CHỮ quốc ngữ TẠi bình đỊNH


Chữ quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc



tải về 0.53 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.53 Mb.
#13244
1   2   3   4   5   6

3. Chữ quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc

Từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, chữ quốc ngữ chỉ dùng để truyền đạo, in sách báo đạo và tồn tại trong cộng đồng người công giáo, nó tồn tại vì mục đích tôn giáo. Nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm Nam Bọ và thiết lâp bộ máy cai trị thì chữ quốc ngữ đã trở thành công cụ để phục vụ lợi ích chính trị của nhà cầm quyền Pháp.

Khi các tu sĩ dòng tên sáng tạo ra chữ quốc ngữ với mục đích truyền đạo, họ thực hiện công việc này trên nguyên tắc tôn trọng văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán của nước sở tại. Nhưng đến thời Pháp thuộc, nguyên tắc truyền giáo đã thay đổi “xóa bỏ, tiêu diệt tất cả những gì là phong tục, văn hóa, tư tưởng của các nước bị truyền giáo không hợp với giáo lý thiên chúa”19

Thực dân Pháp đã rất coi trọng vị trí của chữ quốc ngữ trong việc cai trị và đồng hóa nước ta, một loạt các chính sách được thực hiện “khuyến cáo học chữ quốc ngữ, bắt buộc học chữ quốc ngữ trong các trường học, bắt buộc dùng chữ quốc ngữ trong guồng máy hành chính, từ việc cho ra tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên, đến việc chủ trương xuất bản những tạp chí văn hóa, văn học nhằm bồi bổ quốc văn... công chức người Việt phải học chữ quốc ngữ”20. Thời gian này, thực dân Pháp dùng chữ quốc ngữ như một chính sách ngu dân, làm cho những người sử dụng chữ quốc ngữ cô lập với văn hóa, truyền thống dân tộc “...khi đạo Thiên Chúa được thiết lập, tôi coi việc bãi bỏ chữ nho và việc thay thế dần bằng chữ quốc ngữ trước tiên rồi bằng chữ Pháp như một phương thức rất chính trị, rất thực tế và rất hữu hiệu để lập ở Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông”21

Từ khi Pháp chiếm Nam Kỳ chữ nho bị bác bỏ, chữ quốc ngữ bị cưỡng bức dùng trong giấy tờ hành chính, các trường học. Ở Bắc Kỳ, chữ quốc ngữ được áp dụng chính thức sau Nam kỳ 30 năm, nhưng chữ nho vẫn song song tồn tại

4. Những công trình, bài nghiên cứu từ thế kỷ XX đến nay về chữ quốc ngữ

Từ sau năm 1954, việc nghiên cứu về lịch sử chữ quốc ngữ mới thực sự bắt đầu, nhưng hầu hết đều dựa vào các tài liệu nước ngoài. Những tác giả có nhiều đóng góp có thể kể ở đây Hoàng Xuân Hãn (1959), Thanh Lãng (1958), Hoàng Phê (1961), Hoàng Tuệ (1993), Đỗ Quang Chính (1972), Lý Toàn Thắng với tập thể các tác giả Viện Ngôn ngữ (2006). Trong nội dung phần nghiên cứu này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số công trình nghiên cứu mà chúng tôi có tư liệu.

4.1. Về sách báo của các tác giả công giáo (thế kỷ XVII-XIX) của Nguyễn Văn Trung

Về tác phẩm này, chúng tôi đã giới thiệu một số công trình tiêu biểu ở phần 2. Vì theo chúng tôi, qua việc giới thiệu tài liệu tham khảo này sẽ giúp người đọc phần nào hiểu được sự phát triển của chữ quốc ngữ thế kỷ XVII-XIX.

Trong phần này, chúng tôi xin được giới thiệu khái thêm một số sách báo của các tác giả công giáo khác:

+ Tuần báo Nam Kỳ địa phận.



+ Truyện Việt Nam viết theo truyện Tàu: Truyện ông Gioang Ngô Kim Thạch; Truyện Kiều; Truyện Lục Vân Tiên

Cả ba tác phẩm là tiểu thuyết có chủ đề, theo hình thức tiểu thuyết chương hồi, có nội dung đạo đức, luân lý.

+ Phi năng thi tập của Thánh Phi lip phê Phan Văn Minh . Theo bản sưu tập của thầy Trạch gồm 2 phần: Phần Vịnh Ê Vang gồm 50 bài thất ngôn bát cú Đường Luật; Phần Nước trời ca gồm 28 bài22

+ Bước đầu giới thiệu và tìm hiểu Văn – Tuồng đạo của Nguyễn Văn Trung và Đỗ Như Thắng. Đã giới thiệu các tác phẩm tuồng và phân làm 6 loại; nêu đặc điểm của chính của văn tuồng. Phần 2 đã giới thiệu các công trình của các thể loại văn học. Phần 3 đưa ra ý kiến về cách tiếp cận một tác phẩm văn học.



+ Ca văn và ca vè công giáo của Trần Thái Đỉnh

+ Vài suy nghĩ về nghệ thuật biên kịch hát bội trong tuồng Joseph của Hoàng Châu Ký

+ Trương Vĩnh Ký – Nhà Ngữ học của Cao Xuân Hạo

+Kitô giáo trong giao lưu văn hóa Tây phương với Việt Nam.

Qua việc tìm hiểu công trình Về sách báo của các tác giả công giáo (thế kỷ XVII-XIX) của Nguyễn Văn Trung, đã cung cấp cho chúng ta về sự tồn tại và phát triển của chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Vai trò của các giáo sĩ dòng tên đối với sự hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ. Tiến trình phát triển của chữ quốc ngữ gắn với đời sống của người công giáo như thế nào?

4.2. Lịch sử chữ quốc ngữ (1620-1659) của Đỗ Quang Chính, Tủ sách ra khơi Sài Gòn, 1978

Linh mục Đỗ Quang Chính đã dựa trên những tài liệu của các giáo sĩ Dòng Tên đến Việt Nam để nghiên cứu lịch sử chữ quốc ngữ giai đoạn 1620-1659. Cuốn sách gồm có 4 phần:



Phần 1, Nhận xét của một số người phương Tây về tiếng Việt

Đối với người Châu Âu học tiếng Việt khó, vì họ không phân biệt nổi thanh mỗi tiếng. Linh mục C.Bori 6 tháng đã nói truyện và giải tội được. Ông thú nhận rằng, muốn hiểu và nói được tiếng Việt hoàn toàn, phải dành ra 4 năm trọn để học”23



Phần 2, Sơ lược hình thành chữ quốc ngữ (1620-1648)

+ Giai đoạn một, 1620-1626

Giai đoạn bắt đầu sơ khai hình thành chữ quốc ngữ với việc 3 tu sĩ dòng tên (Francesco Buzomi (Ý), Diego Carvalho (Bồ Đào Nha) và thầy Antonio Daias (Bồ Đào Nha) đến Việt Nam (ngày 06.1.1615). Các nhà truyền giáo đến Việt Nam đều phải học tiếng Việt “L.M. Francicos de Pina là người châu Âu đầu tiên nói thạo tiếng Việt”24. Năm 1620 các tu sĩ dòng tên đã soạn giáo lý bằng chữ nôm... các nhà truyền giáo lại chép sang mẫu tự La tinh để dùng. Giai đoạn sơ khai này được chứng minh bằng 7 tài liệu viết tay:

Tài liệu viết tay năm 1621 của João Roiz. Gồm có 30 trang ghi lại hoạt động của tu sĩ dòng tên ở Hội An: chữ quốc ngữ Annam:An Nam

Tài liệu viết tay năm 1621 của Gaspar Luis. Chữ quốc ngữ Angue: ông nghè

Tài liệu năm 1621 của Cristoforo Borri. Có nhiều chữ quốc ngữ doij: đói...

Tài liệu viết tay năm 1626 của Alexandre de Rhodes...

+ Giai đoạn hai, 1631-1648

Giai đoạn này được gắn liền với 6 tài liệu của Alexandre de Rhodes, 2 tài liệu của Gaspar d’Amar và một số tài liệu khác.

Qua nghiên cứu từng tài liệu có xuất hiện chữ quốc ngữ trong giai đoạn này, chúng ta có thể thấy chữ quốc ngữ đã được hoàn chỉnh hơn, đã khá đúng về cách từ: ví dụ : qui nhin (qui nhơn) ...

Phần 3 Linh mục Đắc Lộ soạn thảo và cho xuất bản hai sách chữ Quốc ngữ đầu tiên năm 1651

Phần này giới thiệu về Linh mục Đắc Lộ tức Alexandre de Rhodes và 2 tác phẩm về chữ quốc ngữ: Từ điển Việt Bồ La và cuốn Cathechismus (phép giảng 8 ngày).

Theo tác giả, Alexandre de Rhodes soạn thảo và sửa chữa hai cuốn sách này tại Áo Môn trong khoảng thời gian từ 1636-1645. Hai cuốn sách được xuất bản tại La Mã. Để xuất bản được hai cuốn sách này trong thời điểm chưa có chữ Việt, tài chính không có, thì đây là một đóng góp và công sức rất lớn của Alexandre de Rhodes.

Có thể khẳng định, năm 1651 với việc xuất bản hai cuốn sách của Alexandre de Rhodes là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển chữ quốc ngữ.

Phần 4 Tài liệu viết tay của hai người Việt Nam

Phần này giới thiệu 3 tài liệu viết tay của Igesico Văn Tín và Bento Thiện.

Kết luận, cuốn sách là tài liệu sống giúp chúng ta hiểu biết hơn về lịch sử chữ quốc ngữ. Qua nghiên cứu tài liệu này một lần nữa khẳng định chữ quốc ngữ được các Tu sĩ dòng tên ở Việt Nam sáng tác vì mục đích truyền giáo. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của người Việt - các thầy giảng Việt Nam những người cộng tác đắc lực trong công cuộc sáng tác và hình thành chữ quốc ngữ.

4.3. Đề tài Những đặc trưng cơ bản của tiếng Quảng Nam và vị trí của nó trong việc hình thành chữ quốc ngữ – GS.TSKH Lý Toàn Thắng chủ biên- những người thực hiện: GS.TSKH Lý Toàn Thắng, PGS.TS. Phạm Văn Hảo, PGS. TS. Vũ Kim Bảng, TS. Trần Thị Thìn, GS.TS Nguyễn Văn Lợi, TS. Nguyễn Đức Nhuệ hoàn thành năm 2006. Công trình gồm có ba phần chính: Quảng Nam – xưa và nay; Đặc trưng ngữ âm cơ bản của tiếng Quảng Nam; Vị trí tiếng Quảng Nam trong việc hình thành chữ quốc ngữ.

Nghiên cứu về hệ thống âm vị tiếng Việt thế kỷ XVII, các tác giả cũng đi đến kết luận “Âm đầu của âm tiếng Việt thế kỷ XVII chỉ có thể là phụ âm”25. Các tác giả cũng khẳng định: “Hệ thống nguyên âm tiếng Việt thế kỷ XVII về cơ bản giống với hệ thống nguyên âm tiếng Việt hiện đại được phản ánh trên chữ viết”26; “Tiếng Việt thế kỷ XVII có hệ thống thanh điệu phức tạp và có vai trò quan trọng trong việc khu biệt các đơn vị có nghĩa”27

Đặc biệt, trong Phần III công trình đã nghiên cứu về Tiến trình lịch sử chữ quốc ngữ và các tài liệu có liên quan. Trong phần này, các tác giả đã nghiên cứu về lịch sử hình thành chữ quốc ngữ và cho rằng, chữ quốc ngữ hình thành từ đầu thế kỷ XVII cùng với lịch sử truyền, khi các Đoàn Tu sĩ dòng tên (gồm các linh mục Francesco Buzomi (người Ý), linh mục Diego (người Bồ Đào Nha), .... ) từ Ma Cao đến chính thức lập cơ sở truyền giáo tại Đàng Trong. Khi thực hiện công việc truyền giáo tại Việt Nam, các tu sĩ dòng tên phải học học được tiếng nói, chữ viết và giảng đạo bằng tiếng Việt, năm 1620 các tu sĩ dòng tên đã bắt đầu dùng mẫu tự la tinh để viết tiếng Việt “Thời kỳ sơ khởi phôi thai của chữ Quốc ngữ, từ 1920 đến 1931, với các tài liệu viết tay của Joao Roiz (1921), Gaspar Luis (1621, 1626)...”28, đến giai đoạn hình thành chữ quốc ngữ “...thư từ và tài liệu của Alexandre de Rhodes (1625),....” 29, đến thời kỳ hoàn thiện chữ quốc ngữ “từ 1772-1838, ...phát hành từ điển Việt – La, 26 cuốn sách viết tay của Philipphe Bỉnh...”30

Trong phần này, các tác giả cũng đã giới thiệu những tài liệu tìm được về chữ quốc ngữ từ 1651 đến hết thế kỷ XVII. Gồm có:

+ Tài liệu viết tay của Igesico, 1659. Đây là bức thư 2 trang viết tay bằng tiếng Việt gửi cho Linh mục Marini, được lưu tại Văn Khố dòng tên La Mã.

+Tài liệu viết tay của bento Thiện, 1659. Bức thư viết tay gần 2 trang bằng tiếng Việt gửi cho Linh mục Marini, được lưu tại Văn Khố dòng tên La Mã.



+ Tập Lịch sử nước Annam của Bento Thiện, 1651. Tài liệu viết tay, 12 trang bằng tiếng Việt gửi cho Linh mục Marini, được lưu tại Văn Khố dòng tên La Mã.

+ Thư của Fereira gửi giáo hữu Đàng ngoài 1966. Bức thư dài 1 trang.

+ Thư của Đômigô Hảo gửi thầy cả Bispo Lúy, 1987. Thư dài khoảng 2 trang, có chú là “làm thư này ở nước Annam”.

+ Thư của Đômigô Hảo gửi thầy cả Gabrriee, 1984. Bức thư dài 1 trang.

+ Thư của giáo dân Nha Trang 1692; Thư của giáo dân Bình Khương, 1692. Đây là bức thư của tập thể giáo dân Bình Khương báo cáo với tòa thánh về đạo sự.

Các tác giả cũng đi đến kết luận, “Tám mươi năm của thế kỷ XVII (từ 1620-1700), chữ quốc ngữ đã hình thành và phát triển: chữ quốc ngữ là lối viết đã khá hoàn thiện, lối ghi âm đơn giản và dễ đọc của người Việt, cho người Việt, bên cạnh chữ nôm và chữ Hán. Về văn bản lúc đầu chỉ là ít địa danh ẩn trong các tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài (bổ ngữ, la tinh ngữ”, từ giai đoạn sau 1651 các tài liệu do người nước ngoài viết (chủ yếu người Việt), dưới dạng thư trình báo công việc trong đạo hữu”31.



Kết luận, thế kỷ XX, chữ viết theo mẫu tự La tinh do người Bồ Đào Nha sáng tạo ra trong công cuộc truyền giáo đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Lúc đầu các Nho sĩ yêu nước cương quyết chống lại việc sử dụng mẫu chữ này. Nhưng dần dần nhận thấy lợi ích và ưu thế của loại chữ mới này họ lại cố học, sự thành công của chữ quốc ngữ không phải là ở sự áp đặt của luật lễ mà ở chính đòi hỏi và nhu cầu khách quan của sự phát triển của xã hội.

Có thể nói, chữ quốc ngữ được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử truyền giáo. Nhưng "Bây giờ nhìn lại tiến trình lịch sử gần đây mới thấy được những hạn chế của nó đến nỗi có thể nói xét về mặt nào đó, sự thành công trong việc phổ biến rộng rãi chữ quốc ngữ đã là một điều đáng tiếc"32. Từ lịch sử và thực tế cho thấy những hạn chế của chữ quốc ngữ thì mảng chữ Nho, Nôm lại có đóng góp đáng kể vào việc giữ gìn văn hóa dân tộc Việt "...trong viễn tưởng tìm hiểu khám phá trên, chúng tôi nhận thấy điều đóng góp đáng kể vào văn hóa Việt Nam trong tương lai sau khi đã có nhiều công trình nghiên cứu khảo sát khoa học lại chính là mảng Nho, Nôm"33

--------------------------------------------------------------

MỘT VÀI NHẬN XÉT

VỀ TỪ ĐIỂN ANNAM-LUSITAN-LATIN

DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TỪ ĐIỂN HỌC
PGS.TS. Phạm Hùng Việt

Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam


Ở Việt Nam, cuốn từ điển chữ quốc ngữ được in ấn đầu tiên là cuốn Từ điển ANNAM-LUSITAN-LA TINH (thường gọi là Từ điển Việt-Bồ-La) của Alexandre de Rhodes, xuất bản ở Roma năm 1651. Đây là cuốn từ điển vừa dịch (đối chiếu Với tiếng Bồ Đào Nha, tiếng La Tinh), vừa giải nghĩa. Từ điển được biên soạn nghiêm túc, công phu theo lối từ điển Châu Âu thời Phục Hưng, dày 645 trang, là quyển từ điển quý đánh dấu sự hiện diện chính thức của chữ quốc ngữ, đối dịch khoảng 9.000 mục từ tiếng Việt với tiếng Bồ Đào Nha và tiếng La tinh. Sau phần Từ điển có nội dung rất quan trọng là Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (có thể được coi là tài liệu đầu tiên viết về ngữ pháp tiếng Việt). Cuối sách có 181 trang bảng tra chữ La tinh xếp theo a, b, c có chua số cột để tìm nghĩa tiếng Việt.

Cuốn từ điển này đã được Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức dịch và cho xuất bản tại Nhà xuất bản Khoa học xã hội vào năm 1991. Trong Lời nói đầu của nhà xuất bản nêu rõ:

“Sách gồm 2 phần:

Phần I: Chụp sao nguyên bản “Dictionarium Annamiticum – Lusitanum – Latinum”, xuất bản tại Rome, 1651 (Quyển gốc).

Phần II: Bản dịch tiếng Bồ Đào Nha và tiếng La tinh có trong quyển gốc ra tiếng Việt”

Bài viết này căn cứ vào bản gốc của cuốn từ điển cùng phần dịch tiếng Bồ Đào Nha và tiếng La tinh có trong quyển gốc ra tiếng Việt để nhìn nhận cuốn từ điển chữ quốc ngữ đầu tiên dưới góc nhìn của Từ điển học.



1. Về bảng chữ cái và cách sắp xếp trong từ điển

1.1. Bảng chữ cái

Tuy từ điển không có bảng chữ cái ở phần mở đầu, nhưng qua khảo sát, có thể thấy bảng chữ cái trong Từ điển có 22 đơn vị, được sắp xếp theo trật tự sau:

A, B, ꞗ, C, D. Đ, E, G, H, I, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, V, X

1.2. Một số trường hợp cần lưu ý:

- Trong vần A xếp trộn lẫn cả các vần Ă và  mà không tách riêng thành từng “vùng” Ă và “Â” riêng. Chẳng hạn, sau từ an là từ ăn, … tiếp sau là ấn,…ẩn, rồi lại đến từ án, áng,

- Trong vần B có cả BL.

- Chữ cái ꞗ (Phụ âm tắc, hữu thanh, thở, môi – Theo mô tả của Giáo sư Nguyễn Văn Lợi) hiện không tồn tại trong tiếng Việt. Chữ cái này thời kì đó được dùng để ghi nhiều từ có âm đầu tương ứng với âm V trong tiếng Việt hiện nay: (á (áo), ẩy (cá), ẫy (chim ẫy cánh), iết (viết), ua (vua)… .

- Trong vần C có cả CH.

- Trong vần K có cả KH.

- Trong vần M có cả ML

- Trong vần N có cả NG, NH,

- trong vần O có cả Ô, Ơ.

- Trong vần P có cả PH.

- Trong vần S có cả f (fẹo tlâu: xỏ lỗ mũi trâu…/ finh đẻ: sinh dẻ/ fổ, cửa sổ, …)

- Trong vần T có cả TH, TL, TR.

- Trong vần I có cả Y và J

- Trong vần V có cả U, Ư. Cách sắp xếp trong vần này có nhiều điểm khác lạ so với các vần khác: xếp trộn lẫn các mục từ có chữ cái đầu là cả U, V, Ư). Chẳng hạn: u, nổi u, …ùa cơm (và cơm), … úa áo (vá áo), … uạ (nghĩa là lỗi, tội vạ), …ưa …, uay (với nghĩa là vay), …chuyển sang một số từ vần V: vân, văn, vạn, tiếp đến từ vần U: … uặn (với nghĩa là vặn), uàng (với nghĩa là vàng; nhưng vẫn có mục từ tiếp là vàng, chim vàng anh), uật (với nghĩa là vật), uịt (với nghĩa là vịt), đến một từ vần Ư: ưng, chim ưng, rồi lại chuyển sang U:… uô, (với nghĩa là vô - không), uồ, cái uồ (với nghĩa là vồ, cái vồ), …



2. Về cấu trúc vĩ mô (cấu trúc bảng từ)

Trong từ điển học, cấu trúc vĩ mô (macrostructure) là cấu trúc bao gồm toàn thể các mục từ được sắp xếp trong từ điển theo một trật tự xác định; còn có thể gọi là cấu trúc tổng thể hay cấu trúc bảng từ.

Khái niệm cấu trúc vĩ mô đi liền với khái niệm cấu trúc vi mô (microstructure) là cấu trúc toàn bộ những thông tin được trình bày một cách hệ thống trong mỗi mục từ; có thể gọi là cấu trúc mục từ. Cặp thuật ngữ này được dùng lần đầu tiên trong từ điển học ở công trình- của J. Rey Debove (1971).

2.1. Bảng từ của từ điển Việt - Bồ - La

Bảng từ của từ điển này có khoảng 9000 mục từ, gồm các loại đơn vị sau:

- Yếu tố cấu tạo từ: bất (trong bất chi, bất nghĩa) / (= vô, trong uô cùng, uô biên, uô giá, …), thiên (nghìn), …

- Từ đơn: ả, ác, ăn, ba, bã, bán, chim, chính, đò, đổ, gêý (giấy), lành, lạnh, mới, mời, ngày, sạch, thày, thần, bồ hòn, bùi nhùi, mồ côi, đồi mồi, hồ nghi, …

- Từ ghép: ăn chay, ăn kiêng, cắt nghĩa, đưa đón, đòn gánh, hiếu thảo,

- Cụm từ, ngữ: bắc nồi lên, bố thí cho người ta, càng già càng khôn, gạt đèn đi cho tắt, giỏng tai mà nghe, cụp dù xuống, đeo kẻ tlộm chém, gánh cho ai, gả con cho ai, để quièn cho con, nghảnh cổ lại, soạn của lại, tlút linh hồn ra, xóc gai vào chân, …

- Từ điển có đưa một số tên riêng: chiêm thành/ lào, nước lào / toại, bua toại hoàng thị: “Tên một ông vua Trung Hoa mà người ta nói là đã tìm ra lửa …”/ hán, nhà hán / thíc ca.

2.2. Về cách sắp xếp các từ đồng âm

2.2.1. Cách thứ nhất: xếp các từ đồng âm thành mục từ riêng, không đánh số thứ tự:

- Trường hợp hai từ đồng âm:

đức (với nghĩa là nhân đức) / đức (với nghĩa là tước hiệu danh giá tột đỉnh: đức chúa blời).

- Trường hợp ba từ đồng âm:



cái (với nghĩa dùng để chỉ giống: bò cái) / cái (với nghĩa đề chỉ vật chính yếu trong cùng một loại: đàng cái, sông cái, cửa cái) / cái (có nghĩa là mụn, nhọt: nên cái)

lành (với nghĩa là dịu dàng: hiền lành, tốt blai gái lành) / lành (với nghĩa là vật còn nguyên vẹn: còn lành) / lành (với nghĩa là đồ ăn thức uống không làm hại: nước lành, blái lành)

- Trường hợp bốn từ đồng âm:



hay (với nghĩa là biết- hay chữ) / hay (với nghĩa đánh giá: sách này hay) / hay (với nghĩa là không biết, dùng trong câu trả lời) / hay (với nghĩa là cai trị, hướng dẫn: hay một xã).

2.2.2. Cách thứ hai: đưa thêm tổ hợp từ có từ đồng âm, tạo thành đơn vị từ đầu mục kép (có hai đơn vị từ vựng), để phân biệt các từ đồng âm với nhau.

Ví dụ: cờ, tình cờ / cờ, bàn cờ / cờ, kìm cờ (loại cá) / cờ, cơn cờ (một loại đĩa)

2.3. Về cách sắp xếp các từ đồng nghĩa

2.3.1. Cách thứ nhất: đưa các từ đồng nghĩa ngay trong phần dành riêng cho từ đầu mục, tạo thành các từ đầu mục “kép”, giống như cách đưa đối với các từ đồng âm nêu trên. Ví dụ: kinh đô, kinh kì / sơ thuốc - xức thuốc / mạc, chạ mạc (với nghĩa là làng) / cơ mà, nếu mà / dầu mà, dù mà / dỉ, nói dỉ, nói di dỉ / yểu, chết yểu / thiên, blời / …

Các đơn vị đã đưa vào mục từ “kép” này thường không được đưa thành mục từ riêng nữa.

2.3.2. Cách thứ hai: đưa từ đồng nghĩa cuối mục từ (x. mục 3.6. Thông tin về từ đồng nghĩa).



3. Về cấu trúc vi mô (cấu trúc mục từ)

Cấu trúc vi mô là cấu trúc toàn bộ những thông tin được trình bày một cách hệ thống trong mỗi mục từ, có thể gọi là cấu trúc mục từ.

Cấu trúc mục từ trong cuốn từ điển Việt - Bồ - La gồm các thông tin sau.

3.1. Hình thức của từ: cho biết cách viết của từ đầu mục.

Qua hình thức của từ, có thể thấy cách viết của chữ quốc ngữ thời kì mới hình thành có nhiều điểm khác biệt so với cách viết hiện thời (về một số phụ âm đầu (bl, ꞗ, ml, tl, …) âm cuối (ũ), về một số dấu phụ trên nguyên âm, …).

Về cách viết hoa: từ đầu mục và các ví dụ viết chữ thường, không viết hoa, kể cả tên riêng, (trừ một vài trường hợp như từ đầu mục Chúa và một số tổ hợp có từ Chúa như: bà Chúa, Chúa bà, đức Chúa blời đất, mở đạo Chúa blời.

3.2. Kết hợp của từ

Trong từ điển, rất nhiều mục từ có cấu tạo “kép”, gồm một từ đơn và tổ hợp từ có chứa từ đơn đó.

Ví dụ: chanh, blái chanh / cu, bồ cu, chim cu / gái, con gái / đón, đưa đón / hươu, con hươu / khít, kín khít / lim, gỗ lim, mèo, con mèo / quì, quì gối / thinh, làm thinh / …

3.3. Lời dịch sang tiếng Bồ Đào Nha, sang tiếng La tinh

Qua bản dịch tiếng Bồ Đào Nha và tiếng La tinh có trong quyển gốc ra tiếng Việt, có thể thấy phần dịch sang hai thứ tiếng nêu trên của quyển từ điển rất ngắn gọn, đưa những từ tương đương trong hai thứ tiếng với từ tiếng Việt ở đầu mục từ, hoặc là các đoạn giải thích ngắn gọn. Tuy nhiên cũng có những mục từ giải thích rất cặn kẽ, đưa thêm nhiều thông tin có tính bách khoa liên quan đến từ đang giải thích ( Ví dụ các mục từ: giờ, tháng, thíc ca, tiền). Thường đây là những mục từ có nội dung gắn với văn hóa phương Đông.

Ví dụ: trích một phần lời giải thích mục từ giờ (phần dịch tiếng Việt trong bản dịch từ điển):

“Vì trong một ngày tự nhiên chỉ được chia ra làm 12 giờ, mỗi giờ tương đương với hai giờ của chúng ta. Đầu ngày khởi sự từ 3 giờ của chúng ta sau nửa đêm. Các giờ được gọi bằng tên của loài vật. Bính dần, giáp dần, giờ dần: Từ giờ thứ ba đến giờ thứ 5 ban sáng. Gồm: Giờ hùm, cọp. Đinh mẹo, giờ mẹo: Từ giờ thứ 5 đến giờ thứ bảy ban sáng. Mèo. Giờ mèo. Mậu thìn, giờ thìn: Từ giờ thứ bảy đến giờ thứ chín trước trưa. Ròu: Giờ rồng. Kỉ tị, giờ tị: từ giờ thứ chín đến giờ thứ mười một trước trưa. Rắn: giờ rắn. (…)”.

3.4. Ví dụ bằng tiếng Việt

Trong một số trường hợp, trong mục từ có đưa thông tin về ví dụ để cho thấy rõ thêm cách sử dụng của từ đầu mục. Ví dụ thường là cụm từ, ngữ rất ngắn gọn. Dưới đây là thông tin ví dụ được đưa trong một số mục từ:

- Cho mục từ ấn, đưa ví dụ: ấn nhà bua ấn nhà Chúa.

- Cho mục từ chấp, đưa ví dụ: chớ chấp tôi.

- Cho mục từ gài, đưa ví dụ: gài phên kẻo bay đi.

- Cho mục từ mầng, đưa ví dụ: mầng thày đã về.

- Cho mục từ người, đưa các ví dụ: loài người ta / mấy người / mạc người / tôi kính dái người / của người / nước người / sang đất người.

3.5. Lời dịch ví dụ tiếng Việt sang tiếng Bồ Đào Nha, tiếng La tinh.

3.6. Thông tin về từ đồng nghĩa: mặc dù ở cấu trúc vĩ mô, một số trường hợp, từ đồng nghĩa dã được sắp xếp ngay ở vị trí cùng với từ đầu mục, nhưng trong cấu trúc vi mô, nhiều trường hợp khác, từ đồng nghĩa lại được đưa ở ngay cuối mục từ, cùng với ghi chú là “cùng một nghĩa” bằng chữ La tinh (idem).

Ví dụ:

- dâm blời (…) cuối mục từ ghi thêm từ đồng nghĩa nhâm blời.



- dấm lửa (…) cuối mục từ ghi thêm từ đồng nghĩa nhúm lửa.

- cù lao (…) cuối mục từ ghi thêm từ đồng nghĩa núi nước, gò nước.

- cù, đánh cù (…) cuối mục từ ghi thêm từ đồng nghĩa đánh phét.

- đòi, theo đòi (…) cuối mục từ ghi thêm từ đồng nghĩa bắt chước.

- muộn, buồn muộn (…) cuối mục từ ghi thêm từ đồng nghĩa lo.

- quiẻn sách (…) cuối mục từ ghi thêm từ đồng nghĩa cuốn.

- thẳng (…) cuối mục từ ghi thêm từ đồng nghĩa ngay.

- thanh nhàn (…) cuối mục từ ghi thêm từ đồng nghĩa vắng vẻ.


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương