Chiến tranh Việt Nam



tải về 0.71 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.71 Mb.
#24928
  1   2   3   4   5   6   7

Chiến Tranh Việt Nam


Chiến tranh Việt Nam



Chiến tranh Việt Nam

Một phần của Chiến tranh LạnhChiến tranh Đông Dương






.

Địa điểm

Đông Nam Á với chiến trường chính là toàn bán đảo Đông Dương

Nguyên nhân bùng nổ

Mong muốn giành độc lập và thống nhất cho đất nước của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự ra đời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam với mục tiêu đánh bại Chủ nghĩa thực dân mới mà Hoa Kỳ muốn áp đặt ở Việt Nam[1]
Hoa Kỳ can thiệp chính trị và quân sự vào Việt Nam nhằm thi hành Chính sách chống Cộng theo Thuyết domino, với mục đích duy trì ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam Cộng hòa muốn thống nhất Việt Nam nhưng từ chối đàm phán hoặc tuyển cử với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[2] và thi hành chính sách "Tố Cộng Diệt Cộng" theo đạo luật 10-59.

Kết quả

Chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Việt Nam thống nhất dưới chính quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
Hoa Kỳ triệt thoái lực lượng viễn chinh khỏi Đông Dương

Thay đổi lãnh thổ

Việt Nam Cộng hòa bị sụp đổ và phần lớn lãnh thổ của nó được quản lý bởi Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và sau này thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam




Tham chiến

Tham chiến:
Việt Nam Cộng hòa
Hoa Kỳ
Hàn Quốc
Thái Lan
Úc
New Zealand
Philippines
Đài Loan
Chiến trường liên quan:
Cộng hòa Khmer
Vương quốc Lào

Tham chiến:
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Hỗ trợ:
Liên Xô[3]
Trung Quốc[4]
Các nước khác trong hệ thống xã hội chủ nghĩa
Chiến trường liên quan:
Khmer Đỏ
Pathet Lào

Chỉ huy

Chính trị
Ngô Đình Diệm
Nguyễn Văn Thiệu
Dwight D. Eisenhower
John F. Kennedy
Lyndon Johnson
Richard Nixon
Park Chung Hee
Quân sự
Robert McNamara
William Westmoreland
Creighton Abrams
Chae Myeong shin
Lee Sei ho

Chính trị
Hồ Chí Minh
Lê Duẩn
Phạm Văn Đồng
Nguyễn Hữu Thọ
Huỳnh Tấn Phát
Quân sự
Võ Nguyên Giáp
Nguyễn Chí Thanh
Văn Tiến Dũng
Trần Văn Trà
Hoàng Văn Thái
Lê Trọng Tấn
Chu Huy Mân
Song Hào
Hoàng Minh Thảo
Lê Đức Anh







Lực lượng

Quân số: Khoảng 1.200.000 (tháng 7-1968), gồm:
Hoa Kỳ: 541.933
Việt Nam Cộng hoà: ~600.000
Thái Lan: 5.900
Hàn Quốc: 50.355
Philippines: 1.825
 Úc: 7.379
 New Zealand: 523
 Đài Loan: 31.
Trang bị hạng nặng (năm 1968):
3.787 xe tăng - xe thiết giáp, 2.540 đại bác các loại,
Hơn 2.000 máy bay và 3.300 trực thăng (chiếm 60% Không quân Hoa Kỳ)
4 tàu sân bay, 263 tàu chiến và hơn 1.500 tàu xuồng cỡ nhỏ (chiếm 40% Hải quân Hoa Kỳ).

Quân số:~520.000, trong đó khoảng 280.000 chiến đấu ở miền Nam (1968).
Trang bị hạng nặng (năm 1968):
180 xe tăng T-34PT-76, 150 xe thiết giáp, 850 đại bác
~90 máy bay và trực thăng, 65 hệ thống phòng không SA-2, ~1.000 pháo phòng không
12 tàu phóng lôi và vài chục tàu vận tải cỡ nhỏ.

Tổn thất

Việt Nam Cộng hòa
Chết: ~250.000-316.000[5][6]
Bị thương: ~1.170.000
Hoa Kỳ.
Chết: 58.209[5], 2.000 Mất tích
Bị thương: 305.000[7]
Vương quốc Lào
Chết: 30.000
Bị thương không rõ [8]
Hàn Quốc
Chết: 4.407[5]
Bị thương: 11.000
Úc
chết: 520[5]
bị thương: 2.400*
New Zealand
chết: 37
bị thương: 187
Thái Lan
Chết: 1.351[5]
Tổng số chết: ~346.000-412.000
Tổng số bị thương: ~1.490.000+ (chưa kể quân Hoàng gia Lào)


Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam
Chết và mất tích: ~1.100.000[9][7]
Bị thương: ~600,000+
Trung Quốc
Chết: 1.100[4]
Bị thương: 4.200[4]
Liên Xô
Chết: 16 (chủ yếu do bệnh)[10]
Tổng số chết: ~1.101.000
Tổng số bị thương: ~604.000+

Thường dân Việt Nam: 2.000.000–5.100.000*
Thường dân Campuchia: ~700.000*
Thường dân Lào: ~50.000*

.

* = xấp xỉ, xem phần kết quả phía dưới

Xem thêm tại Tổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt Nam

Về nguồn của các số liệu thương vong xin tham khảo thêm ở các nguồn:[7][8][9]








Chiến tranh Việt Nam (19551975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (19451979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ và một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái LanPhilippines tham chiến trực tiếp; một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tại miền Nam Việt Nam, cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc Việt Nam do Đảng Lao động Việt Nam (tên của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 11 tháng 2 năm 1951 đến trước ngày 20 tháng 12 năm 1976) lãnh đạo, được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô[11]Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là "Chiến tranh Việt Nam" do chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là LàoCampuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.[12]

Tên gọi

Tại Việt Nam, sách báo dùng tên Kháng chiến chống Mỹ hoặc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước để chỉ cuộc chiến tranh này[13], cũng là để phân biệt với các cuộc kháng chiến khác đã xảy ra ở Việt Nam khi chống Pháp, chống Nhật, chống Mông Cổ, chống Trung Quốc. Một số người[14] cảm thấy tên Kháng chiến chống Mỹ không trung lập do trong cuộc chiến còn có những người Việt tham chiến cùng Hoa Kỳ;[14] một số khác thì lại cho rằng tên Chiến tranh Việt Nam thể hiện cách nhìn của người phương Tây hơn là của người sống tại Việt Nam.[14] Tuy nhiên về mặt học thuật, hiện nay các học giả và sách báo ngoài Việt Nam thường sử dụng tên "Chiến tranh Việt Nam" vì tính chất quốc tế của nó.[14]

Tên gọi ít được sử dụng hơn là Chiến tranh Đông Dương lần 2, được dùng để phân biệt với Chiến tranh Đông Dương lần 1 (1945-1955), Chiến tranh Đông Dương lần 3 (1975-1989, gồm 3 cuộc xung đột ở Campuchia và biên giới phía Bắc Việt Nam).

Theo tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, Chiến tranh Việt Nam được Mỹ coi là bắt đầu từ ngày 1/11/1955 khi Nhóm chuyên gia hỗ trợ quân sự Mỹ (U.S. Military Assistance Advisory Group (MAAG)) cho Việt Nam được thành lập [15].

Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, tiếp quản miền Nam cho đến khi đất nước thống nhất. Nhà nước thống nhất với quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời vào năm 1976.

Mục tiêu của các bên trong Chiến tranh Việt Nam

Mục tiêu của các bên trong Chiến tranh Việt Nam rất phức tạp và đa diện tùy theo lập trường của các bên, nhưng có thể rút ra một số đặc điểm sau:



  • Đối với các nhà lãnh đạo của Mỹ[16] và Việt Nam Cộng hòa[17][18] thì đây là cuộc chiến tranh giữa hai hệ tư tưởng: chủ nghĩa cộng sảnchủ nghĩa tư bản. Chính phủ Mỹ muốn ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á (Xem Thuyết Domino), và đã đứng ra cáng đáng chi phí cho cả cuộc chiến,[19][20][21] và có giai đoạn quân đội Mỹ đã trực tiếp chiến đấu trên chiến trường thay cho quân đội Việt Nam Cộng hòa.[22][23][24][25] Theo quan điểm của những người ủng hộ chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hoà, đây là cuộc chiến để giữ miền Nam Việt Nam không thuộc về những người cộng sản.

  • Về quan điểm của người dân và học giả Hoa Kỳ, có hai chiều hướng chính. Một phía tin vào chính phủ và ủng hộ cuộc chiến chống Cộng của quân đội Hoa Kỳ. Phía kia cho rằng đây là cuộc chiến tranh xâm lược theo kiểu thực dân mới, còn Việt Nam Cộng hòa chỉ là một dạng chính phủ bù nhìn mà Hoa Kỳ kế thừa từ Pháp[26][27] còn chính sách chống Cộng sản của chính phủ Mỹ theo Jonathan Neale chỉ là cái cớ để phục vụ cho quyền lợi của những tập đoàn tư bản Mỹ.[28]

  • Đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam thì đây là cuộc chiến tranh nhằm thực hiện các mục tiêu giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, mục tiêu vẫn còn dang dở sau 9 năm kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ.[29] Họ nhìn nhận cuộc chiến này là một cuộc chiến chống ngoại xâm, chống lại chủ nghĩa thực dân mới mà Mỹ áp đặt tại miền Nam Việt Nam.[30][31][32]

  • Đối với đa số người Việt Nam, sau 2000 năm chiến đấu chống các lực lượng ngoại xâm, người Mỹ đơn giản là sự hiện diện mới nhất của ngoại bang trên đất nước Việt Nam. Người Việt Nam xem cuộc chiến chống Mỹ là giai đoạn mới nhất của cuộc đấu tranh trường kỳ giành độc lập từ cuối thế kỷ 19[33][34][35] Những người này đã góp nên sức mạnh cho phong trào dân tộc mãnh liệt do Hồ Chí Minh lãnh đạo.[36] Phong trào do Đảng Lao Động Việt Nam, với uy tín trong nhân dân đạt được từ việc đã tổ chức Mặt trận Việt Minh giành độc lập cho đất nước và kiên trì chiến đấu chống thực dân Pháp, và tổ chức do đảng này thành lập là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đi tiên phong, đã đạt được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân.[37][38][39][40][41] Trong khi đó, Việt Nam Cộng hòa thì ngày càng phụ thuộc vào Hoa Kỳ và không duy trì được vai trò độc lập của họ trong con mắt người dân (nhất là sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại trong vụ đảo chính được cho là do Mỹ giật dây)  – nhất là khi đa số lãnh đạo của họ là những người trong chính phủ Trần Trọng Kim, hình thành dưới chế độ bảo hộ của phát xít Nhật, hay đã từng làm việc cho Quốc gia Việt Nam, một chính thể bị nhiều người xem là tay sai của Pháp.[42] Tiền thân của Quân lực Việt Nam Cộng hòaQuân đội Quốc gia Việt Nam cũng được thành lập dựa trên một hiệp ước giữa Quốc gia Việt Nam với Pháp, sau đó được Việt Nam Cộng hòa tổ chức lại theo kiểu Mỹ. Ngoài những người có cảm tình với các bên tham chiến, đại đa số những người dân miền Nam còn lại không quan tâm về các hệ tư tưởng chính trị, họ chỉ muốn được yên ổn để làm ăn.[43] Theo quan điểm của nhiều sử gia, cuộc chiến này, do đó, mang tính dân tộc rất cao:[44][34][45][37] sự độc lập và thống nhất của đất nước, sự ủng hộ của đa số nhân dân đã trở thành yếu tố quyết định giúp những người Cộng sản thắng lợi chứ không phải là nhờ vào hệ tư tưởng hay ưu thế quân sự.

  • Trên cục diện quốc tế đây là cuộc "chiến tranh nóng" trong lòng Chiến tranh Lạnh đang diễn ra quyết liệt lúc đó trên thế giới.[46] Cả Liên Xô và Trung Quốc dù có những xung đột sâu sắc với nhau vẫn cùng viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại Mỹ, điều họ cũng làm với Khối Ả Rập và nhiều phong trào cánh tả ở châu Phi và Mỹ Latinh khác.

Cuộc chiến tranh này được nhiều người phân đoạn theo các cách khác nhau: Người Mỹ[47][48][49][50] thường quan niệm "Chiến tranh Việt Nam" được tính từ khi khi họ trực tiếp tham chiến trên bộ đến khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa đầu hàng (từ 1965 (nhiều nguồn cho là 1964)[48] đến 1975). Có nhiều nguồn[51][52][53][54] khác lại coi cuộc chiến bắt đầu từ 1960 đến 1975, tính từ khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu công khai ủng hộ đấu tranh vũ trang tại miền Nam. Nhưng quan điểm chung[13][55] và chính thống hiện nay của chính phủ Việt Nam[13] vẫn coi Chiến tranh Việt Nam được tính từ 1955 đến 1975.

Viện trợ nước ngoài

Bài chi tiết: Viện trợ nước ngoàiChiến tranh Việt Nam (quốc tế, 1960-1965)

Chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc chiến tranh tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại. Hoa Kỳ đã viện trợ ồ ạt cho Việt Nam Cộng hòa cũng như trực tiếp tham chiến, hoạch định và điều khiển các chiến lược chiến tranh (Đặc biệt, Cục bộ, Việt Nam hóa...), với tổng chiến phí lên tới hơn 686 tỷ đôla (thời giá năm 2008). 5 nước đồng minh của Mỹ cũng gửi quân tới trực tiếp tham chiến tại Việt Nam gồm Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Thái Lan, Philipines.

Tuy không thể sánh về số lượng với Mỹ, song Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng nhận được sự giúp đỡ vật chất khá lớn (khoảng 7 tỷ đôla) từ Liên Xô, Trung Quốc, và khối các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng khác với Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận cho nước ngoài đem quân tới tham chiến trực tiếp (nhằm giữ vững tính tự quyết của mình). Lực lượng quân đội và chuyên gia quân sự khối Xã hội Chủ nghĩa chỉ được phép đóng từ Thanh Hóa trở ra và chỉ hỗ trợ trong các hoạt động gián tiếp như phòng không, xây dựng, kỹ thuật và huấn luyện, và chịu sự điều động của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi cần. Các đường lối lãnh đạo và việc tham chiến chỉ do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tự hoạch định và tiến hành, không chịu điều khiển từ bên ngoài. Thực tế dù cả Liên Xô và Trung Quốc gây sức ép cũng không thể làm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thay đổi các sách lược của mình.[56]

Có thể nói viện trợ nước ngoài có vai trò và tác động to lớn đến quy mô, cường độ và hình thái chiến tranh Việt Nam.



Chủng loại     

Việt Nam Cộng hòa (số lượng còn lại vào năm 1975, không tính số bị phá hủy trước đó)[57]
từ Hoa Kỳ

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tính tổng cả giai đoạn 1960-1975)[58]
từ Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

Súng bộ binh

1.900.000

3.608.863

Phi cơ

1.200

458 (năm 1975 còn khoảng 150 chiếc)

Trực thăng

600

Không có số liệu, chừng vài chục

Xe tăng-xe thiết giáp

2.074

2.210 (năm 1975 còn 570 chiếc)

Tên lửa SA-2

Không có trang bị

23

Súng cối

14.900

Chừng vài ngàn

Súng phóng lựu chống bộ binh

47.000

Không có trang bị

Pháo các loại

1.532 (chỉ tính cỡ 105mm trở lên)

8.438 (khoảng 1/4 cỡ từ 105mm trở lên, năm 1975 huy động 1.076 khẩu các loại)

Xe cơ giới các loại

56.000

16.116

Máy thông tin

50.000 (vô tuyến)
70.000 (hữu tuyến)

Không có trang bị

Bệ phóng rốc két

Không có trang bị

1.357


tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương