Chủ nhiệm Bộ môn Phan Nguyên Hải ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG



tải về 4.09 Mb.
trang1/44
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2017
Kích4.09 Mb.
#34644
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   44

BỘ MÔN DUYỆT

Chủ nhiệm Bộ môn

Phan Nguyên Hải



ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT BÀI GIẢNG

(Dùng cho CNPM 9)

Học phần: Công nghệ tác tử và phát triển phần mềm

Nhóm môn học: Lý thuyết công nghệ phần mềm

Bộ môn: Công nghệ phần mềm

Khoa: Công nghệ thông tin

Thay mặt nhóm

môn học

Phạm Văn Việt



Thông tin về nhóm môn học:

TT

Họ tên giáo viên

Học hàm

Học vị

1

Phạm Văn Việt

GV

TS

2

Bùi Thu Lâm

PGS

TS

Địa điểm làm việc: Bộ môn Công nghệ phần mềm, P1208, Nhà A1 (Gần đường HQ Việt)

Điện thoại, email: 01279858755, v.v.pham2012@gmail.com
Bài giảng1: Giới thiệu công nghệ tác tử
Chương I Giới thiệu công nghệ tác tử

Tiết thứ: 1 – 3 Tuần thứ: 1


- Mục đích, yêu cầu:

  • Nắm sơ lược về Học phần, các chính sách riêng của giáo viên, địa chỉ Giáo viên, bầu lớp trưởng Học phần.

  • Tổng quan về tính toán và công nghệ tác tử

  • Các ứng dụng và hướng phát triển của công nghệ tác tử

  • Các quan điểm về công nghệ tác tử

  • Hệ đa tác tử và các hệ thống tương tự khác

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 3t; Tự học, tự nghiên cứu: 6t

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

I. Tổng quan về tính toán và công nghệ tác tử

1.1 Năm hướng phát triển đánh dấu lịch sử tính toán

- Sự tồn tại khắp mọi nơi

+ Chi phí để tính toán ngày một giảm đã giúp năng lực tính toán (xử lý) có thể lắp đặt ở mọi nơi. Điều mà trước đây được cho là không kinh tế.

+ Khi khả năng xử lý được phân bố rộng khắp, việc xử lý các bài toán phức tạp có thể thực hiện ở mọi nơi.

- Liên kết

+ Các hệ thống máy tính ngày nay không còn tồn tại độc lập, mà được nối mạng tạo thành các hệ thống phân tán có quy mô lớn.

+ Mạng internet là một ví dụ điển hình

+ Khi các hệ thống phân tán và song song trở thành chuẩn, các nhà nghiên cứu đã xem các mô hình lý thuyết mô tả hoạt động tính toán như một tiến trình tương tác.

- Thông minh

+ Mức độ phức tạp của các bài toán chúng ta có khả năng tự động hóa và ủy thác cho máy tính ngày một tăng

- Ủy thác

+ Các máy tính ngày càng làm nhiều việc mà không cần sự can thiệp của chúng ta.

+ Chúng ta ủy thác điều khiển cho máy tính, thậm chỉ cả các vấn đề quan trọng về an toàn.

+ Một ví dụ là: máy bay không người lái, ở đó khả năng đánh giá của máy tính được tin là tốt hơn của một phi công có kinh nghiệm.

+ Các chương trình tiếp theo phải kể đến là: ô tô tự động, hệ thống ngân hàng thông minh…

- Sự định hướng theo con người

+ Sự dịch chuyển từ các quan điểm lập trình theo hướng máy móc tới các khái niệm phản ánh cách chúng ta hiểu thế giới gần gũi hơn.

+ Người lập trình và người dùng tương tác với máy tính như tương tác với con người.

+ Các lập trình viên khái niệm hóa và xây dựng phần mềm ở một mức độ cao hơn (được định hướng theo con người hơn)

1.2 Sự phát triển của lập trình

- Mã máy

- Ngôn ngữ assembly

- Các ngôn ngữ lập trình không phụ thuộc vào máy

- Lập trình theo các vòng lặp con

- Lập trình theo hàm và thủ tục

- Lập trình với các kiểu dữ liệu người dùng

- Lập trình hướng đối tượng

- Lập trình tác tử.

1.3 Tính toán toàn cầu

- Những kỹ thuật nào cần có để làm việc với các hệ thống sử dụng 1010 bộ xử lý?

- Hàng trăm triệu người kết nối thông qua email…

- Tính toán toàn cầu có thể đem lại điều gì?

- Ủy thác và thông minh hàm ý nhu cầu xây dựng các hệ thống máy tính có thể làm việc hiệu quả cho chúng ta

+ Khả năng làm việc động lập của các hệ thống máy tính

+ Khả năng làm việc tốt nhất theo những mong muốn của chúng ta của các hệ thống máy tính, trong đó có sự tương tác với những người khác hoặc các hệ thống khác.

1.4 Liên kết và phân tán

- Liên kết và phân tán đã trở thành chủ đề chính trong Khoa học máy tính

- Liên kết và phân tàn, cộng với như cầu đối với các hệ thống phục vụ tốt nhất mục tiêu của chúng ta, ám chỉ các hệ thống có thể hợp tác và đạt được đồng thuận (hoặc thậm chí cạnh tranh) với các hệ thống khác (các hệ thống có những mục tiêu khác) giống như chúng ta làm việc với những người khác.

- Những vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu gần đây.

- Tất cả các xu hướng này hình thành một lĩnh vực mới trong khoa học máy tình là: Các hệ thống đa tác tử (Multiagent Systems).

1.5 Định nghĩa tác tử

Một tác tử là một hệ thống máy tính có khả năng làm việc độc lập, đại diện cho người dùng hay người sở hữu (hệ thống này tự xác định điều cần làm để đáp ứng được các mục tiêu do chúng ta đưa ra, mà không cần sự chỉ dẫn thường xuyên của chúng ta).

1.6 Định nghĩa hệ thống đa tác tử.

- Một hệ thống đa tác tử là hệ thống bao gồm nhiều tác tử tương tác với nhau.

- Trường hợp thường gặp nhất, các tác tử sẽ làm việc đại diện cho những người dùng có các mục tiêu và động cơ khác nhau.

- Để tương tác thành công, các tác tử cần có khả năng cộng tác, phối hợp và thương lượng với các tác tử khác giống như con người.

1.7 Thiết kế tác tử, thiết kế cộng đồng

- Môn học bao gồm hai bài toán chính là:

+ Làm thế nào để xây dựng các tác tử có khả năng làm việc động lập, để chúng có thể thực hiện thành công các nhiệm vụ mà chúng ta ủy thác.

+ Làm thế nào để xây dựng các tác tử có khả năng tương tác (cộng tác, phối hợp, và thương lượng) với các tác tử khác để thực hiện thành công các nhiệm vụ ủy thác, đặc biệt khi các tác tử không thể giả sử chia sẻ cùng mục tiêu và lợi ích.

+ Bài toán thứ nhất là thiết kế tác tử, bài toán thứ hai là thiết kế cộng đồng (được xem là các bài toán vi mô và vĩ mỗ).

1.8 Các hệ thống đa tác tử

Trong các hệ thống đa tác tử, chúng ta giải quyết các câu hỏi như:

- Sự cộng tác trong các cộng đồng của các tác tử với lợi ích riêng được hình thành như thế nào?

- Các tác tử có thể dũng những ngôn ngữ nào để giao tiếp?

- Làm thế nào để các tác tử với lợi ích riêng nhận ra được sự xung đột, và làm thế nào để chúng có thể đạt được đồng thuận?

- Làm thế nào để các tác tử độc lập có thể phối hợp hành đông để cộng tác đạt được các mục tiêu?

- Trong khi tất cả những câu hỏi này là một phần trong các lĩnh vực khác (đặc biệt là trong kinh tế và khoa học xã hôi), điều làm các hệ tác tử khác với các lĩnh vực khác là các hệ nàu nhấn mạnh rằng các tác tử trong các câu hỏi là các thực thể tính toán và xử lý thông tin.

II. Các ứng dụng và hướng phát triển công nghệ tác tử

- Rất dễ để hiểu hệ đa tác tử nếu bạn hiểu tầm nhìn của các nhà nghiên cứu

- Thật may mắn, những nhà nghiên cứu khác nhau có tầm nhìn khác nhau

- Sự hợp nhất của những tầm nhìn này (các hướng và phương pháp nghiên cứu, cùng các quan tâm…) giúp định hình lĩnh vực này.

- Hơn nữa các nhà nghiên cứu rõ ràng có đủ cơ sở để xem xét công việc của người khác liên quan đến chính họ.

2.1 Điều khiển tàu vũ trụ

- Khi một tàu thám trắc không gian muốn thực hiện một chuyến bay dài từ trái đát tới các hành tinh, một đội mặt đất cần thường xuyên theo dõi diễn tiến của nó, và quyết định việc phải làm với các sự kiện không lường trước. Điều này tốn kém, hơn nữa nếu quyết định cần phải đưa ra nhanh chóng, điều này dường như là không thể. Với những lý do này, các tổ chức như NASA đang điều tra nghiêm túc khả năng sản xuất các tàu thám trắc tự động hơn, có khả năng quyết định đa dạng hơn.

- NASA đã xây dựng DS1 (Deep Space 1).

2.2 DS1

DS1 đã phóng từ Cape Canaveral vào 24-10-1998. Trong thành công ban đầu, nó đã kiểm tra 12 công nghệ tiên tiến và rủi ro cao ở trong không gian. Trong thanh công tiếp theo, nó đã găp sao chổi Borrelly và gửi về những bức ảnh tốt nhất và các như liệu khoa học chưa từng có trước đây. Sau đó, DS1 tiếp tục thực hiện các thử nghiệm công nghệ và nó ngừng hoạt động vào 18-12-2001. Theo NASA Web site.



2.3 Các tác tử tự động thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt.

- Các tác tử (và các thể hiện vật lý của chúng trong các robot) thực hiện các nhiệm vụ trong các tình huống rủi ro cao không phù hợp và không thể đối với con người.

- Mực độ tự động khác nhau tùy thuộc vào tình huống (có thể thay thế bằng điều khiển của con người từ xa, nhưng không phải lúc nào cũng làm được).

- DS1 là một dạng tác tử thuộc loại này.

2.4 Điều khiển không lưu

- Một hệ thống điều khiển không lưu quan trong bồng nhiên không hoạt động, làm cho các chuyến bay trong khu vực sân bay không còn nhận được hỗ trợ điều khiển. May mắn thay, các hệ thống điều khiển tự động trong các sân bay gần đó có thể nhận ra, và hợp tác để theo dõi và làm việc với tất cả các chuyến bay bị ảnh hưởng.

- Các hệ thống sẽ chủ động thực hiện khi cần thiết

- Các tác tử cộng tác để giải quyết các vấn đề ngoài khả năng của cá nhân một tác tử nào đó.

2.5 Các tác tử internet

Tìm kiếm trên internet để có câu trả lời cho một truy vấn cụ thể có thể là quá trình buồn tẻ và mất thời gian. Tại sao không cho phép một chương trình máy tính (một tác tử) tìm kiếm hộ chúng ta? Tác từ này sẽ nhận được một truy vấn yêu cầu tổng hợp các thông tin từ các nguồn khác nhau trên internet. Thất bại sẽ xảy ra một nguồn thông tin nào đó không có (có thể do lỗi mạng) hoặc các kết quả không thể có được.

2.6 Điều gì xảy ra nếu tác tử ngày càng hoạt động tốt hơn

- Các tác tử internet không chỉ đơn giản thực hiện công việc tìm kiếm

- Chúng có thể lập kế hoặc, sắp xếp, mua, thương lượng, thực hiện các dàn xếp thường chỉ do con người thực hiện.

- Khi càng nhiều điều được giải quyết thông qua phương tiện điện tử, các tác tử phần mềm càng thâm nhập nhiều vào các hệ thống ảnh hướng tới thế giới thực.

- Hình thành nhanh chóng các vấn đề nghiên cứu mới.

2.7 Các vấn đề nghiên cứu

- Làm thế nào phát biểu sự ưu tiên trong tác tử của mình?

- Làm thể nào tác tử có thể so sách các giao dịch (đãi ngộ) khác nhau từ các nhà cung cấp? Nếu có nhiều tham số khác nhau thì điều gì xảy ra?

- Tác tử có thể dùng thuật toán nào để đàm phán với các tác tử khác (để đảm bảo rằng bạn có được một giao dịch tốt).

- Các vấn đề này không phải tầm thường, việc đấu thầu tự động có thể được dùng rộng rãi bởi các cơ quan của chính phủ.

- Vấn đề cạnh tranh giữa các tác tử mua bán.

2.8 Hệ đa tác tử và các khoa học khác.

- Hệ đa tác tử ảnh hưởng và được truyền cảm hứng từ nhiều lĩnh vực như:

+ Kinh tế học

+ Triết học

+ Lý thuyết trò chơi

+ Logic

+ Sinh thái học



+ Khoa học xã hội.

- Điều này có thể có cả điểm mạnh (sử dụng được các phương pháp đã có nền tảng tốt vào lĩnh vực mới này) và yếu (có nhiều quan điểm khác nhau về lĩnh vực)

- Có sự tương tự với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

III. Một số quan điểm về hệ đa tác tử

- Tác tử là một mô hình cho công nghệ phần mềm:

+ Các kỹ sư phần mềm ngày càng có sự hiểu biết tốt hơn về các đặc tính phức tạp của phần mềm. Ngày nay tương tác được công nhận rộng rãi là đặc tính đơn quan trong nhất của các phần mềm phức tạp.

+ Trong hai thập niên qua, một trong những lĩnh vực nghiên cứu chính trong khoa học máy tính là phát triển các công cụ và kỹ thuật để mô hình, hiểu và xây dựng các hệ thống có các tương tác theo chuẩn.

- Tác tử là công cụ để hiểu xã hội loài người

+ Các hệ đa tác tử cung cấp một công cụ mới để mô phỏng xã hội, giúp làm rõ nhiêu dạng của các quá trình xã hội.

+ Có cùng quan tâm nghiên cứu về “lý thuyết trí óc” với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

- Hệ đa tác tự là sự tìm kiếm các cơ sở lý thuyết thích hợp:

+ Chúng ta muốn xây dựng các hệ thống của các tác tử tự động tương tác, nhưng chúng ta chưa biết các hệ thống này như thế nào?

+ Có thể có một cách tiếp cận “ngắn gọn” (súc tích) hoặc “cồng kềnh” (tỷ mỷ) cho một vấn đề, xem một vấn đề như một vấn đề lý thuyết hoặc kỹ thuật.

+ Điều này có sự tương tự với nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo.

IV. Hệ đa tác tử và các hệ thống tương tự khác

- Hệ đa tác tử có phải chỉ là các hệ thống song song và phân tán?

+ Các tác tử được giả thiết là độc lập, có khả năng ra quyết định độc lập, chúng cần có cơ chế đồng bộ và phối hợp hoạt động trong khi thực hiện.

+ Các tác tử có thể có lợi ích riêng, bởi vậy tương tác giữa chúng có sự xung đột về lợi ích.

- Hệ đa tác tử có phải chỉ là trí tuệ nhân tạo?

+ Chúng ta không cần giải quyết tất cả các vấn đề của trí tuệ nhân tạo (tức là tất cả các thành phần của trí tuệ) để xây dựng các tác tử thực sự hữu ích

+ Trí tuệ nhân tạo cổ điển bỏ qua các khía cạnh xã hội của tác tử. Những khía cạnh này là những phần quan trọng của hoạt động trí tuệ trong thế giới thực.

- Hệ đa tác tử có phải chỉ là lý thuyết trò chơi hay kinh tế học?

Những lĩnh vực này có nhiều điều để dạy chúng ta về các hệ đa tác tử, nhưng:

+ Trong phạm vi là lý thuyết trò chơi, các khái nhiệm mô tả đưa ra không nói cho chúng ta cách xác định các lời giải; chúng ta quan tâm đến các tác tử tính toán bị giới hạn bởi tài nguyên.

+ Các giả thuyết trong lý thuyết trò chơi hay kinh tế có thể không đúng hoặc hữu ích trong xây dựng các tác tử nhân tạo.

- Hệ đa tác tử có phải chỉ là khoa học xã hội?

+ Chúng ta có thể rút ra những hiểu biết sâu sắc thông qua nghiên cứu các xã hội loài người, nhưng không có lý do cụ thể nào để tin rằng các xã hội nhân tạo sẽ được xây dựng như vậy.

+ Chúng ta có sự khích lệ và sự lai ghép, nhưng rất khó gộp vào hệ đa tác tử.


- Yêu cầu SV chuẩn bị:

+ Đọc trước: Chương 2, Tài liệu 1

+ Bài tập về nhà: Bài 1, Chương 1, Tài Liệu 1.

Bài giảng 2: Các tác tử thông minh
Chương II Các tác tử thông minh

Tiết thứ: 4 – 9 Tuần thứ: 2, 3


- Mục đích, yêu cầu: Sinh viên nắm được các nội dung sau

  • Khái niệm tác tử và các thuộc tính của tác tử

  • Phân biệt tác tử và đối tượng

  • Phân biệt tác tử và hệ chuyên gia

  • Tác tử thông minh và trí tuệ nhân tạo

  • Các kiểu môi trường

  • Các hệ thống có ý định

  • Kiến trúc trừu tượng của các tác tử

  • Các nhiệm vụ của tác tử

  • Tổng hợp tác tử

- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu

- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 6t; Tự học, tự nghiên cứu: 12t

- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.

- Nội dung chính:

I. Tác tử là gì?

1.1 Khái niệm tác tử

- Điểm chính của các tác tử là tính độc lập: có khả năng hoạt động độc lập, đưa ra điều khiển đối với trạng thái bên trong của chúng



- Mộ tác tử là một hệ thống tính toán có khả năng hoạt động độc lập trong môi trường nào đó để đáp ứng các mục tiêu thiết kế.

- Các tác tử tầm thường:

+ Bộ điều chỉnh nhiệt độ

+ Hệ thống thông báo thư điện tử biff

- Một tác tử thông tin là một hệ thống tính toán có khả năng hoạt động độc lập linh hoạt trong môi trường nào đó. Trong đó tính linh hoạt có nghĩa là:

+ có tính phản ứng

+ có tính chủ động

+ có tính xã hội

1.2 Khả năng phản ứng

- Nếu môi trường của một chương trình được đảm bảo cố định, chương trình không bao giờ cần lo về việc thành công hay không – chương trình chỉ cần thực hiện mà không cần quan sát.

+ ví dụ môi trường cố định là: hệ biên dịch.

- Thế giới thực không giống như vậy: sự vật thay đổi, thông tin không đầy đủ. Hầu hết môi trường ta quan tâm đến là động.

- Phần mềm khó có thể xây dựng cho những miền động (dynamic domain): chương trình phải tính đến khả năng thất bại – tự hỏi liệu nó có đáng thực hiện

- Một hệ thống phản ứng là hệ thống duy trì tương tác thường xuyên với môi trường của nó, và phản ứng với thay đổi xảy ra trong nó (và phản ứng đúng lúc để đảm bảo nó vẫn có giá trị)

1.3 Sự chủ động

- Phản ứng đối với môi trường là không khó (ví dụ như các luật kích thích -> phản ứng)

- Nhưng thông thường chúng ta muốn các tác tử làm điều gì đó cho mình

- Do vậy hành vi của chúng được định hướng bởi mục tiêu đặt ra

- Khả năng chủ động = sinh ra và nỗ lực để đạt được mục tiêu; không bị điều khiển chỉ có các sự kiện; chủ động thực hiện

- Nhận ra các cơ hội

1.4 Cân bằng giữa khả năng phản ứng và chủ động

- Chúng ta muốn các tác tử có khả năng phản ứng đối với những điều kiện thay đối trong thời gian thích hợp.

- Chúng ta muốn các tác tử làm việc có hệ thống để đạt được các mục tiêu lâu dài

- Hai điều cân nhắc trên có thể mẫu thuẫn với nhau

- Thiết kế một tác tử có thể cần bằng hai điều này hiện vẫn là một vấn đề nghiên cứu mở.

1.5 Khả năng xã hội

- Thế giới thực là một môi trường đa tác tử: Chúng ta không thể tập trung để đạt được mục tiêu của mình mà không cần tính đến các yếu tố khác.

- Một số mục tiêu chỉ có thể đạt được thông qua cộng tác với người khác.

- Tương tự đối với nhiều môi trường tính toán: ví dụ internet.

- Khả năng xã hội trong các tác tử là khả năng tương tác với các tác tử khác (và có thể là những người khác) thông qua các ngôn ngữ giao tiếp dành cho tác tử, và có thể hợp tác với các tác tử khác.

II. Các thuộc tính khác

- tính di động: khả năng một tác tử di chuyển xung quanh một mạng điện tử

- tính chính xác: một tác tử sẽ không giao tiếp thông tin sai có dụng ý.

- tính rộng lượng (khả năng thứ lỗi): các tác tử không có các mục tiêu mâu thuẫn, và mọi tác tử do vậy sẽ luôn cố gắng làm điều được yêu cầu.

- sự hợp lý: một tác tử sẽ hoạt động để đạt được các mục tiêu của nó, và sẽ không hoạt động theo cách mà chống lại việc đạt được các mục tiêu – ít nhất trong bố cảnh như những niềm tin của nó cho phép.

- khả năng học và thích nghi: các tác tử luôn luôn cải thiện khả năng thực thi của mình.

III. Tác tử và đối tượng

- Có phải tác tử là đối tượng với một cái tên khác?

- Đối tượng:

+ Chứa đựng một trạng thái nào đó

+ Giao tiếp thông quan gửi thông điệp

+ Có các phương thức tương ứng với các hoạt động có thể được thực hiện đối với trạng thái của đối tượng.

- Các điểm khác:

+ Tác tử hoạt động độc lâp: Các tác tử có khái niệm về độc lập mạnh hơn so với đối tượng. Cụ thể chúng tự quyết định một hành động có được thực hiện hay không theo yêu cầu của một tác tử khác.

+ Tác tử thông minh: có khả năng thực hiện các hành vi linh hoạt (có tính phản ứng, chủ động, và xã hội). Mô hình đối tượng chuẩn không đề cập gì về những loại hành vi này.

+ Tác tử tích cực (chủ động): Một hệ đa tác tử là hệ đa luồng, mỗi tác tử có ít nhất một luồng điều khiển tích cực.

+ Đối tượng hoạt động không vì lợi ích gì, tác tử hoạt động bởi chúng muốn, và vì lợi ích (tiền).

IV. Tác tử và hệ chuyên gia

- Tác tử có phải chỉ là hệ chuyên gia với một tên khác?

- Hệ chuyên gia thông thường tách tri thức về một lĩnh vực (ví dụ như các bệnh về máu)

- Ví dụ: MYCIN biết các bệnh về máu

+ Hệ thống có kho tri thức về các bênh máu dưới dạng các luật

+ Môt bác sĩ có thể có được ý kiến của chuyên gia đối với các bệnh máu bằng cách cung cấp MYCIN các thực trạng, trả lời các câu hỏi, và đặt các câu truy vấn.

- Các điểm khác chính:

+ Tác tử đặt trong một môi trường. MYCIN không nhận thức được thế giới – thông tin chỉ có được bằng việc đặt câu hỏi đối với người dùng

+ Tác tử hoạt động. MYCIN không thực hiện các hoạt động đối với bệnh nhân.

- Một số hệ chuyên gia thời gian thực là các tác tử (ví dụ việc điều khiển tiến trình).

V. Tác tử thông minh và trí tuệ nhân tạo

- Tác tử có phải chỉ là một dự án trí tuệ nhân tạo?

+ Không xây dựng một tác tử, vậy trí truệ nhân tạo để làm gì?

- Trí tuệ nhân tạo để xây dựng các hệ thống có thể hiểu được ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng và hiểu được các quang cảnh, sử dụng cảm nhận thông thường, suy nghĩ sáng tạo… tất cả đều rất khó.

- Bởi vậy, liệu chúng ta có cần giải quyết tất cả các vấn đề trong AI để xây dựng một tác tử?

- Khi xây dựng một tác tử, chúng ta đơn giản muốn một hệ thống có thể chọn hành động phù hợp để thực hiện, thường là trong một lĩnh vực (miền) giới hạn.

- Chúng ta không phải giải quyết tất cả các vấn để của AI để xây dựng một tác tử hữu ích.

- Oren Etzioni, nói về kinh nghiệm thương mại hóa của công ty NETBOT:

+ Chúng ta sinh ra các tác tử ngớ ngấn hơn và ngớ ngẩn hơn và ngớ ngần hơn tới khi chúng sinh lợi.

VI. Các kiểu môi trường

- Môi trường có thể truy cập và không thể truy cập

+ Môi trường truy cập được là mô trường mà tác ử có thể có được thông tin đầy đủ, chính xác, và cập nhật về trạng thái của môi trường.

+ Phần lớn các môi trường phức tạp (bao gồm, thế giới vật lý hàng ngày và mạng internet) là không truy cập được.

+ Một môi trường càng có khả năng truy cập, việc xây dựng tác tử hoạt động trong môi trường đó càng đơn giản.

- Môi trường xác định và không xác định

+ Một môi trường xác định là môi trường trong đó bất cứ hành động nào đều có một hiệu ứng đơn được đảm bảo – không có yếu tố không chắc chắn về trạng thái là kết quả sau khi thực thi một hành động

+ Thế giới vật lý có các dự định và mục định đều là không xác định.

+ Các môi trường không xác đinh đặt ra các bài toán lớn hơn/phức tạp hơn cho những người thiết kế tác tử

- Môi trường chia đoạn và không chia đoạn

+ Trong môi trường chia đoạn, sự thực thi của một tác tử phụ thuộc vào số phân đoạn, không có liên kết giữa khả năng thực thi của tác tử ở các kịch bản khác nhau.

+ Các môi trường phân đoạn đơn giản hơn theo quan điểm của người phát triển tác tử bởi vì tác tử quyết định hành động thực thi chỉ dựa vào phân đoạn hiện thời – Nó không cần suy nghĩ về những tương tác giữa phân đoạn này và các phân đoạn tương lại

- Môi trường tĩnh và môi trường động

+ Môi trường tĩnh là môi trường có thể cho là không đổi, trừ sự thực thi hành động của tác tử.

+ Môi trường động là môi trường có các tiến trình tác động lên nó và do đó thay đổi ngoài tầm kiểm soát của tác tử.

+ Các tiến trình khác có thể can thiệp bằng các hành động của tác tử (như trong lý thuyết hệ thống đồng bộ)

+ Thế giới vật lý là một môi trường có tính động cao.

- Môi trường liên tục và rời rạc

+ Một môi trường là rời rạc nếu trong nó có số lượng hàng động và nhận thức hữu hạn, xác định.

+ Russell và Norvig đưa ra ví dụ về môi trường rời rạc là trò chơi cơ, và môi trường liên tục là lái taxi.

+ Các môi trường liên tục có mức độ khác nhất định so với các hệ thông máy tính

+ Các môi trường rời rạc có thể về nguyên tắc được xử lý bởi dạng bảng tìm kiếm.

VII. Các tác tử như các hệ thống có ý định

- Khi giải thích hành động của con người, viêc đưa ra các phát biểu là hữu ích:

+ Janie đã mang ô vì cô ấy đã tin rằng trời sẽ mưa

+ Michael làm việc chăm chỉ vì anh ấy muốn có bằng Tiến sĩ.

- Những phát biểu này sử dụng tâm lý học, trong đó hành vi con người được dự báo và giải thích thông qua thuộc tính như tin tưởng, mong muốn, hy vọng, lo sợ…


Каталог: files -> FileMonHoc
FileMonHoc -> NGÂn hàng câu hỏi lập trình cơ BẢn nhóm câu hỏI 2 ĐIỂM
FileMonHoc -> CHƯƠng 2 giới thiệu về LÝ thuyết số
FileMonHoc -> CÁc hệ MẬt khoá CÔng khai kháC
FileMonHoc -> BỘ MÔn duyệt chủ nhiệm Bộ môn
FileMonHoc -> Khoa công nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileMonHoc -> Chủ nhiệm Bộ môn Ngô Thành Long ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG
FileMonHoc -> Chủ nhiệm Bộ môn Phan Nguyên Hải ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG
FileMonHoc -> Khoa: CÔng nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileMonHoc -> MẬt mã khóA ĐỐi xứng lý thuyết cơ bản của Shannon
FileMonHoc -> Khoa công nghệ thông tin bài giảng LẬp trình cơ BẢn biên soạn

tải về 4.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương