CÁch mạng hiến pháP 2013: ĐƯỜng tiến vững chắC



tải về 0.79 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích0.79 Mb.
#39255
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP 2013:

ĐƯỜNG TIẾN VỮNG CHẮC


LỜI ĐẦU

Đã 38 năm, CSVN xâm chiếm trọn Miền Nam Việt Nam. Ngày 30/4/1975 được coi như NGÀY QUỐC HẬN, không phải chỉ nguyên cho những ai vượt biển cả, rừng núi, để đi tìm TỰ DO nơi xứ người, mà còn cho cả Dân Tộc Việt Nam vì toàn dân tộc đã bị Hồ Chí Minh và đảng CSVN tay sai Cộng sản Quốc tế đem Ý thứ hệ ác nghiệt ngoại lai vào áp đặt lên đầu lên cổ Dân Tộc trong bao chục năm trường.
Không phải chỉ những người buộc phải bỏ nước ra đi mới chịu chết chóc, mà cả Dân Tộc sống trong một nhà tù lớn phải chịu những cực hình.
Điều tệ hại hơn nữa là dưới Cơ chế CSVN, Kinh tế bị phá sản do THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ khiến đại đa số quần chúng phải nghèo khổ. Đây là lý do chính yếu đòi buộc cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP hiện nay phải đi tới cùng.
Từ đầu tháng 2, cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP bùng lên với sự tham gia của quần chúng và nhất là của Lực Lượng các Tôn Giáo. Đặc biệt với Giáo Hội Công Giáo VN, chúng tôi thấy sự nhất trí của Hàng Giám Mục và được sự ủng hộ tinh thần của Vatican với vị Giáo Hoàng từ nhiệm BENEDICT XVI và vị Tân Giáo Hoàng PHANXICÔ. Hai vị còn sống đó và hai vị đã là thành tri ngăn chặn trào lưu Thần Học Giải Phóng. Đây là tinh thần bảo đảm cho sự nhất trí của Hàng Giám Mục VN mà trước đây CSVN tìm đủ mọi cách để chia rẽ.
Chúng tôi xác tín rằng cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP có đầy đủ thuận lợi để đi đến thành công.
Chúng tôi cho xuất bản cuốn sách nhỏ này như một kỷ niệm cho cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP và kỷ niệm NGÀY QUỐC HẬN 30/4/2013.
Geneva, QUỐC HẬN 30.04.2013

Nguyễn Phúc Liên


MỤC LỤC


LỜI ĐẦU
Bài 00:

Bài MỞ ĐẦU cho Chủ đề:

PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH

ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI

Phụ Bản 01:

KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

NHÓM KHỞI XƯỚNG BỞI 72 NHÀ TRÍ THỨC

Phụ Bản 02:

GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI VÀ

NHÀ THẦN HỌC RATZINGER

Bài 01:

QUẦN CHÚNG HÓA NHỮNG ĐÒI HỎI VỀ HIẾN PHÁP

Phụ Bản 03:

CỘNG ĐỒNG MẠNG SÔI NỔI VỚI CHIẾN DỊCH

"LỜI TUYÊN BỐ CỦA CÁC CÔNG DÂN TỰ DO"

Bài 02:

ĐÃ BẮT ĐẦU CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP

Phụ Bản 04:

THƯ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

GỬI ỦY BAN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992

Phụ Bản 05:

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN TRÊN LƯNG NGỰA

CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP

Phụ Bản 06:

TÂM THƯ CỦA CÁC GIÁM MỤC VN HẢI NGOẠI

VÀ TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO

Bài 03:

CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP NHẤT THIẾT ĐÒI BỎ ĐIỀU 4

Phụ Bản 07:

THÔNG BẠCH GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VNTN

Bài 04:

ĐIỀU 4: CĂN NGUYÊN THA HÓA CON NGƯỜI, XÃ HỘI

VÀ LÀ LÝ DO PHÁ SẢN KINH TẾ QUỐC GIA

Bài 05:

ĐỒNG NHẤT QUAN ĐIỂM TRONG CUỘC CÁC MẠNG HIẾN PHÁP

Phụ Bản 08:

CON NGƯỜI HỒNG Y J.M.BERGOGLIO VÀ

ẢNH HƯỞNG CHO VIỆT NAM

Phụ Bản 09:

THƯ HIỆP THÔNG TÔN GIÁO

PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY

Bài 06:

CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP VÀ TƯƠNG LAI ĐẤU TRANH

Bài 07:

ĐẢNG CHÍNH TRỊ ĐỐI LẬP LÀ ĐÒI BUỘC CỦA

CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP

Bài 08:

ĐOÀN VĂN VƯƠN:

TIẾNG PHÁO LỆNH TIÊN PHONG CỦA CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP

Bài 09:

CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP CẦN NGÀY ĐẠI QUỐC HẬN

CHO TOÀN DÂN TỘC

Phụ Bản 10:

LỜI KÊU GỌI CỦA GIÁM MỤC NGUYỄN VĂN LONG

Phụ Bản 11:

BÁO NEW YORK TIMES ĐĂNG TRANG NHẤT:

NGƯỜI DÂN VN BẤT MÃN CHƯA TỪNG THẤY

Bài 10:

TINH THẦN QUỐC HẬN:TRƯNG VƯƠNG

LẤY HẬN NƯỚC THÙ NHÀ LÀM NÊN LỊCH SỬ
ĐÔI LỜI KẾT LUẬN

Chủ đề:

PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG

ĐẤU TRANH ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI
Bài 00:

Bài MỞ ĐẦU cho Chủ đề:

PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH

ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 14.02.13

Web: http://VietTUDAN.net
Trong Chủ đề QUỐC NỘI NỔI DẬY, HẢI NGOẠI DIỆT TÒNG PHẠM VỚI CSVN, chúng tôi viết ngày 07.02.2013 bài thứ 22 với đầu đề GÓP Ý HIẾN PHÁP: CSVN TUNG PHÁO HỎA MÙ, THÌ DÂN HÃY BẮN BẰNG ĐẠN THIỆT. Chúng tôi lấy lại nội dung bài này làm Chủ đề cho giai đoạn quần chúng đấu tranh đòi buộc CSVN phải chấp nhận MỘT HIẾN PHÁP MỚI tôn trọng quyền dân làm CHỦ đất nước và những sinh hoạt Xã hội: Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Bảo vệ đất, biển Việt Nam. Chúng tôi gọi Chủ đề trong giai đoạn sửa đổi Hiến Pháp này là Chủ đề PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI.

Quần chúng phải tích cực đứng lên đấu tranh trong giai đoạn này vì những lý do sau đây:

1) Chính CSVN đã tung ra tiếng pháo hỏa mù kêu gọi “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“. Khi đã tung ra tiếng pháo hỏa mù kêu gọi Dân như vậy, thì Dân mượn tiếng pháo mà đứng lên mở Phong trào Quần chúng Đấu tranh đòi một Hiến Pháp mới tôn trọng những quyền chính đáng của người dân làm CHỦ mọi sinh hoạt cá nhân cũng như xã hội. CSVN đã há miệng mắc quai vậy.

2) Giới Trí thức Việt Nam quốc nội đã đi tiên phong cho Phong trào bằng lấy những Chữ ký cho nội dung sửa đổi Hiến Pháp. Cho đến ngày 05.02.2013, đã có 2537 người ký, trong đó có những Vị mang tầm ảnh hưởng lớn tới đại đa số quần chúng.

3) Nhưng những Chữ ký của giới Trí thức có thể bị CSVN bỏ sọt rác. Vì vậy giới Trí thức ký tên cần một Lực lượng quần chúng có sức mạnh khả thể NỔI DẬY hậu thuẫn thì những chữ ký kia mới có hiệu lực. CSVN không thể bỏ những chữ ký ấy vào sọt rác vì quần chúng có thể NỔI DẬY, dù với bạo động, bắt CSVN phải tôn trọng những chữ ký để có một HIẾP PHÁP MỚI cho dân tộc.

Bài viết ngày 07.02.2013 mà chúng tôi cho đăng kèm dưới đây cho thấy lý do tại sao phải có một PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI.


GÓP Ý HIẾN PHÁP:

CSVN TUNG PHÁO HỎA MÙ,

THÌ DÂN HÃY BẮN BẰNG ĐẠN THIỆT
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 07.02.13

Web: http://VietTUDAN.net
Từ hai tuần nay, chúng tôi đã viết hai bài ngày 24.01.2013 và 31.01.2013. Trong hai bài này, chúng tôi đã coi việc CSVN kêu gọi “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp “ như việc tung ra pháo Hỏa mù đánh lạc hướng TỬ HUYỆT của chúng như chúng vẫn thường làm, nhất là trong giai đoạn này Kinh tế Việt Nam đang đi đến phá sản.

Nhưng đụng đến Kinh tế, tức là đụng đến Dạ dầy cụ thể người Dân, thì Dân nổi xùng thiệt sự và sẵn sàng đứng lên dứt bỏ đám CSVN Mafia cướp bóc.Tiếng bom Tiên Lãng là tỉ dụ cụ thể bằng bom thiệt, dù là tự chế, khi mà sự cướp bóc chạm đến Dạ dầy của Anh ĐOÀN VĂN VƯƠN. Trong tình trạng phá sản Kinh tế hiện nay, Dân chúng sẵn sàng nổi dậy ném bom thiệt vậy.

Nếu kêu gọi “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“ mà CSVN coi như tung pháo Hỏa mù mỵ dân, thì ngày nay, Dân chúng đang bị cướp bóc khổ cực có thể nhân pháo Hỏa mù dùng Đạn thiệt bắn vào TỬ HUYỆT csvn.

Chúng tôi nói đến 3 điểm trong bài này:

=> Kêu gọi dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp như tiếng pháo Hỏa mù

=> Dân đã bắt đầu dùng Đạn thiệt để bắn

=> Làm thế nào để Đạn thiệt bắn có hiệu quả
Kêu gọi dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp

như tiếng pháo Hỏa mù

CSVN vốn tính tự tin vào xảo trá của mình có thể tung pháo Hoả mù mỵ dân một cách công khai. Thực vậy, một mặt thì tung ra chiêu bài kêu gọi “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“, một mặt thì trơ trẽn công khai tuyên bố những lời coi Dân như ngu dốt không hiểu gì. Thực vậy:

* Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban soạn thảo sửa đổi Hiến Pháp, tuyên bố: “Ban soạn thảo vẫn thống nhất giữ nguyên điều 4 Hiến Pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng”.

* Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, tuyên bố: “Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương lãnh đạo, kiểm tra việc lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến Pháp… chỉ đạo chặt chẽ công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta”.

* Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng,Trưởng ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến Pháp, tuyên bố: “Khẳng định điều 4, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là một nội dung rất quan trọng. Vì vậy việc sửa đổi phải hướng tới xác định rõ chỉ một Đảng lãnh đạo…”.

Giữ Điều 4 Hiếp Pháp để đảng cướp nắm Độc tài Chính trị mà quyết định những Điều trong Bộ Luật Hình sự: Điều 78: tội phản bội Tổ quốc, Điều 79: tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân, Điều 80: Tội gián điệp, Điều 87: Tội phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, Điều 88: Tội tuyên truyền chống Nhà nước v.v…

Đây là những lời tuyên bố chứng tỏ rằng lời kêu gọi “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“ chỉ là tiếng pháo Hỏa mù mà thôi !
Dân đã bắt đầu dùng Đạn thiệt để bắn
Phong trào dân chúng, phần lớn là giới Trí thức, Ký Tên thực sự góp ý cho việc sửa đổi đã bắt đầu từ trong nước. CSVN không thể ngăn cản được việc Ký Tên bởi chính chúng tung ra việc kêu gọi này. Nhưng việc Ký Tên cho đến nay dần dần trở thành những viên đạn thiệt thay cho tiếng pháo hỏa mù. Thực vậy, cho đến ngày hôm nay, 07.02.2013, đã có tới 2537 người ký tên vào danh sách. Những viên đạn thiệt này sẽ trở thành tiếng bom lớn thực sự nhân tiếng pháo hỏa mù được tung ra bởi chính CSVN.

Chúng tôi xin trích Bản Tin về việc Ký Tên như sau:



Bản Tin đăng lúc 12:20 Sáng 4/02/13

VRNs (04.02.2013) – Sài Gòn – Đến trưa hôm qua, chỉ mới 12 ngày qua (từ ngày 22.01.2013, công bố trên blog boxitvn), đã có 2.178 người Việt Nam ký tến tham gia bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp (HP) theo đề xướng của nhóm Boxitvn.

Ban đầu kiến nghị do 72 người ký tên, trong đó đầu danh sách là tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội, đứng thứ 26 là Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, thứ 60 là Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội, …

Trong danh sách hơn 2 ngàn ký tên có nhiều trí thức, doanh nhân, chức sắc các tôn giáo, giáo viên, sinh viên, người lao động phổ thông trong nước chiếm đa số, cùng với một số là Việt kiều. Riêng trong nước, có cả những đảng viên CSVN cũng ký tên đồng tình với kiến nghị này. Đặc biệt có Đức cha Nguyễn Chí Linh, giám mục Thanh Hóa, Phó chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam, và Đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng giám mục Hà Nội cũng ký tên trong danh sách này.

Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đang ký tên vào danh sách Kiến nghị sửa đổi HP 2013 – Ảnh BTH

Chữ xác nhận và chữ ký của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, thực hiện tại đan viện Chân Sơn, Nho Quan, Ninh Bình – Ảnh BTH

Số người ủng hộ kiến nghị này càng ngày càng tăng.

Được biết, tại giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, Chúa nhật 27.01 vừa qua, và ngày hôm qua 10.02.2013 đã đặt các bàn ký tên ủng hộ kiến nghị sửa đổi HP năm 2013.

Quý vị nào muốn ghi danh vào bản kiến nghị này, xin gởi thông tin cá nhân đơn giản: Họ và tên, nghề nghiệp, chức vụ (nếu có), nơi cư trú về điện thư:

kiennghisuadoihienphap2013@gmail.com

PV. VRNs

Làm thế nào để Đạn thiệt bắn có hiệu quả
Có người cho rằng việc Ký Tên như cuộc “Cách Mạng nhung“ của giới Trí thức mà CSVN sẽ bỏ sọt rác, nghĩa là không mang đến hiệu lực nào. Trước sức mạnh võ lực đàn áp của Công an CSVN, những cuộc đấu tranh bằng bất bạo động, bằng văn bản, tự nó không mang lại hiệu lực tác động lên ĐỘC TÀI CSVN ở giai đoạn chỉ bảo vệ miếng ăn mà họ đang ngậm trong mồm. Cái hiệu lực của bất bạo động hay văn bản lý luận không nằm ở những Lý lẽ đúng hay sai, mà nằm ở cái SỨC MẠNH BẠO ĐỘNG KHẢ THỂ đứng hậu thuẫn cho bất bạo động hay những Văn bản Lý lẽ đưa ra.

Thực vậy, Chính quyền Anh quốc không trao trả Độc Lập cho Dân Aùn Độ nếu không có SỨ MẠNH BẠO ĐỘNG KHẢ THỂ hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh bất bạo động của Thánh GANDHI. Hiệu quả của cuộc đấu tranh bất bạo động của Thánh GANDHI đến từ việc cả khối người Ấn Độ sẵn sàng BẠO ĐỘNG.

2537 Chữ Ký vào danh sách những người đề nghị sửa đổi Hiến Pháp trở thành tiếng bom thiệt tác động lên CSVN hay không khi CSVN thấy rằng những Chữ Ký có được hậu thuẫn của quần chúng Việt Nam sẵn sàng NỔI DẬY buộc CSVN phải thay đổi hẳn Cơ chế.

Khi xem vào danh sách những người Ký Tên, chúng ta thấy những Vị có thể tạo được hậu thuẫn sức mạnh quần chúng, đặc biệt là từ Khối Giáo dân Công giáo. Những Vị ký tên như TGM NGÔ QUANG KIỆT, GM NGUYỄN THÁI HỢP, GM NGUYỄN CHÍ LINH… Đây là những Vị có ảnh hưởng Khối Giáo dân Hà Nội, Thanh Hóa và Vinh.

Vì vậy, qua bản Ký Tên này, làm thế nào phải phổ biến nội dung đến tận quần chúng, tận Giáo dân để khối quần chúng và Giáo dân trở thành hậu thuẫn, lấy sức mạnh sẵn sàng đấu tranh tiếp nối dù bằng BẠO ĐỘNG để những Chữ Ký vào bản Góp ý chính đáng khỏi bị bỏ vào sọt rắc.

Để có thể tác động lên Khối Quần chúng và Khối Giáo dân, đừng quá dài dòng lý luận ở những phạm trù trừu tượng, mà phải đưa ra những điểm vắn gọn để quần chúng lãnh hội mau chóng rằng đây là những điểm thiết thân nhất cho cuộc sống hàng ngày của họ. Chúng tôi đề nghị ba điểm thiết thân sau đây:

1) Không chấp nhận Độc tài Chính trị cho một đảng duy nhất cầm quyền. Cái quyền độc tài độc đảng này là nguồn căn nguyên làm nẩy sinh THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ tàn phá Kinh tế và cướp bóc của chung thành của riêng.

2) Phải tôn trọng Tư Hữu Đất đai và những Phương tiện sản xuất. Từ đó mới có Tự do Kinh doanh, mới có nền Kinh tế cho mỗi cá nhân và vì mỗi cá nhân. Đây là điểm tạo được hậu thuẫn của Khối Dân Oan toàn quốc đã bị tước đoạt nhà đất.

3) Phải có quyền tổ chức Nghiệp đoàn để bảo vệ sức Lao động. Sức Lao động của mỗi cá nhân là Tư hữu tuyệt đối, không thể để người khóc bóc lột như thời nô lệ. Đây là điểm tạo được hậu thuẫn của Khối Công nhân đang bị CSVN cấu kết với tư bản nước ngoài để khai thác, bóc lột triệt để lúc này.

Tóm lại, CSVN tung ra Hỏa mù “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“, thì chúng ta mượn thế Hỏa mù mà bắn những viên đạn thiệt. Nhưng viên đạn này có hiệu lực hay không, nghĩa là trở thành tiếng bom thực bắn vào CSVN, khi mà chúng ta tạo được hậu thuẫn của Khối quần chúng, của Khối Công giáo sẵn sàng NỔI DẬY dù bằng sức mạnh bạo động


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 14.02.2013

Web: http://VietTUDAN.net

Phụ Bản 01:

KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

NHÓM KHỞI XƯỚNG BỞI 72 NHÀ TRÍ THỨC

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dưới đây gọi tắt là Dự thảo), chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, xin trình bày với Quốc hội và Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 một số kiến nghị, đồng thời mong mỏi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước thẳng thắn nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Hiến pháp của một quốc gia do dân làm chủ bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các thành phần đa dạng trong xã hội. Dự thảo chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực. Kiểm soát bên trong giữa các nhánh quyền lực nhà nước bằng các cơ chế đối trọng kiềm chế lẫn nhau, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp không thể vượt quá giới hạn được ấn định. Kiểm soát từ bên ngoài đối với công quyền được thực hiện bởi nhân dân với vai trò quan trọng của xã hội dân sự mà tiền đề là các quyền tự do về ngôn luận, báo chí, lập hội, hội họp, biểu tình,...

Hiến pháp phải mang tính chính đáng được đo bằng nhiều tiêu chí. Thứ nhất, hiến pháp phải có mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền, kiến tạo tự do, dân chủ, công bằng, hạnh phúc; đồng thời đoàn kết toàn dân, loại bỏ mọi sự chia rẽ hay áp bức, hướng đến sự phát triển bền vững của dân tộc. Thứ hai, hiến pháp phải thể hiện ý chí chung của nhân dân, thể hiện sự đồng thuận của nhân dân để lập ra các cơ quan nhà nước. Thứ ba, hiến pháp phải được xây dựng theo các nguyên tắc pháp luật phổ biến của thế giới văn minh, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Theo tinh thần đó, trước mắt chúng tôi kiến nghị 7 điểm như sau.
Kiến nghị thứ nhất về Lời nói đầu và về Chương I
Lời nói đầu của Dự thảo không làm rõ mục tiêu của hiến pháp và chủ thể quy định hiến pháp. Hiến pháp cần xác định mục tiêu trước hết là để bảo đảm sự an toàn, tự do và hạnh phúc của mọi người dân. Một bản hiến pháp tốt phải hạn chế sự lạm quyền của những người cầm quyền, tạo dựng khuôn khổ cho các sinh hoạt chính trị, kinh tế và văn hoá diễn ra một cách an bình và hiệu quả. Hiến pháp cũng phải hướng đến hạnh phúc của các thế hệ tương lai.

Quyền lập hiến (xây dựng, ban hành hay sửa đổi hiến pháp) là quyền sinh ra các quyền khác (lập pháp, hành pháp và tư pháp) phải thuộc về toàn dân, chứ không thể thuộc về bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào, kể cả Quốc hội. Lời nói đầu cần xác định rõ chủ thể quyết định, ban hành hiến pháp là nhân dân.

Lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.

Lời nói đầu của Dự thảo không đáp ứng được các yêu cầu trên nên chúng tôi đề nghị bỏ và thay bằng:

“Kế tiếp nền văn hiến và truyền thống bất khuất của các thế hệ tiền nhân đã dựng xây và bảo vệ đất nước, đã đấu tranh vì độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân,vì một xã hội dân chủ, công bằng và pháp quyền, vì tự do và hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lai, chúng tôi, nhân dân Việt Nam, quyết định xây dựng và ban hành bản Hiến pháp này.”

Trong Chương I, cần nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền nhân dân đòi hỏi phải tôn trọng ý của dân tộc. Nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền.

Chủ thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ. Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy. Hiến pháp của Liên Xô năm 1977 quy định ở Điều 6 vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội đã không tránh được sự sụp đổ của chế độ Xô-viết khi không còn lòng tin của dân.

Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước.

Ý kiến nêu trên được tiếp thu sẽ tạo cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận.
Kiến nghị thứ hai về quyền con người
Một mục đích của việc thành lập Nhà nước là để bảo vệ các quyền đương nhiên của con người.

Dự thảo đã điều chỉnh thứ tự để đề cao các quyền này so với Hiến pháp hiện hành, nhưng lại có nhiều điểm chưa phù hợp với các quy định và chuẩn mực quốc tế về quyền con người; như các quy định trong Dự thảo về giới hạn quyền (Điều 15), “không lợi dụng quyền con người, quyền công dân” (Điều 16), “quyền không tách rời nghĩa vụ” (Điều 20). Dự thảo còn quy định quá nhiều nghĩa vụ một cách tùy tiện (Điều 41, Điều 42, Điều 49,…). Việc nhấn mạnh trong Dự thảo các lý do về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị, việc đưa cụm từ “theo quy định của pháp luật”, ... nhằm hạn chế những quyền đó sẽ mở đường cho việc nhân danh hiến pháp để vi phạm quyền con người, đàn áp các công dân thực thi quyền tự do như đã diễn ra trong thực tế những năm qua ở nước ta.

Chúng tôi yêu cầu sửa Dự thảo theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn về Quyền Con người năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Nếu các quyền này được ghi trong Hiến pháp mà không được thực thi nghiêm túc như hiện nay, thì việc quy định các quyền ấy cũng trở nên vô nghĩa. Vì vậy chúng tôi yêu cầu Hiến pháp quy định thành lập một Ủy ban Quốc gia về Quyền Con người hoạt động độc lập.


Kiến nghị thứ ba về sở hữu đất đai
Chế độ sở hữu tư nhân về đất đai đã tồn tại từ lâu trên đất nước ta. Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân kể từ Hiến pháp Việt Nam 1980 là sự sao chép Hiến pháp Liên Xô, một điều hoàn toàn xa lạ với nhân dân Việt Nam và đã gây ra rất nhiều bất ổn xã hội. Điều 57 Dự thảo tiếp tục khẳng định đất đai “thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” là duy trì quy định sai trái, bỏ qua những vấn đề ngày càng trầm trọng do quy định này gây ra mà hàng triệu khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trong những năm qua chỉ là phần nổi của tảng băng chìm hết sức nguy hiểm.

Không thừa nhận sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng về đất đai cùng tồn tại với sở hữu nhà nước là tước đoạt một quyền tài sản quan trọng bậc nhất của người dân. Đánh đồng sở hữu nhà nước với sở hữu toàn dân về đất đai là tạo điều kiện cho quan chức các cấp chính quyền tham nhũng, lộng quyền, bắt tay với nhiều tư nhân, doanh nghiệp cùng trục lợi, gây thiệt hại cho nhân dân, đặc biệt là nông dân.

Dự thảo còn “hợp hiến hóa” việc thu hồi đất, trong đó lại mở rộng phạm vi áp dụng cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội; đây là một sự thụt lùi so với Hiến pháp 1992 và có thể gây bùng nổ bất ổn xã hội.

Vì thế chúng tôi kiến nghị sửa đổi Điều 57 của Dự thảo, trở lại như Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959. Có thể quy định như sau: “Sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng và nhà nước về đất đai được tôn trọng. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và thống nhất quản lý đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và các tài nguyên, nguồn lợi khác ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư.”

Thay thế quy định thu hồi đất bằng trưng mua đất và không áp dụng cho các dự án phát triển kinh tế-xã hội như nêu trong Điều 58 của Dự thảo.
Kiến nghị thứ tư về tổ chức Nhà nước
Tổ chức bộ máy Nhà nước phải phân biệt rạch ròi các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các cơ quan hiến định khác. Tất cả các cơ quan nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp và luật. Các nhánh quyền lực ràng buộc, chế ước lẫn nhau nhưng không thể bị chi phối bởi bất kỳ một tổ chức hay cá nhân duy nhất nào, nghiêm cấm mọi sự độc quyền quyền lực. Đặc biệt, hệ thống tư pháp phải được bảo đảm trên thực tế quyền xét xử độc lập, chỉ dựa vào Hiến pháp và luật. Tòa án Hiến pháp phải được thành lập, có chức năng phán quyết, chứ không phải là tư vấn, kiến nghị như chức năng của Hội đồng Hiến pháp được quy định trong Dự thảo.
Kiến nghị thứ năm về lực lượng vũ trang
Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.


Каталог: groups -> qoyyCPnuf9TiRUYv
groups -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
qoyyCPnuf9TiRUYv -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương