Children With Starving Brains



tải về 0.74 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích0.74 Mb.
#35824
  1   2   3   4   5   6   7   8

Children With Starving Brains

TRẺ EM bị

BỆNH BẠI NÃO

_______________________________________________________________
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ cho

HIỆN TƯỢNG RỐI LOẠN CỦA

BỆNH TỰ KỶ

__________________________________________________________________


Xuất bản lần thứ Hai
JAQUELYN McCANDLESS, MD
Với sự tham gia của
Teresa Binstock và

Jack Zimmerman, PhD


BRAIVIBLE♦BOOKS

~ A DIVISION OF THE BRAMBLE COMPANY

Copyright © 2003 by Jaquelyn McCandless

All rights reserved. No part of this book may be reproduced in any manner whatever,

including information storage, or retrieval, in whole or in part (except for brief quotations

in critical articles or reviews), without written permission from the publisher.
For information please concact :

Bramble Books

E-mail address: brambooks@att.net

___________________________________________________________________________________



Library of Congress Cataloging-in-Publication Data
McCandless, Jaquelyn.

Children with starving brains: a medical treatment guide for autism

spectrum disorder / Jaquelyn McCandless with contributions by Teresa

Binstock, and Jack Zimmerman.—2nd ed.

P ; cm.

Includes bibliographical references and index.



ISBN 188364710X (alk. paper)

1. Autism in children. 2. Autistic children_Rehabilitation. 3. Parent and child. [DNLM: 1. Autistic Disorder—therapy_Child_popular Works. 2. Autistic Disorder— eriology—ChiId_Popular Works. 3. Complementary Therapies__Child_Popular Works. 4. Dier Therapy—Child—_Popular Works. WM 203.5 M4775c 2003) I. Binstock, Teresa. II Zimmerman Jack. PhD. III. Title.


RJ506.A9M425 2003

618.92’898206—dc2l

2003000311



Cover art: Ken Bennett
Firsr Printing 2002, First Printing 2nd Edition 2003
3 5 7 9 10 8 6 4 2

04 06 0800 09 07 05 03

Printed in United States of America

The paper used in his publication meets the minimum requirement of

America National Standard for information Sciences—

Permanence of Paper for Printed Library Materials, ANSI 739.48- I 984


NỘI DUNG

Tác giả xi

Lời nói đầu xii

GIỚI THIỆU

Trẻ em với những bệnh lý thực tiễn 1

Thông điệp của hy vọng 1

Hãy chống lại bệnh tự kỷ ngay bây giờ! (DAN!) 3

Cha mẹ trông chờ gì từ sự can thiệp cùa y - sinh học? 5

Sự lôi cuốn cá nhân và nghề nghiệp của tác giả

trong trị liệu sinh học của bệnh tự kỷ …………………………………….. 8

Mô tả của quyển sách 11

PHẦN MỘT


NỀN TẢNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN SINH HỌC
ĐỐI VỚI SỰ RỐI LOẠN CỦA BỆNH TỰ KỶ 15


MỘT

Nguyên nhân điển hình 17

Sự lan truyền của phân bố rối loạn tự kỷ (ASD) ……………………….... 17

Định nghĩa về ASD và sự tác động cổ điển chống lại

xu hướng thoái lui tự kỷ 18

Nguyên nhân tạo bệnh tự kỷ và các bệnh ASD tương tự? 20

Đơn thuần di truyền? 21

Tác động của hóa chất độc hại 22

Nhiễm các chất kim loại nặng 22

Chủng ngừa 24

Sự miễn dịch tự động / Dị ứng 27

Vi rús 29

Sự thiếu hụt Gluten / Casein, Enzyme

và sự tăng trưởng men quá mức 30

Lý thuyết Metallothionein 32

Từ nguyên nhân dẫn đến điều trị hoạt động như thế nào 33
HAI

Bệnh dạ dày – Thiếu hụt dinh dưỡng 37

Thiếu hụt dinh dưỡng như là hệ quả chung 37

Nguyên nhân của bệnh dạ dày ở trẻ em bị tự kỷ 40

Hệ thống miễn dịch và GI tác động lẫn nhau như thế nào 41

Sự tăng trưởng men quá mức có thể tổn thương tới

hệ thống dạ dày như thế nào ………………………………………... 43

"Rò rỉ ruột", tăng nhanh sự thẩm thấu của

Mucosa và Malabsorption trong ruột ……………………………… 44

Những dấu hiệu tương quan của thủy ngân / tiêm chủng Vắc sin 47

Ghép nối những vấn đề nan giải lại với nhau 47

BA

Điều trị yếu kém, sự tích lũy chất độc hại, Chính trị 51

Sự đe dọa của chất độc hại tới sự phát triển của trẻ em 51

Cơ chế tác động của kim loại nặng độc hại 55

Specific Heavy Metals: Lead and Mercury 55

Chì 55

Thủy ngân 56

Thủy ngân trong Vắc-cin 58

Câu truyện của những cha mẹ của trẻ tự kỷ và "Quyền của cha mẹ" 61

Tính nhạy cảm, Thời gian và and ngưỡng giới hạn 63

PHẦN HAI


CHẨN ĐOÁN VÀ CHỮA TRỊ 65

BỐN


Đánh giá bệnh lý và chẩn đoán 67

Đánh giá bệnh lý sinh học …. 68

Gia đình và lịch sử bệnh 68

Cân nhắc trong thử ban đầu 70

Phương pháp chẩn đoán mới bằng hình ảnh dựa trên ASD 71

Chiến lược ban đầu trong đánh giá kết quả thử 72

Thử nhiều; Triết lý mới 73

Cha mẹ, bác sĩ, và Triết lý thử 74

Mô tả về các phép thử đặc biệt trong phòng thí nghiệm 76

Những phép thử bằng hình ảnh sơ bộ cần thiết 76

Complete Blood Count (CBC)

with Differential and Platelets 76

Thành phần hóa học (hoặc sinh học) toàn diện 76



Tuyến giáp – kiểm tra hoóc-môn 76

Thử nước tiểu 76

Thử tóc (một phần của kiểm tra kim lọai nặng) 77

Những phép thử đặc biệt trong phòng thí nghiệm như đòi hỏi cần thiết cho từng cá nhân 78

Thử hóa sinh nước tiểu cho Cazein và Gluten 80

Thử axit hữu cơ - Organic Acid Test (OAT-urine) 80

90-Food IgG Antibodies Test (Serum – huyết thanh) 81

Axit amin (huyết thanh) 81

Thử vi trùng toàn diện của hệ tiêu hóa bằng phân tích phân 82

Phân tich axit béo trong huyết thanh 82

Thử sự hoạt động khác thường của Metallothionein 83

Phép thử thí nghiệm trong tâm lý trị liệu 84

Thử hệ miễn dịch 84

Những phòng thí nghiệm được sử dụng 84

NĂM

Chữa trị bệnh dạ dày 87



Dạ dày khỏe mạnh là chìa khóa của vấn đề 87

Những phép điều trị mà cha mẹ có thể áp dụng 90

Chế độ ăn kiêng Gluten/Cazein (không Gluten, Cazein) 90

Bắt đầu chế độ ăn kiêng như thế nào 93

Tìm kiếm sự trợ giúp ở đâu 94

Enzymes 97

Probiotics 99

Bổ xung dinh dưỡng cần thiết 101

Trị dạ dày với sự can thiệp của bác sĩ phẫu thuật 103

Điều trị nấm............................................................................. 104

Những bệnh đường ruột khác và phương pháp điều trị 107

Lịch sử của hoóc-môn 108

Tóm tắt – sức khỏe hệ tiêu hóa và cách điều trị 112

SÁU


Bồi dưỡng cho não “đói” 115

Những chất dinh dưỡng thiết yếu 115

Sự thiếu hụt dinh dưỡng được nhận biết trong trẻ chúng ta 117

Cách dùng các chất dinh dưỡng thiết yếu 119

Những bổ sung chính khuyên dùng 120

Những nhân tố căn bản đằng sau sự sử dụng các chất dinh dưỡng đặc biệt 123

B6 và Magnesium 123

Kẽm 123


Can-xi 124

Selenium 125

Vitamin A 125

Vitamins C và E…………………………….. 126

Axít béo cơ bản 126

DMG và TMG 127

Vitamins B 128

Axít amin 130

Những chất khoáng cộng thêm 131

Sự tương tác của các chất dinh dưỡng 131

Thử về sự thiếu hụt dinh dưỡng 132

Cha mẹ nói rằng dinh dưỡng giúp con cái họ 132

BẢY

Loại bỏ kim loại nặng 137



Tính độc hại của kim loại nặng 137

Phương pháp tiếp cận thực tế đối với sự loại bỏ thủy ngân 138

Pre-Chelation Testing 142

Phân tích tóc 142

Phép thử trước các hóa chất độc hại trong nước tiểu 143

Những hóa chất căn bản RBC 143

Cysteine 144

Gut Readiness Before Starting Chelation 144

Thử axít hữu cơ – Organic Acid Test (OAT) 144

Thử vi trùng toàn diện của hệ tiêu hóa bằng phân tích phân 144

Sự sẵn sàng Chất dinh dưỡng/Khoáng chất 145

Chelation đối với kim loại nặng, giao thức DAN! 147

Giai đoạn I, DMSA (Di-mercaptosuccinic Acid)

Liều lượng và thời gian 148

Liều lượng, DMSA 149

Theo dõi trong phòng thí nghiệm, giai đoạn 1 149

Sẵn sàng cho giai đoạn II, thêm Alpha-lipoic Acid (ALA) 150

Giai đoạn II, Theo dõi trong phòng thí nghiệm 150

Kết thúc qui trình Chelation 151

Những chú giải tóm tắt trong điều trị loại bỏ chất độc 153

TÁM

Sự miễn dịch, tính tự miễn dịch và Vi-rút



(hoặc những mầm bệnh khác) 161

Cái nhìn tổng quát về sự sai lệch chức năng miễn dịch trong trẻ em bị tự kỷ - ASD… 161

Di truyền học 161

Những sự khác thường của chức năng miễn dịch 162

Tính tự miễn dịch và tự kỷ 163

Mầm bệnh và tự miễn dịch 163

Bệnh dạ dày và bệnh tự kỷ 164

MMR và sự thoái hóa phát triển 164

Mắc bệnh nấm và hệ miễn dịch 165

Gia tăng các bệnh do vi-rút 165

Dị ứng và sự miễn dịch 166

Những bệnh nhiễm trùng kinh niên cấp thấp 166

Chuẩn đoán – thử miễn dịch 167

Hình ảnh tổng quát về vi-rút #3 168

Thử các chất tự nhiên tiêu diệt tế bào độc 168

Những kháng thể Myelin Basic Protein (MBP) 168

Kháng nguyên 168

Cytokines 169

Trường hợp bệnh của Suzie 169

Những cân nhắc trong điều trị 172

Điều trị để tăng khả năng của hệ miễn dịch 174

Điều chỉnh và tăng khả năng miễn dịch 174

Điều chỉnh miễn dịch tự nhiên 175

Những yếu tố chuyển giao 177

Dinh dưỡng 178

Đường Glutathione, hoặc GSH 178

Sphingolin 179

IVIG (Intravenous Immune Globulin [Human]) 179

Oral Human Gammaglobulin (See Appendix E) 180

Những đơn dược phẩm chống vi-rút 181

Tóm tắt 181

PHẦN BA

TỔNG QUÁT. 183

CHÍN


Tổng quát 185

Với Teresa Binstock,

Nhà khoa học nghiên cứu sự phát triển thần khinh và hành vi

Tự kỷ 186

Sự phát triển độc đáo và thông thường trong trẻ bị tự kỷ 187

Chi phí và điều trị hiệu quả 188

Chi phí 188

Các phạm trù của điều trị hiệu quả 189

Nghĩ về tương lai 190

Những phương hướng mới trong chuẩn đoán, điều trị, nghiên cứu 190

Trở về quá khứ : Những phương hướng mới trong chính sách 191

Các bác sĩ phẫu thuật đóng vai trò gì? 191


MƯỜI

Não “đói”, Tim “đói”,

Những điều đó có nghĩa là gì? 193

Jack Zimmerman, PhD

Thông điệp 193

Jaquelyn, Chelsey và Elizabeth 196

Nhận thức về những mối quan hệ nhạy cảm 205

Sự thay đổi mô hình y học 207

Lời kết 213

PHỤ LỤC


Phụ lục A: Những ảnh hưởng trong giáo dục và môi trường,

Của Jack Zimmerman, PhD 217

Phụ lục B: Tự kỷ, kim loại, và thủy ngân trong Vắc-cin và bản

thay thế của “thuyết về Tự kỷ/Thủy ngân” của Sallie Bernard,

Albert Enayati, Heidi Roger, Lyn Redwood, Teresa Binstock.
Lời giới thiệu của Teresa Binstock 227

Phụ lục C: Những định hướng mới trong tự kỷ : sự hỗn hợp,


của Teresa Binstock 249

Phụ lục D: Những phát triễn gần đây trong điều trị (kể từ lần xuất bản thứ nhất)

Của Jaquelyn McCandless, MD 263


  1. Transdermal Allithiamine (TTFD) 263

  2. Oral Immunoglobulin 268

  3. Tiêm Vitamin B12 hàm lượng cao 273

Phụ lục E: Gọi bác sĩ nhi và bác sĩ gia đình 277

INDEX 281

It is recommended that you check the Autism-Rx Guide Book website frequently for updates and new developments

www.autism-rxguidebook.com


MỘT

NHỮNG MÔ HÌNH CỦA TẠO HÓA

Bệnh dịch Rối loạn chức năng hình ảnh của hệ thần kinh trong trẻ em – Autism Spectrum Disorder (ASD) – trên thế giới

Sự thay đổi chế độ ăn uống của con bạn có thể nào làm dịu con bạn xuống và giúp nó quay trở lại với thế giới, chú ý hơn, và cư xử tốt hơn chăng? Bên cạnh đó, thêm vào khẩu phần ăn một số chất dinh dưỡng có thể giúp con bạn phát triển khả năng ngôn ngữ vượt bậc hơn chăng? Hoặc giả như, loại bỏ thủy ngân và kim loại nặng trong cơ thể con bạn có thể đánh dấu một bước tiến mới trong việc chẩn đoán bệnh tự kỷ - ASD?

Đúng vậy. Những phương pháp điều trị đó, có thể đơn lẻ, nhưng trong hầu hết các trường hợp có sự kết hợp của cách này với cách khác, cho phép một số trẻ trên thực tế có thể làm thay đổi sự chẩn đoán về bệnh tự kỷ hay ASD. Một số trẻ khác, mặc dù vẫn còn những triệu chứng của tự kỷ, nhưng đã có sự tiến bộ vượt bậc trong nhận thức, giao tiếp, và sức khỏe.

Thông điệp này mang lại hy vọng cho nhiều người hơn bao giờ hết vì chúng ta đang ở trong cơn dịch bệnh về ASD trên thế giới­­ (1). Chỉ trong một năm (từ 1998 tới 1999) đã ghi nhận được số trẻ em tuổi đến trường mắc chứng bệnh tự kỷ tăng 26.01%, theo như Bộ Giáo dục Hoa kỳ đã đưa ra (2) Ở Califonia, số trẻ em tuổi đến trường có chẩn đoán mắc chứng bệnh tự kỷ tăng 210% trong vòng 11 năm (3). Con số mắc chứng bệnh tự kỷ đã tăng gấp 7 lần trong thập kỷ vừa qua (4). Con số mắc chứng bệnh tự kỷ tương tự cũng được ghi nhận ở châu Âu. Những triệu chứng tự kỷ có thể bao gồm rối loạn khả năng tập trung – Attention Deficit Disorder (ADD) và tính hiếu động thái quá – Atten­tion Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD). Sáu triệu trẻ em trên nước Mỹ đang chịu đựng chứng ADD hoặc ADHD. Trên 2 triệu trẻ em hiện đang dùng Ritalin cho ADD hoặc ADHD.



1 Không có qui tắc chung nào về số trẻ mắc bệnh đang tồn tại để tạo thành dịch bệnh. Định nghĩa cổ điển về dịch bệnh được đưa ra bởi nhà dịch tễ học Benenson năm 1980: “sự xuất hiện bệnh tương tự về bản chất, … xảy ra tại một cộng đồng, hay một vùng” Nói cách khác, bệnh dịch tồn tại khi số người mắc bệnh vượt ngưỡng trông đợi của lần phát bệnh trước đối với cộng đồng cho trước.

Khái niệm Tự kỷ và phạm vi ảnh hưởng

Những tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ được thống nhất bởi phần lớn chuyên gia có thẩm quyền: sự dị thường dữ dội trong mối tương quan xã hội; sự dị thường ghê gớm trong phát triển giao tiếp (kể cả ngôn ngữ); cách cư xử bị giới hạn và lặp lại, và mẫu hình của cách cư xử, sự thích thú, trong hoạt động và trí tưởng tượng; và nó bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ rất sớm (trong khoảng 3 tới 5 tuổi). Nhiều tác giả cho rằng nên có thêm tiêu chuẩn đánh giá khác về sự dị thường trong phản ứng với sự kích thích (5)

Bệnh dịch Rối loạn chức năng hình ảnh của hệ thần kinh trong trẻ em – Autism Spectrum Disorder (ASD) là một nhóm các rối loạn phát triển trong phạm vi từ tâm thần hoàn toàn như mô tả ở trên cho tới rối loạn khả năng tập trung – Attention Deficit Disorder (ADD), tính hiếu động thái quá – Atten­tion Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD), và rối loạn phát triển lan tỏa – Pervasive Developmental Disorder (PDD). PDD bao gồm tất cả chẩn đoán khi trẻ em không đạt được mốc phát triển cần thiết và có biểu hiện triệu chứng tâm thần không bình thường, mặc dù vẫn có một chút khả năng ngôn ngữ và giao tiếp. Một trẻ em bị chẩn đoán ADD thường có vấn đề trong khả năng tập trung. Trẻ em hiếu động kèm theo bị ADD được xem bị ADHD. Cả hai khái niệm trên được đánh giá ở mức trung bình đối với bệnh tự kỷ. Thường là cha mẹ không nhận ra điều này, để giúp trẻ phát triển trong các lĩnh vực nêu trên cho tới khi họ phát hiện ra rằng con họ không biết nói hay nó chỉ phát triển khả năng như những đứa trẻ mới biết đi.

Xếp hàng đầu trong chứng tự kỷ là hội chứng Asperger – Asperger's Syndrome. Nó là thuật ngữ được dùng để mô tả trẻ bị tự kỷ mà nó phát triển ở mức rất cao. Những trẻ em này thường cực kỳ thông minh. Chúng hiểu và sử dụng vốn từ rất rộng, nhưng chúng không có ham muốn và hay biểu hiện sự hạn chế trong giao tiếp xã hội. Ví dụ: Trẻ có hội chứng Aspenger có thể trở thành những chuyên gia nổi tiếng thế giới về máy giặt, nhưng có thể anh ta hay cô ta chỉ muốn nói chuyện về máy giặt mà thôi.



2 22nd Annual Report to Congress on the Implementation of the Individuals with Dis­abilities Education Act, Table AA11, "Number and Change in Number of Children Ages, pp. 6-21, Served Under IDEA, Part B."

3 U.S. News & World Report, June 19, 2000, p. 47

4 Testimony on April 25. 2001 before the U.S. House of Representatives Committee on Governmental Reform by James J. Bradstreet, M.D., director of research for the Inter­national Autism Research Center.

5 Gillberg, C and Coleman, Mary, "The Biology of the Autistic Syndromes," 3rd Edition, 2000 Mac Keith Press, Chapter, Clinical Diagnosis

Về cơ bản có hai loại tự kỷ: tự kỷ từ khi mới sinh ra (tự kỷ điển hình được biết đến như là hội chứng Kanner) và tự kỷ có xu hướng thoái lui, nó thường xuất hiện trong khoảng 12 đến 24 tháng tuổi sau một quá trình phát triển bình thường. Số ca bị tự kỷ từ khi mới sinh thường rất hiếm, chỉ 1 hoặc 2 ca trên 10,000 trẻ sơ sinh. Tự kỷ chủ yếu là tự kỷ có xu hướng thoái lui và thường kèm theo rối loạn chức năng hình ảnh của hệ thần kinh ở mức cao, thường khoảng 1 trên 250 trẻ, theo như rất nhiều số liệu điều tra.

Một số nghiên cứu còn khẳng định rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng con số đó có thể là 1 trên 150 trẻ ở California bị tự kỷ thoái lui (6). Con số tương tự được đưa ra trong báo cáo của Trung tâm Quản lý Bệnh dịch – Center for Disease Control (CDC) – trong một nghiên cứu ở một số thành phố Duyên hải miền trung. Nghiên cứu đó nhận dạng được 6.87 trường hợp mắc bệnh trên 1,000 trẻ, tức khoảng 1/150 (7). Về tổng số trẻ mắc chứng tự kỷ, Dr. Jeff J. Bradstreet đã thông báo với Ủy ban quốc hội: "Chính phủ có số liệu khoảng 2 triệu trẻ em Mỹ đang có các triệu chứng mắc phải bệnh được xem là tự kỷ." Tạp chí U.S. News & World Report đã bình luận: "1 trên 6 trẻ em Mỹ đang đối mặt với những vấn đề như tự kỷ, quá khích, khó phát âm, và rối loạn tâm thần với tính hiếu động thái quá." (8)

Điều đó được cân nhắc kỹ bởi những người tham gia trực tiếp với số lượng lớn trẻ tự kỷ ASD rằng ADD, ADHD, PDD, và hội chứng Asperger là kết quả hòa trộn của những đôi vợ chồng có cùng kiểu gien kết hợp với sự tác động lớn của môi trường sống mà chúng tôi tin rằng đã gây nên chứng tự kỷ. Môi trường ảnh hưởng xấu tới khả năng gây bệnh đã phá hoại thai nhi khi nó còn đang phát triển, khi đang tuổi ẵm, hay đang chập chững biết đi. Bất kể thời điểm nào, môi trường sống cũng gây hoặc quá chậm phát triển, hoặc gây rối loạn hệ miễn dịch làm cho nó có thể chống lại sự phát triển của trẻ. Khi hệ miễn dịch bắt đầu gây tổn hại đến cơ thể trẻ được gọi là bệnh tự miễn dịch. Dị ứng, viêm khớp, và tiểu đường là những ví dụ khác của bệnh tự miễn nhiễm. Rất nhiều trẻ tự kỷ ASD xuất thân từ gia đình có tiền sử về những bệnh tự miễn nhiễm.

_______________________________________________________________

6 Report on Autism to the California Legislature, 1999.

7 Centers for Disease Control (CDC), April, 2000. "Prevalence of Autism in Brick Town-
ship, New Jersey, 1998: Community Report" available on the CDC website, http:
//www.cdc.gov/nceh/progragrams/cddh/dd/report.htm.

8 Shelia Kaplan and Jim Morris, "Kids At Risk," U.S. News & world Report, June 19, 2000,
p.47.

Nguyên nhân gây ra tự kỷ và ASD khác?

Không ai đòi hỏi phải hiểu mọi thứ về nguyên nhân gây ra dịch bệnh này, nhưng có nhiều lý thuyết cho rằng cha mẹ của trẻ (và bác sỹ) phải làm quen với chúng, vì họ là nền tảng cơ bản trong việc điều trị (sẽ giới thiệu trong chương sau). Có rất nhiều sự đồng tình cho rằng phần lớn bệnh tự kỷ và các ASD khác xuất phát từ sự kết hợp gien và các tác động của môi trường. Yếu tố Gien có thể là tạo mốc cho ASD, nhưng trong rất nhiều ví dụ điển hình, tác động của môi trường dường như là sự bùng phát cần thiết để gien sau đó bị rối loạn phát triển.

Có rất nhiều lý thuyết về nhận dạng và cơ cấu của sự tác động môi trường đã gia tăng sự thay đổi khác thường về sức khỏe vật lý, tinh thần, và cảm xúc, nó là hệ quả của bệnh “đói” não bộ của trẻ. Mặc dù vậy, vẫn chưa có một nghiên cứu nào đưa ra được chính xác các độc tố cụ thể nào của môi trường như một nguyên nhân chính gây ra căn bệnh tự kỷ, hoặc chỉ xác định được chất độc là một tác nhân gây bệnh. Thay vào đó là các bằng chứng rõ ràng buộc tội không chỉ một, mà một số các chất độc hại và cơ chế chính bị buộc tội đang đứng sau sự tàn phá cơ thể mà trẻ em đang phải hứng chịu.

CHỈ ĐƠN THUẦN DO GIEN DI TRUYỀN?

Các nhà khoa học từ lâu đã cho rằng tự kỷ là căn bệnh do gien di truyền. Thế nhưng các nghiên cứu gien lại không chỉ ra được nhiễm sắc thể cụ thể hay vị trí trên gien mà nó là khiếm khuyết chính gây bệnh tự kỷ. Những trẻ đó hầu như không có biểu hiện về bất kể hình thức nào trên mặt hay trên cơ thể về việc bị lỗi nhiễm sắc thể thường xảy ra rất sớm trong thời kỳ thai ngén như trẻ mắc bệnh Down, Williams, và Fragile X. Mặc dù kiến thức nhất định về việc gien đã đóng góp như thế nào trong quá trình tạo bệnh tự kỷ vẫn đang còn mơ hồ, một điều rõ rang dễ nhận thấy rằng trẻ bị tự kỷ dường như mang gien có phẩm chất dễ mắc bệnh hoăc dễ bị tổn thương. Điều đó được đưa ra trong nghiên cứu Reed P. Warren, và cũng tại vì tự kỷ có xu hướng xuất hiện ở sinh đôi nhiều hơn là sinh đơn bình thường. Thêm vào đó, tự kỷ phổ biến ở bé trai nhiều hơn 4 lần so với ở bé gái. Những kết quả tìm được này ám chỉ sự tương quan giữa tự kỷ và nhân tố gien, nhưng xin đừng cho rằng gien là tác nhân chính gây tự kỷ. Ở bất cứ trẻ sơ sinh nào, sự tổng hợp của tác động môi trường có thể làm gia tăng nguyên nhân chủ yếu của tự kỷ. Ở rất nhiều trẻ - có hoặc không có gien bẩm sinh dễ gây bệnh – một hay nhiều yếu tố môi trường có thể tồn tại như bệnh có thể chữa trị, như là nhiễm virus cận lâm sàng hay nhiễm kim loại nặng.

Bên cạnh một số hội chứng gien có thể gây tự kỷ, các nhà nghiên cứu gien đã tìm thấy sơ đồ phân bố gien ở phần lớn con người, nhưng không phải tất cả trẻ tự kỷ. Một trong số các gien chính điều khiển chức năng hệ miễn dịch, gien C4B, tham gia loại bỏ mầm bệnh như virút và vi khuẩn trong cơ thể. Những hình thể biến dạng của gien C4B được tìm thấy nhiều hơn trong trẻ tự kỷ, ADHD, và PDD. (9)

Chúng ta nói về trẻ tự kỷ như là có “nhạy cảm gien”, - dù chúng ta nhận thức được rằng “nhạy cảm gien” có thể không tồn tại trong từng trường hợp cụ thể. Mặc dù vậy, trong thời điểm này những kết quả thu được từ bất kể loại gien nhạy cảm nào đều đang dần được làm sáng tỏ. Không hề ngạc nhiên khi các nghiên cứu về gien liên quan đến miễn dịch đã và đang được đăng trên các chuyên đề về tự kỷ. (10)

NGUYÊN MẪU CHẤT HÓA HỌC ĐỘC HẠI

Thật sửng sốt khi nhận thấy rằng những người sắp thành mẹ có thể uống phải nước bị ô nhiễm, hít thở không khí trong nhà đặc biệt ở nơi cuối gió của thành phố công nghiệp, và hấp thụ các chất hóa học độc hại trong thức ăn, điều đó có thể đóng vai trò như quả bom trong cơ thể họ cũng như trong cơ thể của đứa trẻ sắp ra đời.

Một báo cáo gần đây của nhóm các nhà vật lý ở Boston khẳng định hàng triệu trẻ em Mỹ có biểu hiện học yếu, giảm trí thông minh, có cách hành xử tàn phá và thô bạo do đối mặt với hóa chất độc hại. (11) Báo cáo còn chỉ dẫn mối tương tác giữa trước và trong khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại trong việc giảm tuổi thọ. Thêm vào đó, một báo cáo khác của Viện khoa học Quốc gia (NAS) khẳng định rằng sự kết hợp các nguyên tử độc và nhân tố gien có thể chiếm 25% các vấn đề về phát triển. (12) Nó bao gồm cả ASD. Một trong nhóm các hóa chất độc hại quan trọng là nhựa tổng hợp (PCB) và thuốc trừ sâu. Báo cáo của NAS chỉ ra rằng trẻ sơ sinh bị nhiễm PCB thể hiện trong các thử nghiệm nhận dạng, hay bị bối rối, và trí thông minh tổng thể kém hơn so với những trẻ không bị. Báo cáo cáo buộc hóa chất trong thuốc trừ sâu như Dursban và Diazinon có thể phá hủy não bộ. Mãi đến năm 2000 Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) mới ban hành lệnh cấm sử dụng Dursban trong sử dụng gia đình. Nó được bày bán cho người tiêu dùng trong các sản phẩm diệt gián và kiến từ 1956.

9 Warren, R.P., et al. (1996) 'Immunogenetic studies in autism and related disorders.' Molecular and Chemical Neuropathology, 28, pp. 77-81

10 Ibid

1 1 I N HARM'S WAY: TOXIC THREATS TO CHILD DEVELOPMENT published in 2001 by the Greater Boston Physicians for Social Responsibility organization.

1 2 National Academies of Science Report, 2000.

NGUYÊN MẪU NHIỄM KIM LOẠI NẶNG

Còn sửng sốt hơn khi biết rằng hệ miễn dịch của trẻ có gien nhạy cảm có thể đã bị kim loại nặng như chì và thủy ngân tấn công.

Chì : Báo cáo của các nhà vật lý học Boston dẫn chứng trong phần trước rằng một triệu trẻ em Mỹ đang có mức nhiễm chì trong máu cao hơn ngưỡng xác định cho phép của EPA, và nó đang ảnh hưởng bất lợi trong hành vi ứng xử và nhận thức. Vậy chì đến từ đâu? Có rất nhiều nhà cửa và cao ốc xây dựng trước 1978 có chì trong sơn.



Mặc dù chì bị cấm sử dụng trong sản xuất sơn từ những năm cuối thập kỷ 70, sự hiện diện của chì trong các khu nhà cũ tiềm ẩn mối nguy hiểm nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ em. Đóng mở cửa sổ có sơn có thể tạo những mảnh sơn vụn hay bụi chì mà con người có thể hít phải hay chúng có thể còn đọng trên nền nhà. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tập đi thường hay ngậm tay và ăn bụi và mảnh sơn vì chúng có vị ngọt. Trong một báo cáo liên ngành giữa CDC và Dịch vụ Sức khỏe Cộng đồng Mỹ chỉ rằng: “Nhiễm độc đang tồn tại như một loại bệnh môi trường có mức tàn phá ghê gớm đối với cộng đồng trẻ vị thành niên." Bây giờ chúng ta đã biết rằng rất nhiều trẻ em đang đối mặt với các ảnh hưởng sức khỏe xấu khi mức độ an toàn của máu bị xâm hại. Đối mặt với mức độ chì thấp trong thời gian dài có thể gây tích tụ trong não và các mô khác như hệ quả của sự tàn phá hệ thần kinh đối với trẻ em, kể cả khi chúng chưa được sinh ra. Theo như qui định của EPA, các nhà bất động sản và chủ nhà buộc phải thông báo cho người mua hoặc người thuê nhà biết các vật dụng hay thết bị nào có chứa chì. (13) Do đó trẻ em tiếp xúc với chì có thể bị chậm phát triển và hư hại thần kinh và thể trạng. "Số trẻ em Mỹ có chỉ số IQ cao (125 hay cao hơn) phải đối mặt với nhiễm độc chì đã giảm một nửa – 2 phần triệu trẻ em,” như Herbert Needleman, MD, Giáo sư khoa thần kinh trường Đại học tổng hợp Pittsburgh đã nói. (14) Trong một nghiên cứu mới công bố tháng 6-2000, TS Needle-man tìm thấy lượng chì trong máu những tội phạm vị thành niên cao hơn nhiều lần so với những trẻ bình thường khác. (15)

1 3 Protect Your Family from Lead in Your Home," EPA and United States Consumer Product Safety Commission pamphlet, 747-K-94-001, May, 1995.

1 4 Maury M. Breecher, PhD, M.RH., Healthy Homes in a Toxic World, John Wiley & Sons,

1 5 U.S. News & World Report, June 19, 2000, p. 48.
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương