Các quy định chính về phong trào Olympic quốc tế 16: 48' 03/10/2004 (gmt+7)



tải về 69.06 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích69.06 Kb.
#39761

Các quy định chính về phong trào Olympic quốc tế

16:48' 03/10/2004 (GMT+7)

Phong trào Olympic Quốc tế bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân đồng ý tuân theo Hiến chương Olympic và những ai công nhận quyền điều hành của Uỷ ban Olympic Quốc tế, bao gồm: các Liên đoàn Thể thao Quốc tế có môn thể thao nằm trong chương trình thi đấu của Đại hội Olympic, các Uỷ ban Olympic Quốc gia, Ban tổ chức của các Đại hội Olympic, các vận động viên, trọng tài, huấn luyện viên, các Hiệp hội và Câu lạc bộ thể thao, và các tổ chức và cơ quan được Uỷ ban Olympic Quốc tế công nhận.



UỶ BAN OLYMPIC QUỐC TẾ (IOC)

Uỷ ban Olympic Quốc tế là cơ quan quyền lực cao nhất của Phong trào Olympic Quốc tế

Uỷ ban Olympic Quốc tế (IOC) được Nam tước người Pháp Pierre de Coubertin thành lập ngày 23 tháng 6 năm 1894 người đã có công tái sinh lại Đại hội Olympic Hy Lạp cổ đại.

IOC là một tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận mang tầm cỡ quốc tế và là tổ chức sáng lập của Phong trào Olympic Quốc tế.. IOC tồn tại với tư cách là một tổ chức bảo trợ của Phong trào Olympic. IOC có quyền sở hữu biểu tượng, cờ, khẩu hiệu, bài hát Olympic. Trách nhiệm chính của IOC là giám sát việc tổ chức các Đại hội Thể thao Olympic mùa hè và mùa đông.



Chủ tịch:

Chủ tịch IOC được các thành viên IOC bầu cử thông qua việc bỏ phiếu kín với nhiệm kỳ đầu tiên là 8 năm, sau đó sẽ được bầu lại với nhiệm kỳ 4 năm. Chủ tịch có trách nhiệm điều hành hầu hết các hoạt động của IOC, là đại diện thường trực của IOC trong các hoạt động quốc tế.. Từ ngày 16 tháng 7 năm 2001, Chủ tịch đương nhiệm của IOC là ông Jacques Rogge, người Bỉ.



Ban chấp hành:

Ban chấp hành IOC được thành lập vào năm 1921 bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch IOC và mười thành viên khác. Tất cả các thành viên của Ban chấp hành được bầu tại phiên họp thường kỳ của IOC thông qua việc bỏ phiếu kín với tỷ lệ chiếm đa số và với nhiệm kỳ bốn năm.



Thành viên:

Các thành viên của IOC là các cá nhân có vai trò là đại diện của IOC tại quốc gia của họ, không phải với vai trò là đại diện cho quốc gia của họ tại IOC. Các thành viên gặp nhau mỗi năm một lần tại phiên họp thường kỳ của IOC. Thành viên IOC sẽ nghỉ hưu khi đã 70 tuổi, trừ khi họ được bầu trước phiên họp lần thứ 110 (ngày 11 tháng 12 năm 1999) của IOC. Trong trường hợp này, họ cũng phải nghỉ hưu khi đã ở tuổi 80. Nhiệm kỳ làm việc của tất cả các thành viên IOC là 8 năm, sau 8 năm sẽ phải bầu lại. IOC có quyền lựa chọn và bầu ra các thành viên từ những ứng cử viên được đề cử một cách hợp lệ. Tất cả các thành viên của Phong trào Olympic đều có quyền đề cử.



Quản lý hành chính:

Việc quản lý hành chính của IOC nhằm phục vụ cho Phong trào Olympic. Bộ phận này có nhiệm vụ chuẩn bị, thực hiện công việc hàng ngày của IOC và thực hiện những quyết định của các tổ chức nằm trong Phong trào Olympic Quốc tế.



CÁC LIÊN ĐOÀN THỂ THAO QUỐC TẾ (IFs)

Các Liên đoàn Thể thao Quốc tế có nhiệm vụ thống nhất các môn thể thao thuộc Liên đoàn trên bình diện quốc tế.



Nhiệm vụ của IFs

Các Liên đoàn Thể thao Quốc tế có nhiệm vụ quản lý và điều hành công việc hàng ngày của các môn thể thao, bao gồm việc tổ chức thi đấu các môn thể thao trong chương trình thi đấu của Thế vận hội, và giám sát sự phát triển của các vận động viên tại môn thể thao đó ở mọi trình độ.

Mỗi Liên đoàn Thể thao Quốc tế quản lý môn thể thao thuộc Liên đoàn trên bình diện quốc tế và phải đảm bảo sự phát triển của những môn thể thao này.

Tuy nhiên, IFs có thể đề nghị IOC giải quyết những vấn đề có liên quan đến Hiến chương Olympic cũng như Phong trào Olympic Quốc tế, bao gồm việc tổ chức Thế vận hội; hoặc đóng góp ý kiến liên quan đến việc đăng cai tổ chức Thế vận hội, đặc biệt là khả năng chuyên môn kỹ thuật của các thành phố xin đăng cai; hợp tác trong việc chuẩn bị Hội nghị Đại hội đồng Olympic cũng; và tham gia vào các hoạt động của các Uỷ ban thuộc IOC.

IFs được công nhận là IFs có môn thể thao nằm trong chương trình thi đấu của Thế vận hội và là thành viên của các Liên đoàn Olympic Quốc tế. Ví dụ, IFs có tham gia vào các cuộc họp thường niên của Ban chấp hành IOC với các Liên đoàn Thể thao Olympic Quốc tế mùa hè và Liên đoàn Thể thao Olympic Quốc tế mùa đông.

Để được thảo luận những vấn đề gây trang cãi và quyết định lịch thi đấu của các môn thể thao, các Liên đoàn Thể thao Olympic mùa hè và các Liên đoàn Thể thao Olympic mùa đông cùng với các Liên đoàn Thể thao được công nhận phải gia nhập vào các Hiệp hội Thể thao sau: Hiệp hội các Liên đoàn Thể thao Olympic Quốc tế mùa hè (ASOIF), Hiệp hội các Liên đoàn Thể thao Olympic Quốc tế mùa đông (ASOWF), Hiệp hội các Liên đoàn Thể thao Quốc tế được IOC công nhận (ARISF) và Tổng Hiệp hội các Liên đoàn Thể thao Quốc tế (GAISF) bao gồm cả các Liên đoàn Thể thao khác.



Cơ cấu tổ chức của IFs

Các Liên đoàn Thể thao Quốc tế (IFs) là những tổ chức quốc tế phi chính phủ được Uỷ ban Olympic Quốc tế công nhận và có quyền quản lý một hoặc nhiều môn thể thao trên thế giới. Các Liên đoàn Thể thao Quốc gia quản lý các môn thể thao thuộc thẩm quyền của mình. Trong khi vẫn giữ quyền quản lý độc lập các môn thể thao của mình, các Liên đoàn Thể thao Quốc tế vẫn tìm kiếm sự công nhận của IOC để đảm bảo rằng Điều lệ và các hoạt động của họ tuân theo Hiến chương Olympic.



HIỆP HỘI CÁC UỶ BAN OLYMPIC QUỐC GIA (ANOC):

Các Uỷ ban Olympic Quốc gia (NOCs) gặp nhau ít nhất 2 năm một lần dưới hình thức cuộc họp của Hiệp hội các Uỷ ban Olympic Quốc gia (ANOC) nhằm trao đổi thông tin và kinh nghiệm để củng cố vai trò của mình trong Phong trào Olympic Quốc tế. Tại cuộc họp này ANOC sẽ giúp đỡ các Uỷ ban Olympic Quốc gia thành viên trong việc chuẩn bị cho cuộc họp với Ban chấp hành của Uỷ ban Olympic Quốc tế (IOC) và Đại hội đồng Olympic.

Đồng thời, ANOC đề nghị với IOC về việc tiền bản quyền truyền hình phân phối cho các Uỷ ban Olympic Quốc gia. Các đề nghị đặc biệt tập trung vào việc thực hiện các chương trình của Quỹ Đoàn kết Olympic.

Hiệp hội các Uỷ ban Olympic Quốc gia hiện đã tập hợp được 199 Uỷ ban Olympic Quốc gia và được phân chia theo năm hiệp hội châu lục:



Châu Phi: ANOCA (Association of National Olympic Committees of Africa)
Châu Mỹ
: PASO (Pan American Sports Organisation)
Châu Á: OCA (Olympic Council of Asia)
Châu Âu: EOC (European Olympic Committees)
Châu Đại dương: ONOC (Oceania National Olympic Committees)

NHIỆM VỤ CỦA CÁC UỶ BAN OLYMPIC QUỐC GIA:

Các Uỷ ban Olympic Quốc gia (NOCs) có nhiệm vụ phát triển các nguyên tắc cơ bản của hiến chương Olympic ở cấp độ quốc gia trong lĩnh vực thể thao. Các Uỷ ban Olympic Quốc gia cũng có nhiệm vụ phát triển vận động viên và các chương trình thể thao cho mọi người cũng như thể thao thành tích cao tại quốc gia của mình. NOCs cũng phải tham gia vào các chương trình đào tạo dành cho các nhà quản lý thể thao bằng cách tổ chức những chương trình giáo dục.

Ngoài ra, NOCs còn phải đảm bảo sự tham dự của các vận động viên nước mình tại các Đại hội Olympic. chỉ có Uỷ ban Olympic Quốc gia mới có thẩm quyền tuyển chọn và gửi đội tuyển cũng như vận động viên tham gia Đại hội Olympic.

NOCs cũng có quyền giám sát bầu cử sơ bộ những thành phố xin đăng cai tổ chức Thế vận hội. Trước khi một thành phố ứng cử có thể cạnh tranh với các thành phố ở các quốc gia khác, thành phố đó phải chiến thắng trong quá trình lựa chọn tại chính quốc gia của mình. Uỷ ban Olympic Quốc gia có thể đề cử thành phố đó để đăng cai tổ chức Đại hội Olympic.

Mặc dù hầu hết NOCs đều đến từ các quốc gia có chủ quyền, IOC vẫn công nhận NOCs đến từ vùng lãnh thổ độc lập, các nước được bảo hộ. Hiện tại có tất cả 199 Uỷ ban Olympic Quốc gia, sắp xếp theo thứ tự từ Albania đến Zimbabwe.

CÁC ĐẠI HỘI THỂ THAO

Các Đại hội Thể thao luôn luôn đưa con người đến với nhau trong hoà bình để cùng trân trọng những nguyên tắc đạo đức cơ bản. Đồng thời, các Đại hội Thể thao giúp các vận động viên trên toàn thế giới đến với nhau, thi đấu các môn thể thao và phát triển tinh thần Olympic.



Đại hội thể thao Olympic (Olympic Games):

Đại hội Thể thao Olympic hay còn gọi là Thế vận hội bao gồm Thế vận hội mùa hè và Thế vận hội mùa đông. Thời gian diễn biến của Thế vận hội không được quá mười sáu ngày, kể cả ngày lễ khai mạc, nếu vào các ngày chủ nhật hay các ngày lễ không tiến hành thi đấu được thì thời hạn của Thế vận hội có thể kéo dài một cách thích hợp với sự đồng ý của Ban chấp hành Uỷ ban Olympic Quốc tế.




Lễ bế mạc Olympic Athens 2004.

Việc tiến hành tổ chức Đại hội Thể thao Olympic được quy định trong Điều 36 Hiến chương Olympic như sau:

- Thế vận hội mùa hè diễn ra trong năm đầu tiên của chu kỳ Olympic mà nó tiến hành.

- Bắt đầu từ năm 1994, năm tổ chức Thế vận hội mùa đông lần thứ XVII, Thế vận hội mùa đông sẽ diễn ra hai năm tiếp sau một Thế vận hội mùa hè.

- Thời gian cụ thể tiến hành Thế vận hội trong năm tổ chức Đại hội do thành phố ứng cử đề xuất lên Ban chấp hành Uỷ ban Olympic Quốc tế duyệt, trước khi bầu ra thành phố đăng cai.

- Việc không tổ chức được Thế vận hội trong năm mà Đại hội đó phải tiến hành sẽ dẫn đến việc huỷ bỏ các quyền của thành phố đăng cai.



Ðại hội thể thao châu Á

Đại hội Thể thao Châu Á được tổ chức theo sáng kiến của Ấn Độ,  Giáo sư Guru Dutt Sondhi được xem là người đã góp công lớn nhất cho việc ra đời của Đại hội Thể thao Châu Á (Asian Games). Giáo sư  Sondhi là Tổng thư ký Uỷ ban Olympic Ấn Độ từ 1928-1952, thành viên IOC từ 1932-1966.

Trước Giáo sư Sondhi cũng đã có nhiều nỗ lực của những nhân vật khác nhằm tổ chức một Đại hội Thể thao toàn Châu lục nhưng không ai thành công. Một trong những cố gắng ban đầu là Đại hội Thể thao Viễn đông (Far Eastern Championship Games) gồm 3 nước tham dự là Trung Quốc, Nhật Bản và Philippine luân phiên tổ chức tại Thủ đô 3 nước ấy (trừ Trung Quốc chọn Thượng Hải là nơi tổ chức). Đại hội này được tổ chức 10 lần kể từ năm 1913 đến 1934. Tại Đại hội cuối cùng ở Manila, tại Đại hội này lần đầu tiên Indonesia gia nhập các cuộc tranh tài dưới lá cờ Đông Ấn thuộc Hà Lan.

Trong Đại hội cuối cùng ấy các nước tham dự đều tỏ ý muốn duy trì các cuộc tranh tài và mở rộng quy mô vào 4 năm sau tại Tokyo với tên gọi mới là Đại hội Thể thao Phương Đông (Orient Championship Games) nhưng ý muốn này đã không thành hiện thực vì lúc ấy đám mây đen của Thế chiến thứ hai đã bắt đầu che phủ bầu trời Châu Á.  Sau chiến tranh Thế giới lần thứ II những con đường để tiến tới việc hình thành tổ chức Thể thao châu Á có thể kể đến các giải vô địch Đông Á và Tây Á trước kia đã được tổ chức ở cả 2 vùng của Châu Á. Năm 1947, Hội nghị các Quốc gia trong vùng được triệu tập tại New Delhi theo gợi ý của Giáo sư Sondhi được sự hỗ trợ tích cực của Tiểu vương Maharaja Yadavendra Singh, ông thảo luận cặn kẽ với đại biểu các nước Châu Á đến dự Đại hội từng chi tiết về một Đại hội Thể thao Châu lục.

Đầu tiên, tên gọi của Đại hội được đặt là Asiatic Games, nhưng sau đó với đề nghị của Thủ tướng Jawaharlal Nehru, tên gọi chính thức Asian Games được chấp thuận, cuộc thi tài dự định tổ chức vào tháng 2 năm 1948, và tên gọi này tồn tại cho đến ngày nay. Khẩu hiệu nổi tiếng tham gia Thể thao với tinh thần Thể thao “Play the Games in the spirit of the Games“ ngày 4 tháng 3 năm 1951.

Tuy nhiên, do những bất đồng với Uỷ ban Olympic Ấn Độ, Giáo sư Sondhi (lúc ấy là Chủ tịch Liên đoàn Điền kinh Ấn Độ) đã quyết định kỳ Đại hội lần đầu tiên sẽ diễn ra với tên gọi  Giải vô địch Điền kinh Châu Á  để vượt qua những bất đồng ấy. Nhưng thời điểm ban đầu mà Hội nghị chọn để tổ chức Đại hội lại tỏ ra không thích hợp vì năm 1948 là năm tổ chức Đại hội Olympic ở London và hầu hết các quốc gia Châu Á đều đang bận rộn chuẩn bị cho kỳ tranh tài Thế giới này. Không chịu bó tay, Giáo sư Sondhi dựa vào những hứa hẹn đã nhận được từ những vị đứng đầu Nhà nước năm 1947 đã đến tận London tìm gặp các quan chức Thể thao Châu Á có mặt tại Đại hội Olympic để tiếp tục thảo luận. Một cuộc họp được đồng ý tổ chức ngày 8/8/1948 để quyết định thành lập Liên đoàn Thể thao Châu Á (Asian Games Federation - AGF) các đại biểu từ Triều Tiên, Trung Quốc, Philippine, Miến Điện, Srilanka đến dự cuộc họp và đây là điểm khởi đầu của AGF. Liên đoàn Thể thao châu Á ( The Asian Games Federation) được thành lập năm 1949 tại New Delhi để thúc đẩy Thể thao và truyền bá Phong trào Olympic tới mọi miền của Châu Á. Giáo sư Sondhi có công tổ chức Hội nghị, tập hợp  các NOC Châu Á hội tụ ở New Delhi, Tiểu vương Maharaja Yadavendra Singh được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn thể thao Châu Á lần đầu tiên được tổ chức ở Sân Vận Động quốc gia New Delhi tháng 3 năm 1951.

Đại hội Thể thao Châu Á lần đầu tiên đáng lẽ tổ chức vào năm 1950 nhưng nước đăng cai tổ chức là Ấn Độ có những lý do trong nước nên chuyển sang tổ chức ở thành phố New Dehli vào năm 1951. (Đại hội phải dời lại đến 2 lần: từ tháng 2/1950 đến tháng 11/1950 và sau đó đến tháng 5/1951 Đại hội mới được tổ chức,  Tiểu vương Maharaja đã dùng tài sản của riêng mình cho Ban tổ chức mượn để trang trải các chi phí.  Đại hội Thể thao Châu Á lần  thứ nhất có 11 quốc gia tham dự với 500 vận động viên và quan chức và 6 môn thể thao  được đưa vào chương trình thi đấu chính thức trong Đại hội.

Ðại hội thể thao Ðông Nam Á (SEA Games)

Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) được tổ chức 2 năm một lần vào giữa chu kỳ Đại hội Thể thao Olympic và Đại hội Thể thao Châu Á.

Thứ tự các SEA Games được tính bắt đầu từ Đại hội Thể thao bán đảo Đông Nam Á tổ chức ở Bankok - Thái Lan.

Việc điều hành SEA Games được trao cho Hội nghị Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á.

Vinh dự đăng cai tổ chức SEA Games sẽ được trao cho các nước thành viên theo thứ tự vần chữ cái.

Khi một thành viên đến lượt đăng cai mà không có khả năng tổ chức phải thông báo cho Hội đồng Liên đoàn chậm nhất 1 năm trước đại hội. Vinh dự đăng cai sẽ chuyển cho nước thành viên tiếp theo thứ tự vần chữ cái.

Nếu sau khi kết thúc SEA Games, nước thành viên kế tiếp không thể tổ chức được đại hội thì Chủ tịch đương nhiệm sẽ triệu tập Hội đồng để quyết định nước đăng cai SEA Games tiếp theo.

Toàn bộ lợi nhuận và tài chính thu được từ tổ chức SEA Games thuộc về nước đăng cai đại hội.



Каталог: gallery -> 542
gallery -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
gallery -> Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky
gallery -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
gallery -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
gallery -> CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN
gallery -> KẾ toán vốn bằng tiền I. YÊU cầU
gallery -> Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN
542 -> Germany 2006 – world cup lần thứ 18 world cup 2006 LẦn thứ 18 TẠI ĐỨC
542 -> Germany 2006 – world cup lần thứ 18 world cup 2006 LẦn thứ 18 TẠI ĐỨC

tải về 69.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương