CHỦ giảNG: Tiến sĩ Thái Lễ Húc Giảng ngày: 15/02 23/02/2005 ĐƯỜng đẾn hạnh phúC



tải về 2.88 Mb.
trang14/16
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.88 Mb.
#35399
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

14 Ronald Wilson Reagan (/ˈrɒnəld ˈwɪlsən ˈreɪɡən/; 6 tháng 2 năm 1911 – 5 tháng 6 năm 2004) là tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ (1981–1989).


15 Ngũ luân: Là năm loại quan hệ xã hội: Vợ chồng, Cha con, Anh em, Vua tôi, Bạn bè

16 “Nhân phi thánh hiền, thục năng vô quá”

17 “Nhất thiết pháp đắc thành ư nhẫn”

18Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân”: Các loại tụ lại thành phương, các vật chia ra từng bầy.

Vũ trụ muôn vật vô cùng vô tận được phân chia thành nhiều loại có giới hạn, “loại” đã trở thành cái dây nối thông thương những sự vật liên quan với nhau. Chỉ cần sự vật có tính chất, tính năng, công dụng, hình tượng, kết cấu tương đồng, gần nhau hoặc gần giống nhau đều có thể quy thành cùng loại.



19 “Kính nhi viễn chi”: Tôn kính, nhưng chỉ có thể nhìn từ xa, không thể gần hoặc không muốn gần (vì không thể noi theo được hoặc vì quá xa lạ với mình)

20 Thường Lễ Cử Yếu”: Lễ phép hàng ngày – Của lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam

21 Mạnh tử nói: “Thuấn hà nhân dã? Dư hà nhân dã? Hữu vi giả diệc nhược thị”: Thuấn là người nào, Vũ là người nào, họ làm được mình cũng làm được;

22 Ái ốc cập ô”: Chỉ vì yêu thích căn nhà mà yêu cả con quạ trên mái nhà nữa – Nghĩa là: Yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng

23 Thành giả vật chi thỉ chung, bất thành vô vật”: Chân thành là khởi đầu và cùng đích của mọi vật, không chân thành không có vật nào hết.

24 VCD 27 – Đoạn 1

25 VCD 33 – Đoạn 1

26 Áp nặc ác thiểu, cửu tất thụ kỳ lụy; Khuất chí lão thành, cấp tắc khả tương y”: Gần gũi trẻ xấu, lâu ngày tất lụy đến mình; Chịu khuất bậc lão thành, lúc cấp có thể nương tựa.

27 VCD 27 – Đoạn 3;

28Ngôn hành đồng nhất”: Lời nói đi đôi với việc làm

29 VCD 27 – Đoạn 2

30 VCD 27 – Đoạn 4

31 Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên, tên khi sinh của Đại Vũ là Tự Văn Mệnh, ông là cháu 5 đời của Hiên Viên Hoàng Đế; cha của Vũ là Cổn là con trai út của Chuyên Húc. Cha của Chuyên Húc là Xương Ý, con thứ 5 của Hiên Viên Hoàng Đế. Vũ đã được sinh ra tại núi Long Sơn nay thuộc Bắc Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên, mặc dù có ý kiến cho rằng ông được sinh ra ở Thập Phương. Mẹ của Vũ là một người phụ nữ tên là Nữ Chí.

Khi còn là một đứa trẻ, cha Vũ là Cổn di chuyển người dân về phía đông Trung Nguyên. Vua Nghiêu phong cho Cổn làm người đứng đầu ở địa điểm thường được xác định là gần núi Tung Sơn. Vũ do đó được cho là lớn lên trên sườn Tung Sơn, phía nam sông Hoàng Hà Sau đó, ông kết hôn với một người phụ nữ ở núi Đồ Sơn, người thường được gọi là Đồ Sơn Thị và có một con trai tên là Khải.

Theo truyền thuyết, vua Vũ là vị vua đầu tiên của nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc, được coi là người sáng lập ra triều đại này. Ông được nhớ tới nhiều nhất với tư cách là người đã có công phát triển kỹ thuật trị thủy chinh phục các sông ngòi Trung Quốc.


32Những câu chuyện cổ nói rằng Vũ đã hy sinh rất nhiều để kiểm soát lũ lụt. Trong một câu chuyện phổ biến, ông mới chỉ được kết hôn bốn ngày khi ông được giao nhiệm vụ chống lũ. Ông nói lời tạm biệt với vợ mình, nói rằng không biết khi nào ông sẽ trở lại. Trong suốt 13 năm chống lũ, ông đi ngang qua nhà của mình ba lần nhưng đều không bước vào trong.

  • Lần đầu tiên đi ngang qua, ông nghe nói rằng vợ của mình đang sinh đẻ.

  • Lần thứ hai đi ngang qua, con trai của Vũ đã có thể gọi tên cha mình. Gia đình thúc giục Vũ trở về nhà nhưng ông nói từ chối vì lũ lụt vẫn xảy ra.

  • Lần thứ ba đi ngang qua, con trai của ông đã hơn 10 tuổi. Mỗi lần như vậy, Vũ đều từ chối đi vào cửa, nói rằng vì lũ lụt đã khiến vô số người vô gia cư, ông chưa thể nghỉ ngơi được.

33 Trong suốt triều đại của Nghiêu, vùng trung tâm Trung Quốc thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ lụt đã ngăn cản phát triển kinh tế và xã hội. Cha Vũ là Cổn được giao nhiệm vụ xây dựng hệ thống kiểm soát lũ lụt. Ông đã trải qua chín năm xây dựng một loạt các tuyến đê và đập nước dọc theo bờ sông, nhưng không đạt hiệu quả nên bị người kế tục vua Nghiêu là Thuấn xử tử. Khi trưởng thành, Vũ tiếp tục công việc của cha và đã thực hiện một nghiên cứu cẩn thận các hệ thống sông trong một nỗ lực để tìm hiểu lý do tại sao những nỗ lực tuyệt vời của cha ông đã không thành công.

Phối hợp với Hậu Tắc, Vũ đã thành công trong việc phát minh ra một hệ thống kiểm soát lũ lụt rất quan trọng trong việc xây dựng sự thịnh vượng của khu trung tâm Trung Quốc. Thay vì trực tiếp đắp đập ngăn dòng chảy của sông, ông đã thực hiện một hệ thống kênh mương thủy lợi thuyên giảm nước lũ vào các cánh đồng, cũng như chi tiêu lớn trong nỗ lực nạo vét lòng sông. Vũ được cho là đã ăn và ngủ chung với các nhân viên và dành hầu hết thời gian cá nhân của mình để hỗ trợ công tác nạo vét dải phù sa của con sông trong 13 năm cho đến khi dự án hoàn thành. Việc nạo vét thủy lợi đã thành công và cho phép văn hóa Trung Hoa cổ đại phát triển dọc theo sông Hoàng Hà, sông Vị và đường thủy của vùng trung tâm Trung Quốc. Dự án này đã khiến Vũ nổi tiếng trong suốt lịch sử Trung Quốc, và được gọi trong lịch sử Trung Quốc là "Đại Vũ trị thủy". Đặc biệt, núi Long Môn dọc theo sông Hoàng Hà đã có một kênh rất hẹp đã chặn nước chảy tự do về phía đông hướng đến đại dương. Vũ được cho là đã mang lại một số lượng lớn người lao động để mở kênh này, và được biết đến như là "Cổng Vũ".



34 Tài thí giáo”: Phương thức giáo dục tùy theo năng lực, căn cơ mà truyền trao giáo pháp.

35Quân nhân, thần trung”: Vua thì nhân từ, bề tôi trung, hiếu.

36 Mạnh Tử nói với Tề Tuyên Vương: “Quân chi thị thần như thủ túc, tắc thần thị quân như phúc tâm; Quân chi thị thần như khuyển mã, tắc thần thị quân như quốc nhân; Quân chi thị thần như thổ giới, tắc thần thị quân như khấu thù."

37 Giàu ba họ, khó ba đời”: Không ai giàu có cả ba họ và cũng không ai nghèo khó luôn ba đời. Câu này ý nói sự giàu nghèo không riêng gì một ai, có lúc đang giàu mà hóa nghèo, hoặc có lúc đang nghèo lại trở nên giàu có. “Lên voi, xuống chó”

38 (Thái độ) coi sự hòa thuận, êm thấm là quý (từ điển Việt – Việt)

39Xt: “Lễ”: Là phép tắc trong phép cư xử phải cung kính, kính trọng với người xung quanh; “Nghĩa”: Là phải làm theo điều phải, tránh cái xấu xa, phát huy lòng hào hiệp, nghĩa khí; “Liêm”: Là sống trong sạch ngay thẳng, không tham của người, của mình cũng phải biết bỏ ra; “Sỉ”: Là biết xấu hổ, biết phẩm giá cho bản thân và quốc gia.

40 Bần tiện chi giao mạc khả vong/Tào khang chi thê bất khả hạ đường”: Bạn bè chơi nhau từ thuở nghèo hèn chẳng nên quên; Vợ chồng cưới khi còn ăn tấm mẳn chẳng nên bỏ ở nhà sau. “Tào” là cám, “Khang” là tấm, ý nói nghèo khổ ở cùng nhau

41 Xt: “Quân tử động nhi thế vi thiên hạ đạo, hành nhi thế vi thiên hạ pháp, ngôn nhi thế vi thiên hạ tắc, viễn chi tắc hữu vọng, cận chi tắc bất yếm”:

Quân tử:


  • Cử động có thể đời đời làm đạo cho thiên hạ;

  • Hành vi có thể đời đời làm khuôn phép cho thiên hạ,

  • Nói năng có thể đời đời làm chuẩn tắc cho thiên hạ,

Người ở xa có trông mong, người ở gần không bao giờ chán (Trung Dung)



42 Xt: “Cư gia giới tranh tụng, tụng tắc chung hung.

Xứ thế giới đa ngôn, ngôn đa tất thất”
Trong nhà chớ nên tranh kiện, kiện tất kết cục chẳng lành.

Ra đời chớ có nói nhiều, nhiều nói ắt sẽ sơ thất.


43 Tình người, phép nước

44Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác. Tiểu nhân phản thị”: Người quân tử giúp người ta làm việc tốt, không giúp người ta làm việc xấu. Còn kẻ tiểu nhân thì trái lại.

45 Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu. Thoại bất đầu cơ bán cú đa”: Rượu bên tri kỷ nghìn ly thiếu; Nói chẳng hợp không quá nửa câu

Xt: Trích từ bài "Xuân nhật Tây hồ ký" của Âu Dương Tu (1007-1072), một nhà thơ đời Tống bên Trung Quốc. Nguyên văn:

Xuân nhật Tây hồ ký

    Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu

    Thoại bất đầu cơ bán cú đa

    Dao tri hồ thượng nhất tôn tửu

    Năng ức thiên nhai vạn lý nhân

Ngày xuân ghi chép ở hồ Tây

    Rượu bên tri kỷ nghìn ly thiếu

    Nói chẳng hợp không quá nửa câu.

    Trên hồ nâng cốc biết nhau

    Nhớ người muôn dặm dãi dầu quan san


46 Xt: Điều đầu tiên trong giáo dục Trung Quốc là khẳng định “Nhân chi sơ tính bổn thiện” (con người tánh vốn lành). Dạy học chẳng có gì khác, ngoài việc làm cho người ấy từ “tập tánh” trở về “bổn tánh”.

Nếu nói “Đứa học trò này quá hư hỏng, chẳng thể dạy được, phải khai trừ nó”, tức là dạy dỗ thất bại. Quý vị phải biến học trò hư hỏng thành học trò ngoan hiền, quý vị mới giáo dục thành công, còn quý vị nói “chẳng thể dạy, khai trừ”, tức là trò chẳng có khuyết điểm, mà là chính quý vị có khuyết điểm: Thiếu năng lực, thiếu đức hạnh, chẳng thể cảm hóa nó. Đó là quý vị thất bại, chẳng phải do học trò, học trò chẳng có khuyết điểm.

Những điều này chẳng phải do tôi nói, mà do cổ thánh tiên hiền đã nói. Dạy chẳng thành công, hãy trách chính mình! Cổ nhân Trung Quốc nói:“Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ” (làm không được, hãy xét lại mình), quý vị mới có thể giải quyết vấn đề. Quý vị muốn đem trách nhiệm đổ lên đối phương, trật rồi, hoàn toàn trật rồi! Trung Quốc từ xưa tới nay giáo học thành công, không có gì khác, chỉ là hai câu nói ấy. Cha mẹ cũng vậy, dạy con cái không nên thân, chẳng phải là con cái bất hảo, mà do chính mình chẳng trọn hết trách nhiệm, chẳng dạy kỹ lưỡng. Thầy dạy học trò, dạy chẳng nên người, khi đó, thầy phản tỉnh: Chẳng phải là lỗi của học trò!

Do vậy, tu dưỡng đức hạnh của chính mình, nâng cao cảnh giới của chính mình, tự nhiên sẽ có thể cảm hóa thế hệ kế tiếp. (Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - Phần 12 - Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không - Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa -Thời gian: Ngày 5 tháng 04 năm 2010)



47Văn nhân tướng khinh”: Người đọc sách, người theo đuổi học vấn đều coi thường người khác, đều cảm thấy mình hơn người. Không phục người, thậm chí là không phục cổ nhân, nhưng bản thân theo đuổi suốt một đời, cũng không cách nào vượt qua cổ nhân (Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Tập 536 – Chủ giảng lão PS. Tịnh Không)

48 Xt: “Giáo thượng sở thi, hạ sở hiệu giả. Dục dưỡng tử sử tác thiện giả”: “Giáo” người trên đặt ra, người dưới bắt chước làm theo; “Dục” nuôi con khiến con làm điều thiện).
Từ “Giáo” bắt nguồn từ chữ Hán, 教 – giáo thuộc loại chữ hội ý. Chữ này cho thấy: Tay của thầy giáo cầm một cái roi, đang nhắc nhở một đứa trẻ học bài; Trên có chữ hào, vừa có nghĩa là: Bắt chước, học theo. Nên chữ “giáo” có nghĩa là “Thượng sở thi, hạ sở hiệu: Người trên thi hành cho kẻ dưới bắt chước” (Thuyết Văn Giải Tự), nghĩa là: Dạy dỗ, chỉ bảo, hướng dẫn.

49 Tứ đại cổ văn minh”: Lưỡng Hà (gần sông Euphrates và sông Tigris – Mẫu chữ hình nêm, Lịch thái âm là lịch dựa vào sự tròn khuyết của mặt trăng); Ai Cập (gần sông Nin – Mẫu chữ tượng hình – Lịch thái dương là lịch căn cứ vào sự chuyển động của mặt trời); Ấn Độ (gần sống Ấn – Chữ Ấn chưa được giải mã); Hoàng Hà (Gần khu vực sông Hoàng Hà - Nền tảng chữ Hán)

50Văn tự của Trung Quốc gọi là “Văn Ngôn Văn”, toàn thế giới bất cứ một quốc gia dân tộc nào cũng đều không có, văn tự Trung Quốc là một loại chữ phù hiệu.
Văn Ngôn là một loại văn viết được lưu hành đã lâu, có nghĩa đen là “Lối viết văn chương cổ điển được sử dụng trong sách vở”, Văn Ngôn khác với văn nói thông thường (Bạch Thoại). Theo Vương Lực (một nhà Hán học trứ danh cận đại), Văn Ngôn lấy ngôn ngữ thời Tiên Tần (trước thời Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa) làm cơ sở, được canh cải qua các đời Hán, Đường, Tống trở thành một thứ văn viết thống nhất và không bị lệ thuộc vào ngôn ngữ hội thoại thông dụng. Theo tiên sinh Trần Văn Chánh, có thể phân biệt Bạch Thoại và Văn Ngôn một cách đơn giản như sau: “Hễ dùng tai nghe và hiểu được thì là Bạch Thoại. Hễ không dùng mắt để xem sẽ không hiểu được thì đó là Văn Ngôn”.
Sau phong trào vận động Ngũ Tứ (1919) của một số người quá khích muốn xóa bỏ toàn bộ nền học vấn cũ, hầu như không còn sách vở nào viết bằng Văn Ngôn. Ngay trong số những người tốt nghiệp đại học ở Đại Lục hoặc Đài Loan hiện thời (nhất là tại Đại Lục), có không ít người lúng túng, cảm thấy Văn Ngôn rất khó hiểu. (A DI ĐÀ Kinh yếu giải – tập I – Chủ giảng: PS. Tịnh Không – Bửu Quang Tự Đệ tử Như Hòa chuyển ngữ)

51 Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả, tiên trị kì quốc;

  • Dục trị kì quốc giả, tiên tề kì gia;

  • Dục tề kì gia giả, tiên tu kì thân;

  • Dục tu kì thân giả, tiên chính kì tâm;

  • Dục chính kì tâm giả, tiên thành kì ý;

  • Dục thành kì ý giả, tiên trí kì tri, trí tri tại cách vật”.

52 Tứ thư: Đại Học, Trung Dung, Luận ngữ, Mạnh Tử

Ngũ Kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu

53 Hải Thụy bãi quan”: Hải Thuỵ là quan thanh liêm. Nhưng được nổi tiếng là thanh liêm vì luôn bị bãi quan. Con người Hải Thuỵ có duyên với bãi quan. Hải Thuỵ trải qua bốn triều vua: Chính Đức, Gia Tĩnh, Long Khánh, Vạn Lịch.

Hải Thuỵ có nửa cuộc đời lăn lộn nơi quan trường, trong thời gian đó có mấy lần bị bãi quan hoặc xin từ quan. Riêng trong hai năm làm quan ở Nam Kinh đã có hơn bảy lần cáo lão về quê; có một lần được nhàn rỗi nhất là mười sáu năm. Cứ thế mà tính, thấy Hải Thuỵ có 33 năm lăn lộn nơi quan trường thì một nửa thời gian là bị bãi quan. Có điều Hải Thuỵ vừa bị bãi vừa được thăng, và một lần bãi một lần thăng, quan chức ngày một cao.


1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương