CHÚa nhậT 2 MÙa vọng a lời Chúa: Is 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12 MỤc lụC



tải về 302.18 Kb.
trang1/14
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích302.18 Kb.
#32041
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14


CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG A

Lời Chúa: Is 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12

MỤC LỤC

1. Đấng sẽ đến 2

2. Trở về cùng Chúa 4

3. Suy niệm của ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt 6

4. Nước Thiên Chúa đã đến gần 11

5. Chúa chỉ cần tôi một tấm lòng 19

6. Nước Trời đã gần bên 24

7. Lời nói thật thì khó nghe – Lm. Đam Trần Đình Nhi 28

8. Hãy sám hối ăn năn – Lm. Phêrô Trần Minh Đức 31

9. Dọn cho Chúa một con đường 34

10. Mùa Vọng: Mùa màu tím – ĐGM Vũ Duy Thống 40

11. Món “ăn năn” – ĐGM Vũ Duy Thống 45

12. Kinh nghiệm trở về – Achille Degeest 50

13. Hãy dọn đường Chúa – R. Veritas 52

14. Hãy sám hối 55

15. Hãy sám hối 58

16. Tương lai 62

18. Sứ giả của Thiên Chúa 67

19. Ăn năn sám hối 70

20. Gioan Tiền Hô 73

21. Suy niệm của JKN 76

22. Chú giải của Noel Quesson 82




1. Đấng sẽ đến


Mùa vọng là mùa trông đợi. Chúng ta trông đợi Chúa đến trong đêm giáng sinh. Đó là một sự trông đợi có tính cách nghi lễ nhằm kỷ niệm sinh nhật Chúa Giêsu tại Bêlem. Nhưng đồng thời mùa vọng còn là trông đợi Chúa lại đến vào ngày sau hết như lời Ngài đã hứa. Và lời rao giảng của Gioan được coi như là một lời kêu mời chúng ta tích cực chuẩn bị để bước vào thời đại mới ấy. Vậy thì đâu là sứ điệp của Gioan?

Trước hết ông đã rao giảng sự ăn năn hối cải vì Nước Trời đã gần đến. Những hình ảnh ông sử dụng gợi lên một cảnh tượng tiêu điều của sa mạc cát nóng, của hoang địa khô chồi cằn cỗi. Thế nhưng, người Do Thái và nhất là giai cấp lãnh đạo đã coi thường lời kêu gọi ấy. Họ nghĩ rằng mình là dân riêng của Chúa, nhưng thực ra họ chỉ là một loài rắn độc. Con rắn của ma quỷ, đối nghịch với Thiên Chúa. Vì thế Gioan đòi buộc họ phải sám hối ăn năn, đừng nại vào dòng dõi xác thịt. Dân riêng của Chúa trong thời đại mới được tạo nên nhờ sám hối khi lãnh nận dòng nước thanh tẩy.

Trong phần thứ hai của đoạn Tin Mừng, Gioan giới thiệu Đấng đến sau ông nhưng lại quan trọng hơn ông gấp bội. Gioan tự nhận không xứng đáng làm một kẻ nô lệ hèn hạ nhất của Ngài.

Theo tục lệ Do Thái, thì một kẻ nô lệ không buộc phải cởi giày hay xách dép cho chủ. Người môn đệ có thể giúp việc thầy như một nô lệ, trừ việc xách dép hay cởi giày. Trong việc tế tự, trước khi tư tế hành lễ thì một trong các nô lệ phục dịch tại đền thờ, sẽ cởi giày dép để tư tế đi chân không. Hạng người này bị loại vĩnh viễn khỏi mọi đặc quyền Do Thái. Người Do Thái không bao giờ được cưới hỏi với loại người này.

Nếu có ám chỉ đến tục lệ này thì Gioan cũng vạch rõ sự khác biệt giữa ông và Đấng Cứu Thế sẽ đến. Đấng sẽ đến có quyền phán xét, thiêu huỷ kẻ dữ và thánh hoá người lành. Trong khi đó, thanh tẩy của Gioan được hiểu như là một nghi thức áp dụng cho đoàn người hối cải, trông nhờ vào thanh tẩy của thời cứu chuộc để thoát khỏi sự phán xét sắp đến.

Trông chờ Chúa đến, cũng có nghĩa là chuẩn bị đón mừng Chúa trong đêm giáng sinh cũng như trong những biến cố cuộc đời. Và lời kêu gọi của Gioan vẫn có giá trị đối với chúng ta ngày hôm nay: Hãy sám hối, hãy trở nên người mới, trong cách suy nghĩ, trong cách cư xử đối với Chúa và đối với anh em. Bởi vì đón nhận Chúa là đi vào một cuộc sống mới, một thời đại mới.

Nói đến hối cải chúng ta thường chỉ dừng lại ở việc xét mình xưng tội, nhưng lại không mấy nghĩ rằng mình phải trở thành một con người mới, sống trong một thời đại mới, thời đại cứu chuộc, thời đại ân sủng và tình thương của Chúa.

2. Trở về cùng Chúa


Trong khi thực hiện bức hoạ nổi tiếng “Bữa tiệc ly” Leonard de Vinci đã cãi vã với một người bạn. Ông nhiếc mắng bạn ấy bằng những lời gay gắt và những cử chỉ doạ nạt. Khi cuộc cãi vã đã qua, ông trở lại công việc đang làm là vẽ khuôn mặt Chúa Giêsu. Nhưng ông không thể phác hoạ được một nét. Cuối cùng ông nhận ra sự lo lắng phiền lòng. Ông liền bỏ bút vẽ, đi tìm người bạn mà ông đã xúc phạm và xin người bạn ấy tha thứ cho mình. Thế rồi ông trở về và bình tĩnh vẽ khuôn mặt Chúa Giêsu.

Như nhà hoạ sĩ, chúng ta đang cố gắng đặt Chúa Giêsu vào tác phẩm của mình là lễ Giáng sinh. Chúng ta muốn Chúa Giêsu là trung tâm của việc chúng ta cử hành. Và chúng ta nghe tiếng Gioan Tiền hô khuyên nhủ: Hãy ăn năn sám hối vì Nước Trời đã gần đến. Vậy đâu là sự liên kết giữa tâm tình sám hối và việc chuẩn bị đón mừng Chúa đến?

Như chúng ta đã biết trở ngại lớn nhất cho việc đón mừng Chúa đến chính là tội lỗi. Vì thế để dọn đường cho Chúa, chúng ta phải từ bỏ tội lỗi, phải sống tinh thần sám hối. Léonard de Vinci đã không thể vẽ được khuôn mặt Chúa Giêsu khi ông cảm thấy mình còn tội lỗi, mình còn xúc phạm đến người khác. Chúng ta cũng không thể đặt Chúa Giêsu vào bức hoạ giáng sinh bao lâu chúng ta chưa sám hối. Vậy sám hối là gì?

Tôi xin thưa sám hối là lo buồn về điều đã vấp phạm hay hối hận vì điều mình đã không làm. Thực vậy, tâm tình sám hối không phải chỉ là việc quay trở về dĩ vãng, bằng cách ăn năn những gì đã lỗi phạm, mà hơn thế nữa còn phải hướng tới tương lai, bằng cách dốc quyết uốn nắn sửa đổi lại những sai lỗi vấp phạm ấy, để thăng tiến bản thân, đổi mới cuộc đời. Và như vậy, sám hối đòi hỏi phải có một cái nhìn mới, một thái độ mới, một cuộc sống mới, và cốt lõi của nó bao gồm sự trở về cùng Chúa.

Trong cuộc sống, rất nhiều lần chúng ta đã không thực hiện những điều làm vui lòng Chúa chẳng hạn như: cầu nguyện, học hỏi giáo lý, cảm thông và giúp đỡ những người chung quanh. Trái lại, chúng ta thường hay làm những điều Chúa không muốn, và chẳng bao giờ làm điều Chúa muốn cã. Đó chính là hàng rào cản ngăn Chúa đến với chúng ta, và chúng ta đến với Chúa, nhất là trong mùa Giáng sinh này.

Chính vì thế, trong những ngày nay chúng ta hãy chạy đến nơi toà giải tội để được tha thứ. Việc xưng tội không chỉ để tẩy xoá những vết nhơ tội lỗi mà hơn thế nữa còn giúp chúng ta xa tránh tội lỗi, nhờ đó mà phục vụ Chúa một cách chân thành hơn.

Hãy ra sức khử trừ tội lỗi, Hãy cố gắng phá huỷ cho bằng được những chướng ngại vật trên con đường Chúa sẽ đến viếng thăm. Khử trừ tội lỗi sẽ giúp chúng ta nhìn thấy Đức Kitô một cách rõ ràng hơn. Khử trừ tội lỗi sẽ làm cho con đường Chúa đến với chúng ta và chúng ta đến với Chúa được trở nên bằng phẳng và dễ dàng hơn. Khử trừ tội lỗi sẽ biến tâm hồn chúng ta trở thành một hang đá, máng cỏ sống động cho Chúa. Thế nhưng, chúng ta đã làm được những gì để dọn đường Chúa đến?



tải về 302.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương