CHỦ giảNG: Tiến sĩ Thái Lễ Húc Giảng ngày: 15/02 23/02/2005 ĐƯỜng đẾn hạnh phúC



tải về 2.88 Mb.
trang9/16
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.88 Mb.
#35399
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16

(VCD 26)


Chào các bạn.

Học tập quý ở chỗ có thể bền lòng. Cho nên chúng ta nói phương pháp học tập ở “Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu” (Ði sâu vào một môn, huân tu suốt thời gian dài), cho nên huân tập rất quan trọng. Tôi thấy khí sắc của quý vị đều rất tốt, biểu thị thang thuốc bắc này uống rất là tốt, sớm tối đều đọc một lần Đệ Tử Quy. Khi quý vị đã thuộc rồi, thì ở trong bài giảng, chỉ cần chúng tôi đưa ra những câu kinh này, quý vị có thể sẽ hoát nhiên ngộ ra. Cho nên, học thuộc là rất quan trọng.

Bài học buổi sáng chúng ta học đến: “Đấu náo trường, tuyệt vật cận; Tà tích sự, tuyệt vật vấn” (Nơi ồn náo, không đến gần; Việc không đáng, quyết chớ hỏi). Chúng tôi cũng phân tích, con cái sẽ kết giao với bạn bè không tốt, sẽ đến hoàn cảnh không tốt. Căn nguyên là chúng chưa biết phán đoán thị phi thiện ác. Cho nên, phải từ gốc rễ để giải quyết, là phải từ nhỏ đem cơ bản đức hạnh của chúng trồng cho tốt. Tự nhiên chúng sẽ không đi tiếp xúc với bạn bè không tốt, sẽ không đi tiếp xúc với hoàn cảnh hỗn loạn.

Ba là: Dạy trẻ quan niệm đúng nơi “ồn náo” từ nhỏ

Có một vị giáo viên, ông thường mang theo con của ông đi trên đường, đứa trẻ mới 1, 2 tuổi. Mỗi lần đi qua những nơi ồn ào, những nơi vui chơi đồ chơi điện tử, ông nói với con của ông:

- Những nơi này sẽ ô nhiễm con người, sẽ khiến con người xấu hơn, cho nên những nơi này tuyệt đối không nên đi vào.

Vì từ nhỏ đã dạy, cho nên lớn lên những nơi như thế, chúng đi qua ngay cả nhìn cũng không muốn nhìn. Đây gọi là “Vào trước làm chủ”. Cho nên, giáo dục thực sự phải: “Cấm ư vị phát chi vi dự” (Nghiêm cấm từ lúc chưa xảy ra gọi là phương pháp dự phòng), chính là phương pháp phòng ngừa. Khi bọn trẻ chưa phạm sai lầm, quý vị nên dùng quan niệm đúng đắn nói với chúng, nhất định phải nên ngăn chặn lúc chúng chưa tập thành thói quen, còn chưa bị nhiễm; Nếu chúng đã hình thành thói quen này thì rất khó sửa đúng lại được, đây là cách dự phòng.

Cho nên làm phụ huynh, độ nhạy bén giáo dục càng cao, thì có thể nắm bắt được kỹ xảo dự phòng.


Thứ ba: Khảo sát quan niệm tốt xấu của trẻ sau khi học “Đệ Tử Quy”

Lúc chúng tôi ở Thâm Quyến, có vài đứa trẻ 6, 7 tuổi, cùng học tập kinh điển. Tối hôm nọ, thầy giáo hỏi chúng:

- Cái gì là tâm tốt, cái gì là tâm xấu? Cái gì là thiện? Cái gì là ác?

Bẩy đứa trẻ này trả lời đáp án dưới đây, tôi xin đọc cho quý vị nghe, xem đứa trẻ học tập kinh điển một hai năm, sức phán đoán của chúng, ý định của chúng là thế nào?

Một là: Quan niệm của trẻ về tâm tốt



  • Học sinh thứ nhất nói:

- Một đồ vật mình muốn, nhưng người khác cũng muốn thì nhường cho người khác.

Đây là một thái độ lịch thiệp.



  • Học sinh thứ 2 nói:

  • Hiếu thảo cha mẹ;

  • Chuyên tâm đi học;

  • Cung kính với người khác là tâm tốt.

1- Tiềm năng con người khai phá từ đâu?

“Hiếu, Kính” là căn bản lớn của đức hạnh của một người. Tôi dạy học trò, dạy tiết đầu, tôi nói với các bạn nhỏ, tôi vẽ một cái hình lộ ra một bộ phận nho nhỏ, tôi hỏi chúng:

- Các bạn nhỏ đây là cái gì?

Tôi nói với học sinh:

- Đây là một góc của núi băng, một góc núi băng này, chỉ chiếm 5% của núi băng.

Cho nên tôi hỏi chúng:

- Các em đã xem qua núi băng chưa? 95% ở đâu? Ở dưới biển, chưa bộc phát. Cho nên tiềm lực của con người cũng giống như núi băng, phần nhiều đều chôn vùi hết rồi. Vậy làm sao mang 95% này bày ra ngoài? Thầy hôm nay tặng các em hai cái chìa khóa, đem nó mở ra. Hai chìa nào? Chìa thứ nhất “Hiếu thảo”, chìa thứ hai là “Lễ phép”, kỳ thật bản chất của lễ phép là tâm cung kính.

1) Chìa khóa thứ nhất: “Hiếu”

Cho nên tôi nói với chúng:

- Các em thấy vua Thuấn thời xưa, vì ông hiếu thảo, cho nên trí huệ rất rộng, không những trí huệ rất rộng, còn vì trí huệ và đức hạnh của ông, nhận được người dân toàn quốc kính yêu và tôn sùng noi theo. Cho nên, tiềm lực của con người thì có thể phát huy rất tốt.

2) Chìa khóa thứ hai: “Kính”- Lễ phép, cung kính

Tôi nói với các bạn nhỏ:

- Vì thầy rất lễ phép, cho nên quen biết chú Lô, cho nên thầy đã dùng rất nhiều trí huệ và kinh nghiệm của chú Lô đã đạt được truyền cho, khiến năng lực của mình có thể bộc phát.

Ngày nay trẻ con cũng rất hiện thực, cho nên sau khi tôi giảng xong tiết học đó, học trò có thay đổi gì? Từ hôm đó về sau thấy thầy giáo, thấy những phụ huynh khác, đều cúi người chào hỏi.

2- Hành thiện dạy từ việc nhỏ, không dạy quá cao

1) Có thể từ cúi mình

Các bạn, cái thiện dạy người chớ nên dạy quá cao, chỉ cần có thể cúi người chào hỏi, cuối cùng từ hành động đi vào trong tâm rồi.

2) Có thể ban đầu làm thiện vì muốn lợi mình

Quý vị không nên nói những người hành thiện này họ rất “thực dụng”. Ví dụ: Rất nhiều người cũng phê phán rằng:

- Có một số người đi hành thiện, lại đều muốn có quả báo tốt.

Chúng tôi nói:

- Muốn có quả báo tốt có gì là không tốt? Ít nhất họ đã làm được có thể khiến người khác được giúp đỡ, cũng sẽ “gặp người tốt, nên vui mừng”.

3) Sau đó thiện tâm vốn có dần hiển lộ

Mới bắt đầu là có mục đích, khi họ tiếp tục hành thiện, sau đó càng thấy càng nhiều người quá đáng thương, từ từ lòng tốt vốn có đó của họ, thì tự nhiên hiển lộ ra;

4) Không chê người “Làm thiện có mục đích”

Còn nếu như chúng ta chỉ đứng bên nói “Người này, họ đều có cầu mới hành thiện”, người kia cũng giống vậy. Nhưng nếu chúng ta chỉ là xem người khác, còn chính mình lại đứng yên một chỗ bất động. Vậy chúng ta có tư cách gì để phê bình người khác?

Cho nên khi người khác đã hành thiện rồi, cho dù họ có cầu hay không cầu, chúng ta đều nên tùy hỷ tán thán, tùy hỷ công đức, vậy thì họ sẽ càng ngày càng nhận được khen ngợi, tự nhiên càng làm càng thật càng hoan hỷ.

3- Học “Hiếu, Kính” không giới hạn tuổi tác

Cho nên tôi tặng cho học trò hai chìa khóa này. Vậy lúc nào có thể mở? Hai chìa khóa này không có giới hạn của tuổi tác, 80 tuổi cũng được.

Tôi lúc ở Hàng Châu diễn giảng, có một vị trưởng giả 70 tuổi, tôi giảng đến ngày thứ tư, đang nghỉ giải lao, bỗng nhiên ông đến nói với tôi. Ông nói:

- Thầy Thái, bài học đầu tiên của đời người, tôi 70 tuổi mới học “hiếu đạo”.

Nhưng có thể bắt đầu thì sẽ không quá muộn, Khổng Phu Tử nói: “Sớm nghe đạo, tối chết cũng được”. Chỉ cần hiểu được đạo lý, thực sự làm, đời này tuyệt không lãng phí.

4- Hiếu, Kính là gốc, căn bản của tu thân

Ngoài ra lúc ở Thượng Hải diễn giảng, ngày thứ nhất giảng xong “Nhập tắc hiếu”. Có một vị trưởng giả 60 tuổi, dẫn theo đứa con cùng đến nghe, ngày thứ nhất giảng bài xong, trước lúc ăn cơm, ông đến bàn giáo viên chúng tôi, rất xúc động. Ông nói:

- Cuối cùng tôi cũng đã biết được, tôi tu thân tu hành hơn mười năm vì sao cảm thấy không tiến triển? Học cách mấy cũng cảm thấy tâm mình, vẫn là không đủ chân thành, không đủ cung kính, mãi tìm chưa ra nguyên nhân. Sau khi nghe xong “Nhập tắc hiếu”, tôi mới bỗng nhiên đại ngộ, thì ra tầng thứ nhất của tôi chưa xây xong, thì đã trực tiếp xây tầng thứ ba.

Có thể người khác khuyên ông:

- Ông xuống đây xây tầng một trước.

Chúng ta có thể nói:

- Tôi đã ở lầu thứ ba rồi, tại sao còn gọi tôi xuống?

Kỳ thực chúng ta lúc đang ở tầng ba là dùng hai cây trúc chống đi lên, chính xác là ở lầu ba nhưng như thế nào? Không có nền móng. Cho nên khi người khác có lòng tốt nói với ông:

- Xuống, xuống nhanh.

Không những không xuống, ông còn nói:

- Trình độ thấp hơn tôi còn gọi tôi xuống.

Cho nên khi ông hiểu được “Ồ! thì ra căn bản rất quan trọng”, ông tìm tòi và cuối cùng đã tìm được nguyên nhân. Con người “Lí đắc tâm mới có thể an”, về sau mỗi bước đi ông mới có thể chắc chắn.

Những điều chúng tôi vừa nói là vì thấy bạn học này nhắc đến hiếu thảo cha mẹ, chuyên tâm đi học, cung kính với người khác là tâm tốt. Những câu này của các em là đã trưởng dưỡng được cơ bản của đức hạnh là hiếu và kính.


  • Học sinh thứ 3 nói:

  • Làm được tâm của Đệ Tử Quy là tâm tốt.



  • Học sinh thứ 4 nói:

  • Làm được Hiếu Kinh từ chương thứ nhất đến chương thứ 18;

  • Sau đó nghe lời thầy giáo;

  • Làm được “Thường Lễ Cử Yếu”20 là tâm tốt.

Chúng nó ngay cả “Thường Lễ Cử Yếu” đều thuộc được. Chúng ta không nên xem thường vận dụng năng lực linh hoạt của trẻ con, vì những thứ của chúng học được đều sẽ vận dụng ở trong cuộc sống.

Có một bạn nhỏ đi tìm bạn, sau khi tìm đến nhà bạn, đúng lúc bạn không có nhà, nó còn xếp một con hạc giấy để nơi cửa nhà của bạn, biểu thị muốn nói cho bạn rằng nó đã đến.



  • Học sinh thứ 5 nói:

  • Tâm trí tuệ là tâm tốt.

  • Tâm làm việc tốt là tâm tốt.

  • Không phải đốc thúc mà đi làm việc tốt là tâm tốt.

Các vị, khi những tâm cảnh này đến, quý vị đã bao giờ tự mình quán chiếu xem, xem ý định của chính mình là thật hay giả.

  • Học sinh thứ 6 nói:

  • Biết là việc tốt thì đi làm, đây là tâm tốt.



  • Học sinh thứ 7 nói:



  • Tâm hiểu đạo lý là tâm tốt.

Hai là: Quan niệm của trẻ về tâm xấu

  • Học sinh thứ 1:

  • Tâm không giúp người khác là tâm xấu;

  • Lừa dối người khác;

  • Tâm lãng phí. Ví dụ như nói điện nước, lãng phí sinh mạng, lãng phí vật, lãng phí cuộc đời, lãng phí thời gian, đây đều là tâm lãng phí, là tâm xấu.

Từ những đáp án trả lời của bạn học này, chúng ta cũng có thể hiểu rõ được, Đệ Tử Quy nó đã học được rất tốt, từ thời gian, cuộc đời, sinh mạng, đều có thể thấy được.

  • Học sinh thứ 2:

  • Xỉ vả người khác là tâm xấu;

  • Trêu đùa, trêu đến tức giận là tâm xấu.

Câu này đã bao hàm “Họa tùng khẩu xuất” (Họa từ miệng). Cho nên, từ cuộc sống của chúng khi giao tiếp với người bắt đầu quán chiếu, quán chiếu tâm, quán chiếu xem có hậu quả gì.

  • Học sinh thứ 3:

  • Tâm oán hận người khác là tâm xấu.

  • Tâm vì bản thân, không vì người khác là tâm xấu.

  • Người khác đối tốt với họ, họ đối với người khác không tốt, là người không báo đáp vong ân bội nghĩa. Tâm ghi hận là tâm xấu “ân nên báo, oán nên quên”.

Chúng tôi là đem nguyên văn của các em chép ra, không có thêm vào văn từ nào khác.

  • Học sinh thứ 4:

  • Tâm nhỏ nhen là tâm xấu: Vì tâm nhỏ nhen Đệ Tử Quy có dạy “Kỷ hữu năng, vật tự tư” (Có khả năng, đừng ích kỷ).

  • Tâm moi móc khuyết điểm của người khác là tâm xấu;

  • Tâm bảo thủ với sai lầm là tâm xấu.

  • Không tâm ái, tâm hại người khác là tâm xấu.

  • Không có tâm từ bi, biết việc tốt mà không đi làm.

  • Đối với tượng Khổng Tử không cung kính là tâm xấu.

Vì lớp học của các em treo một bức tranh Khổng Tử. Ví dụ nói hôm nay ra ngoài công viên đi một lúc, lúc trở về vừa vào lớp sẽ đối trước Khổng Lão Phu Tử nói:

- Khổng Lão Phu Tử, con đã về rồi. Đây gọi là thực hành “Sự tử giả, như sự sanh” (Việc người chết, như người sống).

Ở Hải Khẩu có một đứa trẻ, đúng lúc Hải Khẩu tiến hành diễn tập phòng không, để con cái hiểu được lúc diễn tập phòng không nên làm những chuẩn bị gì. Thầy giáo cũng nắm được cơ hội này để giáo dục, nói với các em:

- Vào lúc này, các con nên chọn những thứ lập tức cần dùng, cũng không nên lấy quá nhiều.

Tiến thêm bước nữa nói:

- Có thể các con sẽ khát cho nên mang một ít nước.

Kết quả thấy mỗi đứa trẻ đi lấy những thứ không giống nhau. Trong lòng những em không có cảm giác an toàn, thì lấy một đống lớn đi. Trong đó có một đứa trẻ cái gì cũng không lấy, chạy đến bên bàn, mở cái hộc ra, lấy ra một bức tranh, đã đóng khung rồi, nó lấy ra bức tranh Khổng Tử. Sau đó thì đối trước thầy giáo của nó nói:

- Thầy à, cái này nên phải lấy.

Thầy giáo của nó đứng đó nước mắt đã rơi xuống, ngay cả tình hình nguy hiểm như vậy, niệm thứ nhất là nghĩ đến tranh Khổng Lão Phu Tử. Đứa trẻ như vậy sau này nó gặp gỡ đối diện với cuộc đời, tin tưởng lời giáo huấn của Khổng Phu Tử nó nhất định sẽ nhớ được.


  • Học sinh thứ 5:

  • Tâm sợ vất vả là tâm xấu.

Vì thầy giáo các em mỗi tuần cho chúng một câu giáo huấn. Trong đó có nhắc đến “Sợ vất vả, chịu cả đời vất vả. Không sợ vất vả, chịu một trận vất vả”. Vì vậy khi nhỏ, khi còn trẻ cố gắng nỗ lực, đến già thì có thể hưởng phước báu.

  • Học sinh thứ 6:

  • Bên ngoài làm việc tốt, trong lòng làm việc xấu là tâm xấu.

  • Tâm không hiếu thảo cha mẹ là tâm xấu.

  • Tâm phá hoại là tâm xấu.

Chúng biết được lời nói đi đôi với hành.

  • Học sinh thứ 7:

  • Mẹ không biết mà nói mẹ ngốc là tâm xấu.

  • Không làm được Đệ Tử Quy là tâm xấu.

Vốn dĩ có thể làm được nhưng cứ nghĩ không làm được là tâm xấu. Cho nên phải “Vật úy nan” (Đừng sợ khó), phải như Mạnh tử nói: “Thuấn là người nào vậy, Vũ là người nào vậy? Có ý chí thì cũng được vậy”21.

  • Học sinh thứ 8:

  • Những thứ mình không muốn, mà lại đem cho người là tâm xấu.

Từ câu này chúng ta có thể thấy được quốc văn của đứa trẻ này quá tốt. Những đứa trẻ này đã có thể luân phiên đem “Đức Dục khóa bổn” để giảng bài. Cho nên, không nên xem thường tánh ngộ của trẻ con. Kỳ thực học văn cổ không khó như ta tưởng tượng.

Chúng ta bài học sau, tôi sẽ mang những tâm đắc về học văn cổ trình bày với quý vị. Đứa trẻ này, một hôm mẹ nó nói với nó:

- Học như chèo thuyền ngược dòng, không tiến thì lùi.

Nó nghĩ một lúc, nó nói:

- Mẹ à, con đã hiểu, học như sườn dốc lái xe, không tiến thì lùi.

Cho nên ở trong cuộc sống nó lĩnh hội những đạo lý.



  • Học sinh thứ 9:

  • Lớn tiếng náo động làm phiền người khác là tâm xấu.

  • Học sinh thứ 10:

  • Nếu ham ăn tăng một tội là tâm xấu.

Chúng ta từ chỗ các em nhìn tâm tốt, tâm xấu, cũng có thể lĩnh hội được trong tâm của chúng đều có cái thước đo thị phi thiện ác. Chúng huân tập như vậy 3 năm, 5 năm, tin tưởng căn bản có thể đã vững vàng thì chúng ta thân làm cha mẹ mới thực sự có thể không lo gì nữa.

16-8. “Tà phích sự, tuyệt vật vấn” (Việc không đáng, quyết chớ hỏi)


Đây chính là chỉ sự việc thiên về tà thì không nên hỏi, vì như vậy sẽ ô nhiễm tâm linh của chính mình.
1. Phòng ngừa ô nhiễm từ môi trường bên ngoài
Thứ nhất: Từ truyền hình, con người, hoàn cảnh

Cho nên, các em tiếp xúc với con người, tiếp xúc với môi trường, thậm chí tiếp xúc với truyền hình, chúng ta đều nên cẩn thận.

Vì cha mẹ là hai vị thầy rất quan trọng của con cái trước khi lớn lên, hai vị Bồ Tát này nên chú ý bảo vệ chúng, không nên để chúng bị ô nhiễm, nếu không sau khi bị ô nhiễm rồi muốn rửa sạch nó, thì phải dùng nhiều thời gian và sức lực. Cho nên phải cẩn thận từ đầu, ngăn khi chưa phát, điều này rất quan trọng.


Thứ hai: Từ phim ảnh

Bây giờ không chỉ người lớn chạy theo model, trẻ con có chạy theo model không? Bộ phim hót nhất ngày nay là gì? Là bộ phim xem có nhiều kinh dị hay không? Họ đóng rất đáng sợ. Trẻ con đi xem, sau khi xem xong trở về nửa đêm lại như thế nào?

Quý vị thấy con người ăn no rồi, làm những việc đối với cuộc đời không có giúp đỡ gì, còn tự mình mệt mỏi, đây gọi là tiêu tiền để chịu tội. Con người thời nay trải qua những ngày tháng không phải người, cho nên ngay cả đam mê của trẻ nhỏ chúng ta cũng nên dẫn dắt thích đáng, thậm chí là chủ đạo.


2. Hướng trẻ đến những giải trí lợi ích cho thân tâm

Khi quý vị khiến cho con cái chơi những trò giải trí, đều là rất bổ ích, có lợi đối với thân tâm, lâu ngày các em sẽ tự nhiên tiếp nhận. Ví dụ như đi leo núi, đi dã ngoại, cho chúng một số sinh hoạt, cho chúng một số rèn luyện, đây đều là giá trị tốt.

Thông qua những trò chơi tốt này, các em đối với tâm thương yêu tự nhiên, đối với việc rèn luyện ý chí, đều có thể ở trong trò chơi giải trí này, từng chút, từng chút tích thành lớn. Chúng ta phải dẫn dắt các em đi về phương hướng đúng đắn. Chúng ta đọc tiếp một đoạn kinh văn:

CHÁNH KINH 17:


Tương nhập môn, vấn thục tồn;







Tương thượng đường, thanh tất dương.




Nhân vấn thùy, đối dĩ danh;




Ngô dữ ngã, bất phân minh.




Dụng vật nhân, tu minh cầu,




Thảnh bất vấn, tức vi thâu.




Tá nhân vật, cập thời hoàn,




Hậu hữu cấp, tá bất nan.


DỊCH NGHĨA:

Sắp vào cửa, hỏi có ai;







Bước vào nhà, cất tiếng lớn.




Nếu người hỏi, xưng rõ tên;




Còn xưng "tôi”, không rõ ràng.




Dùng đồ người, phải hỏi trước,




Nếu không hỏi, thành trộm cắp.




Mượn đồ người, trả đúng hẹn,




Sau có cần, mượn không khó.

17-1. “Tương nhập môn, vấn thục tồn” (Sắp vào cửa, hỏi có ai)

1. Trước khi vào phòng người khác phải gõ cửa

Chúng ta nếu đi vào phòng người khác, trước tiên nhất định phải gõ cửa. Nếu không, quý vị mở cửa đi vào, đối với người ta rất vô lễ. Cho nên phải gõ của trước ba lần.

Trong phim Hàn chúng ta cũng thấy, họ không có gõ cửa, họ đứng ngoài cửa. Ví dụ nói bên trong là sếp trên của họ, họ sẽ nói:

- Ông trưởng phòng, tôi là Thượng Ốc.

Đứng ngoài để cho người trong phòng biết trước. Nếu như người bên trong đang bận thì nói:

- Anh đợi một lúc.

Nếu như rảnh việc, người bên trong phòng nói:

- Được, mời anh vào.

Cho nên, lễ là giữa người với người, khoảng cách đẹp nhất, tiếp xúc với nhau vô cùng thoải mái, sẽ không cảm thấy đường đột.

Đây là động tác trước khi vào cửa nên làm.

2. Đến nhà bạn, quan tâm cả người thân của bạn

Chúng ta nói rộng ra một chút, chúng ta đến nhà của người khác làm khách, trước khi bước vào trong nhà người khác “Vấn thục tồn” (Hỏi có ai), chúng ta có thể hỏi thăm người này xem trong nhà có những ai cùng ở với để khi tiếp xúc giữa bạn bè với bạn bè, nói chuyện đến tình hình gia đình của họ, chúng ta sẽ hiểu thêm một chút.

Ví dụ họ có một chị gái đang làm việc ở đâu; Hoặc là được tin mấy bữa trước mẹ của bạn bị cảm cúm; Hoặc là mẹ của bạn thích ăn cái gì? Quý vị nghe được thông tin này rồi thì phải ghi nhớ, khi có cơ hội đến nhà của bạn, lúc này quý vị có thể mua một ít đồ ăn mà mẹ của bạn thích ăn mang đến nhà bạn:

- Bác! Nghe nói bác thích ăn cam (hay là thích ăn gì đó).

Quý vị thấy ấn tượng ban đầu này như thế nào? Sẽ rất tốt.

Các bạn, đã biết cách theo đuổi bạn gái chưa? Theo đuổi bạn gái không phải chỉ theo đuổi một người, vì kết hôn tuyệt đối không phải chuyện của hai người, mà là hai gia tộc, hai gia đình có thể hòa hợp. Nếu hôn nhân không được cha mẹ chúc phúc, phân nửa đều sẽ không hạnh phúc.

Người thời nay rất nhiều người kết hôn trên tấm thiệp viết rằng: “Hôn lễ của hai chúng tôi kết hôn vào ngày…”. “Hai chúng tôi….”. Khẩu khí này thì “Ai lớn nhất?”, từ trong lời văn có thể thấy được người trẻ tuổi thời nay quá không cung kính. Việc lớn như vậy cũng không biết ai là cha, ai là mẹ, mà trực tiếp viết “Hai chúng tôi”. Cho nên người trẻ tuổi chúng ta phải chú ý xét lại, còn như ở đây ghi “Hai chúng tôi”, tỷ lệ mời thành công như thế nào? Vui thì đến, không vui thì thôi không đến. Cho nên cung kính quan trọng.

Chúng ta đến nhà của bạn, nên “Ái ốc cập ô”22 (Chỉ vì yêu thích căn nhà mà yêu cả con quạ trên mái nhà nữa), quan tâm đến người nhà của họ, như vậy sẽ hòa khí. Khi cha mẹ của người bạn này thường thấy từ trong lời nói của con mình nghe được tên của quý vị, cha mẹ của họ có thể nghĩ “Người này là ai vậy, tại sao con chúng ta thân thiết với họ thế?” Họ có nghĩ ngợi không? Có lo lắng không? “Ồ! Con mình thân với Thái Lễ Húc như vậy, nếu như Thái Lễ Húc là người xấu thì làm thế nào?” Cho nên chúng ta nên chủ động làm an tâm của cha mẹ bạn, điều này rất quan trọng.

Tôi kết bạn cũng có nguyên tắc này. Khi nào thì tôi mới có được thái độ này? Đó là vào lúc học cấp ba, tôi thân với một bạn học, thân cực kỳ, lại là con trai. Tôi là đàn ông, là con trai, nên mẹ của anh ta rất lo lắng, vì lúc đó nghe nói đã có tình trạng đồng tính, cho nên mẹ anh ta rất lo lắng, liệu con của họ có thể “tốt” với tôi quá đáng không.

Cho nên tôi từ sự việc này thì lĩnh hội được chính xác, kết bạn không chỉ thân với họ, còn nên thân với người trong nhà của họ.

3. Kết bạn nên thân với cả người nhà bạn

Tôi ở Đại Lục có hai người bạn tốt, họ là vợ chồng. Một hôm tôi đến nhà họ, hẹn với họ muốn đi phóng sanh. Tôi nghĩ, vì người trẻ tuổi chúng ta thời nay đều là người trẻ tuổi kết giao với người trẻ tuổi nên rất ít tiếp xúc với cha mẹ của đối phương. Tôi liền cảm thấy như vậy thật không tốt, cho nên tôi nghĩ nên đến nhà họ để chào hỏi cha mẹ họ trước. Nhưng vì hẹn nhau đi phóng sanh nên rất có thể tôi vừa đến cổng nhà của họ, thì họ đã đứng sẵn trước cổng đợi tôi rồi, chỉ cần tôi đến là cùng nhau xuất phát ngay mà không cần vào nhà. Như vậy cơ hội để gặp gỡ cha mẹ của họ xem như không có. Cho nên tôi đã linh hoạt mua một giỏ táo, để làm gì? Vì khi tôi xách một giỏ táo đến thì họ không thể nào không để tôi lên nhà ngồi. Đầu óc của tôi có gian không? Chúng ta phải xem ý đồ, ý đồ này là lương thiện thì tốt. Quả nhiên như vậy, khi tôi đến nhà họ thì ba chiếc xe đạp đã lấy ra sẵn, chuẩn bị xuất phát rồi. Tôi nói:

- Khó lắm mới đến được nhà quý vị, không lên nhà làm sao được? Nhất định phải hỏi thăm cha mẹ của quý vị.

Thế là tôi cùng với hai vợ chồng họ lên nhà. Lên nhà thấy cha mẹ họ cũng rất thân thiết hỏi han ân cần, cũng nói chuyện được năm, ba phút, thì cha mẹ của họ nói:

- Các con có việc nên làm, đừng nán lại, nhanh đi đi.

Kỳ thực họ đều là nghĩ thay mọi người, cho nên ba người chúng tôi đi.

Tối hôm đó, bạn tôi gọi điện thoại cho tôi, anh nói:

- Cha mẹ tôi muốn mời anh ăn cơm.

Mời tôi ăn cơm, lại còn chuẩn bị đồ chay cho tôi nữa. Vì năm, sáu năm trước tôi hiểu được ăn chay đối với thân thể tương đối có lợi, nên từ đó ăn chay. Bữa cơm đó toàn bộ đều là món chay, tôi cùng ăn với họ. Người xưa nói “Gặp mặt ba phần tình”, câu này là rất có đạo lý, cho nên ăn một bữa cơm thì cảm thấy xích lại gần hơn, sau đó bạn của tôi giới thiệu tôi với cha mẹ họ, nói với cha mẹ họ rằng tôi đang làm ở trung tâm Quốc Học Khởi Mông, nên đối với vấn đề giáo dục trẻ em tương đối có nhiều nghiên cứu.

Vốn là mẹ của anh ta đang trông đứa con của em gái anh ta, trông cháu ngoại của họ. Bởi vì ông bà trông trẻ con khó tránh được rất nuông chiều, nên hai vợ chồng người bạn này thường xuyên góp ý với mẹ, nhưng mẹ anh ta không nghe. Cho nên hai vợ chồng họ cũng cảm thấy rất tủi thân.

Sau khi ăn cơm xong, mẹ anh ta với tôi nói về vấn đề giáo dục con cái. Tôi liền hỏi bà:

- Theo bác khi gắp thức ăn, trước tiên nên gắp cho ai?

Mẹ của anh ta bỗng nhiên hoát nhiên đại ngộ:

- Ồ! Đúng.

Tôi thảo luận với bà rất nhiều quan niệm, ví dụ nói, ân uy cùng cho. Mỗi lần lúc thảo luận những quan niệm này, mẹ anh ta liền nói:

- Ồ! Đúng, đúng.

Người bạn của tôi ở bên cạnh liền nói:

- Sớm đã nói với mẹ rồi, mẹ không chịu nghe.

Anh ta ở bên cạnh luôn lặp lại câu này. Các bạn, có nên xen vào câu này? Không cần thiết, lúc này “Vô thanh” (im lặng) thắng “Hữu thanh” (nói). Quý vị nói như vậy mẹ quý vị thấy không thoải mái. Cho nên lòng người không nên quá nôn nóng, gọi là “Trầm mặc như muôn tia sét”, có lúc trầm mặc, mẹ quý vị sẽ cảm thấy quý vị cũng thật không đơn giản. Sau đó thì bữa cơm này dùng rất vui vẻ.


4. Lập nhóm bạn tốt để tạo môi trường dạy con

Từ trong đây tôi lĩnh hội được phải “Đổi con để dạy”. “Đổi con để dạy”, ý nghĩa này chính là, ví dụ nói con cái của quý vị mỗi ngày đều theo quý vị, có một số đạo lý chúng nghe rất quen thuộc, ngược lại sẽ quên mất, đúng lúc người bạn rất thân của quý vị nhắc nhở chúng những đạo lý này, lúc này chúng nhất định sẽ nói:

- Ồ! Thì ra không phải chỉ có cha cháu nói như vậy, mà chú cũng nói như vậy.

Thái độ này sẽ ăn sâu vào tiềm thức của chúng. Cho nên, quý vị nên có một nhóm bạn tốt, cùng đến giáo dục con của quý vị. Một đoàn thầy giỏi, bạn tốt như vậy, quý vị dạy trẻ con sẽ nhẹ nhàng nhiều rồi.

Chúng tôi ở Thâm Quyến, cũng cùng với rất nhiều thầy giáo thường hay cùng lên lớp, cùng giao lưu, học trò của họ cũng đến học tập. Có lần thầy giáo Lý đã hỏi những học trò này. Ông nói:

- Nếu như các con có một tỷ đồng, các con muốn làm gì?

Có một đứa trẻ nói:

- Con muốn làm bốn việc. Việc thứ nhất con muốn xây một ngôi trường học, ngôi trường chuyên môn mở rộng giáo dục Thánh hiền Trung Quốc.

Đây là chí nguyện thứ nhất của em. Các bạn, quý vị có nghe qua đứa trẻ nào có chí nguyện như vậy chưa? Cho nên không phải đứa trẻ này ưu tú, mà nguyên nhân chủ yếu nhất là môi trường tốt, ngoài cha mẹ ra, còn có những trưởng bối tốt và bạn học mà nó tiếp xúc, đều là thái độ như vậy. Cho nên nhân sanh quan như vậy, tự nhiên tai thấm mắt nhuần thì những đứa trẻ này thường như vậy.

Khi tôi ở Thâm Quyến giảng bài, chúng đều không vắng mặt. Quý vị đừng thấy chúng nó nhỏ, lại ngồi ở bên dưới, nghe rồi cười ha ha mà coi thường chúng. Trong bọn trẻ đó có một đứa trẻ nói:

- Nếu như không làm thánh, không làm hiền, vậy học làm cái gì?

Vì chúng ta học tập thì nhất định phải lập “Chí làm Thánh hiền”, cho nên quý vị học thánh thì phải làm thánh, cuộc đời nên có chí khí. Tục ngữ nói “Lên trời khó, cầu người khó”, cho nên học thánh, làm thánh vẫn không phải là việc khó, vì sẽ không phải cầu người, vì học thánh lại không bằng lên trời, không bằng cầu người, đều là nắm bắt ở trên tay của mình.

Đứa trẻ này nói tiếp:

- Nguyện vọng thứ hai của con là xây một bệnh viện, để những người khổ nạn, người có bệnh có thể được chăm sóc tốt;

Nó nói tiếp:

- Nguyện vọng thứ ba, con muốn làm một kênh truyền hình Đại Ái.

Vì tôi đã mang bộ phim “Suốt Chặng Đường Đời” của kênh truyền hình Đại Ái đến Đại Lục để cho chúng xem. Chúng thấy, Mã Văn Trọng hai chân đều đã tàn phế rồi, cả đời còn hết lòng làm giáo dục mở trường học. Một người ngay cả cử động cũng không dễ dàng, vậy mà anh ta lại muốn làm giáo dục, mở trường học. Nếu như quý vị là bạn của anh ta, quý vị sẽ nói với anh ta như thế nào? Cho nên, một người có chí hướng tốt, lại có thể thực hiện chí hướng đó một cách nỗ lực. Mã Văn Trọng vừa bắt đầu làm, ngoài cá nhân anh ta phải có ý chí ra, bên cạnh anh ta nhất định phải có thân hữu tốt ủng hộ. Mã Văn Trọng tiên sinh có một người cha rất tốt, luôn không ngừng khích lệ anh, thành tựu lý tưởng của anh ta. Sau đó cũng thực sự đã làm được, cho nên Mã Văn Trọng tiên sinh dùng cả đời ấn chứng lời của Trung Dung “Thành giả vật chi thỉ chung”23.



Thành bại của một sự việc nằm ở đâu? Từ đầu đến cuối đều vây quanh ở tâm chân thành. Nếu không chân thành?

Một người tâm không thành cả đời tuyệt đối không làm được việc. Các bạn, lời này là chân lý.



Nhưng trên thực tế quý vị bây giờ thấy được rất nhiều người “không chân thành” nhưng lại được lái chiếc xe lớn, ở ngôi nhà lớn, vậy có phải là chân lý không đúng chăng? Không phải. Bởi vì có thể là họ được cha ông mình đã tạo phước nên còn lưu lại một chút gì đó. Nhưng sau khi họ không chân thành, phần phúc này của họ từng chút, từng chút đều sẽ mất đi, sau đó kiểu tập tục xa xỉ này lại trực tiếp cho đời sau của họ, thế nên rất nhanh bị phá sản.

Chúng ta nhìn sự việc phải dùng trí huệ, phải nên thấy ra được ngọn nguồn là chỉ có chân thành mới có thể đứng vững không động, cho nên “Chí thành như thần”.

Mã Văn Trọng tiên sinh vì tình thương đối với vấn đề giáo dục các em nên vợ ông, trước đây là một người con gái đã ngồi xe lửa từ rất xa đến giúp đỡ ông, tình nguyện làm “bạn trăm năm” cùng ông, và ông cũng được càng ngày càng nhiều người ủng hộ sự nghiệp này của ông. Cho nên sự chân thành của một người có thể thức tỉnh chân tâm của mọi người.

Đứa trẻ này vì xem qua bộ phim “Suốt Chặng Đường Đời”, cho nên đặc biệt cảm thấy, phải dùng một kênh truyền hình Đại Ái để những tiết mục hay này có thể giáo hóa lòng người, cải thiện tập tục xã hội.


Thứ nhất: Ai là người có năng lực cứu xã hội nhiều nhất?

Chúng ta không nên xem thường sức phán đoán của các em, vì chúng cũng nghe qua Hòa Thượng Tịnh Không giảng:

“Bây giờ muốn cứu xã hội này, thì hai hạng người có sức lực nhất:

  • Một là người lãnh đạo đất nước

  • Hai là giới truyền thông

Vì truyền thông có thể trong thời gian ngắn mang lời giáo huấn của Thánh hiền truyền đi khắp toàn thế giới”.

Trẻ em từ nhỏ tiếp nhận những giáo huấn này, cho nên chúng luôn để ở trong tâm. Đây là nguyện vọng thứ ba. Em nói tiếp:

- Nguyện vọng thứ tư của của con là muốn làm thầy Thái.

Các vị phụ huynh, các vị không nên quá vui mừng khi em bé này đưa ra 4 nguyện vọng như vậy. Nếu như đây là con của quý vị có vui mừng không? Rất vui mừng. Nhưng mẹ em nghe xong, liền gọi điện thoại cho con của bà (vì mẹ em ở bên ngoài đi diễn giảng, không có ở trong nhà).

Thứ hai: Hướng dẫn để trẻ không phát nguyện rỗng

Bà nói:

- Con à! Con có những nguyện vọng này mẹ rất vui mừng, nhưng những nguyện vọng này của con không làm được, phải đến lúc có được một tỷ đồng mới có thể làm được.

Các bạn, độ nhạy bén của bà mẹ rất tốt, bà không hy vọng con bà chỉ là phát nguyện trống rỗng. Nguyện vọng nhất định nên từ trong cuộc sống, trong mỗi bước bắt đầu bước lên. Cho nên bà hỏi như vậy thì đứa con bắt đầu suy nghĩ. Nhưng sau đó bà mẹ nói tiếp với nó:

- Thầy Thái có một tỷ không? Không có! Cho nên vẫn còn có cách khác nữa, chỉ cần chúng ta có học vấn tốt, có ý định tốt này thì cho dù không có một tỷ, cũng có thể làm sự việc cống hiến cho xã hội.

Bà mẹ này cũng mang chí nguyện của nó trở về hiện tại, trở về bây giờ phải siêng năng vun bồi chính mình. Khi các em có được tâm trạng như vậy, giá trị cuộc đời như vậy, chủ yếu nhất chính là có môi trường tốt.

Các bạn, chúng ta có thể tìm một số thầy giỏi, bạn tốt, chí đồng đạo hợp, thường cùng nhau học tập, hoặc là cùng nhau đi leo núi, để tình cảm hai bên càng sâu đậm, cũng là để thế hệ sau có hỗ tương tốt sẽ hình thành một giáo dục môi trường, cùng nhau để giáo dục tốt thế hệ sau của chúng ta.

Tin tưởng quý vị cũng sẽ cảm thấy cách tạo môi trường tốt để dạy trẻ này sẽ làm cho việc dạy trẻ tương đối nhẹ nhàng, thật sự sẽ khác với cách hai vợ chồng quý vị dạy chúng.

17-2. “Tương thượng đường, thanh tất dương” (Bước vào nhà, cất tiếng lớn)


Đến nhà của người khác, nếu như không thấy có người, thì nhất định phải gọi xem có người ở nhà không.

Tuyệt đối không được chạy vào dạo một vòng. Điều này nên cẩn thận, bằng không đến lúc trong nhà người ta mất một món gì đó, vừa về đến nhà lại gặp quý vị, lúc đó quý vị không thể biện minh, thì sẽ rất rắc rối.

Con người cả đời phải chú ý danh tiết của mình, còn có tính giác, không nên chỉ vì không cẩn thận mà chịu sự ô nhiễm, như vậy không tốt.

17-3&4. “Nhân vấn thùy, đối dĩ danh; Ngô dữ ngã, bất phân minh” (Nếu người hỏi, xưng rõ tên; Còn xưng “tôi”, không rõ ràng)


Câu này là “lễ” khi nói chuyện với mọi người.
1. Dạy trẻ lễ nghi khi nói chuyện điện thoại

Ví dụ khi gọi điện thoại – Cầm điện thoại lên:

- Xin chào - tôi là.. (ai đó)

Ví dụ:

- Tôi là Thái Lễ Húc.



Như vậy mọi người lập tức biết quý vị là ai gọi đến. Nếu quý vị không xưng rõ danh tính ngay, khi nhấc máy lên để gọi thì người nghe đầu dây kia sẽ phải hỏi:

- Alo! Xin hỏi anh là ai?

Khi đó nếu quý vị lại trả lời:

- Là tôi! Anh không biết sao? Anh quên tôi rồi sao?

Chúng ta khi gọi điện đến, rất có thể họ cũng còn đang xử lý công việc, nên nếu quý vị xưng “là tôi” không rõ ràng như vậy, rồi ở đó cò cưa với họ, thì tâm tình của họ có thể lúc này cũng rất hồi hộp, nghĩ rất lâu mà nghĩ không ra là ai, như vậy thì rất thất lễ. Cho nên khi chúng ta gọi điện thoại đi:

- Xin chào! Tôi là Lễ Húc. Bây giờ anh nói chuyện có tiện không?

Mọi nơi nghĩ thay cho đối phương, thì sẽ khiến mọi người cảm thấy rất thoải mái. Cho nên việc này cũng phải dạy các em

2. Dạy trẻ lễ nghi khi đến nhà người

Ví dụ các em bấm chuông cổng, người trong nhà hỏi:

- Vị nào vậy?

Nếu quý vị trả lời:

- Là tôi.

Người ta làm sao biết được “tôi” là ai? Cho nên “Ngô dữ ngã, bất phân minh” (Còn xưng “tôi”, không rõ ràng). Những chỗ nhỏ nhặt này đều phải thêm phần chú ý.

17-5&6. Dụng vật nhân, tu minh cầu, thảnh bất vấn, tức vi thâu (Dùng đồ người, phải hỏi trước, nếu không hỏi, thành trộm cắp)

1. Dùng đồ của người khác phải hỏi trước

Trẻ con, lúc quý vị chưa dạy, thì thị phi thiện ác chúng chưa rõ ràng. Cho nên khi chúng có thể cảm thấy thứ này rất đẹp, chúng thuận tay cầm lên xem, chúng ta phải đúng lúc mang đoạn kinh văn này ra để bảo với chúng.

Có hai chị em nọ, một hôm chị gái mắng em. Sau khi bị chị mắng xong, em gái rất tủi thân liền ở đó khóc. Vừa khóc vừa đi đến nhà bếp để tìm mẹ, nó nói với mẹ:

- Mẹ à! Chị gái mắng con.

Các bạn, xử lý thế nào đây? Quý vị không thể không phân trắng đen, liền nói:

- Chị qua đây, tại sao có thể mắng em?

Phàm việc gì đều nên giảng lý, trước nên nêu đúng sai làm cho rõ ràng. Không thể nói “Lớn thì không đúng, lớn thì phải nhường nhỏ”, câu nói này đúng hay không? Không hoàn toàn đúng, mà trước phải phân định rõ đúng sai. Cho nên người mẹ này cũng không gấp gáp gì, vừa nấu thức ăn vừa hỏi nó:

- Vì sao chị gái mắng con?

Nó nói:


- Vì con đã lấy đồ chơi của chị, không nói với chị, nên chị mắng con.

Vì những đứa trẻ này đều đọc qua Đệ Tử Quy nên người mẹ tiếp tục nói:

- “Dụng vật nhân” (Dùng đồ người)

Bé gái nói tiếp:



- “Tu minh cầu; Thảnh bất vấn, tức vi thâu” (Phải hỏi trước; Nếu không hỏi, thành trộm cắp).

Nó vừa nói xong chữ “thâu” (trộm cắp) thì bắt đầu khóc:

- Con không muốn làm kẻ trộm.

Cho nên điểm quan trọng ở đây là mẹ con là phải có ngôn ngữ chung, tiêu chuẩn làm người chung. Vậy thì quý vị rất dễ nói với con cái. Khi các em đã đọc thuộc Đệ Tử Quy, mang ra dẫn chứng, lại gặp cảnh đúng như vậy, câu này nó sẽ nhớ bao lâu? Quý vị thấy hai, ba tuổi thì nhớ cả đời, như vậy đối với nó cả đời có ích rất lớn. Cho nên trẻ con chúng ta nên dạy chúng “Dùng đồ người, phải hỏi trước”. Vậy đương nhiên người lớn chúng ta cũng phải làm được.


2. Xem đồ người khác cũng phải hỏi trước

Bài học lần trước cũng nhắc đến, ở Đại Lục có một công ty ngoại thương, một số đông người đến xin việc, bị gạt bỏ hơn phân nửa, chỉ còn lại vài người vào vòng chung kết. Ông chủ này nói:

- Bây giờ tôi có việc, 10 phút sau sẽ trở lại.

Ông vừa đi ra, những người trẻ tuổi đã qua được sơ khảo này, bắt đầu xem tài liệu đặt trên bàn của ông chủ. “Dùng đồ người”, như thế nào? “Phải hỏi trước, nếu không hỏi, tức là trộm”. Sau đó toàn bộ những người này đều không đậu. Những người này nói:

- Từ nhỏ chưa có người dạy chúng tôi về điều này.

Họ cũng rất oan uổng, vì họ chưa học qua những việc như thế này?

3. Mượn đồ phải để người chủ tự lấy đưa cho

Chúng ta có trách nhiệm truyền đạt cho họ lời giáo huấn của Thánh hiền:

- Nếu chúng ta muốn dùng đồ của người - quý vị không thể - ví dụ cầm cây bút này lên nói: “Cho tôi mượn cây bút được không vậy?”

Biết đâu cây bút đó là của bạn trai cô ấy tặng cho cô, chỉ có một mình cô ấy dùng. Nhưng quý vị lại đã cầm lên trên tay rồi, đúng không? Cô ấy chỉ biết nói:

- Được.


Mượn đồ vật không thể mượn như vậy, mượn đồ vật là phải người ta lấy cho quý vị, như vậy mới có lễ phép.

- Có thể cho tôi mượn một cây bút không?

Họ vui vẻ cho quý vị mượn cây bút đó, để tự chủ nhân lấy. Cho nên những chỗ tiểu tiết này, chúng ta nên duy trì suy nghĩ cho người khác. Đây là “Dùng đồ người, phải hỏi trước, nếu không hỏi, thành trộm cắp”.

Tiết học này chúng ta học đến đây, cảm ơn.



***

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 2.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương