CHỦ giảNG: Tiến sĩ Thái Lễ Húc Giảng ngày: 15/02 23/02/2005 ĐƯỜng đẾn hạnh phúC



tải về 2.88 Mb.
trang10/16
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.88 Mb.
#35399
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16

(VCD 27)


24Chào các bạn! Chúng ta xem tiếp đoạn dưới:

17-7&8. “Tá nhân vật, cập thời hoàn; Hậu hữu cấp, tá bất nan” (Mượn đồ người, trả đúng hẹn; Sau có cần, mượn không khó)

1. Mượn đồ của người phải trả đúng hẹn

Khi chúng ta mượn đồ gì của người khác, mỗi niệm đều phải nghĩ lúc nào trả lại. Điều này nên cẩn thận, vì người ta cho chúng ta mượn đồ gì là đối với chúng ta có giúp đỡ, có ân, nếu như chúng ta trả không đúng hẹn thì không có đạo nghĩa.

Khi chúng ta đã xác định thời gian nào phải trả cho họ, nhưng lại sợ mình quên mất, vậy thì phải làm sao? Quý vị có thể trực tiếp viết lên trên lịch treo tường. Quý vị mỗi ngày đều xem lịch thì sẽ không quên, hoặc giả là ở quyển sổ tay của quý vị, viết lên trên lịch làm việc. Quý vị đối với mỗi lần mượn đồ vật của người khác đều cẩn thận như vậy, sau này người ta rất hoan hỷ mang đồ vật cho quý vị mượn.


Trịnh Liêm - thời nhà Minh, mượn sách

Trịnh Liêm có một lần đến nhà người ta mượn sách. Vì đó là gia đình giàu có, họ nói với ông:

- Quyển sách này cho ông mượn, nhưng ông mười ngày sau phải trả cho tôi.

Người ta cho mượn nên ông cũng rất hoan hỷ. Mười ngày rất nhanh, ngày thứ mười, đúng lúc tuyết rơi lớn, có thể chủ nhân cuốn sách nghĩ ông không thể đến, nhưng Trịnh Liêm vẫn đội gió tuyết lớn đi đến. Vị chủ nhân này rất cảm động, cũng rất nể phục ông, cho nên nói với ông:

- Sau này sách của chúng tôi đều hoan hỷ cho ông mượn.

Chúng ta mượn thứ gì của người khác, nếu như người ta nét mặt không vui, thì không nên trách người, mà nên xét lại chính mình. Chữ tín trong xã hội của chúng ta, là phải từng chút từng chút xây dựng nên. Chúng ta không nên ngưỡng mộ “Người này làm sao được người khác tín nhiệm như vậy?” mà tất có nguyên nhân của họ. Chúng ta phải tự mình nghiêm túc hướng đến nơi này để nỗ lực.

2. Vay tiền của người phải trả đúng hẹn

Ngày nay người mượn tiền người khác là cái gì? Là đại ca; Còn người cho mượn tiền là tiểu đệ. Người mượn tiền đều ăn trên ngồi trước, sau đó người cho mượn tiền phải đi cầu họ trả. Quý vị xem cái xã hội này có điên đảo không? Mượn của người ta rồi, kỳ thực mình đã có nhưng vẫn không chịu trả. Điều này đều tồi tệ đến cùng cực, thật không ngờ lúc đầu nói ngon nói ngọt mượn tiền quý vị, sau đó dù có tiền vẫn nhất định không chịu trả.
Thứ nhất: Thời xưa dùng nhân cách làm bằng

Thời xưa con người có đức, chỉ cần mình có tiền thì lập tức đi trả ngay. Chữ tín của thời xưa có giống thời này không? Không giống. Tín của thời xưa là nhân cách, có cần giấy biên nhận không? Có cần không? Không cần. Cho nên thành tín của người xưa là tượng trưng cho nhân cách của một người, không cần giấy biên nhận. Đây là nói khoảng chừng năm, sáu mươi năm trước, xã hội xưa vẫn có phẩm đức như vậy.

Ông ngoại tôi lúc trước là chủ tiệm gạo, rất nhiều người lúc không có tiền, đến tiệm gạo ông đều bán thiếu chịu cho họ. Đến tết, đến lễ phần nhiều người ta đều sẽ mang đến trả, chỉ có số ít người chưa đến trả, bởi vì không có tiền. Nhưng ông ngoại tôi cũng không đi đòi, vì người với người lúc đó đều rất có tín nhiệm, đều biết đối phương khi có tiền nhất định sẽ mang đến trả.

Ngày nay điều này nhất định là rất khó, chúng ta lại phải đi đòi người ta, vậy thì thật không có đạo nghĩa. Cho nên quý vị thấy con người trước đây họ đối với người là tín nhiệm bằng chính nhân cách của họ.

Thứ hai: Thời nay dùng “Giấy giao kèo” làm bằng

Là giấy trắng mực đen, đây là một góc độ của phương Tây, nghĩa là họ hoài nghi quý vị, xem quý vị có phải là người tốt không? Có phải là người có chữ tín không? Quý vị phải chứng minh cho họ thấy, quý vị có chữ tín hay không. Thái độ đối với “tín” này của phương Tây không giống của phương Đông.

Nhưng chúng ta bây giờ đang xử lý vấn đề “tín” này, là phương Đông hay là phương Tây? Bây giờ tương đối lệch về phương Tây. Vì nếu phải làm giống phương Đông có thể không mấy người dám làm, trong lòng sẽ lo lắng, vì sợ người thời nay nói mà không giữ chữ tín. Rốt cuộc như vậy là chúng ta tiến bộ hay thối lui, chúng ta nên tĩnh tâm suy nghĩ. Đáng lý quý vị phải trả cho người ta quý vị không trả, nhìn tưởng chừng quý vị đã chiếm được chút lợi, kỳ thực đã mang chữ tín toàn xã hội của quý vị từng chút từng chút thấm đi hết.

Ở Thâm Quyến có một thương nhân, ông bàn chuyện làm ăn với nông dân, bàn xong người nông dân này bán mảnh đất cho ông. Sau khi bán cho ông xong, ông chỉ trả một nửa tiền, số còn lại không trả cho họ. Người nông dân này rất tức giận, vì đó là mảnh đất duy nhất của gia đình, vậy mà còn nợ 6000 tệ không chịu trả. Người thường cảm thấy chiếm được của người khác, dường như mình có lợi. Mấy ngày sau, người nông dân này mang bom đến nhà ông đó, cùng sống chết với họ. Báo viết “Một mạng bao nhiêu tiền? 6000 tệ”.


3. Luôn giữ tâm biết ơn người cho ta vay, mượn

Chữ tín vô cùng quan trọng:

  • Chúng ta phải làm tốt chữ tín của chính mình;

  • Phải niệm niệm luôn nghĩ “Người khác cho chúng ta mượn đồ là giúp đỡ cho chúng ta”. Chúng ta phải không được quên đạo nghĩa này, ân đức này, thì tự nhiên chúng ta rất có tính cảnh giác, nói giữ lấy lời.

III. TỔNG KẾT CHƯƠNG “CẨN”


25Môn học của chúng ta trong những ngày nay đều bàn đến “Cẩn thận ngôn hạnh”. Đây đều là trong những chi tiết đối xử giữa người với người, chúng ta phải vô cùng cẩn thận, vô cùng cung kính. Vì thế chúng ta có một câu cách ngôn nhắc đến: “Thanh thiên bạch nhật đích khí tiết, tự ám thất ốc lậu trung bồi lai; toàn càn chuyển khôn đích kinh luận, tự lâm thâm lí bạc xử đắc lực.”

Ý nghĩa này cũng nói với chúng ta:

Thanh thiên bạch nhật đích khí tiết”: Một người khí tiết vô cùng trong sạch đều bắt đầu bồi dưỡng từ đâu?

Tự ám thất ốc lậu trung bồi lai” (Từ trong những căn phòng tối tăm hẻo lánh mà bồi dưỡng): Tức là từ lúc họ ở một mình, từ nơi mà người khác không nhìn thấy. Họ đều có thể nói làm đồng nhất, mới có thể bồi dưỡng ra khí tiết như vậy. Cho nên những chi tiết nhỏ trong cuộc sống cũng là đại học vấn.

Toàn càn chuyển khôn đích kinh luân”: “Toàn càn chuyển khôn” là có năng lực xoay chuyển càn khôn (trời, đất). Bắt đầu từ đâu mà xây dựng căn cơ?

Tự lâm thâm lí bạc xử đắc lực” (Ngay từ rừng sâu, hẻo lánh, nguy hiểm mà nỗ lực ứng xử): Chính là nói từ nơi họ đối diện với người, đối diện với mỗi sự việc, mỗi vật đều có thể cung kính, đều có thể cẩn thận đối đãi, thì mới có thể sau này làm việc rất lớn được.

“Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn” có nhắc đến cung kính đối với các bậc lão thành:“Khuất chí lão thành, cấp tắc khả tương y”26 (Chịu khuất bậc lão thành, lúc cấp có thể nương tựa).

Những thái độ cẩn thận này của họ đều tích lũy từng tí từng tí mà được. Người nào luôn luôn ở những chi tiết nhỏ này, có thể vô cùng cẩn thận, vậy thì họ mới có thể thực sự làm tốt việc quan trọng lớn lao. Giả sử những điểm nhỏ này cũng không có tâm, thì lúc thực sự đón tiếp một việc trọng đại, rất có khả năng sẽ có rất nhiều tình huống nhỏ xuất hiện. Thậm chí còn có khả năng làm rối loạn manh mối.

Cho nên chúng ta làm cha làm mẹ, trong những tình tiết nhỏ này, cũng nên từ nhỏ phải nhắc nhở con cái. Bản thân chúng ta cũng cần quán chiếu bản thân nhiều hơn về việc khởi tâm động niệm trong những sự việc nhỏ nhặt này, từ đó mà lập tức sửa lỗi, sửa sai.

***

CHƯƠNG IV

“TÍN”

(LÀM MỘT NGƯỜI ĐỂ NGƯỜI KHÁC TIN)



I. ĐỀ CHƯƠNG: “TÍN”


Khổng Lão Phu Tử ở trong Luận Ngữ cũng nhiều lần nói đến sự quan trọng của “tín”.

Trong Luận Ngữ nói rằng: “Nhân vô tín bất lập”, nghĩa là: Người không có chữ tín thì không có chỗ đứng trong xã hội, trong tập thể. Vì xã hội là sinh hoạt đoàn thể, nếu như mọi người đều không tín nhiệm quý vị, họ sẽ rời xa quý vị, nếu vậy thì quý vị rất khó phát triển.

Khổng Phu Tử cũng nói “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã” (Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc). Nếu như một người bất tín, ta thật không biết họ còn có thể làm nên được việc gì? Cho nên “tín” đối với một con người rất quan trọng.

Chúng ta xem chữ “Tín” này, nó là chữ hội ý. Bên trái là chữ “Nhân”, bên phải là chữ “Ngôn”, ý nói rằng lời nói của con người nhất định giữ tín, lời nói phải có uy tín.


I-1. Ý nghĩa của chữ “tín”

1. Tín ngôn (Giữ chữ tín trong lời nói)

Chúng ta thấy người thời xưa, thái độ đối với lời nói đều là một lời giá nghìn vàng “Nhất ngôn cửu đỉnh” (Một lời nói ra nặng tựa chín đỉnh).
2. Tín nghĩa (Giữ chữ tín trong nghĩa vụ)
Thứ nhất: Không nói ra nhưng luôn phải làm bằng được

Chữ “Tín” này, ngoài ý nghĩa giữ tín ra, nó còn có một hàm ý khác, chính là “tín nghĩa”: “Tín” và “Nghĩa” là kết hợp cùng nhau, tín nghĩa này tuy không nói ra, nhưng đều để trong tâm của con người.

Ví dụ nói: Tuy chúng ta không có nói với cha là con phải hiếu thảo với cha, nhưng ở trong tâm của chúng ta, luôn luôn giữ gìn chữ “nghĩa” này.


Thứ hai: Là bổn phận, nghĩa vụ làm người

Chữ tín này còn có một nghĩa rộng khác, chính là đạo nghĩa, tình nghĩa, ân nghĩa. Dùng cách nói của thời nay gọi là nghĩa vụ, bổn phận làm người.

Từ điểm này để lý giải tín, thì quý vị có thể mang ý nghĩa của nó nói rộng thêm.


2. Chữ “Tín” trong quan hệ “Ngũ luân”


Chúng ta biết học vấn của thánh nhân không ngoài việc lấy mối quan hệ giữa người với người làm cho tốt, đây là căn bản nhất, nghĩa là học làm người trước, làm người giữ tín như thế nào? Làm người không nằm ngoài năm mối quan hệ luân thường đại đạo gọi là “Ngũ luân”.

Cái gì là “Ngũ luân”? Điều này phải kiểm tra bài, quý vị phải tập trung tinh thần bắt đầu trả lời: “Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín”.

Nghĩa là: “Cha con có quan hệ thân thiết, vợ chồng có trách nhiệm khác nhau, vua tôi có nghĩa, lớn nhỏ có tôn ty thứ tự, bạn bè giữ chữ tín”.

Thứ nhất: Quan hệ cha con

Một là: Tín ngôn

27Chúng ta xem mối quan hệ cha con: Đương nhiên trước tiên quý vị phải giữ lấy chữ tín, quý vị mới có thể khiến gia đình, con cái tốt được, con cái mới có thể nể phục quý vị.

1- Cha mẹ lời nói phải đi đôi với việc làm28

Nếu như cha nói một đằng làm một nẻo thì con cái có cung kính quý vị không? Không thể. Nếu quý vị tiếp tục như vậy, bảo đảm đứa con này sau này nhất định sẽ phản nghịch, bởi vì nó bất mãn, nó bất phục, tích lũy dần từ nơi đó, sẽ có một ngày núi lửa phun trào. Cho nên đối với con cái, tất nhiên phải giữ lấy chữ tín.

Tăng Tử (đời nhà Chu) giết heo giữ lời hứa

Thời nhà Chu có một câu chuyện là Tăng Tử giết heo. Câu chuyện này nói như sau: Vợ của Tăng Tử đi ra ngoài mua thức ăn, đứa con liền nói:

- Mẹ ơi, con muốn đi với mẹ.

Mẹ của nó liền nói:

- Ai dô! Con đừng phiền nữa, nếu như con ngoan ngoãn, mẹ trở về giết heo cho con ăn.

Vợ tăng Tử nói qua loa một lúc với đứa con, nhưng Tăng Tử nghe được hai mẹ con nói chuyện với nhau. Vợ của ông mua đồ trở về thì thấy Tăng tử đang làm gì? Mài dao. Vợ ông sợ chết khiếp chạy qua nói:

- Tôi đùa vui với con thôi, ông lại tưởng thật?

Tăng Tử liền nói với vợ của ông:

- Nếu đối với con cái, bà có một câu không giữ tín, trong đời bà bảo nó phải tin tưởng bà là điều rất khó khăn.

2- Các điều kiện cần thiết trước khi hứa khả

Trước khi hứa phải xem xét các điều:

  1. Quý vị nhất định phải làm được mới hứa khả

  2. Nếu thực hiện lời hứa này phải có lợi ích đối với đứa trẻ

  3. Phù hợp với luật pháp quốc gia không?

  4. Phù hợp với nội quy, quy định (lệ) không?

Cho nên, làm người trưởng giả cũng nên thận trọng lời nói việc làm. Quý vị không nên nói:

- Kinh tế của tôi khá giả như vậy, nó muốn cái gì cho cái đó.

Mà quý vị phải xem nó có thực sự cần không. Đệ Tử Quy nói: “Sự phi nghi, vật khinh nặc; Cẩu khinh nặc, tiến thoái thác” (Việc không hợp, chớ xem thường, mà nhận lời; Nếu nhận lời, làm hoặc không, cũng đều sai).

Cho nên, là phụ huynh quý vị nên suy nghĩ độ thận trọng của lời nói.


Hai là: Tín nghĩa

“Phụ tử hữu thân” (cha con thân thiết): Giữa cha con, ngoài việc phải giữ chữ tín ra, nhất định cha phải thương yêu con cái, con nhất định phải hiếu cha.

  1. Cha mẹ phải có bổn phận dậy con tốt

Chúng ta thường nghe một số bạn bè nói:

- Con cái đã sinh rồi thì nên tận tâm tận lực dạy tốt chúng. Đây là bổn phận làm người.

Tôi rất thích nghe được những lời như vậy, nghe rồi sẽ cảm thấy máu huyết tuần hoàn rất tốt, vì có tính tình ngay thẳng. Khi một người có đạo nghĩa, quý vị sẽ cảm thấy nói chuyện với họ rất thoái mái.


  1. Con có bổn phận phải hiếu thảo với cha mẹ

Hiếu tử thời xưa, thực sự mỗi niệm không quên ân đức của cha mẹ, ân nghĩa của cha mẹ.

1) Chu Thọ Xương (đời Tống) tìm mẹ

Thời Tống có một người đọc sách tên là Chu Thọ Xương. Vì mẹ ông không phải là vợ đầu của cha ông, vợ cả của cha ông lại rất đố kỵ với mẹ ông, cho nên lúc ông 7 tuổi, người vợ cả này bắt mẹ ông phải đi lấy người khác, cho nên từ năm 7 tuổi ông đã phải xa mẹ.

Quý vị thấy đứa trẻ 7 tuổi phải đối diện với một bi kịch lớn của cuộc đời như vậy, một sự trải nghiệm quá lớn. Nhưng đứa trẻ này niệm niệm chỉ nghĩ đến sau này nhất định phải tìm mẹ về lại.

Chúng ta thấy một đứa trẻ 7 tuổi, đối với cha mẹ có thái độ như vậy, chúng ta thấy được đều rất cảm động. Quý vị nói:

- Bẩy tuổi thì biết cái gì.

Sai vậy. Chỉ cần quý vị từ nhỏ dạy chúng những đạo lý làm người này, đứa trẻ 7 tuổi có thể khiến chúng ta nể phục từ trong lòng.

Sau đó trong mấy mươi năm ông luôn thăm hỏi nhưng không có tăm tích. Sự nghiệp của ông cũng phát triển rất tốt, thời Tống Thần Tông, ông cũng đã làm quan. Năm ông 57 tuổi, tức là đã 50 năm qua rồi, ông hạ quyết tâm và nói với người thân của mình:

- Tôi phải đi tìm mẹ của tôi, nếu tôi không tìm được, tôi sẽ không trở về.

Nhất định phải tìm được, quyết chí đến cùng. Các bạn, có tìm được không? Lòng thành đã đến như kiềng ba chân. Người ta bắt đầu nghĩ mò kim đáy bể, nhưng kỳ thực có sự cảm ứng cha con, mẹ con.

Ông đã tìm đến Thiểm Tây xa xôi, đến một nơi gọi là Đồng Châu, thì đúng lúc trời đổ mưa nên ông dừng ở đó. Đây đều có cảm ứng, sau đó thì có nhân duyên dò hỏi được mẹ của ông. Đúng là thiên địa thật có tình, nhưng phải nương vào tâm của chúng ta sanh cảm.

Các bạn, chúng tôi đến Ôn Châu để giảng bài, đã mấy tháng trời không mưa, hôm chúng tôi đến, trời đã mưa. Chúng tôi đi Tần Hoàng Đảo cũng mấy tháng không có mưa, nhưng tối ngày hôm ấy, một trận tuyết đầu tiên trong năm đã đổ xuống.



Thực sự toàn thể hoàn cảnh tự nhiên với nhân tâm là một thể. Nhân tâm thiện, quốc thái dân an. Nhân tâm ác, tai nạn liên miên.

Chúng ta bây giờ muốn chuyển đổi trạng thái của xã hội, không nên đi báo oán, mà phải bắt đầu từ cái gì? Căn bản từ tâm chúng ta bắt đầu chuyển thiện. Tiến đến ảnh hưởng càng nhiều nhân tâm, toàn xã hội, tất cả tai nạn tự nhiên sẽ từ từ hóa giải được.



Cho nên ông dễ dàng tìm được mẹ của mình, mẹ ông đã hơn 70 tuổi, mẹ con cũng rất cảm động cùng rơi nước mắt. Chu Thọ Xương không chỉ đưa mẹ trở về để phụng dưỡng, ngay cả em trai, em gái của mẹ sinh sau này cũng đón về hết.

Xin hỏi ông với các em cùng mẹ khác cha này, có ký khế ước không? Có hay không? Không có.

Người xưa là tín nghĩa, tình nghĩa, nên ông đã đón tất cả về sinh sống. “Anh thương em, em kính anh, anh em hòa, là hiếu kính”, đây là tình nghĩa Chu Thọ Xương đối với mẹ.

2) Hoàng Đình Kiên (đời Tống) tận tâm, lực với mẹ

Một người đọc sách thời Tống khác tên là Hoàng Đình Kiên. Ông văn học rất giỏi, lúc đó ông đã làm thái sử, cũng là chức quan tương đối cao.

Nhưng mỗi ngày ông nhất định tự mình giúp mẹ rửa bô nước tiểu. Ông không phải không có người giúp việc, nhưng ông nhất định kiên trì mỗi ngày phải giúp mẹ làm việc mà người con như ông nên làm. Ngay cả bô nước tiểu ông còn rửa, thì việc khác cũng sẽ tận tâm tận lực.

Hoàng Đình Kiên tuy đã làm quan lớn, tuy “Danh văn, lợi dưỡng” đều đã đạt được, nhưng phần hiếu tâm chí thành đó của ông, có bị danh văn lợi dưỡng che lấp không? Không có.

Chúng ta nhìn lại xã hội của chúng ta ngày nay, một người làm kiếm được nhiều tiền, hiếu tâm đó của họ có thay đổi không? Rất có thể trở thành lắm tiền nhiều tật, dùng tiền để tận hiếu, vậy thì có thể tâm cung kính đó đều không đủ.

Tôi ở Âu Châu nghe Cô Dương giảng về câu chuyện Đức Dục, mỗi lần nghe hầu như đều là nước mắt chảy dài. Ngồi bên cạnh tôi là một bạn người Hongkong, anh ta dáng vẻ rất khôi ngô, một đại nam nhân. Lúc nghe giảng, tôi nước mắt cứ chảy mãi, anh ta thấy bộ dạng này của tôi liền mang khăn giấy đưa cho tôi, không dám nhìn tôi, chỉ từ từ đẩy qua cho tôi, tâm anh ta cũng rất điềm đạm. Vì sao nước mắt tôi cứ tuôn chảy? Vì mỗi lần nghe, ví dụ nghe đến “Tử Lộ Phụ Mễ” (Tử Lộ đội gạo).

3) Tử Lộ đội gạo phụng dưỡng phụ mẫu

Tử Lộ lúc ông còn rất nghèo khó, ông cũng tận tâm tận lực phụng dưỡng cha mẹ. Tử Lộ thường lên rừng cách xa cả trăm dặm đốn củi, sau đó đem bán lấy tiền, mua gạo đội về. Hàng xóm đều khen Tử Lộ là người con hiếu thảo. Trên đường vác gạo về không những không cảm thấy nặng, còn cảm thấy trong lòng rất thiết thực, rất hoan hỷ, bởi vì ông đang làm trọn bổn phận của người con. Sau này ông làm quan, giàu có rồi, mỗi bữa ăn đều rất thịnh soạn, nhưng ngược lại ông không ăn được. Người bên cạnh liền hỏi ông:

- Bữa cơm ngon như vậy, tại sao ông không ăn được?

Tử Lộ nói:

- Cha mẹ của tôi đã không còn, họ không thể cùng tôi hưởng thụ. Cơm này không thể sánh được lúc trước tôi giúp cha mẹ ngoài trăm dặm đi vác gạo về, cơm đó ăn vào mới thơm, mới thiết thực.

Qua từng câu chuyện của Thánh hiền, khiến tôi cảm nhận được, cái gì mới là mùi vị thật sự của con người. Cứ nghe như thế, trong lòng luôn gào thét “Làm người phải là như vậy mới vui sướng”. Cho nên chúng ta đối chiếu với người xưa, cũng nên nghiêm túc học tập theo họ. Đây là trong quan hệ cha con.

Ba là: Tín nghĩa trong quan hệ thầy trò

Thời xưa còn có một quan hệ, đối với suốt đời của một người cũng có ảnh hưởng rất lớn, tuy không có ở trong ngũ luân này, là “luân nào”? Thầy trò. Kỳ thực thầy trò có nằm trong ngũ luân không? Có không? Ở luân nào? Đáp án không giống nhau. “Nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ” (Một ngày làm thầy cả đời là cha), điều này với luân cha con không hai không khác.

Chúng ta từ trong lễ cổ xem thấy được cha mẹ qua đời phải để tang ba năm, thầy giáo qua đời cũng là “Táng tam niên” (Tang ba năm), hoàn toàn giống nhau. Chúng ta nhìn xem, thời xưa giữa thầy trò giữ chữ tín như thế nào? Cho nên thầy giáo với học sinh nhất định phải giữ lấy chữ tín, quý vị mới có thể làm cho học sinh tâm phục khẩu phục. Vậy học sinh đáp ứng việc của thầy giáo cũng nhất định phải tận tâm tận lực để làm được.

1- Tử Cống trọn đạo nghĩa với thầy

Khổng Phu Tử lúc đó dạy học có ba nghìn đệ tử, 72 hiền nhân, nên lúc Khổng Phu Tử qua đời, những đệ tử này đều ở bên mộ của Khổng Phu Tử dựng nhà kiên trì giữ hiếu ba năm.

Pháp luật có quy định điều này không? Không có. Phần ân nghĩa đối với thầy giáo, là bày tỏ tấm lòng đạo nghĩa. Trong đó có một vị đệ tử đã giữ 6 năm, ông là Tử Cống. Vì Tử Cống khi Khổng Phu tử qua đời, ông đang ở đất nước khác buôn bán, nên ông luôn tiếc nuối không tự tay đưa tiễn thầy đi. Cho nên ông giữ xong ba năm, tự mình thêm ba năm. Đạo nghĩa thầy trò này, con người của chúng ta thời nay thực sự rất khó lĩnh hội sâu sắc, lĩnh hội phần ý định giữa thầy trò đó.

2- Tình thầy trò Sử Khả Pháp

Vào thời nhà Minh có một danh thần là Sử Khả Pháp, thầy của ông là Tả Trung Nghị Công.

Có một lần Tả Trung Nghị Công chủ trì một lần thi cử của quốc gia, thi tiến sĩ.

1) Đạo nghĩa của thầy

Thông thường người đọc sách họ đối với đất nước đều có một sứ mệnh, nên vì đất nước chọn người tài hiền lương.

Cho nên thầy của ông trước lúc thi, cải trang đi tuần, bỏ quan phục xuống, mang áo quần cải trang đi tuần đến những chùa chiền, đi để xem xem những người đọc sách đến tham gia khảo thí ở trường thi tố chất của họ thế nào. Vì sao ông không đến khách điếm mà xem, lại phải vào trong chùa chiền? Bởi vì người đọc sách thời xưa đều rất khắc khổ, đều là mười năm bên cửa không ai hỏi, thành danh rồi thì thiên hạ mới biết. Cho nên những người có tiền ở khách điếm đó có thể đều thi không đậu.

Tả Trung Nghị Công liền đến một số danh sơn bảo sát để tuần tra. Đúng lúc đi vào phòng của Sử Khả Pháp, Sử Khả Pháp lúc đó vừa mới viết xong một bài văn nên đã ngủ thiếp đi. Tả Trung Nghị Công thấy bài văn này viết rất liền mạch lưu loát, trong văn biểu lộ ra khí tiết vì nước, vì dân.

Sau khi Tả Trung Nghị xem xong rất cảm động, lập tức đem áo khoác trên người khoác lên trên thân người học trò này, khoác lên thân của Sử Khả Pháp.

Đến khi chính thức khảo thí, Tả Trung Nghị Công lúc đang xem bài thi, bỗng nhiên thấy một bài thi tinh thần phấn chấn, liền mang nó ghi đứng đầu. Như vậy có nhìn tài liệu không? Thời xưa cũng không biết bài văn này là của ai, nhưng Tả Trung Nghị Công vì sao vừa thấy thì chắc chắn là của Sử Khả Pháp? Vì sao vậy? Vì lời nói và văn chương là tiếng lòng của một người, cho nên Tả Trung Nghị Công liền cảm giác được chính là của Sử Khả Pháp, ông cho Sử Khả Pháp đậu đứng đầu, đậu trạng nguyên.

Vì “sĩ tử” (người học trò đi thi) thi đậu đều phải bái quan chủ khảo làm thầy. Cho nên Sử Khả Pháp đã chọn giờ lành ngày tốt đến nhà của Tả Trung Nghị Công, làm lễ bái sư với ông. Sử Khả Pháp vào nhà, Tả Trung Nghị Công nói với sư mẫu:

- Sau này tiếp nối chí nghiệp cả đời của tôi, không phải con của tôi, mà là vị học trò này.

Kỳ thực thời xưa người đọc sách chân chính, họ không sợ mình không có con cháu, chỉ sợ là không vì đất nước chọn được người hiền tài, không truyền thừa được học vấn của Thánh hiền.

Vì sao tôi có cảm nhận sâu sắc như vậy? Vì Cô Dương và chú Lô với tôi, không thân chẳng quen, nhưng đối với tôi thương yêu rất nhiều, đem kinh nghiệm cả đời của họ chỉ dạy cho tôi, chỉ sợ tôi không nuốt được hết. Cho nên, từ tâm này của họ, khiến tôi sâu sắc cảm giác được, người đọc sách thời xưa, thực sự niệm niệm ở nhân dân, niệm niệm đang truyền thừa trí tuệ của Thánh hiền.

2) Tình nghĩa của trò

Sau này, Sử Khả Pháp với thầy giáo của mình cùng làm quan một triều.

Thật không may cuối đời nhà Minh hoạn quan nắm quyền, cho nên thầy của ông bị hãm hại, bị giam ở trong ngục. Làm người học trò, ông vô cùng lo lắng, liền nghĩ cách phải đến giám ngục để thăm thầy. Thầy của ông vì bị giam ở giám ngục, nên phải chịu hình phạt rất tàn nhẫn, lấy tấm sắt nung nóng đưa vào mắt, rất tàn khốc, ngay cả dưới đầu gối gân đều bị cắt đứt. Nghe vậy, Sử Khả Pháp vô cùng lo lắng, liền cầu lính gác ở trong giám ngục để ông có thể gặp thầy giáo một lần. Thật tâm này của ông cũng đã cảm động lính gác trong giám ngục, lính gác liền nói với ông:

- Ông giả vờ đến trong giám ngục nhặt đồng nát, nhặt rác, toàn thân phải làm cho thật dơ bẩn, như vậy mới có thể đi vào được.

Hôm đó Sử Khả Pháp liền làm đúng như vậy, từ từ đến giám ngục để thăm viếng thầy của ông. Khi nhìn thấy thầy đã thành hình dáng như vậy, không ngăn được nỗi đau khóc thất thanh, liền đi qua ôm lấy chân của thầy.

Con mắt của thầy ông đã không mở ra được, đột nhiên vừa nghe được âm thanh của Sử Khả Pháp, lập tức dùng hai tay banh mắt của mình ra, hai mắt nhìn thẳng Sử Khả Pháp, ông nói:

- Con là thân phận gì? Con là dường cột của quốc gia, tại sao có thể để mình vào nơi chỗ cấm địa nguy hiểm như vậy? Để những kẻ xấu này hại chết con, chi bằng bây giờ ta đánh chết con còn hơn.

Nói xong liền nhặt cục đá trên đất, ném về phía của Sử Khả Pháp. Sử Khả Pháp thấy thầy giận dữ như vậy, cũng nhanh chóng bước ra ngoài.

Các bạn, thầy của ông thân bây giờ đã thập tử nhất sinh, thấy học sinh thân cận như vậy đến thăm, ý nghĩ đầu tiên nghĩ đến là gì? Có nghĩ đến bản thân không? Không hề, mà nghĩ đến sự an nguy của quốc gia, nghĩ đến sự an toàn của học sinh.

3) Ân nghĩa của trò: Tri ân, báo ân

Cho nên sau này thầy của ông không may qua đời, Sử Khả Pháp cũng đảm nhiệm rất nhiều chức vụ quan trọng của quốc gia, cũng đã từng nắm quân đội phòng thủ bên ngoài. Lúc đang nắm quân đội, Sử Khả Pháp cho binh sĩ ba đội luân phiên, ban đêm với ông lưng kề lưng nghỉ ngơi, ông không muốn đi ngủ. Binh lính của ông, sau khi thấy thế, trong lòng không nỡ, bèn nói với ông:

- Đại nhân, nếu ngài tiếp tục như vậy nữa thân thể nhất định chịu không nổi.

Sử Khả Pháp liền đáp lại binh lính nói:

- Nếu như ta đi ngủ đúng lúc này, quân địch đến đánh, quốc gia chịu sự tổn hại, vậy là ta có lỗi với quốc gia, càng có lỗi với thầy giáo của ta.

Sử Khả Pháp chắc chắn niệm niệm không quên lời dạy của thầy.

Học sinh thời xưa báo đáp thầy mình thế nào? Y giáo phụng hành, thật sự mang học vấn Thánh hiền diễn bày ra.

Sử Khả Pháp mỗi lần trở về cố hương của ông, không phải đi thăm người thân của mình trước, mà đi thăm sư mẫu trước. Tất cả người thân của thầy giáo ông, Sử Khả Pháp đều chăm sóc tận tâm tận lực.

Đây chính là tình nghĩa của thầy trò, đạo nghĩa của thầy trò, không cần lời giao phó. Từ thời xưa chúng ta có thể thấy được tín nghĩa giữa thầy trò như vậy.


Thứ hai: Quan hệ vua tôi

29Trong ngũ luân, luân thứ hai “Quân thần hữu nghĩa” (Vua tôi có nghĩa).

Một là: Vua đối với dân thế nào?

1- Tín ngôn

30Người làm vua, cái gọi là “Vua không nói đùa”, nói lời nhất định giữ lấy lời.

2- Tín nghĩa

1) Đạo nghĩa, nhân từ với dân

Ngoài chữ tín trong lời nói ra, quan hệ quân thần đổi sang danh từ của chúng ta ngày nay gọi là: “Quan hệ của người lãnh đạo với nhân viên”, đều có nghĩa vụ, đạo nghĩa, tình nghĩa ở trong đó.

2) Chuyện Vua Nghiêu

Chúng ta nhìn xem vua Nghiêu ngày xưa, ông đối đãi thần dân của ông như thế nào?

Một hôm vua Nghiêu đi trên đường, gặp hai người dân vì trộm đồ mà bị bắt lại, đang trên đường đi phục hình. Vua Nghiêu thấy được rất lo lắng lập tức bước tới. Ông nói:

- Hai ngươi đã phạm tội gì tại sao lại bị bắt vậy?

Hai người dân nói:

- Vì trời hạn không mưa, chúng tôi không có gì để ăn, cũng không có gì cho người thân ăn, bất đắc dĩ đã trộm đồ ăn của người ta.

Vua Nghiêu nghe xong rất áy náy, ông liền nói với binh lính:

- Các người thả hai người này ra, bắt trói ta lại.

Binh lính rất kinh ngạc, làm sao có thể bắt trói quân vương được? Vua Nghiêu tiếp tục nói:

- Vì ta không có đức hạnh mới chiêu cảm sự hạn hán không mưa, đây là lỗi lầm thứ nhất của ta; Lỗi lầm thứ hai là ta không dạy tốt nhân dân của ta. Ta đã phạm hai tội lớn này, cho nên phải bắt ta.

Vua Nghiêu nói xong lời này, lập tức bầu trời mây đen kéo đến, không lâu sau, hạn hán gặp được mưa rào.

Khi ông có tâm yêu thương nhân dân chí thành, do tâm niệm này của ông, nhất định có thể để nhân dân toàn quốc của ông, đều cảm động, đều hướng về ông noi theo. Nhân dân toàn quốc đều có tâm niệm như vậy, tất cả tai nạn nhất định sẽ chuyển đổi.

3) Chuyện Viên Liễu Phàm

Viên Liễu Phàm tiên sinh, lúc ông làm huyện trưởng ở huyện Bảo Trì, cũng là hạn hán không mưa. Ông cũng tự mình trai giới tắm rửa để cầu mưa. Quả thật không ngờ sau khi đọc xong bài cầu nguyện, thì lập tức trời đã mưa xuống.

Các bạn, không nên xem thường tâm chân thành này của chúng ta, chân thành chí thiết, kiên định vững chắc. Vì sao cổ thánh tiên hiền có thể lưu danh sử xanh, có thể “Thùy phạm hậu thế” (Làm khuôn mẫu cho hậu thế), đều đến từ tấm lòng đạo nghĩa của họ đối với nhân dân.

4) Chuyện Vua Đại Vũ

Thời nhà Hạ, vị lãnh đạo đầu tiên của nhà Hạ là ai? Đại Vũ31. Chúng ta biết Đại Vũ làm thủy lợi, cũng có thể biết ông “Ba lần về đến nhà mà không vào32. Vì sao ba lần đến nhà mà không vào? Bởi vì thủy tai cấp bách, nếu như ông một ngày không cẩn thận, lũ lụt tràn lan, có thể không phải một người chịu nạn, có thể không phải một nhà chịu nạn, mà là hàng nghìn hàng vạn nhân dân gặp nạn. Cho nên niệm niệm thấp thỏm lo sợ.

Đại Vũ kết hôn được bốn ngày thì đã đi xa, từ đấy 8 năm không về nhà vì làm thủy lợi 8 năm. Sau đó đã ông dùng phương pháp rất hay, dùng phương pháp nào? “Khai thông”.

Phương pháp của Đại Vũ này chúng ta ngày nay có thể dùng không? Không phải bảo quý vị đi làm thủy lợi. Dạy con cái cũng có thể dùng cái gì? Khai thông! Nghĩa là “Thuận theo thế lực dạy đạo”. Tuyệt đối không giống như cha của Đại Vũ, dùng phương pháp gì? “Phòng chắn”! Chắn mãi đến lúc thì như thế nào? Vỡ đê33.

Chúng ta cũng phải vì “Tài thí giáo”34, thuận theo tính tình không giống nhau của con cái, cố gắng dạy dỗ chúng.

Cho nên, chúng ta từ vua Nghiêu, từ Đại Vũ, có thể thấy được, một người lãnh đạo cần phải có đạo nghĩa, nhân từ đối với nhân dân;

Hai là: Dân đối với vua thế nào?

1- Tín nghĩa

1) Nghĩa vụ, bổn phận

Có Hoàng đế nào nói với chúng thần rằng: Ông phải hiếu trung với ta, có nói không? Không cần nói. Vì đó là nghĩa vụ bổn phận của một người, thái độ làm người, thì không cần nói mà vẫn sẽ giữ lời hứa này.

Tận tâm, tận lực hiếu trung với vua

Vậy, bề tôi đáp ứng việc của quân vương, nhất định cũng phải tận tâm tận lực làm được.

Nếu đối với quân vương nói lời vô tín, vậy sẽ như thế nào? Vậy có thể phải chặt đầu, vì đã phạm tội “khi quân” (khinh thường vua). Cho nên, làm bề tôi nhất định biết tận tâm tận lực hiếu trung với quân vương.

Phải hết lòng khuyên can khi vua sai lầm

Đặc biệt làm quân vương có lúc có sai lầm, người làm bề tôi lúc này nhất định phải nói thẳng thắn. Trước đây ở đoạn nói về chữ “Hiếu” đã giải thích tỉ mỉ:

Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi;

Mặt vui tươi, lời hiền hòa.

Khuyên không nghe, vui khuyên tiếp,

Dùng khóc khuyên, đánh không giận”.

Trong đó có lấy Ngụy Trưng, lấy Bính Cát những việc của những trung thần này.

2) Ân nghĩa với vua –Tri ân, báo ân

Tục ngữ có câu: “Quân nhân, thần trung”35:

Quân nhân”: Người lãnh đạo phải như thế nào? Nhân từ, mọi nơi vì cuộc sống của nhân dân mà nghĩ;

Thần trung”: Cấp dưới cũng phải luôn có thể hiểu được ân đức này của người lãnh đạo là để chúng ta có môi trường cuộc sống tốt, nếu như không có môi trường công việc tốt này, có thể gia đình chúng ta sẽ ưu phiền, sẽ ba bữa không đủ no.

Ba là: Ứng dụng trong quan hệ lãnh đạo và nhân viên

Chúng ta xem quốc gia ngày nay cũng có thể xem nó như là “Vương quốc xí nghiệp”. Tương tự gây dựng một xí nghiệp cũng giống như gây dựng một nước nhỏ vậy.

1- Lãnh đạo phải đối với nhân viên thế nào?

1) Điều đầu tiên phải vì phúc lợi nhân viên



Ý nghĩ đầu tiên của người lãnh đạo là phải vì phúc lợi của nhân viên, tuyệt đối không thể là chỉ vì cái túi của mình.

Nếu quý vị chỉ vì cái túi, mà không tôn trọng, mà không chăm sóc nhân viên, chắc chắn không giữ được người.



2) Nhân quả trong việc cư xử với nhân viên

Mạnh Tử đối với quan hệ quân thần có một đoạn giáo huấn rất quan trọng, trong đó nhắc đến:“Vua xem bầy tôi như tay chân, bầy tôi xem vua như tâm phúc; Vua xem bầy tôi như chó ngựa, bầy tôi xem vua như người dưng; Vua xem bầy tôi như cỏ rác, bầy tôi xem vua như kẻ thù”36.

“Thù” này là chữ cổ, cũng chính là thù của “thù nhân” (kẻ thù). Đoạn này của Mạnh Tử rất có ý nghĩa.


  • Vua xem bầy tôi như tay chân, bầy tôi xem vua như tâm phúc”

Người lãnh đạo nếu như đem cấp dưới thương yêu giống như tay chân, cấp dưới sẽ xem họ như người “Tâm phúc” (Rất thân, có thể tin cậy được).

  • Vua xem bầy tôi như chó ngựa, bầy tôi xem vua như người dưng”

“Chó, ngựa” ở đây là để làm gì? Để sử dụng mà thôi. Tôi dùng anh, sau đó trả tiền cho anh, chỉ xem nhân viên làm đồ dùng mà thôi. Thì cấp dưới thấy quý vị cũng giống như người dân bình thường vậy, không có giao tình gì, không có cảm tình gì. Khi ấy, cấp dưới chỉ cần giúp quý vị làm nhiều hơn một phút, chắc chắn họ phải muốn cái gì với quý vị? Tiền thêm giờ. Một phút một giây cũng chẳng làm không cho quý vị.

  • Vua xem bầy tôi như cỏ rác, bầy tôi xem vua như kẻ thù”

Quý vị xem họ là thứ không quan trọng, xem họ như cỏ rác, trong lòng còn muốn nói “Miễn là tôi có tiền, đến đâu cũng có thể gọi được người”. Nếu như chúng ta đối đãi người khinh mạn như vậy, cấp dưới đối với chúng ta có thể cực kỳ phẫn nộ. Họ sẽ xem quý vị như kẻ thù.

Tôi đã từng nghe qua, có một nhân viên “căng-tin”, nhúng tay vào đồ ăn trong nhà bếp, khiến người khách ăn rồi đều có vấn đề. Sau đó “căng-tin” của họ như thế nào? Không tiếp tục được nữa.

Từ câu giáo huấn này chúng ta có thể hiểu được, một xí nghiệp, một đoàn thể nếu như không tốt, ai phải chịu nhiều trách nhiệm? Người lãnh đạo. Đó gọi là “Trên làm, dưới theo”. Cho nên một xí nghiệp, đoàn thể, không khí tốt xấu thế nào thì người lãnh đạo đều là bụng làm dạ chịu.

Ngày nay chúng ta làm ông chủ, làm chủ quản, tuyệt đối không thể nói “Nhân viên của tôi sao kém như vậy?” Không thể có thái độ như vậy, mà phải “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ” (Làm không được thì phải quay lại xét mình).

2- Nhân viên đối với lãnh đạo phải thế nào?

1) Ân nghĩa: Phải nghĩ đến ân đức của lãnh đạo

Tuy nhiên, làm người cấp dưới, cũng phải nghĩ đến công ty, nghĩ đến ân đức của người lãnh đạo.

Tôi từng xem qua, có công ty đã kinh doanh mấy mươi năm, đúng lúc rất khó khăn, rất nhiều nhân viên lập tức quấn dải vải trắng, kháng nghị, lãn công (không làm việc nữa) mà bao quanh công ty, công xưởng.

Làm như vậy tốt hay không? Lúc đó tôi thấy được một màn này nên cảm thấy rất thương tâm. Đông Bắc có câu: “Ba nghèo ba giàu qua một đời37, cả một đời người, một đời của một người khó tránh có lên xuống. Một người cũng vậy, một nhà cũng như vậy, một xí nghiệp đâu dễ dàng có thể thuận buồm xuôi gió.

Lúc xí nghiệp tốt, chúng ta đã làm việc ở đây mấy mươi năm, trong mấy mươi năm này vì sao ta có thể giáo dục con cái ổn định? Vì sao gia đình có thể vận hành bình thường? Là vì chi viện kinh tế, ôn định kinh tế. Công lao của ai? Đương nhiên nhất định có công lao nỗ lực của quý vị, nhưng không thể quên được, phải có công ty, phải có ông chủ. Nhân duyên như vậy, ông chủ còn phải gánh sự mạo hiểm, trong khi hàng ngày quý vị chỉ nói:

- Công việc tôi đã làm xong.

Về nhà ngả người liền ngủ. Lúc quý vị đang ngủ, ông chủ có lẽ còn đang vì tiền đồ của công ty, đang suy nghĩ, vì quay vòng đồng vốn mà nỗ lực.

Cha tôi phục vụ ở ngân hàng, ông thường nói:

- Con không nên thấy những xí nghiệp này dường như rất rạng ngời, mà nghĩ rằng ông chủ nhàn hạ, sung sướng. Kỳ thực buổi chiều 3 giờ rưỡi họ rất bận rộn. Chúng ta không thể chỉ thấy được người lãnh đạo này kinh tế của họ rất giàu có, chúng ta còn phải thấy được cái họ bỏ ra đối với công ty chắc chắn không ít hơn chúng ta.

2) Không cảm tính, dùng lý trí đối với lãnh đạo

Cho nên, phải nên nghĩ những đức này, không thể vừa gặp sự việc không như ý thì liền hành động theo cảm tính. Xin hỏi cách làm lãn công này ai được lợi ích? Ai? Không có ai. Công ty có thể chưa đến nỗi đổ vỡ, còn có thể kéo lên. Nhưng công nhân làm như vậy thì ngay cả cơ hội đứng lên cũng không có. Cho nên, con người thực sự không nên làm theo cảm tính, phải lý trí để kiến nghị cho công ty, phải dùng cách giao tiếp tốt mới được.

Người Nhật Bản nếu họ bất mãn đối với công ty, họ không đi vây xưởng lại. Họ cũng sẽ cột một dải vải ở trên đầu, nhưng không nói chuyện, viết “kháng nghị”, họ vẫn tiếp tục công việc. Như vậy mới có thể để công ty kinh doanh bình thường. Người lãnh đạo vừa thấy, tại sao nhiều người đều thắt vải như vậy. Lập tức thương lượng, gọi những người chủ quản này đến, rốt cuộc công ty có nơi nào cần phải sửa chữa, chúng ta sẽ nhanh chóng điều chỉnh. Nếu người lãnh đạo xem trọng ý kiến của cấp dưới, người lãnh đạo có thành ý để sửa chữa, vậy cấp dưới cũng sẽ vui mừng, lúc này thì có thể “Dĩ hòa vi quý” 38, “Gia hòa” thì tự nhiên “Vạn sự hưng”. Cho nên, chúng ta đối đãi quân thần, cũng phải mỗi lúc nghĩ đến bổn phận của chúng ta. Phải mỗi lúc nghĩ đến đạo nghĩa chúng ta nên tận ân nghĩa, tình nghĩa chúng ta nên tận. Làm người như vậy thì rất phúc hậu, rất khiến mọi người khẳng định, an ủi. Tiết học ngày hôm nay thì đến đây, Cảm ơn quý vị.



***

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 2.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương