CHỮ quốc ngữ TẠi bình đỊNH



tải về 0.67 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2018
Kích0.67 Mb.
#37093
  1   2   3   4   5   6   7   8


HỘI THẢO KHOA HỌC "CHỮ QUỐC NGỮ TẠI BÌNH ĐỊNH" ­­­­­­­­­­­­­­­­­

                                                       Hà Nội, tháng 01 năm 2016
LUẬN VỀ HAI ĐỘNG TỪ “NHÁ ĐÒN” VÀ “TRỞ BỘ”

TRONG VÕ BÌNH ĐỊNH
TS. Phan Trọng Hải
Là một hệ phái trong pháp phái “Võ cổ truyền Việt Nam”, “Võ Bình Định” có lịch sử hình thành và phát triển lâu về thời gian và rộng về không gian. Song trong phạm vi tham luận với chủ đề “Luận về hai động từ “nhá đòn” và “trở bộ” trong Võ Bình Định”, chúng tôi xin được khu biệt phạm vi nghiên cứu nội hàm “Võ Bình Định” trong không gian trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện hữu và khoảng thời gian từ thời người Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ phát động Phong trào Nông dân Tây Sơn, viết thêm một trang sử chói lọi, lưu danh đến muôn đời trong thiên sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

“Tầm chương trích cú” trong nhiều pho Đại Từ điền tiếng Việt hiện có, chúng tôi chưa tìm thấy một định danh về từ loại và cắt nghĩa cụ thể cho hai từ “Nhá đòn” và “Trở bộ”. Song điền giã qua nhiều “lò võ” trên địa bàn tỉnh Bình Định, trực quan chúng tôi nhận thấy, ngay từ khi mới nhập môn luyện các “thế”, các “bộ”, hầu như môn sinh nào của môn phái Võ Bình Định cũng ít nhiều được các thầy võ nói đến, “Nhá đòn” và “trở bộ”.

“Nhá đòn” sơ hiểu là đòn đánh nhá, mục tiêu nhằm thăm dò đối thủ ra ngón đòn gì? Để quyết định ra những đòn chắc đánh chắc thắng. “Nhá đòn” còn mang nội hàm là đòn nghi binh – cài thế trước khi ra đòn thật. “Trở bộ” sơ hiểu là thay đổi “Bộ” trong tấn công và thủ thế khi giao đấu. Bởi đối phương có thể ra nhiều ngón đòn khôn lường, nếu không “trở bộ nhanh” sẽ “dính đòn”. Tóm lại, “Nhá đòn” – “Trở bộ” là võ pháp đòi hỏi sự “mưu lươc”, “nhanh đòn” và “ biến ứng” trí tuệ của võ sỹ theo môn phái Võ Bình Định.
Đặc điểm nổi bật của Võ cổ truyền Việt Nam là Võ trận, được trui rèn qua hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm, nên chưa giám quả quyết “Nhá đòn” – “Trở bộ” là “Võ pháp” chỉ có trong Võ Bình Định. Song đọc lại những trang sử hào hùng chống giặc ngoại xâm từ thời Nguyễn Huệ – Quang Trung với “Gò Đống Đa”, “Rạch Gầm – Xoài Mút”, đến thời đại Hồ Chí Minh, đánh bại hai đội quân xâm lược hùng mạnh và nhà nghề nhất hành tinh là Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ bằng “Chiến tranh nhân dân”, với mưu lược và biến ứng vi diệu, trong đó “Nhá đòn” và “Trở bộ” trong Thế võ đã được vận dụng vào Thế trận trong nhiều chiến dịch lớn, đưa đến thắng lợi lẫy lừng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Trở bộ” nhanh trong Thế trận, tiêu biểu nhất là “Điện Biên Phủ”. Nhiều tài liệu chúng tôi tiếp cận được xác định, ngày 14 tháng 1 năm 1954, tại hang Thẩm Púa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ chỉ huy chiến dịch đã phổ biến lệnh tấn công Tập đòan cứ điểm Điện Biên Phủ với phương án tác chiến "đánh nhanh thắng nhanh" (ngày nổ súng dự định là 20/1/1954). Phương án này theo Binh thư của Trung Hoa còn gọi là đánh “Cường tập biển người”.

“Quân lệnh như sơn”, quyết tiêu diệt Cứ điểm Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm. Phương án tác chiến này đã được Quân ủy Trung ương cùng Bộ Tổng tham mưu Chiến dịch phê duyệt với sự nhất trí của Đoàn cố vấn quân sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sau đợt “cường tập” mở màn, phân tích tòan bộ thế - lực của địch và ta, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiên quyết chuyển đổi phương án tác chiến (trở bộ), từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh dài ngày, “vây lấn”, “đánh chắc tiến chắc”.

Ngày 26/1/1954, trong cuộc họp Đảng ủy – Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng kết luận: “Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là "đánh chắc thắng", cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc". Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra”.

Từ quyết tâm giành chiến thắng trong 3 ngày đêm, bộ đội ta đã phải tổn hao 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt. Máu trộn bùn non. Gan không núng. Chí không mòn! Những đồng chí thân chôn làm giá súng”, và đã làm nên một Điện Biên Phủ “Lừng lẫy 5 châu – chấn động địa cầu”. Không đặt giả sử cho lịch sử, song theo hồi ký của Tướng Navarre, "Nếu tướng Giáp tiến công vào khoảng 25 tháng 1 như ý đồ ban đầu thì chắc chắn ông ta sẽ thất bại…”.

“Trở bộ” ngọai mục trong hồi kết của cuộc kháng chiến chống Mỹ là “Chiến dịch tiến công tuyến phòng thủ Xuân Lộc - Long Khánh”, diễn ra trong khoảng ngày 9 đến 20 tháng 4 năm 1975. Đây là trận đánh quan trọng của hồi kết tiến tới sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, vì Xuân Lộc là khu vực phòng thủ trọng yếu trong tuyến phòng thủ cơ bản (Biên Hòa – Xuân Lộc – Bà Rịa – Vũng Tàu) của địch để phòng giữ cửa ngõ phía Đông Sài Gòn.

Sau những thất bại liên tiếp trong tháng 3 đến tháng 4/ 1975, với những cố gắng cuối cùng, địch tập trung tại đây một lực lượng rất mạnh để làm một “Cánh cửa thép” bảo vệ sào huyệt Sài Gòn. Với phương án tác chiến “tiền pháo hậu xung” đã giành được nhiều thắng lớn trong các các trận ngoạn mục trước đó; vào 5 giờ 40 ngày 9 tháng 4 năm 1975, sau khỏang một giờ dội pháp vào các mục tiêu chính trong thị xã, Quân Giải phóng bắt đầu tổ chức các đợt tiến công bằng bộ binh và xe tăng.

Sau 5 ngày tiến công, quân ta không chiếm giữ được tất cả các mục tiêu đã đề ra, nhiều đơn vị tiến công bị thiệt hại nặng. Ngày 14 tháng 4 năm 1975, Bộ tư lệnh Chiến dịch quyết định thay đổi Chiến thuật (Trở bộ nhanh), từ đánh chiếm sang bao vây cô lập, đánh chính diện sang đánh tạt sườn. Ngày 15 tháng 4 năm 1975 ta nã pháo vào căn cứ không quân Biên Hòa (mục tiêu không cho máy bay từ đây yểm trợ cho Xuân Lộc). “Bỏ Xuân Lộc”, bộ binh ta giải phóng được khu vực ngã ba Dầu Giây. Mất Dầu Giây cùng đường 20, Biên Hòa trở thành điểm tiền tiêu, Xuân Lộc bị cô lập và mất vị trí “Cánh cửa thép phía Đông”. Địch tự rút bỏ Long Khánh (ngày 18 tháng 4 năm 1975, một phần lực lượng dịch ở Xuân Lộc được bốc bằng trực thăng về Biên Hòa – Trảng Bom lập phòng tuyến mới). Sáng 21 tháng 4 năm 1975, Tuyến phòng thủ Xuân Lộc – Long Khánh hòan tòan tan rã.

“Nhá đòn” mang tính nghi binh và cài thế ngoạn mục nhất phải kể đến Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh 1968. Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh còn có tên "Chiến dịch Đường 9" hay "Trận Khe Sanh", là một trong các chiến dịch chính yếu trong chiến cục năm 1968 của ta. Xong đây không phải là “Trận Điện Biên Phủ thứ 2” như “Ngũ giác đài” lầm tưởng, mà đây là trận “Nhá đòn” nhằm nghi binh và cài thế cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

Các tài liệu của phía Mỹ chỉ ghi nhận trận đánh diễn ra trong 77 ngày (từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1968). Song thực tế, chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh kéo dài 170 ngày đêm (từ  9 tháng 4 đến 25 tháng 7/ 1968). Chiến dịch kết thúc khi tên lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Khe Sanh, ta hoàn toàn kiểm soát cứ điểm này.

Chủ động tấn công cứ điểm Khe Sanh, ta dùng cách đánh “Vây lấn” như “Điện Biên Phủ 1953”, làm Quân đội Mỹ đã lầm tưởng “VC” muốn làm một “Điện Biên Phủ thứ hai”, nên đã tập trung hầu hết các đơn vị thiện chiến đang có mặt tại miền Nam, với quân số lên đến gần 7 nghìn cùng hỏa lực bom – pháo cường tập nhằm kết thúc chiến tranh trên thế thắng.

“Nhá đòn” mưu lược – dũng cảm cùng nhiều hy sinh, chúng ta đã giành chiến thắng. Việc Mỹ tự rút bỏ cứ điểm Khe Sanh, chúng ta đạt hai mục tiêu lớn. Một là, nhổ được cứ điểm trọng yếu mà Mỹ định găm vào đọan đầu của tuyến đường Hồ Chí Minh, đánh dấu sự cáo chung của Hàng rào điện tử Mc Namara, nhằm ngăn chặn sự chi viện của ta cho chiến trường miền Nam. Hai là, ta đã thu hút được một lực lượng lớn của Mỹ dồn binh vào đây, "nghi binh" thành công cho các hướng tiến công chính trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.

“Nhá đòn” mang tính chiến lược để đi đến Chiến dịch Hồ Chí Minh phải kể đến trận đường 14 – Phước Long năm 1974. Diễn ra từ đêm 13 tháng 12 năm 1974 đến ngày 6 tháng 1 năm 1975, Chiến dịch đường 14 – Phước Long là một “Đòn nhá”, có ý nghĩa như một trận đánh trinh sát chiến lược, thử sức đối với cả ta và địch, đồng thời thăm dò phản ứng của quốc tế, nhất là của Mỹ trước khi đi đến những quyết định mở những chiến dịch mang tính lịch sử tiếp theo.

Chiến thắng Phước Long, kết qủa trực quan ta đã giải phóng được tỉnh Phước Long, thu được nhiều vũ khí – khí tài ngòai dự kiến. Phước Long được giải phóng, vai trò chiến lược quan trọng trong “Thế trận” phòng thủ của địch ở Đông Nam Bộ (tuyến phòng thủ từ xa để bảo vệ Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ) bị chọc thủng.

Chiến thắng Phước Long đã mở thông được hành lang chiến lược (đường Hồ Chí Minh) từ Vĩnh Linh vào đến Bù Gia Mập, nối liền với Lộc Ninh và các vùng giải phóng khác tại Đông Nam Bộ; nối liền các vùng giải phóng với các căn cứ của Khu 6 trước đây từng bị cô lập. Mở liên hòan tuyến hành lang chiến lược từ Tây Trị – Thiên xuyên qua Nam Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ.

Song “Nhá đòn” ở Phước Long còn đưa đến những quyết định táo bạo, chuẩn xác cho Chiến dịch Tây Nguyên – Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hòan tòan miền Nam – thống nhất đất nước. Đó là việc ta rút được kinh nghiệm trong công kích ở cấp Quân đòan. Phát hiện được địch không còn khả năng “tái chiếm” những vị trí trọng yếu khi quân Mỹ không còn yểm trợ bằng hỏa lực mạnh. Và điều quan trọng là, phía Mỹ đã thực sự (không được hoặc không thể) tiếp tục trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

*****

Hoàn toàn thuần Việt, cô đúc, chẩn xác, có nội hàm khái quát cao, hai động từ “Nhá đòn” và “Trở bộ”, nếu không khởi sinh thì cũng được hun đúc từ Đất võ Bình Định. Luận trên trên phương diện từ vựng, “Nhá đòn” – “Trở bộ” đã bổ sung cho kho tàng Tiếng Việt hai từ. Hai từ mang tính thuật ngữ võ học của một môn phái, song đã được vận dụng và thể hiện thành “Binh lược” trong “Binh thư” của lịch sử chống giặc ngoâi xâm của dân tộc Việt Nam: “Lấy yếu thắng mạnh, lất ít địch nhiều”, “Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng”.


Tài liệu tham khảo chính

1. Alan Dawson, 55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ. Dịch giả: Cao Minh, Nxb Sự thật. Hà Nội 1990.



2. Archimedes L.A Patti, Why Vietnam, Nxb Đà Nẵng, 2008.

3. Báo Bình Định, Bình Định, Một vùng đất võ, www. baobinhdinh.com.vn.



4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

5. Dương Hảo, Một chương bi thảm. Nxb Quân đội Nhân dân. Hà Nội. 1980

6. Frank Snepp, Cuộc tháo chạy tán loạn. (nguyên tác: The decent interval; dịch giả: Ngô Du). Nxb TP Hồ Chí Minh, 2001.

7. Gabriel Kolko. Giải phẫu một cuộc chiến tranh. Dịch giả: Nguyễn Tấn Cưu. Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003.

8. George C. Herring, Cuộc chiến tranh dài ngày nhất nước Mỹ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.

9. Henry Navare, Đông dương hấp hối, Nxb Công an Nhân dân, Hà nội. 2004. 

10. Hoàng Cầm, Chặng đường mười nghìn ngày (Hồi ức do Nhật Tiến ghi), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2001.

11. Hoàng Minh Thảo, Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng, Nxb Quân đội Nhân dân. Hà Nội, 1977.

12. Hoàng Văn Thái, Những năm tháng quyết định (Hồi ký), Nxb Quân đội Nhân dân. Hà Nội, 1985.



13. Howard R.Simpson, Điện Biên Phủ cuộc đối đầu lịch sử mà nước Mỹ muốn quên đi, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2004. 

14. Hữu Ngọc – Lady Borton, Võ dân tộc, Nxb Thế giới, Hà Nội 2004.

15. Lê Đại Anh Kiệt, Tướng lĩnh Sài Gòn tự thuật, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2003.

16. Nguyễn Thọ - Nguyễn Văn Dật, Lịch sử đại đoàn Đồng Bằng - Sư đoàn 320 - Biên niên sự kiện, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 2006.

17. Nguyễn Văn Biều, Bộ đội chủ lực mặt trận Tây Nguyên - Quân đoàn 3 (1964-2005), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2005.

18. Nguyễn Vĩnh Hảo , Vài suy nghĩ về võ Tây Sơn - Bình Định, Bình Định Nguyệt san, Số 11, 1998.

19. Phạm Đình Phong (nguyên chủ nhiệm đề tài khoa học nghiên cứu võ Bình Định, Có gì khác nhau giữa võ Tàu và võ ta, Ngôi sao Võ thuật, số tháng 7 năm 2005.

20. Phạm Ngọc Thạch – Hồ Khang và tập thể tác giả, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tập VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008.



21. Pierre Quatrpoint, Sự mù quáng của tướng De Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008.

23. UBND huyện Tây Sơn, Võ Tây Sơn, http://tayson.binhdinh.gov.vn/.

24. Văn Tiến Dũng, Đại thắng mùa Xuân, Nxb Sự thật. Hà Nội. 1976

25. Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không thể nào quên, Nxb Trẻ, 2009.
HẾT

-----------------------------------------------------------------------------------------

QUÁ TRÌNH RA ĐỜI PHỔ BIẾN CHỮ QUỐC NGỮ

VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA HÔM NAY
Phạm Như Thơm

Viện Sử học


Trong các quốc gia vùng Đông Nam Á chỉ duy nhất Việt Nam là quốc gia có chữ viết dùng mẫu lại La tinh đó là chữ Quốc ngữ. Có thể nói chữ Quốc ngữ là báu vật của người Việt Nam. Thế mà không nhiều người hiểu được chữ Quốc ngữ do đâu mà có, nó được ra đời từ khi nào, được phổ biến như thế nào, có đóng góp gì cho văn hóa Việt Nam? Chúng ta ngày nay cần làm gì và làm như thế nào để kế thừa và phát huy thế mạnh của “báu vật” mà chúng ta đang có trong tay. Bản tham luận này sẽ phần nào góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên.

1. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ

Như chúng ta đều biết, nước Việt Nam ta dưới các triều đại phong kiến, nền giáo dục vốn là nền giáo dục khoa cử, vớ chữ Hán và chữ Nôm viết theo lối tượng hình, tượng ý, khối vuông. Chữ Hán là chữ của Trung Quốc được truyền vào nước ta khá sớm cùng với sự xâm lược của phong kiến Phương Bắc. Chữ Nôm là chữ Hán - Việt được tạo ra từ thời Lý bằng cách cải tiến hoặc đọc chệch âm chữ Hán. Chữ Nôm được hình thành xuất phát từ ý thức dân tộc của một số nho sĩ Việt Nam muốn cho Việt Nam có chữ của riêng mình. Từ khi chữ Nôm ra đời, chữ Hán và chữ Nôm vẫn song song tồn tại, nhưng việc coi trọng có lúc khác nhau phụ thuộc vào mỗi triều đại. Đến nửa đầu thế kỷ XVII khi các nhà truyền giáo phương Tây đến truyền đạo. Trong các tài liệu của dòng Tên còn lưu trữ lại ghi rõ: Từ năm 1915 - 1918 có 10 giáo sĩ đến Đàng Trong truyền đạo, Nơi đầu tiên họ đến là Đà Nẵng, tiếp đó là Nước Mặn (Bình Định)1. Trong các thư từ trao đổi giữa các giáo sĩ, họ gặp một số danh từ riêng, một số địa danh mới nên phải dùng tiếng La tinh để phiên âm tạo nên cách ghi âm mới, thí dụ như: An nam (An Nam); Unsai (ông sãi); unge (ông nghè); Nươcman (Nước mặn); bafu (bà phủ); cochinchine (Đông dương); cacham (kẻ chàm); Quanguya (Quảng ngãi); Quinhơn (Quy nhơn); Renran (Đà nẵng..)2. Về sau các nhà nghiên cứu tiếng Việt gọi đây là thời kỳ phôi thai của chữ Quốc ngữ. Một điều khó khăn mà các nhà truyền giáo gặp phải trong quá trình truyền đạo là họ không biết tiếng Việt. Để làm tốt công việc, buộc họ phải học tiếng Việt. Những tu sĩ đầu tiên tham gia học tiếng Việt phải kể đến Buzumi, Francisco de Pina3, Gaspar de; Amanal, Antonio de Babosa. Nơi đầu tiên họ học tiếng Việt là Thanh Chiêm (Hội An) và sau đó là Nước Mặn (Bình Định)…Trong quá trình học tiếng Việt, họ đã nghiên cứu cách la tinh hóa tiếng Việt trên cơ sở những kinh nghiệm mà họ đã la tinh hóa tiếng Nhật và tiếng Trung Quốc trước đó. Chính Francisco de Pina, người rất giỏi tiếng Việt, trong thời gian ở Nước Mặn, đã viết cuốn “Nhập môn tiếng đàng ngoài” để làm tài liệu dạy tiếng Việt cho các giáo sĩ sau đó. Trong thời gian ở Thanh Chiêm cũng như Nước Mặn ngoài việc dạy tiếng Việt, Pina bắt đầu nghiên cứu việc la tinh hóa tiếng Việt. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các trí thức trẻ người Việt tiêu biểu là một người có tên Thánh là Phêro, Pina đã hoàn thành 4 chuyên luận: Chuyên luận từ vựng, Cao thanh tiếng An nam, Ngữ pháp tiếng An nam các chuyện cổ tích ở Đàng Trong. Roland Jacques trong cuốn các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam đã khẳng định: “Ngay từ năm 1622 ông (Pina) đã hoàn thành việc xây dựng một hệ thống chuyển mẫu tự la tinh cho thích hợp với lối phát âm và thanh điệu tiếng Việt Nam. Ông đã làm được một tập tuyển và bắt đầu viết một bản văn phạm. Kết quả đó, linh mục Pina đã đạt được một cách vất vả với sự trợ giúp của một số ít học sinh Việt Nam quy tụ quanh ông4. Tiếp theo Pina là linh mục Gaspar de Amaral5. Ông đến Việt Nam từ 1629. Amaral cũng tiếp tục học và nghiên cứu la tinh hóa tiếng Việt. Công trình quý giá mà ông đã tập trung hoàn thành trong thời gian ở Việt Nam là cuốn Dictinarium Annamitium - Lasitanum (Từ điển Việt - Bồ). Điều đáng chú ý là trong cách thể hiện la tinh hóa tiếng Việt, ông đã sử dụng các dấu thanh nhiều hơn chữ la tinh hóa của Pina.

Một linh mục mà chúng ta không thể quên khi nói đến qua tính la tinh hóa tiếng Việt là linh mục Antonio de Barbosa6. Ông đến Việt Nam từ 1636 để truyền giáo và cũng đã học và rất giỏi tiếng Việt. Trên cơ sở kế thừa những công trình của những người đi trước, ông đã soạn thảo cuốn Dictinarium Lasitanum - Annamitium (Từ điển Bồ - Việt) vào những năm 1636 - 1642.

Các nhà truyền giáo Francisco de Pina. Gaspar de Amaral, Antonio de Barbosa là những người có công lớn trong việc la tinh hóa tiếng Việt. Công việc của các ông đã có những thành công nhất định, nhưng các ông chưa xây dựng được hệ thống ghi âm hoàn chỉnh tiếng Việt. Hơn nữa những công trình la tinh hóa ấy cũng chưa được công bố rộng rãi nên chưa gây được ảnh hưởng và ít người biết đến. Việc la tinh hóa tiếng Việt được mọi người biết đến khi Alexandre de Rhodes cho công bố ở Roma cuốn từ điển “Việt - Bồ - La (Dictinarium Annamitium - Lasilanum et Latinum) và cuốn “Giáo lý La tinh và quốc ngữ đối chiếu” (Cathechismus Pri is qui volunt suscipere Baptismum in octo dies divisus). Đồng thời lúc này tòa thánh cũng cho xuất bản cuốn Văn phạm Việt Nam (Linguae Annamiticae seu Junchiensis brevi declaratio). Ba công trình trên ra đời đã chính thức công bố có một loại chữ mới vừa được sáng chế - chữ Annam. Thứ chữ ấy sau này được gọi là chữ Quốc ngữ. Chính vì vậy mà đã một thời chúng ta tưởng lầm rằng chữ Quốc ngữ ra đời vào năm 1651 do Alecxandre de Rhodes7 sáng tạo ra. Sự thực thì ông không phải là nhà truyền giáo phương Tây đầu tiên biết tiếng Việt và càng không phải là người đầu tiên la tinh hóa tiếng Việt. Nhưng Alecxandre de Rhodes lại là người góp công rất lớn vào việc hoàn thiện hệ thống ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự la tinh. Điều quan trọng giúp người ta có thể đánh giá cao về ông chính là việc ông hoàn thiện và cho công bố công trình đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ. Rhodes đến Việt Nam khi việc học tiếng Việt và la tinh hóa đã được những người đi trước khai phá và dọn đường, và chính Pina đã từng là thày dạy tiếng Việt cho Rhodes. Cuốn Từ điển Việt - Bồ - La mà ông công bố tại Roma năm 1651 cũng chính là dựa trên cơ sở hai cuốn từ điển Bồ - Việt của Gaspa de Amarl và Việt - Bồ của Antonio de Barbosa được ông bổ xung và hoàn thiện rồi cho công bố. Đồng thời ông còn cho công bố cuốn “Phép giảng đạo tám ngày” hoàn toàn bằng chữ Quốc ngữ để làm tài liệu cho các tu sĩ đến truyền đạo tại Việt Nam. Trong cuốn Từ điển Việt - Bồ - La chính Rhodes cũng thừa nhận điều đó: “Tôi đã sử dụng những công trình của nhiều cha khác cùng một hội dòng nhất là của cha Gaspar de Amaral và cha Antonio de Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển. Ông trước bắt đầu bằng tiếng Annam, ông sau bắt đầu bằng tiếng Bồ, nhưng cải hai ông đều đã chết sớm”8.

Như vậy quá trình la tinh hóa tiếng Việt không phải và không thể chỉ là công lao của một người (nhất là của Alecxandre de Rhodes) mà là của nhiều giáo sĩ phương Tây, cụ thể là của các giáo sĩ dòng Tên cùng với sự giúp đỡ và cộng tác của các trí thức Việt Nam. Người có công đầu tiên phải kể đến Francisco de Pina và tiếp theo đó là Cristoforo Borri, Gaspar de Amaral, Antonio de Barbosa những người nối tiếp Pina tiếp tục công việc la tinh hóa làm cho chữ Annam ngày một hoàn thiện hơn. Và cuối cùng Alecxandre de Rhodes người góp phần bổ xung và hoàn thiện công cuộc la tinh hóa và công bố sự ra đời của một thứ chữ mới chữ La tinh hóa tiếng Việt - chữ Quốc ngữ. Nói về sự ra đời của chữ Quốc ngữ, cuộc hội thảo về chữ Quốc ngữ nhân dịp kỷ niệm 335 năm ngày mất của Alecxandre de Rhodes do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tại Hà Nội ngày 22/12/1995 đã khẳng định: “Sự ra đời của chữ Quốc ngữ không phải là một sự kiện ngẫu nhiên hay chỉ do ý muốn của một cá nhân tài năng nào đó mà là kết quả của cả một quá trình giao lưu văn hóa Việt Nam và Phương Tây”9.



2. Chữ Quốc ngữ và quá trình hoàn thiện

Quá trình la tinh hóa tiếng Việt hay sự ra đời của chữ Quốc ngữ là sự kiện nổi bật nhất, đáng ghi nhận nhất trong lịch sử văn hóa Việt Nam, bởi nó góp phần vào việc làm thay đổi hẳn và đưa nền văn hóa Việt Nam từ cổ truyền chuyển sang hiện đại. Chúng ta đều biết mẫu tự la tinh không đủ để thể hiện âm ngữ phong phú, đa dạng của tiếng Việt, những người chủ trương la tinh hóa đã sáng tạo ra hàng loạt chữ cái mới và hệ thống dấu ghi thanh góp phần tạo nên sự khác biệt và độc đáo của chữ Quốc ngữ10. Việc ra đời cuốn Từ điển Việt - Bồ- La năm 1651 ở Roma đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hình thành và sáng tạo chữ Quốc ngữ. Có thể nói đến đây chữ Quốc ngữ đã cơ bản được hình thành, nhưng còn phải trải qua một thời gian dài nhờ các nhà truyền giáo, các tri thức thế hệ tiếp theo tiếp tục hoàn thiện, cải cách mới trở thành một thứ chữ tiện lợi như ngày nay. Nếu xem lại cuốn Từ điển Việt - Bồ - La thì ta thấy có nhiều chữ giống chữ ngày nay nhưng cũng có rất nhiều chữ viết rất khác ngày nay không còn dùng nữa. Thí dụ “bl” (chúa blời, blang sách), phụ âm “tl” (con tlâu, tlưng gà) ngày nay chuyển thành “tr”, những phụ âm ghép như “bl”, “ml”, “mnl” ngày nay không còn dùng nữa. Hay những vần ghép như “ŭn”, “ũ”…ngày nay được thay bằng “ông”, “ung”…Điều này có thể là do phát âm vùng miền không thống nhất hoặc do cách phát âm của người Việt thay đổi nên các thế hệ sau thấy cần phải điều chỉnh, cải tiến để chữ Quốc ngữ hoàn thiện hơn, phù hợp hơn, kết cấu chặt chẽ hơn. Có thể nói là qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn chữ Quốc ngữ ngày càng hoàn thiện hơn cả và từ ngữ, cách thể hiện và niêm luật. Điều này được thể hiện qua các tác phẩm bằng chữ Quốc ngữ được lưu lại đến ngày nay, thí dụ như: “Lịch sử nước Nam của Ben Tô - Thiện (1659), “Từ điển La tinh - Việt của Cha Feliciano Alonso (1783). Đến cuối thế kỷ XVIII Pigneau de Behaine một linh mục người Pháp sang Việt Nam truyền đạo, ông đã biên soạn cuốn Từ điển Việt - La tinh (1772) thì chữ Quốc ngữ đã có những tiến bộ rõ rệt, nhiều từ đã được đổi mới rất gần với chữ Quốc ngữ ngày nay, những chỗ mô thuẫn, bất ổn thời Alecxandre de Rhodes đã được chỉnh lý và hoàn chỉnh thêm. Bước sang thế kỷ XIX người ta lại tiếp tục hoàn thiện chữ Quốc ngữ. Người có công lớn nhất là linh mục người Pháp có tên là Tabert đến Việt Nam để truyền đạo. Ông đã kế thừa công trình của những người đi trước để biên soạn cuốn Từ điển Annam - la tinh (1838). Điểm tiến bộ của cuốn từ điển này là các chữ Việt được sắp xếp theo vần a, b, c…, số lượng từ cũng phong phú hơn, cách viết cũng khoa học và phù hợp với lối phát âm chung hơn. Từ ngữ và niêm luật tiếng Việt trong từ điển của Tabert về cơ bản cho đến nay không thay đổi mấy. Chỉ riêng một số trường hợp cách dùng nguyên âm “i” ngày ấy thì nay chuyển thành “y”, thí dụ như “duiên” “huinh”, “khuia”…ngày nay viết là “duyên”, “huỳnh”, “khuya”…

Có thể nói đến đầu thế kỷ XIX trải qua một quá trình cải tiến bổ xung, hoàn thiện về cơ bản chữ giống chữ Quốc ngữ ngày nay chúng ta đang dùng, tất nhiên nó còn trải qua mấy kỳ đề nghị cải cách (chẳng hạn như cải cách cách viết của Nguyễn Văn Vinh, 1930, của nhà in viễn Đông năm 1932 nhưng không được mọi người chấp nhận mà nó chỉ được sử dụng chủ yếu trong ngành điện tín mà thôi.


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương