CHỌn giống và nhân giống bằng hom các loài keo lai, keo lá tràM



tải về 216.16 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích216.16 Kb.
#31369
  1   2   3
CHỌN GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG

BẰNG HOM

CÁC LOÀI KEO LAI, KEO LÁ TRÀM

VÀ KEO TAI TƯỢNG



(Tài liệu viết năm 2004, chưa được cập nhật , chỉ có tính tham khảo)

Người biên soạn: Nguyễn Văn Chiến

Tháng 12 năm 2004
MỤC LỤC:

Mở đầu: 1

Phần I: CHỌN LỌC CÂY TRỘI

  1. Khái niệm chung và ý nghĩa chọn lọc cây trội 2

  2. Tuyển chọn cây trội 2

2.1. Đặc điểm chung 2

2.2. Đặc điểm về hình thái và cấu tạo 2

2.3. Phương pháp tuyển chọn cây trội 4

2.3.1. Phương pháp tuyển chọn cây trội keo lai 4

2.3.1.1. Công thức chung 5

2.3.1.2. Chọn cây dự tuyển 5

2.3.2. Phương pháp tuyển chọn cây trội keo lá tràm,

Keo tai tượng 6

2.4. Xác định cây trội 6

3. Quản lý và sử dụng cây trội 8

PHẦN II: VƯỜN LƯU GIỮ GIỐNG VÀ VƯỜN VẬT

LIỆU GIÂM HOM

  1. Vườn lưu giữ giống gốc 9

    1. Khái niệm 9

    2. các biện pháp dẫn dòng lưu giữ giống 9

      1. Ghép cây 9

        1. Ý nghĩa 9

        2. Kỹ thuật ghép cây 9

      2. Giâm hom 11

        1. Biện pháp kỹ thuật dẫn dòng bằng giâm hom

cành 11

        1. Biện pháp kỹ thuật dẫn dòng bằng giâm hom lá 11

    1. Trồng, quản lý, bảo vệ và chăm sóc 12

  1. Vườn Vật liệu giâm hom 13

    1. Khái niệm 13

    2. Chọn địa điểm để xây dựng 13

    3. Thực hiện xây dựng 13

    4. Thiết kế 13

    5. Chăm sóc 14

    6. Phòng trừ sâu bệnh 15

    7. Các biện pháp tạo chồi 15

      1. Một số thuật ngữ thường dùng 15

      2. Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất

lượng chồi ở vườn vật liệu 15

      1. Các phương thức chặt cây tạo chồi 17

      2. Xác định dạng chồi để thu hoạch 17

PHẦN III: CÔNG NGHỆ GIÂM HOM KEO LAI

VÀ 2 LOÀI BỐ MẸ

  1. Nguyên lý chung 20

  2. Những cơ sở phục vụ cho công nghệ giâm hom 20

    1. Nhà giâm hom 20

      1. Các kiểu nhà giâm hom 21

      2. Trang thiết bị trong nhà giâm hom 22

    2. Dụng cụ phục vụ giâm hom 23

    3. Nguyên vật liệu phục vụ giâm hom 23

  3. Kỹ thuật giâm hom 27

    1. Các phương thức giâm hom 27

    2. Cắt hom và giâm hom 28

PHẦN IV: QUAN LÝ VÀ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

  1. Lao động 32

    1. Lao động phục vụ vườn vật liệu 32

    2. Lao động phục vụ vườn ươm hom 32

  2. Tính toán khối lượng sản xuất 33

    1. Tính số lượng cây giống làm nguồn vật liệu 33

    2. Tính diện tích vườn vật liệu 33

    3. Tính diện tích nhà giâm hom 34

  3. Tính toán giá thành cây hom 34

    1. Các thành phần cấu tạo vào giá thành 35

    2. Xác định giá thành 35


Mở Đầu:
Công nghiệp khai thác gỗ và sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu gỗ luôn phát triển theo hướng tăng dân số và kinh tế của các nước trên thế giới. Các loài cây mọc nhanh có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền công nghiệp sản xuất nguyên liệu gỗ, sản xuất giấy, gia dụng, xây dựng và các ngành liên quan khác. Việc đưa các tiến bộ kỹ thuật về chọn giống và nhân giống đã trở nên cấp thiết của nhiều nước trên thế giới để tăng năng suất rừng trồng nhằm thay thế nguồn gỗ rừng tự nhiên đang bị khai thác ngày mỗi cạn kiệt. Các kết quả nghiên cứu về loài cây phát triễn nhanh đã tỏ ra thích hợp trong các vùng khác nhau như Bạch đàn (Eucalyptus sp), các loài cây họ đậu Muồng giấy (Parranerianthes falcataria), Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)... để gây trồng rừng, đặc biệt hiện nay các loài cây Keo lai, Keo lá tràm, Keo tai tượng đang được quan tâm.

Ở nước ta, việc trồng rừng thương mại, trồng rừng công nghiệp cũng đã được đẩy mạnh, công tác nghiên cứu, cải thiện giống đang được đặt lên hàng đầu. Các tiến bộ kỹ thuật về chọn giống và nhân giống phục vụ trồng rừng đã bắt đầu mở ra hướng trồng rừng có hiệu quả cho ngành Lâm nghiệp. Chọn giống và nhân giống bằng mô hom các loài Keo lai, Keo lá tràm, Keo tai tượng phục vụ trồng rừng kinh tế hiện nay là một trong những thành quả lớn mà nhiều nhà khoa học đã nổ lực tìm kiếm trong thời gian qua, chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.






PHẦN I. CHỌN LỌC CÂY TRỘI
1. Khái niệm chung và ý nghĩa của chọn lọc cây trội trong cải thiện Giống cây rừng:

Chọn lọc cây trội là phương pháp tuyển lựa những cây cá thể có kiểu hình (phenotip) tốt nhất về các tính trạng chọn giống để sử dụng cho công tác cải thiện giống nhằm nâng cao các giá trị kinh tế cho rừng trồng. Do các loài cây trồng rừng vừa có đời sống lâu năm lại ở trạng thái dã sinh hoặc bán dã sinh nên việc tuyển chọn các biến dị tự nhiên của chúng vốn tính ổn định tương đối thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên là một phương thức cải thiện giống nhanh, rẽ tiền và hữu hiệu nhất trong sản xuất Lâm nghiệp. Vì tuy các quần thể cây rừng luôn tồn tại mức độ dị hợp tử cao nên thông qua quá trình tái tổ hợp gen đã xuất hiện ra rất nhiều kiểu gen (genotip) khác nhau tạo thành một loạt các biến dị cá thể phong phú. Loài nào có vùng phân bố tự nhiên càng rộng, trải ra trên nhiều điều kiện sinh thái khác nhau thì quy mô biến dị càng lớn, mức độ đa dạng di truyền càng cao và việc cải thiện giống bằng phương pháp chọn lọc càng có hiệu quả. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng khi chọn cây trội là người ta chỉ căn cứ vào các biểu hiện bên ngoài của nó tức là căn cứ vào (phenotip) của cây. Song bất cứ 1 phenotip nào cũng là do tác động của cả 2 nguyên nhân di truyền và ngoại cảnh. Do vậy, cách chọn lọc cây trội như thế nào và tiêu chuẩn cây trội được xác định ra sao có ý nghĩa rất quyết định đến kết quả cải thiện giống theo phương thức chọn giống này.


2. Tuyển chọn cây trội keo lai, keo lá tràm, keo tai tượng:

2.1. Đặc điểm chung:

Là loài cây họ Đậu, kính thước trung bình, chất liệu làm bột giấy sợi tốt.



2.2. Đặc điểm về hình thái và cấu tạo:

@ Dạng lá: Dạng bảng

+ Keo tai tượng: lá có chiều rộng 6-8 cm, dài 15-25 cm, có 4 gân lá nổi bật hợp từ gốc kéo dài một đoạn 3-5 cm.

+ Keo lá tràm: Lá có chiều rộng 2-3 cm, dài 15-18 cm, có 2-3 gân lá, gân phát triển ra ngoài mep lá, các gân lá phân rẽ từ gốc lá.

+ Keo lai: Lá có chiều rộng từ 4-6 cm, dài 15-22 cm, có 3-4 gân lá nhưng đoạn gân lá hợp từ gốc ngắn hơn.

@ Dạng hoa: Hoa tự hình bông, hoa đơn đủ.

+ Keo tai tượng: Cụm hoa lớn màu trắng bạc, xếp thẳng có chiều dài 10-12 cm, số hoa đơn 250

+ Keo lá tràm: Hoa màu vàng nhạt đến vàng đậm, chùm hoa cong dần, dài 6-7 cm, số hoa đơn 100

+ Keo lai: Hoa màu trắng bạc, xếp thẳng hoặc uốn nhẹ, dài 8-10 cm, số hoa đơn 150

@ Mùa ra hoa: Mùa ra hoa phụ thuộc vào vùng khí hậu.Ở Đông Nam Bộ mùa ra hoa như sau:

+ Keo tai tượng: Ra hoa vào tháng 8-10.

+ Keo lá tràm: 2 mùa chính (tháng 6-7, tháng 10,11).

+ Keo lai: 2 mùa chính (tháng 6-8, tháng 10-11).

@ Hạt:

+ Keo tai tượng: Màu đen bóng, tròn dài, đường kính 2-3 mm, dây tể đính vào đế hạt.

+ Keo lá tràm: Màu đen nâu, tròn dẹt, đường kính 3-4 mm, dây tể bao xung quanh hạt.

+ Keo lai: Màu đen nâu sáng hơn hạt Keo lá tràm, kính thước 2,5-3 mm, dây tể bao một phần hạt.

@ Thân:

+ Keo tai tượng: Thân thẳng với nhiều cành nhánh tồn tại trên thân một thời gian khá lâu, vỏ màu nâu nứt dọc.

+ Keo lá tràm: Cành lớn, phân cành thấp, vỏ màu xám đến xám nâu, vỏ nhẵn.

+ Keo lai: Cành nhánh Keo lai có đặc điểm khác biệt, thân của loài cây này là hệ quả của 2 loài bố mẹ chúng có nhiều cành nhánh nhưng tỉa cành tự nhiên tốt. Vỏ có màu xám xanh, nhẵn hoặc nứt nhẹ.

@ Khả năng tái sinh chồi:

+ Keo tai tượng: Tái sinh chồi tốt.

+ Keo lá tràm: Tái sinh chồi kém hơn.

+ Keo lai: Tái sinh chồi tốt.

@ Tỷ lệ tăng trưởng:

+ Keo lai có khả năng sinh trưỡng và phá triển tốt thích hợp nhiều dạng lập địa hơn cả 2 loài bố mẹ. Ở các khu rừng trồng cây Keo tai tượng hoặc Keo lá tràm có cây lai tự nhiên thường vượt lên trên tầng tán. Số liệu đo năm 2003 của các khu rừng trồng khảo nghiệm hậu thế dòng vô tính các loài Keo lai, Keo lá tràm, Keo tai tượng trên đất feralit tại Sông Mây – Đồng Nai cho thấy cây sau 2 năm tuổi dòng Keo lai có thể tích cây lớn nhất là: 0,04486 m3/cây, thể tích của cây Keo tai tượng là: 0,03262 m3/cây, thể tích của cây Keo lá tràm là: 0,02514 m3/cây. Nếu tính ra độ vượt thì thể tích cây Keo lai của dòng tốt nhất vượt Keo tai tượng là: 37,52% và vượt Keo lá tràm là: 78,44%.

@ Khối lượng thể tích gỗ khô:

Keo lai có khối lượng thể tích gỗ trung gian giữa keo lá tràm và Keo tai tượng.

Keo tai tượng: 0,469 g/cm3; Keo lai: 0,455 g/cm3 (Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc - Tạp chí Lâm nghiệp số 3/1995).



2.3. Phương pháp tuyển chọn cây trội:

2.3.1. Phương pháp tuyển chọn cây trội Keo lai:

Nhờ hiện tượng ưu thế lai (heterosit) nên cây lai có rất nhiều đặc điểm cả về sinh trưỡng cũng như phẩm chất thân cây tốt hơn cả 2 loài Keo bố mẹ như đã nói ở mục 2.1. Tuy nhiên tính ưu trội của cây Keo lai chỉ thể hiện mạnh mẽ và rõ rệt ở các thế hệ lai đầu, tức là thế hệ F1, đống thời người ta còn nhận thấy thêm rằng cây lai F1 có mẹ là Keo tai tượng và bố là Keo lá tràm thường trội hơn rõ rệt cây lai có bố mẹ ngược lại. Ngoài ra, mức độ ưu thế lai ở cây Keo lai còn phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất của cây bố và cây mẹ cũng như vào genotip cụ thể của nó hình thành trong quá trình lai theo các tổ hợp gen khác nhau. Vì vậy ngay cả đối với cây Keo lai thì vấn đề chọn tuyển cây trội cũng phải đặt ra nhằm tuyển lựa những cây lai tốt nhất làm cây đầu dòng.

Để có được nguồn giống Keo lai F1 tốt thì có thể thực hiện theo 2 phương cách phổ biến nhất là:

- Khảo sát, phát hiện những cây lai tự nhiên trong các lô rừng trồng Keo tai tượng.

- Chọn cây lai trong số cây gieo ươm trong vườn ươm từ hạt giống thu hái trên các cây trội Keo tai tượng có cây hoặc lô rừng trồng Keo lá tràm kề cận.

+ Cường độ chọn lọc cây trội: Tỷ lệ cây trội được chọn tối đa không quá 1/3 tổng số cây lai.

+ Sơ đồ dưới đây minh họa khái quát tiến trình gây tạo giống Keo lai F1 tốt làm vật liệu trồng rừng.
Rừng trồng sản xuất Tuyển chọn cây Khảo nghiệm các

hoặc thí nghiệm Keo lai F1 dòng vô tính

Keo tai tượng tự nhiên Keo lai F1


Tuyển chọn và thu Gieo ươm hạt cây Vườn lưu giữ giống

hái hạt trên các cây trội Keo lá lớn để các cây Keo lai đầu

trội Keo tai tượng có chọn cây lai F1 dòng

Keo lá tràm mọc kề trong vườn




Rừng trồng sản xuất bằng Vườn sản xuất hom

giống Keo lai hom F1 đại trà




Dây chuyền giâm hom

sx cây giống Keo lai

F1 cho rừng trồng

2.3.1.1. Công thức chung để xác định mức độ cải thiện giống theo phương thức chọn tuyển cây trội.

G = i  h2

Trong đó: G: là tăng thu di truyền (lãi di truyền)

i : là cường độ chọn lọc

 : là sai tiêu chuẩn về chỉ tiêu chọn giống của quần thể chọn giống

h2 : là hệ số di truyền của tính trạng chọn giống


2.3.1.2. Chọn cây dự tuyển:

Cây dự tuyển Keo lai là cây lai tự nhiên giữa 2 loài Keo tai tượng và Keo lá tràm mọc lẫn nhau trong quần thể rừng trồng Keo tai tượng đồng tuổi. Do không biết rõ nguồn gốc, lý lịch cả bố lẫn mẹ của các cây lai tự nhiên đó nên khi chọn tuyển cần ứng dụng phượng pháp và kỹ thuật chọn tuyển cây trội. Được chọn lựa sơ bộ, cây Keo lai tự nhiên cần phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:

- Sinh trưỡng: Chiều cao và đường kính thân cây phải vượt trị số bình quân của đám cây xunh quanh.

- Thân thẳng và tròn đều.

- Tỉa cành tự nhiên tốt, khúc thân duới cành dài.

- Cành nhỏ, góc phân cành lớn, tạo dáng đẹp.

- Cây khỏe mạnh, không hoặc bị sâu bệnh nhẹ.

Mỗi cây dự tuyển sau khi đã được chọn xong phải được đánh dấu sơn để tiện nhận lại trong rừng. Khi đã hoàn tất công việc điều tra, đánh dấu toàn bộ số cây Keo lai dự tuyển cần thực hiện việc khảo sát, so sánh lần thứ 2 tất cả những cây dự tuyển đó, lựa ra số cây có phenotip ưu trội nhất để tiến hành đo đếm, đánh giá đầy đủ các chỉ tiêu chọn giống cây trội ghi sẵn trong phiếu điều tra. Những cây này sau khi đo đếm xong sẽ được ghi một mã số trên thân cây. Tuy nhiên cần ghi nhớ rằng đây vẫn chưa phải là cây trội chính thức mà chỉ là cây dự tuyển triễn vọng. Cây trội chính thức chỉ được xác định sau bước nghiên cứu nội nghiệp so sánh, đối chiếu các phiếu điều tra cây trội, cân nhắc tổng số điểm cũng như điểm số của các chỉ tiêu quan trọng nhất, tính toán tới cường độ chọn lọc tối thiểu và số cây trội cần có để đảm bảo mức độ đa dạng di truyền tối thiểu.



2.3.2. Phương pháp tuyển chọn cây trội Keo lá tràm, keo tai tượng:

(Tương tự keo lai)



2.4. Xác định cây trội:

- Thể tích thân cây:

Sự tăng trưỡng thể tích thân cây là một trong số các chỉ tiêu chọn giống có ý nghĩa kinh tế quan trọng bậc nhất. Vì vậy trong việc chọn tuyển các cây trội làm cây đầu dòng để nhân giống vô tính thì cây trội phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:

+ Thể tích thân cây trội phải vượt thể tích bình quân thân cây của quần thể chọn giống tối thiểu là 2SD.

+ Thể tích thân cây trội được tuyển chọn phải vượt thể tích bình quân thân cây của 4 cây xung quanh mọc gần cây trội nhất ở mức tối thiểu là 1,5 SD.

+ Thể tích thân cây trội phải vượt cây lớn nhất trọng số 4 cây gần nhất mọc quanh.

0,5SD : 15 điểm

0,6-1,0SD : 30 điểm.

>1,0SD : 40 điểm.

Chú thích: SD là sai tiêu chuẩn về thể tích thân cây của quần thể chọn giống hoặc của đám 50-60 cây mọc quanh cây trội.

- Chiều cao dưới cành:

Chiều cao dưới cành là một chỉ tiêu chọn iống về phẩm chất thân cây nói lên giá trị sử dụng của thân cây đó. Cây trội cần đạt tiêu chuẩn sau đây:

+ Chiều cao dưới cành <= 1/3 chiều cao của cây: 5 điểm.

+ “ 1/3-1/2 “ : 10 điểm.

+ “ >= 1/2 “ : 15 điểm.

- Độ thẳng thân cây:

+ Cây cong hoặc uốn khúc: Không chọn.

+ Cây hơi cong : 10 điểm.

+ Cây thẳng : 15 điểm.

- Độ tròn thân cây:

+ Múi khế : 5 điểm.

+ Bầu dục : 10 điểm.

+ Tròn đều : 15 điểm.

- Độ lớn của cành:

+ Cành chính >1/4 D1.3 thân cây tại vi trí phân cành : 1 điểm.

+ Cành chính =1/8-1/4 D1.3 thân cây : 3 điểm.

+ Cành chính < 1/4 D1.3 thân cây : 5 điểm.

- Độ khỏe mạnh:

+ Cây bị sâu bệnh hại nặng : Không chọn.

+ Cây bị sâu bệnh hại nhẹ : 5 điểm.

+ Cây hoàn toàn khỏe mạnh không sâu bệnh: 10 điểm.

Như vậy một cây trội Keo lai lý tưởng sẽ có điểm tối đa là 100 điểm, phân bố số điểm theo tính trạng chọn giống như sau:

+ Về sinh trưỡng: 40%.

+ Về phẩm chất : 60%.
3. Quản lý và sử dụng cây trội:

Sau khi đã được tuyển chọn lý tưởng, các cây trội Keo lai trỡ thành một nguồn vật liệu giống gốc vô cùng quý giá phục vụ cho công tác nhân giống vô tính đại trà sau này. Do vậy cần quản lý sử dụng thật tốt nguồn giống gốc sau này.

Các nội dung quản lý như sau:

- Ghi mã số lên thân cây trội phù hợp với mã số trong phiếu lý lịch (Phiếu điều tra) cây trội đó.

- Lập hồ sơ lưu giữ lý lịch cây trội.

- Đánh dấu và mã số cây trội lên bản đố lâm phần có cây trội đó.

- Tiến hành các công việc bảo vệ cây trội chống người và các tác nhân phá hoại cây trội.

Để sử dụng lâu dài cây trội làm nguồn giống gốc cho nhân giống vô tính nên cần tránh việc chặt gốc cây trội để thu hoạch 1 lần. Kỹ thuật thích hợp nhất là lấy chồi cành trên tán cây trội để ghép tạo nguồn giống gốc thứ cấp cho các bước nhân giống tiếp theo mà vẫn không làm tổn thương đáng kể đến cây trội. Nguồn giống gốc thứ cấp đó chính là vườn lưu giữ giống và từ đây cung cấp vật liệu vô tính để xây dựng vườn cung cấp hom cho nhân giống đại trà bằng kỹ thuật giâm hom.



4. Phiếu điều tra cây trội: (Xem phụ biểu 1)


PHẦN II: VƯỜN LƯU GIỮ GIỐNG GỐC VÀ VƯỜN VẬT LIỆU CUNG CẤP HOM.
1. Vườn lưu giữ giống gốc:

1.1. Khái niệm:

Vườn lưu giữ giống là nơi tập hợp toàn bộ các dòng cây trội được tuyển chọn tại nhiều địa điểm khác nhau để làm nguồn vật liệu cung cấp giống gốc một cách lâu dài và ổn định cho dân chyền sản xuất cây hom sau này.



1.2. Các biện pháp dẫn dòng lưu giữ giống:

Việc dẫn dòng lưu giữ giống chỉ được áp dụng bằng biện pháp nhân giống sinh dưỡng vì chúng tạo ra được các cây mang đầy đủ các đặc điểm di truyền của cây lấy giống. Các phương pháp nhân giống sinh dưỡng bao gồm: Chiết cành, giâm hom và nuôi cấy mô. Trong đó phương pháp thông dụng nhất để sử dụng cho vườn lưu giữ cây mẹ là giâm hom và nuôi cấy mô. (Trong tài liệu này chỉ đề cập đến kỹ thuật giâm hom).



Giâm hom:

Giâm hom là dùng một bộ phận sinh dưỡng của cây, một đoạn thân, cành, rễ, hay lá để tạo thành một cây hoàn chỉnh.



1.2.1. Biện pháp kỹ thuật dẫn dòng bằng phương pháp giâm hom:

@ Trẻ hóa cây mẹ:

Những cây trội sau khi được đánh giá là tốt và được tuyển chọn để nhân hom phục vụ sản xuất và đồng thời được đưa vào vườn lưu giữ giống. Để có nguồn hom tốt, có khả năng ra rễ cao được lấy từ những vật liệu khởi đầu này thì cần phải có biện pháp trẻ hóa lại chúng. Đối với Keo lai, keo lá tràm cũng như Keo tai tượng biện pháp trẻ hóa có kết quả tốt khi vật liệu nhân giống chưa quá 5 tuổi. Khả năng ra rễ sẽ giảm dần theo sự tăng dần của tuổi cây cũng như sự tăng dần chiều cao đoạn thân lấy chồi. Các phương pháp trẻ hóa cây mẹ để tạo chồi giâm hom ở giai đoạn khởi đầu này là: Cắt thân, cắt cành, ngã cây.

+ Cắt thân: Biện pháp trẻ hoá bằng cắt thân đối với các loài Keo thường có tỷ lệ cây chết cao, ở tuổi cây mẹ càng lớn thì đoạn thân cắt chừa lại càng cao, kinh nghiệm cho thấy rằng chiều cao cắt thân cây mẹ tỉ lệ thuận với tuổi cây thì cho tỷ lệ sống cao. Cây 1 tuổi cắt cao 0,5 m, và cứ thêm 1 tuổi cắt cao thêm 1 m, nhưng ở chiều cao cắt thân 5 m có thể đảm bảo tỷ lệ sống cho các cấp có tuổi cao hơn.

+ Cắt cành: Biện pháp cắt cành để trẻ hóa cây mẹ được áp dụng trong một số trường hợp cây mẹ không được phép chặt hạ. Trong trường hợp này cây mẹ được cắt các cành để tạo chồi, việc cắt cành thường phải tiến hành ở trên cao nên gặp nhiều khó khăn cũng như công tác thu hoạch chồi sau này. Mặt khác, những chồi cành sau khi giâm hom ra rễ, cây hom vẫn có hiện tượng dễ lão hóa, ra hoa sớm, sinh trưỡng kém. Do vậy đối với phương pháp lấy chồi ở trên các cành cao khi giâm hom ra rễ phải được trẻ hóa lần nữa thì mới có thể đưa ra trồng ở vườn lưu giữ giống.

+ Ngã cây: Biện pháp tốt nhất để trẻ hóa cây mẹ là ngã cây, phần thân sau khi cắt ngã xuống vẫn dính vào phần thân của cây, chiều cao gốc cắt 0,5 m, đường cắt bằng 2/3 đường kính thân rồi cho cây ngã xuống. Để hạn chế rũi ro cây chết, sau khi ngã cây không nên chặt hết toàn bộ cành nhánh của cây mẹ, chừa lại một số cành nhánh quan trọng sau khi có chồi bất định mọc ra mới tiến hành chặt hết. Chồi thu hoạch từ cây ngã có thể cho tỷ lệ rễ tốt hơn.

@ Thời vụ cắt cành, cắt thân và ngã cây:

Thời điểm tốt nhất cho công việc ngã cây thường là trước mùa mưa hàng năm. Thời điểm này cây trải qua thời kỳ ngừng sinh trưỡng và đã tích luỹ chất dinh dưỡng. Khi mùa mưa đến, các chồi sẽ mọc tốt cả về chất lượng lẫn số lượng.

@ Kỹ thuật giâm hom: (Xem chương 3).

1.2.2. Trồng, quản lý bảo vệ và chăm sóc:

- Trồng: Vườn lưu giữ giống thường được xây dựng gần vườn cung cấp hom. Trong vườn lưu giữ giống những cây đầu dòng được trồng cùng với nhau theo hàng, theo ô hoặc theo cụm. Số lượng cây cùng một dòng tuỳ thuộc vào nhu cầu vật liệu sinh dưỡng cần thiết để xây dựng vườn cung cấp hom lớn hay nhỏ, nhiều hay ít có thể biến động từ 6-25 cây/dòng.

Vì mục tiêu của vườn lưu giữ giống là cung cấp gốc một cách lâu dài và ổn định cho dây chuyền sản xuất cây hom đại trà cho trồng rừng nên toàn bộ số cây thuộc các dòng khác nhau cũng phải được lưu giữ bảo vệ lâu dài. Bởi vậy cự li trồng ban đầu cũng sẽ là cự li cuối cùng, các loài Keo có thể sử dụng cự li 2.5m x 3m.

- Quản lý bảo vệ, chăm sóc:

Do tầm quan trọng trong việc lưu giữ giống một cách ổn định và lâu dài nên cần áp dụng các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cho vườn lưu giữ giống ở mức độ cao như bón phân và diệt trừ thực bì hoang dại xâm lấn những năm đầu tới khi vườn khép tán, phòng chống cháy mùa khô. Việc đánh mã số các dòng trên thực địa, lưu giữ hồ sơ, lý lịch xây dựng cùng bản thiết kế vườn là một trong các nội dung quan trọng hàng đầu.
2. Vườn cung cấp hom:

2.1 Khái niệm:

Vườn cung cấp hom như tên gọi của nó, là loại vườn chuyên sản xuất vật liệu hom có phẩm chất sinh lý cao và thích hợp cho nhân giống vô tính bằng kỹ thuật giâm hom. Cây được trồng trong vườn cung cấp hom là các dòng đã qua khảo nghiệm hậu thế và đã được chọn lọc.



2.2. Chọn địa điểm để xây dựng vườn cung cấp hom:

Vườn cung cấp hom phải được thiết lập kề gần với vườn giâm hom trên địa hình bằng phẳng hoặc dốc nhẹ không quá 2%. Anh sáng đầy đủ là điều kiện hết sức quan trọng đối với việc đâm chồi, chất lượng hom nên vườn cung cấp hom không được làm cạnh bìa rừng, rặng cây để tránh bị che nắng.

Đất để xây dựng vườn cung cấp hom có thành phần cơ giới nhẹ, có tầng mặt sâu, thoát nước tốt. Vườn cung cấp hom cũng được xây dựng gần nguồn nước tưới để có thể tưới nước cho vườn trong mùa khô nhằm sản xuất hom liên tục ngay cả khi thời tiết khô hạn.

2.3. Thực hiện xây dựng vườn cung cấp hom:

Vườn cung cấp hom được xây dựng bằng nguồn giống vô tính lấy từ vườn lưu giữ giống. Nếu vườn lưu giữ giống mới được xây dựng còn ở độ tuổi non thì có thể lấy các cành chồi của vườn đưa vào giâm hom tạo cây giống trồng cho vườn này. Trường hợp vườn lưu giữ giống ở tuổi già thì cần phải được trẻ hóa qua các kỹ thuật ghép, cắt cành tạo chồi để giâm hom.



2.4. Thiết kế và xây dựng vườn cung cấp hom:

Căn cứ vào địa hình đất đai, hệ thông nhà giâm hom, nhu cầu sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng để thiết lập vườn cung cấp hom. Diện tích vườn cung cấp hom phụ thuộc vào diện tích trồng rừng hàng năm của đơn vị sản xuất. Những nghiên cứu tại trung tâm Đông Nam Bộ cho thấy thiết lập vườn cung cấp hom bằng 1/600 diện tích trồng rừng hàng năm của đơn vị (mật độ rừng trồng là 1660 cây/ha) là đảm bảo ké hoạch sản xuất cây hom trong khoảng 4-5 tháng cho mùa vụ trồng rừng.

Một vườn cung cấp hom được thiết lập làm 2 khu có diện tích và số dòng vô tính làm cây mẹ như nhau, phải có đầy đủ các hệ thống tưới, hệ thống đường đi lại để lấy chồi, hệ thống mương thoát nước và hàng rào bảo vệ gia súc gia cầm phá hoại. Tùy quy mô sản xuất mà đầu tư lắp đặt các thiết bị thích hợp ở những hệ thống này.

- Làm đất: Đất được phát và dọn sạch thực bì, cỏ dại sau đó được cày cho bề mặt thật tơi xốp.

- Trồng cây: Cây trồng theo từng hàng theo hướng Bắc - Nam để hưởng đủ ánh sáng mặt trời.

Cự li trồng: hàng cánh nhau 0,7 m và cây cách nhau trong hàng 0,5 m, cây cùng một hàng phải là cây cùng một dòng và ở đầu mỗi hàng phải có biển ghi mã số dòng cố định. Hố được đào theo kích cở 20 x 20 x 25 cm. Khi trồng cần bón lót 1kg phân chuồng hoai và 400 g phân lân hữu cơ vi sinh Sông Gianh.



2.5. Chăm sóc cây trong vườn cung cấp hom:

- Tưới nước: Vì mục tiêu của vườn cung cấp hom là sản xuất ra nhiều hom có chất lượng sinh lý cao với luân kỳ ngắn nên việc tưới nước đầy đủ cho vườn là một yêu cầu hết sức quan trọng, lượng tưới và chu kỳ tưới tùy thuộc vào chất đất của vườn và vào thời tiết cụ thể. Nguyên tắc chung là luôn luôn đảm bảo cho đất có đủ độ ẩm thích hợp, không quá khô nhưng cũng không quá sũng nước.

- Xới đất, làm cỏ: Việc xới đất tơi xốp và làm sạch cỏ dại ở vườn cung cấp hom sẽ kích thích cho cây sinh trưỡng thuận lợi, ra nhiều chồi, đạt số lượng và chất lượng hom cao. Thông thường việc làm cỏ xới đất có thể tiến hành 6 lần trong 1 năm, trong đó 4 lần vào mùa mưa cũng là mùa thu hoạch hom cao đỉnh và 2 lấn vào mùa khô.

- Bón phân: Bón phân là một biện pháp kỹ thuật quan trọng đối với vườn cung cấp hom nhằm tạo điều kiện cung cấp cho cây có đủ chất dinh dưỡng để ra chồi nhanh, nhiều và có chất lượng sinh lý tốt sau những kỳ thu hoạch hom, việc bón thúc cho cây ở vườn cung cấp hom được tiến hành sau mỗi đợt thu hoạch hom 2 ngày, bón quanh gốc mỗi cây 50g NPK và 100g phân vi sinh. Sau lần thu hoạch hom cuối cùng bón thêm 1 kg phân chuồng hoai cho mỗi gốc rồi vun gốc, tưới nước giữ ẩm.



2.6. Phòng trừ nấm bệnh, sâu hại:

Mặc dù Keo lai ít bị sâu bệnh nhưng việc phòng chống nấm bệnh, sâu hại ở vườn cung cấp hom cũng được thực hiện thường xuyên nhất là đối với những vùng có nhiều nhân tố gây bệnh. Biện pháp này thường được tiến hành sau mỗi lần thu hoạch chồi để tránh các nấm lây nhiễm qua các vết cắt, các bệnh thường gặp là bệnh loét thân, thối đen, khô cháy... phòng trừ các bệnh này bằng thuốc Bellate, Thiram 80 (0,2%-0,5%). Các loại côn trùng và sâu ăn lá, cuốn lá dùng thuốc Malathion nồng độ 0,1%-0,2%.



2.7. Các biện pháp tạo chồi ở vườn cung cấp hom:

2.7.1. Một số thuật ngữ liên quan đến kỹ thuật tạo chồi ở vườn cung cấp hom trong tài liệu này:

- Trẻ hóa: Quá trình chuyển đổi các tính trạng thành thục trở về trạng thái non trẻ.

- Chồi vượt: Là chồi ngủ được mọc ra từ thân chính hoặc cành cây sau khi đã cắt đoạn thân ngọn hoặc cành. Chồi vượt gồm có: chồi vượt cấp 1, chồi vượt cấp 2, chồi vượt cấp 3...

- Chồi cành: Là chồi đã mọc ra từ nách lá của cành khi ngọn cành chưa bị cắt. Chồi cành gồm có: chồi cành cấp 1, chồi cành cấp 2, chồi cành cấp 3...

- Lượng hom hữu hiệu: Là lượng hom có khả năng sinh lý ra rễ cao nhất.

- Tuổi sinh lý của chồi: Là độ tuổi đạt khả năng sinh lý ra rễ cao nhất của chồi.

- Tuổi thu hoạch của chồi: Là độ tuổi được xác định bằng khoảng thời gian giữa 2 lần thu hoạch chồi.

2.7.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng chồi tạo ra trên gốc cây giống lấy hom ở vườn cung cấp hom:

Để tạo được một dây chuyền công nghệ giâm hom, hoạt động nhịp nhành, khép kín, việc xây dựng vườn cung cấp hom có thể cung cấp đủ số lượng chồi hom đáp ứng với nhu cầu kế hoạch sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng đã được đặt ra, đồng thời việc xác định mùa vụ tạo chồi, tuổi cây, kích thước cây và chiều cao gốc chặt đều là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và số lượng chồi tạo ra trên gốc cây giống lấy hom ở vườn cung cấp hom.

- Mùa chặt cây tạo chồi:

Tùy điều kiện cụ thể và mùa trồng rừng ở từng địa phương để xác định mùa vụ chặt tạo chồi. Mùa chặt tạo chồi thường tiến hành vào cuối mùa khô. Ở Đông Nam Bộ cây giống trồng vào tháng 5-6 thì chặt vào tháng 2-3, ở Miền Trung cây giống trồng vào tháng 9-10 thì chặt vào tháng 5-6.

- Chiều cao gốc chặt: chiều cao gốc chặt tỷ lệ thuận với khả năng nảy chồi. Tuy nhiên, để thuận lợi thao tác cho công tác tạo chồi, thu hoạch chồi phục vụ sản xuất hom đại trà cây giống lấy hom ở vườn cung cấp hom thường được cắt cao cánh mặt đất 0,8 m.

- Tuổi cây chặt tạo chồi:

Tuổi cây có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng nảy chồi, ở cây Keo lai cũng như 2 loài bố mẹ, tuổi cây càng cao sức nảy chồi càng yếu, đồng thời tỷ lệ cây chết càng lớn sau khi chặt gốc tạo chồi.

Thông thường ở vườn cung cấp hom cây giống lấy hom để phục vụ sản xuất sau khi trồng được 8-10 tháng tuổi là có thể tiến hành chặt cây tạo chồi lần đầu, chặt ở độ tuổi này sẽ đảm bảo gốc chặt có tỷ lệ sống cao, tổng lượng chồi thu hoạch cả mùa vụ cao hơn ở độ tuổi còn non, chặt ở độ tuổi thấp hơn sức nảy chồi của cây mạnh nhưng số lượng chồi ít, ngược lại chặt ở độ tuổi cao hơn số lượng chồi sẽ cho nhiều hơn nhưng độ cao gốc chặt phải cao hơn và rũi ro do gốc chết sau khi chặt cũng cao hơn. Tuổi chặt cây ở vườn cung cấp hom không nên để quá 2 năm tuổi, ở độ tuổi này tỷ lệ chết sau khi chặt cao. Tốt nhất, nên áp dụng biện pháp kỹ thuật chặt cây tạo chồi nuôi dưỡng hàng năm (kể cả trường hợp không có nhu cầu lấy hom để giâm). Việc chặt cây tạo chồi nuôi dưỡng hàng năm ở vườn cung cấp hom sẽ có nhiều thuận lợi cho mùa vụ sản xuất hom năm sau là: trẻ hóa được nguồn nguyên liệu lấy hom tạo nên khả năng nảy chồi cao hơn, tăng lượng chồi bất định do có nhiều thân phụ, giữ được chiều cao gốc chặt ở tầm thao tác bình thường trong quá trình tạo chồi và thu hoạch chồi.

Trong thực tiễn sản xuất cho thấy một vườn cung cấp hom chỉ dùng được trong thời gian 3 năm (3 mùa vụ thu hoạch) sau đó thì các gốc mẹ sẽ suy yếu dần, số lượng hom cũng giảm dần, chất lượng hom kém, khả năng ra rễ thấp. Do vậy, cần tiến hành trồng lại bằng nguồn nguyên liệu ban đầu.

2.7.3. Các phương thức chặt cây tạo chồi:

Kỹ thuật chặt cây tạo chồi được tác động dựa trên cơ sở của diện tích vườn cung cấp hom và dung lượng chứa cây hom ở nhà giâm qua mỗi đợt giâm hom. Ap dụng phương thức thích hợp là tận dụng tối đa về năng lực sản xuất hom của từng cây giống lấy hom sao cho dung lượng chứa của nhà giâm đạt tối đa số lượng hom giâm trong cả mùa vụ giâm hom, đồng thời đáp ứng được yêu cầu kế hoạch sản xuất.

Qua đó có thể chia biện pháp chặt cây tạo chồi ra làm các cách như sau:

- Chặt cây tập trung: Là chặt toàn bộ cây lấy hom ở vườn cung cấp hom.

- Chặt cây luân phiên: Chặt luân phiên theo từng khu như thiết kế ở mục 2.4. Khu nọ chặt sau khu kia 4 tuần.

- Chặt nuôi dưỡng: Chặt tạo chồi để nuôi dưỡng khi không có nhu cầu sản xuất hom tỉa bỏ những chồi yếu, để lại 2-3 chồi phát triễn tốt tạo thành thân phụ lấy chồi năm sau.

Việc chặt cây tạo chồi phải thực hiện đồng thời trên tất cả các dòng đã được qua tuyển chọn trồng ở vườn cung cấp hom để cây hom sản xuất trong cùng một đợt có nhiều nguồn gen phòng chống những rũi ro về dịch hại có thể xảy ra sau này.

Để thúc đẩy quá trình chồi bất định, cần tiến hành các biện pháp chăm sóc, bón phân, nuôi dưỡng, phòng trừ nấm bệnh tốt cho cây lấy hom sau khi chặt hạ (mục 2.5).



2.7.4. Xác định dạng chồi để thu hoạch:

Với kỹ thuật chặt cây tạo chồi ở vườn cung cấp hom, các cây giống lấy hom đã đươc trẻ hóa đáp ứng yêu cầu cung cấp hom hữu hiệu để nhân giống sinh dưỡng. Số lượng hom hữu hiệu thu hoạch được từ gốc giống lấy hom nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tuổi sinh lý của chồi tạo hom, đây là nhân tố có tính quyết định tới khả năng giâm hom thành công, vì độ tuổi sinh lý của chồi tạo hom khó xác định chính xác bằng thời gian do sự nảy chồi, cũng như sự phát triễn của chúng không đồng loạt ngay cả trên cùng một gốc mẹ và cả trên các gốc mẹ khác nhau ở vườn cung cấp hom.

Việc xác định độ tuổi để thu hoạch chồi thường chỉ mang tính chất cơ giới, do vậy nếu chỉ căn cứ vào độ tuổi này thì kết quả thu được số lượng hom hữu hiệu sẽ giảm.

Để tăng số lượng hom hữu hiệu đạt ở mức tối đa, ngoài yếu tố tuổi chồi thu hoạch cần phải xác định thêm các đặc điểm của các nhân tố về kiểu dạng chồi, hình thái, màu sắc, kích thước của chồi khi thu hoạch, công việc xác định các tính trạng đó được mô tả như sau:

@ Về kiểu dạng chồi:

+ Dạng chồi vượt: Hầu hết các dạng chồi vượt, chưa có hoặc có chồi mọc dài < 3 cm đều có khả năng ra rễ cao. Tuổi của dạng chồi này là 6-8 tuần tuổi đối với chồi thu hoạch lần đầu trong mùa vụ, và 4-5 tuần tuổi đối với chồi thu hoạch ở các lần sau.

+ Dạng chồi cành: Như đã trình bày ở phần đầu của chương này, dạng chồi cành được tạo ra từ chồi nách của các chồi vượt đã quá độ tuổi thu hoạch (chồi già) chỉ nên sử dụng dạng chồi cành cấp 1 là chưa hoặc đã có chồi cành cấp 2 mọc ra dài không quá 3 cm, có khả năng ra rễ cao, chồi cành cấp 2 và 3 có khả năng ra rễ kém.

+ Dạng chồi ngang: Những chồi bất định mọc ra nằm ngang, thẳng góc với trục chồi hoặc chếch xuống đều bị loại bỏ không sử dụng.

@ Hình dáng, màu sắc, kích thước, độ hóa mộc thân của chồi:

Chồi đạt tuổi sinh lý ra rễ cao là chồi phải mập, khỏe, thân chồi dẹt hoặc tam giác, có các góc cạnh, màu xanh nhạt, bắt đầu hóa mộc, chiều dài chồi đạt từ 15-35 cm.



2.7.5. Thu hoạch và bảo quản chồi khi thu hoạch:

Sau khi xác định chồi đã đến độ tuổi thu hoạch cùng với các đặc điểm sinh thái, cấu tạo như đã nêu ở mục 2.7.4 cần tiến hành thu hoạch chồi. Việc thu hoạch chồi nên tiến hành vào sáng sớm, chồi được cắt bằng kéo Secanteur (kéo cắt cành) sác bén. Cần chú ý khi cắt chồi phải để lại phần gốc ít nhất một mắt lá. Chồi đã cắt nên để riêng theo từng dòng vô tính, để trong túi nilon hoặc cho vào thùng đựng hom có giữ ẩm. Chồi cắt xong phải đưa về nhà giâm hom ngay rồi rãi đều ra trên luống có hệ thống phun mù, sau đó tiến hành cắt hom hết trong ngày, không nên để qua ngày hôm sau, tránh va chạm làm dập nát, hư hỏng cấu trúc các bộ phận của chồi.

Do tuổi sinh lý của chồi không đồng đều trên cùng một gốc mẹ lấy hom cũng như trên toàn bộ khu vườn cung cấp hom nên việc tiến hành thu hoạch chồi được áp dụng bằng biện pháp cắt chọn hơn là biện pháp cắt trắng.

- Kỹ thuật cắt chọn được tiến hành qua 3 lần, mỗi lần cách nhau 6 ngày, thời gian thu hoạch chọn kéo dài bằng 1/3 thời ggian của đợt tạo chồi. Khi chọn chồi cần dự vào các đặc điểm của chồi đạt tiêu chuẩn như mô tả trên.





Каталог: public -> files
files -> C ty tnhh tm & dv đIỆn tử tin học nguyễn lâM 315 Đại Lộ Bình Dương, tx thủ Dầu Một, Bình Dương. Tel: 0650 3813473 – 3837388 Fax: 0650 3822450
files -> Bộ đơn giá xây dựng công trình tỉnh Hậu Giang
files -> SỞ XÂy dựng số: 1297 /sxd-ktxd v/v Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2011 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 88/2011/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt năM
files -> Độc lập Tự do Hạnh phúc SỞ NỘi vụ
files -> COÄng hoøa xaõ hoäi chuû nghóa vieät nam thaønh phoá hoà chí minh ñoäc laäp Töï do Haïnh phuùc
files -> LỊch công tác của lãnh đẠo chi cục văn thư LƯu trữ
files -> LỊch khởi hành tour outbound quý I 2018
files -> CHỦ TỊch ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 216.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương