Các tbcđ được chia làm 6 loại thuộc ba nhóm chủ yếu như sau



tải về 19.41 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu20.09.2022
Kích19.41 Kb.
#53233
  1   2   3
Phân-loại-TBCĐ


Phân loại
Có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng tổng quát lại cách phân loại theo đặc điểm cấu tạo sau đây là dễ dàng và tiêu biểu nhất:
Các TBCĐ được chia làm 6 loại thuộc ba nhóm chủ yếu như sau:
Nhóm 1: DD được đối lưu tự nhiên (hay tuần hoàn tự nhiên)
Loại I: có buồng đốt trong (đồng trục với buồng bốc); có thể có ống tuần hoàn trong hay ống tuần hoàn ngoài
Loại II: có buồng đốt ngoài (không đồng trục với buồng bốc)
Nhóm 2: DD đối lưu cưỡng bức (tức tuần hoàn cưỡng bức)
Loại III: có buồng đốt trong, có ống tuần hoàn ngoài; Loại IV: có buồng đốt ngoài, ống tuần hoàn ngoài;
Nhóm 3: DD chảy thành màng mỏng
Loại V: màng DD chảy ngược lên; có thể có buồng đốt trong hay ngoài; Loại VI: màng DD chảy xuôi; có thể có buồng đốt trong hay ngoài.
Phạm vi ứng dụng

  • Nhóm 1: chủ yếu dùng để cô đặc các DD khá loãng, độ nhớt thấp, đảm bảo sự tuần hoàn tự nhiên của DD dễ dàng qua bềmặt truyền nhiệt. Tỉ số chiều dài ống. H/d dưới 50. Đặc biệt loạiống ngắn H/d < 30.

  • Nhóm 2: có dùng bơm để đối lưu cưỡng bức DD đạt vận tốcchuyển động từ 1,5- 3,5 m/s tại khu vực bề mặt truyền nhiệt. Ưu điểm chính của nhóm này là tăng cường hệ số truyền nhiệt k; dùng được cho các DD khá đặc sệt, có độ nhớt khá cao, giảm được sự bám cặn hay kết tinh từng phần trên bề mặttruyền nhiệt. Có loại dùng cánh khuấy đặt ở trung tâm buồngđốt để tuần hoàn DD

  • Nhóm 3: chỉ cho phép DD chảy dạng màng (màngmỏng hay màng lỏng-hơi) qua bề mặt truyền nhiệt mộtlần (xuôi hay ngược) để tránh sự tác dụng nhiệt độ lâulàm biến chất một số thành phần của DD (chẳng hạncác DD sinh tố, nước quả ép, dịch men...) Nếu DD khi sôi tạo nhiều bọt khó vỡ thì dùng TBCĐ loạiV có màng chảy ngược, còn đối với các DD sôi ít tạobọt và bọt dễ vỡ thì dung loại thiết bị màng chảy xuôi.

Thiết bị cô đặc cần có những yêu cầu sau:
– Cấu tạo đơn giản, gọn, chắc, dễ chế tạo, sửa chữa, lắp ráp.
– Chế độ làm việc ổn định, ít bám cặn, dễ làm sạch, dễ điều chỉnh và kiểm tra.
– Hệ số truyền nhiệt lớn để làm giảm lượng hơi đốt tiêu hao.
– Đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt của dung dịch cần cô như độ nhớt cao, khả năng tạo bọt lớn, khả năng kết tinh, tính ăn mòn kim loại…
Trong công nghiệp, các thiết bị cô đặc đun nóng bằng hơi nước được dùng phổ biến, loại này gồm có ba phần chính:
– Bộ phận đun sôi dung dịch (phòng đốt) trong đó bộ phận truyền nhiệt là chùm ong gồm nhiều ống nhỏ, trong đó hơi nước ngưng tụ ỏ bên ngoài (hoặc bên trong) các ông, còn dung dịch chuyển động bên trong (hoặc bên ngoài) các ống.
– Bộ phận bốc hơi (phòng bốc hơi) là một phòng trống, ở đây hơi thứ được tách khỏi hỗn hợp lỏng – hơi của dung dịch sôi. Do đó, phòng bốc hơi cần có không gian rộng để tách hơi ra khỏi hỗn hợp.
– Bộ phận phân ly lỏng – hơi: tùy theo mức độ cần thiết, có thê cấu tạo thêm bộ phận phân ly lỏng – hơi trong phòng bốc hơi hoặc trong ống dẫn hơi thứ để thu hồi các hạt dung dịch bị hơi thứ mang theo
Đặc điểm và số lượng dung dịch cần cô đặc trong một đơn vị thời gian là những thông số quyết định việc lựa chọn một thiết bị cô đặc. Các dung dịch bền với nhiệt, ít tạo cặn bám và không ăn mòn có thể được cô trong các thiết bị đơn giản và rẻ tiền. Các dung dịch chứa hoạt chất nhạy cảm với nhiệt cần các thiết bị cô dưới áp suất giảm và thường đắt tiền hơn. Những yêu cầu đa dạng của dung dịch cần cô đặc đã dẫn đến sự xuất hiện của nhiều loại thiết bị có cấu tạo và nguyên lý vận hành khác nhau (hình 4.12). Dưới đây là một số thiết bị cô đặc thường dùng trong công nghiệp Dược.

tải về 19.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương