CÁc trò chơi vòng tròn ngoài sâN 1nhanh châN



tải về 42.64 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích42.64 Kb.
#25754

Tài liệu tập huấn kỹ năng sinh hoạt tập thể



CÁC TRÒ CHƠI VÒNG TRÒN NGOÀI SÂN
1NHANH CHÂN

Chia cặp bằng cách đếm số 1-2, 1-2... Những người mang số 1 tạo thành vòng ngoài, mang số 2 tạo thành vòng trong. Người điều khiển bắt chung một bài hát, vòng trong và vòng ngoài đi ngược chiều nhau. Bất thần người điều khiển thổi còi chấm dứt bài hát, tất cả mọi người phải phân tán đi tìm người đã chia cặp với mình (1&2). Sau khi tìm ra xong lập tức ngồi xuống, cặp nào tìm chưa ra hoặc ngồi xuống sau cùng sẽ bị loại hoặc phạt.

2CUA KẸP
Tất cả mọi người xoè tay trái sang người bên cạnh, và đồng thời để ngón trỏ của tay phải lên bàn tay xoè của người đứng bên phải. Người điều khiển kể một câu chuyện về các loài động vật ... khi nghe tiếng “CUA” người chơi dùng bàn tay trái chụp ngón trỏ của người bên tay trái, đồng thời phải rút nhanh ngón tay trỏ của ngón tay phải ra khỏi tay trái của người đứng bên phải mình. Ai bị người khác chụp trúng tay sẽ bị loại và phạt.
3.GỌI TÊN
Trò chơi này có 4 nhịp:
1. Vỗ 2 tay vào đùi.
2. Vỗ tay.
3. Búng tay phải một cái.
4. Búng tay trái một cái.
Người điều khiển nên tập cho người chơi thuần những động tác trước. Khi chơi tất cả làm như sau:
* Vỗ 2 tay vào đùi và nói “1”
* Vỗ 2 tay và nói “2”
* Ðến nhịp 3 người điều khiển nói tên mình trong khi tất cả mọi người còn lại chỉ búng tay phải.
* Người điều khiển đến nhịp 4 kêu tên một người nào đó trong vòng và người này sẽ làm y hệt lại từ đầu.
Thí dụ: Người điều khiển mang tên B anh ta sẽ làm như sau: “1” (vỗ 2 tay vào đùi), “2” (vỗ 2 tay), “B gọi C”. Người tên C, “1, 2, C gọi D”. Người tên D, “1, 2, D gọi “E”. v.v...
Chú ý:
Nếu ai bị gọi tên mà không nói được tên người khác hoặc làm không đúng nhịp thì xem như phạm luật chơi.
4. KẾT ÐOÀN
Người điều khiển hô “kết đoàn, kết đoàn”. Người chơi hỏi lại kết mấy, kết mấy”. Nếu người điều khiển hô kết 3 (4, 2, 5 v.v...) mọi người phải chạy lại kết với nhau cứ 3 (4, 2, 5 v.v...) người một nhóm. Ai chậm chân bị lẻ ra sẽ thay thế người điều khiển tiếp tục trò chơi.
5. SEVEN - UP
Người điều khiển bất thần chỉ một người nào đó trong vòng tròn, người bị chỉ lập tức hô to “ONE” và đồng thời dùng tay phải hoặc tay trái đưa chéo ngang ngực chỉ người đứng bên cạnh. Người được chỉ hô to “TWO” và chỉ người kế tiếp,”THREE”, “FOUR”, “FIVE”, “SIX”. Nếu đến người số 7 bị chỉ, người đó phải hô to
“SEVEN UP” thay vì “SEVEN”, đồng thời đưa tay trái hoặc tay phải lên đầu để chỉ người bên cạnh. Người được chỉ bắt đầu đếm số “ONE” lại từ đầu và trò chơi tiếp tục.

6. BẮT CHƯỚC LOÀI VẬT
Người điều khiển bất thần chỉ một người nào đó trong vòng tròn. Người được chỉ phải nói tên một con vật. Thí dụ như “con bò, con chó, con ngựa, con khỉ, v.v...” lập tức 2 người đứng hai bên của người được chỉ phải vừa làm động tác và vừa kêu tiếng kêu của con vật đó.
Người nào không nói được tên của con vật, hoặc nói tên của con vật không thể nào làm động tác hoặc kêu kể như bị loại. Hai người hai bên nếu không làm đúng con vật được nói ra cũng bị loại.
7. VỖ TAY LỊCH SỬ
Người điều khiển cho vòng tròn đếm số 1,2,...,1,2, đến người cuối cùng. Tất cả mọi người đếm xong đều ngồi xuống.
Người điều khiển đứng giữa vòng và vỗ tay để bắt đầu trò chơi. Nếu vỗ một cái thì những người số 1 phải nhảy lên và hô to “SU DÔ DA NA”, nếu vỗ hai cái thì những người mang số 2 phải nhảy lên vươn thẳng hai tay và hô to “CA PA LA VA”. Nếu người điều khiển không vỗ cái nào tất cả yên lặng. Nếu vỗ ba cái tất cả nhảy lên và hô to “ASOKA”.
Chú ý: Người điều khiển nên linh hoạt, tráo trở để đánh lừa người chơi.
8. BÁC NÔNG DÂN:

Người điều khiển cho thành 1 vòng tròn hai tay người này để lên vai hai người kia. Lúc này người điều khiển hô “ BÁC NÔNG DÂN, BÁC NÔNG DÂN”” người chơi hô lại “ LÀM GÌ, LÀM GÌ” tiếp tục người điều khiển hô “ GÁNH PHÂN” người chơi hô lại “ RA ĐỒNG” đồng thời nhảy lên một bước. Tiếp tục người điều khiển hô “ GÁNH LÚA” người chơi hô lại “ VỀ KHO” đồng thời nhảy quay ngược lại một vòng. Nếu ai làm sai thì bắt ra phạt



9. TÌM KHO TÀNG
Một người tình nguyện bước ra khỏi vòng, trong khi những người khác chọn một người trong vòng làm “kho tàng”. Khi người tình nguyện bước vô vòng, người trong vòng vỗ tay để hướng dẫn; người tình nguyện bước càng gần “kho tàng” tiếng vỗ tay càng to, càng xa tiếng vỗ tay càng nhỏ.
Chú ý:
- Tiếng vỗ tay phải liên tục.
- Người tình nguyện có thể chỉ được 3 lần. Nếu sau ba lần người ấy đoán sai phải bước ra khỏi vòng, và trong
vòng phải chọn người khác làm kho tàng.
10. CHỤP KHĂN (HOẶC BÓNG)
Tập họp thành vòng tròn. Một người đứng giữa vòng ném khăn (hoặc bóng) lên không trung đồng thời gọi tên của một trong những người chơi. Nếu người bị gọi tên để cho khăn (hoặc bóng ) rơi xuống đất người ấy sẽ đứng ra tung khăn (hoặc bóng) để tiếp tục trò chơi.

11. CHIM BAY, CHUỒNG BAY
Vòng tròn đếm số (1,2,3) - (1,2,3)... cho đến hết vòng. Số 1 và 3 của mỗi nhóm làm chuồng, số 2 làm chim. Người không thuộc nhóm nào đứng giữa vòng làm chim. Khi Người điều khiển hô “chim bay” tất cả “chim” trong lồng phải đổi chổ, trong khi những người đứng giữa phải tìm cách kiếm lồng của mình. Khi người điều khiển hô “chim bay - lồng bay” tất cả “chim” và “lồng” phải đổi chổ. Khi Người điều khiển hô “lồng bay” tất cả “lồng” phải đổi chổ, “chim” có thể đứng yên hoặc đi tìm “lồng” của mình.
Chú ý: Những con chim trong ba lần trong cuộc chơi không tìm được lồng sẽ bị loại khỏi vòng chơi.
12. CHUYỀN CAM
Ðây là trò chơi có tính thi đua. Người điều khiển chia người chơi thành 2 nhóm số lượng bằng nhau. Người đầu tiên của mỗi nhóm giữ quả cam sẵn sàng dưới cằm của mình. Sau khi được ra hiệu người thứ nhất chuyền quả cam cho người thứ hai, người thứ hai dùng cằm và cổ giữ lấy cam và chuyền cho người thứ ba, cứ thế cho đến hết. Nếu chẳng may quả cam bị rớt trên sàn, người chơi không được dùng tay nhưng phải dùng cổ và cằm để nhặt lên.
Ðội nào chuyền nhanh nhất sẽ thắng.
Chú ý: Trò chơi có thể được biến đổi bằng cách thay vì dùng cổ để chuyền cam, người chơi có thể dùng muỗng ngậm trong miệng để chuyền trứng.
13. ÐẤT, TRỜi , LỬA, NƯỚC
Người điều khiển đứng giữa vòng tròn cầm chiếc khăn hoặc tờ giấy đã được cuộn lại. Người điều khiển bất ngờ ném chiếc khăn (hoặc cuộn giấy) cho một người nào đó chụp và nói “Ðất”, “Trời”, hoặc “Nước”. Người chụp khăn phải nói ngay tên con vật sống ở môi trường đó.
Thí dụ: Người điều khiển nói “Ðất”, người chơi có thể trả lời “mèo, chuột, thỏ v.v...”.
* “Nước” trả lời: “Cá, mực, cá mập v.v...”
* Ðể tránh trường hợp qúa dễ dàng cho người chơi, người điều khiển có thể đưa ra một số con vật quá thông dụng không được nói chẳng hạng như : mèo, chim, chuột , cá v.v...
* Khi người điều khiển hô “lửa”, tất cả mọi người phải đổi chổ lẫn nhau.
Chú ý: Trò chơi này có thể dùng để thi đua giữa 2 đội với nhau. Người điều khiển cho 2 đội đứng sắp hàng ngay thẳng đối mặt nhau. Người đứng đầu của một đội ném chiếc khăn sang một người của đội khác, nếu người này không thể trả lời được, người ấy có thể đưa nó cho người đồng đội của mình. Nhưng câu trả lời phải nằm gọn trong vòng 10 tiếng đếm (người điều khiển đếm).
14. RA LÀM SAO ?
Trò chơi có thể xoay hết vòng hoặc người điều khiển chỉ định một số người nào đó.
- Một trong người chơi nói “Bạn có biết gì không?”
- Vòng tròn : “Biết cái gì?”.
- Người chơi có thể nói bất cứ cái gì mình muốn (nên khôi hài một chút) chẳng hạn như “Hôm qua người
hàng xóm tui ổng chết”.
- Cả vòng tròn : “Chết ra làm sao?”.
- Người chơi : “Ổng chết như thế này nè”. Nói xong làm bất cứ động tác gì mình thích (méo miệng v.v...).
- Cả vòng tròn phải làm theo y hệt động tác người nầy vừa nói và giữ nguyên động tác này cho đến khi đổi sang động tác khác.
Chú ý:
Trò chơi này càng trở nên vui nhộn khi người nói biết chọn những lời hoặc động tác khôi hài.
Thí dụ: - Con heo giựt kinh phong.
- Con vịt ngủ v.v...

15. TÌM NHẠC TRƯỞNG
Một người trong vòng tròn được chỉ định (hoặc tự giác) bước ra khỏi vòng. Người điều khiển chọn một người khác trong vòng làm “Nhạc Trưởng”. Sau đó bắt bài hát và người được chỉ định bước ra vòng bây giờ trở vào để tìm“Nhạc Trưởng”.
Trong lúc hát mọi người cần để ý hành động của “Nhạc Trưởng”. Nếu người ấy làm gì cả vòng tròn phải làm theo.
Chú ý: Tùy theo số người chơi, số lần mà người đi tìm “nhạc trưởng” chỉ định có thể 2 hoặc 3 lần.

16. THỤT, THÒ
Khi người điều khiển hô “thò” tất cả vòng tròn đưa tay ra, khi hô “thụt” tất cả thụt tay vào.
Chú ý: Người điều khiển làm những động tác ngược lại với lời nói của mình để đánh lừa người chơi. Khi mọi người chơi khá có thể thêm thụt thò, thò thò, thụt thụt, thò thụt thò , v.v... một lần.

17. BẮN TÀU
Cho vòng tròn đếm số 1,2,3; 1,2,3 để chia ra nhóm 3 người. Theo thứ tự các nhóm lần lượt được đặt tên “Tàu 1, tàu 2, tàu 3 ...”.
Sau đó người điều khiển chỉ định một con tàu khai hỏa trước, chẳng hạn như “tàu 8”. Người số 2 của tàu 8 sẽ nắm tay người thứ 1 đưa ra, người thứ 1 hô “Tà Rách” sau đó người thứ 2 hô tiếp “Tách” và sau cùng nắm tay người thứ 3 đưa ra, người thứ 3 phải bắn một tàu mình thích chẳng hạn như tàu 6, “Ðùng 6”. Tàu bị bắn tiếp tục tương tự như tàu 8 đã làm.
Chú ý : Khi bị bắn mà nhân viên trên tàu nào chậm chạp phản công, hoặc hô không có thứ tự 1,2,3, hoặc bắn tàu đã bị chìm rồi mà mình không chú ý thì coi như bị bắn chìm.
* Trò chơi nầy có thể biến đổi bằng cách thay vì đặt tên tàu bằng so,á người điều khiển có thể cho mỗi nhóm đặt tên của nhóm mình với những thói hư, tật xấu ở đời mà người chơi phải cần vứt bỏ đi. Thí dụ như: Tham lam, bỏn xẻn, keo kiệt, cờ bạc v.v. .. Và thay vì hô “Tà rách”, Tách “, “Ðùng 2 (3, 4, 5, 8..)”, người chơi có thể hô “Từ nay”, “Xin Chừa”, “Bỏn Xẻn (keo kiệt, cờ bạc v.v.)”

18. LÀM MƯA
Dùng tay vỗ để làm mưa, khi người điều khiển giơ tay lên cao mọi người vỗ tay lớn và khi hạ xuống thấp tất cả làm theo và vỗ tay nhỏ lại. Khi người điều khiển đưa tay qua lại mọi người hô “ào ào” để làm gió thổi; khi đấm tay ra phía trước tất cả hô “đùng, đùng...”, để làm sấm nổ; khi người điều khiển xoay tròn tất cả xoay theo và hô “ú..ú.. ú..” để làm cuồng phong; khi người điều khiển hô “A”, tất cả mọi người phải nhảy lên hét lớn “Về nhà”.
18. LỒNG CHIM
Cho vòng tròn đếm số 1, 2, 3 để chia thành nhóm 3 người. Khi chơi số 1 và 2 chụm tay lại đưa cao lên làm bẫy, số 3 đứng ngoài làm chim. Khi nghe người điều khiển thổi còi, vòng tròn bắt bài hát và tất cả các chú chim phải lần lượt chui ngang qua cái lồng.
Khi nghe người điều khiển thổi còi lần thứ hai, các chú chim phải lập tức chui ra khỏi lồng trong khi cái bẫy ụp xuống bắt chim. Chú chim nào không may bị kẹt trong bẫy 2 (hoặc 3 lần) kể như bị loại.

19. KẾT ÐOÀN
Người điều khiển hô “kết đoàn, kết đoàn”. Người chơi hỏi lại kết mấy, kết mấy”. Nếu người điều khiển hô kết 3 (4, 2, 5 v.v...) mọi người phải chạy lại kết với nhau cứ 3 (4, 2, 5 v.v...) người một nhóm. Ai chậm chân bị lẻ ra sẽ thay thế người điều khiển tiếp tục trò chơi.

20. ÐỐT PHÁO
Người điều khiển đưa còi ra làm viên pháo và dùng ngón trỏ của tay khác làm nhang. Khi người điều khiển đưa ngón tay ra vòng vòng tất cả hô “Xì...” kéo dài để làm ngòi cháy chậm. Khi nào thấy người điều khiển đụng ngón tay vào còi thì hô “Ðùng” thật to để làm tiếng pháo nổ.
Chú ý :
- Mọi người cần chú ý xem cây nhang có châm trúng trái pháo không, nếu trúng thì nổ “Ðùng”, nếu không trúng thì “xì” lớn lên ý nói pháo bị thúi.
- Người điều khiển châm trật trái pháo mà ai nổ đùng là xem như phạm luật.

21. TRUYỀN TIN
Cách Chơi:
Người điều khiển mời một người đại diện của mỗi đội lên và nói một bản tin ngắn. Tất cả những người này chạy về đội mình và nói thầm bản tin đã nhận được cho người kế mình, người này sẽ tiếp tục truyền cho người kế tiếp và cứ như thế cho đến người cuối cùng. Sau khi nghe xong, người cuối cùng lập tức chạy lên trình diện với người điều khiển và nói ra bản tin mình đã nhận được.
Chú ý:
* Ðội nào trình diện trước, nói bản tin đúng sẽ thắng.
* Ðội nói sau nhưng bản tin đúng thì vẫn thắng cuộc nếu đội trình diện trước nhận tin sai.
* Bản tin càng khó, ý nghĩa càng rắc rối trò chơi sẽ càng vui

22. BẢO THỔI
Người điều khiển yêu cầu một người đứng ra giữa vòng. Những người còn lại nếu có thể vẽ cho mình một vòng tròn nhỏ xuống đất và đứng vào đó.
Người điều khiển hô “Bảo thổi, bảo thổi”
Vòng tròn hỏi lại “Thổi ai, thổi ai”
Người điều khiển lúc đó tùy theo tình hình mà nói, chẳng hạn như “Thổi những người mang đồng hồ”, những người mang đồng hồ lập tức đổi chỗ, trong khi người giữa vòng sẽ tìm một chỗ riêng cho mình. Người chậm chân sau cùng sẽ đứng ra giữa vòng.
23. TA LÀ VUA, ....ĂN TRỘM
Người điều khiển đi quanh trong vòng bất ngờ đứng trước một người nào đó đồng thời thổi còi.
Nếu người điều khiển cung tay cúi chào, người đó phải đưa 2 tay lên trời ra dáng ngạo nghễ đồng thời cười ha ha và nói “Ta là vua (nếu là nữ thì nói Ta là Nữ Hoàng) ha ha...” Hai người 2 bên phải quỳ xuống và nói “muôn tâu bệ hạ”. Nhà vua nói tiếp “Các khanh hãy bình thân”.
Nếu người điều khiển đưa 2 tay lên trời nói “Ta là vua” người bị chỉ phải quỳ xuống và nói “Muôn tâu bệ hạ”. Nếu người điều khiển nói “Ta là ăn trộm” người bị chỉ phải lập tức chạy ngược chiều với người ăn trộm quanh vòng tròn về lại chổ của mình, nếu người ăn trộm nhanh chân hơn, người bị chỉ phải thế vai của người điều khiển.
Chú ý: Ðể đánh lừa người chơi, người điều khiển có thể nói: “Ta là ăn mày v.v...”. Nếu người đó làm động tác hoặc chạy theo sẽ bị loại.
** Trò chơi nầy có thể thêm vào bằng cách không hạn hẹp người chơi trong giới hạn TA LÀ VUA (NỮ HOÀNG)-ĂN TRỘM, thay vào đó người bị chỉ có thể dùng danh xưng vui như Bà Nội, Thái Giám, Ông Nội, Superman v,v..
Hai người đứng hai bên của người được chỉ phải làm hành động và xưng hô theo danh từ mà người bị chỉ đã nói.
Thí dụ: Người bị chỉ nói: “Ta là ông nội” lập tức 2 người bên cạnh phải tỏ thái độ chăm sóc, quạt hầu và nói: “Chào ông nội”. Trong khi đó người làm “ông nội” phải có đôi lời ban khen “Các cháu giỏi lắm”. Hai người hai bên phải tùy thuộc vào vị trí của người bị chỉ để xưng hô, thí dụ như Bà Nội làm động tác nằm thì hai người hai bên cũng phải nằm xuống hoặc ngồi quạt để xưng hô “Thưa Bà Nội”.
Nói chung trò chơi càng vui nếu người tham dự càng tỏ ra linh hoạt và khéo pha trò.
24. NÓI HỚT, ÐÁNH TRỐNG LÃNG
Người điều khiển đi chung quanh vòng tròn và bất thần hỏi một người nào đó, người đứng bên cạnh (phải hoặc trái tùy người điều khiển quy định) phải trả lời thế cho người bị hỏi. Nếu người bị hỏi trả lời, người ấy sẽ bị loại.
Chú ý : Người chơi không được trả lời trực tiếp câu hỏi, thay vào đó phải cho câu trả lời không có liên quan gì đến câu hỏi cả. Thí dụ như người điều khiển hỏi một người “Sáng nay anh có đi chùa không”, người bên cạnh có thể trả lời “Ô con bươm bướm đẹp ghê hé?”.

25. CÁI GHẾ
Người điều khiển cho mọi người trong vòng tròn quay phải hoặc quay trái, và tất cả để 2 tay lên vai của người trước mặt mình.
Mọi người vừa đi theo vòng tròn vừa đọc: “Cái ghế thì có 4 chân, còn ghế của mình thì có 2 chân...” Người điều khiển bất thần thổi còi. Mọi người tay vẩn còn để trên vai người trước mặt, đồng thời cố gắng ngồi chùn xuống trên đùi của người đàng sau mình. Ai không có ghế hoặc trụt tay kể như vi phạm trò chơi.

26. BÀ BA ÐI CHỢ
Người trong vòng tròn làm theo động tác và đôi khi lập lại lời nói của người điều khiển.
Người điều khiển: (Nói và làm động tác)
a. Bà Ba đi chợ (tất cả lập lại)
b. Bà mua cây quạt (tất cả lập lại)
c. Vừa đi vừa quạt, vừa quạt vừa đi.
d. Bà Ba đi chợ (tất cả lập lại)
e. Bà mua ống thụt (tất cả lập lại)
g. Vừa đi vừa thụt, vừa thụt vừa đi.
h. Bà Ba đi chợ (tất cả lập lại)
Vừa đi vừa vừa quạt, vừa quạt vừa thụt.
i. Bà Ba đi chợ (tất cả lập lại)
k. Bà mua cây đàn (tất cả lập lại)
l. Vừa đi vừa đàn, vừa đàn vừa đi.
m. Bà Ba đi chợ (tất cả lập lại)
Vừa đi vừa quạt, vừa quạt vừa thụt, vừa thụt vừa đàn...
Tương tự như vậy trò chơi tiếp tục. Người điều khiển có thể thêm nhiều bao nhiêu tùy ý, tùy theo môi trường sinh hoạt. Trò chơi này hào hứng tuỳ thuộc vào động tác của người điều khiển.

27. THI LÀM HỌA SĨ
Chia vòng tròn thành hai nhóm. Mỗi nhóm chọn ra hai người, một người bịt mắt và người kia không bịt mắt.
Sau tiếng còi hiệu của người điều khiển, người không bịt mắt của mỗi nhóm dẫn người bịt mắt đến trước mặt bảng đen và hướng dẫn cho người đó vẽ một khuôn mặt người gồm mắt, tai, mũi, miệng và tóc. Nhóm nào vẽ trước và đẹp nhất sẽ thắng.





BCH Đoàn trường THPT Nguyễn Đình Chiểu


Каталог: data -> file
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> Transformations
file -> SỞ gd&Đt bắc ninh trưỜng thpt hàn thuyêN
file -> ĐỀ thi thử quốc gia năM 2014-2015 MÔn thi: anh văN
file -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Những bài hát tiếng Anh buồn nhất thế giới
file -> Những câu châm ngôn Tiếng Anh hay I love you not because of who you are, but because of who I am when I am with you
file -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
file -> 105 thành ngữ thông dụng trong Tiếng Anh
file -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
file -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN

tải về 42.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương