiết, mực nước của sông Nin để phục vụ cho việc sản xuất. Cho nên học đã sớm chú ý quan sát thiên văn.

- Từ rất sớm, với những dụng cụ thô sơ như sợi dây dọi, mảnh ván có khe hở, các nhà thiên văn học cổ đại thường ngồi trên nóc đền miếu để quan sát bầu trời. Trên cơ sở đó, họ đã vẽ hình thiên thể lên trần các đền miếu, đã biết được 12 cung hoàng đạo, biết được các hành tinh như sao kim, sao mộc, sao thuỷ, sao hỏa, sao thổ và các hành tinh khác.

- Chế tạo được đồng hồ đo bóng mặt trời để tính thời gian trong ngày (được gọi là cái nhật khuê).

- Thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực thiên văn của người Ai Cập cổ đại là việc làm ra lịch.



  • Toán học:

- Ra đời và phát triển sớm, do phải đo đạc, chia lại ruộng đất hằng năm, công tác thuỷ lợi, xây dựng các công trình kiến trúc...

- Ban đầu, người Ai Cập đã biết đến phép đếm lấy 10 làm cơ sở (Thập tiến vị). Các chữ số cũng được dùng chữ tượng hình để biểu thị. Ví dụ: I = 1, II = 2, III = 3 … nhưng vì không có cơ số 0 nên cách viết chữ số của họ tương đối phức tạp.

+ Khi biểu thị số hàng chục thì người ta lấy kí hiệu là một đoạn dây

+ Khi biểu thị số cao hơn đơn vị hàng chục thì họ kí hiệu bằng một đọan dây khoanh tròn.

+ Khi biểu thị số lớn hơn 100, người ta thể hiện bằng hình cái cây,...



Chữ viết Ai Cập cổ đại

- Trên cơ sở đó, người Ai Cập chỉ mới biết phép cộng và phép trừ. Còn nhân và chia, vì chưa biết bảng nhân nên phải dùng phương pháp cộng và trừ nhiều lần. Đến thời Trung vương quốc, mầm mống của đại số học đã xuất hiện. Ẩn số x được gọi là “aha” nghĩa là “một đống”, ví dụ một số ngũ cốc chưa biết được số lượng thì gọi là “một đống ngũ cốc”. Người Ai Cập đã biết được cấp số cộng và có lẽ cũng đã biết được cấp số nhân.

- Về hình học, người Ai Cập đã biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình cầu, biết được số pi là 3,16, biết tính thể tích hình tháp đáy vuông. Khi giải những bài tóan hình học không gian phục vụ cho việc xây dựng Kim Tự Tháp, họ đã biết vận dụng mầm mống của lượng giác học.

- Các vấn đề toán học thường được ghi trên giấy papyrus, trong đó, tài liệu cổ nhất được viết từ năm 1850 TCN (thời Trung vương quốc).



  • Y học:

- Do tục ướp xác  thịnh hành, từ rất sớm, người Ai Cập đã hiểu biết tương đối về cấu tạo của cơ thể người. Tình hình ấy đã tạo điều kiện cho y học có thể phát triển sớm. Trên cơ sở đó, người Ai Cập cổ đại đã biết được:

+ Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tật

+ Biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khỏe của con người, nếu óc bị tổn hại thì toàn thân sẽ bị bệnh. Tuy người Ai Cập chưa biết nhiều về sự tuần hoàn của máu nhưng họ cũng đã nhận biết sự liên quan giữa tim và mạch máu.

+ Người Ai Cập còn biết được nhiều loại bệnh như bệnh đường ruột và dạ dày, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da…

- Về chữa bệnh, người Ai Cập đã biết được nhiều bài thuốc và phương pháp chữa trị. Ví dụ, để chữa bệnh đường ruột, người ta dùng phương pháp rửa ruột hay cho nôn mửa. Các thầy thuốc Ai Cập còn biết dùng phẫu thuật để chữa một số bệnh. Việc chữa bệnh đã được chuyên môn hóa khá tỉ mỉ, mỗi thầy thuốc chữa trị một loại bệnh chứ không phải chữa rất nhiều bệnh: người chuyên chữa mắt, người chuyên chữa đau đầu, người chữa răng, người chữa bệnh đau dạ dày, người chữa các bệnh trong nội tạng,…


  • Hoá học, vật lý:

- Hoá học : do nhu cầu chế tạo dược phẩm và kỹ thuật đúc đồ kim loại. Vì vậy, họ đã biết luyện ra vàng, bạc, biết chế tạo các loại thuốc nhuộm, dược liệu...

- Vật lý : họ biết một số định luật, nhất là về lực học. Không thể tưởng tượng được rằng trong việc thiết kế và xây dựng các Kim Tự Tháp mà cho đến nay vẫn rất vững bền lại thiếu những kiến thức về vật lý học nhất là về lực học.



Tóm lại, trong hơn 3000 năm của lịch sử Ai Cập cổ đại, nhân dân Ai Cập đã biết dựa vào những quy luật tự nhiên mà họ đã nhận thức được để xây dựng nên cơ sở của một nền khoa học chân chính. Do đó, về mọi mặt họ đã có những phát minh cực kỳ quan trọng đóng góp lớn lao vào kho tàng văn hoá của nhân loại.
B. VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI:

I. Tổng quan về Lưỡng Hà cổ đại:

1. Địa lý và cư dân:



- Vị trí địa lý: Lưỡng Hà là một từ ghép. Trong đó, Lưỡng là ở giữa; là sông. Lưỡng Hà là vùng đất nằm giữa 2 con sông: Tigrơ và Ơphơrát, thuộc khu vực Tây Á (Irac-CôOét ngày nay).

- Về địa hình: Do là một vùng đất bằng phẳng nhưng cũng là vùng đất hoàn toàn để ngõ ở mọi phía, không có những biên giới hiểm trở bảo vệ.

- Về tài nguyên: Hầu như không có kim loại và mỏ đá quý, nhưng bù lại họ có nhiều đất sét tốt

- Về dân cư: do địa hình bằng phẳng: thành phần cư dân cũng khá phức tạp, nhiều bộ tộc khác nhau có mặt và sinh sống trên vùng đất này.

+ Người Xume là cư dân cổ xưa nhất

+ Đến Thiên niên kỉ III TCN có thêm các bộ lạc du mục người Xêmít thiên di vào.

+ Về sau có rất nhiều bộ lạc thuộc nhiều ngữ hệ khác nhau ở các khu vực lân cận cũng đã tràn tới cư trú ở Lưỡng Hà.



tải về 434.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương