CỤc quản lý chất lưỢng nông lâm sản và thủy sản số: 1251



tải về 385.06 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích385.06 Kb.
#5481
  1   2   3   4   5

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

Số: 1251/QLCL - CL2

V/v triển khai chương trình thí điểm công khai kết quả phân loại A/B/C và xác nhận sản phẩm kiểm soát theo chuỗi


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2014

Kính gửi: Chi cục QLCL Nông lâm sản và Thủy sản: Phú Thọ, Vĩnh Phúc

Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình,

Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Nam Định, Yên Bái, Hà Nội, ĐăkLăk, Ninh Thuận, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Bình Thuận, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai.

Tiếp theo công văn số 1119 /QLCL - CL2 ngày 20/6/2014, sau khi thẩm định bản đề xuất của các đơn vị về triển khai chương trình thí điểm công khai kết quả phân loại A/B/C và xác nhận sản phẩm kiểm soát theo chuỗi; Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản hướng dẫn các đơn vị hoàn thiện đề xuất kế hoạch và dự toán triển khai chương trình, cụ thể như sau:



1. Công khai kết quả phân loại A/B/C:

a. Nội dung

Kế hoạch triển khai cần bổ sung, làm rõ các thông tin sau:

- Tên nhóm sản phẩm, tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh trong toàn bộ chuỗi giá trị thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT (sản xuất ban đầu, sơ chế/ chế biến, đóng gói, chợ đầu mối, chợ đấu giá/ cơ sở chuyên doanh nông lâm thủy sản) đối với nhóm sản phẩm sẽ công khai phân loại A/B/C. Cần nghiên cứu kỹ để lựa chọn nhóm sản phẩm chủ lực của địa phương đã được thống kê (sản xuất ban đầu, sơ chế/ chế biến, đóng gói, chợ đầu mối, chợ đấu giá/ cơ sở chuyên doanh nông lâm thủy sản) và được kiểm tra phân loại đầy đủ trước khi công khai chậm nhất là vào tháng 10/2014.

- Công khai 100% cơ sở sản xuất kinh doanh của nhóm sản phẩm triển khai theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT trên phạm vi toàn tỉnh (bao gồm cả đối tượng cơ sở sản xuất kinh doanh có phân công cho cơ quan kiểm tra cấp huyện, xã triển khai).

- Nội dung thẩm định kết quả kiểm tra, phân loại trước khi công khai để đảm bảo tính chính xác về kết quả công khai.

- Tần suất công khai trên báo địa phương, phát thanh xã phường. Nội dung cập nhật, điều chỉnh việc công khai khi kết quả phân loại có thay đổi.



b. Các hình thức công khai

Cần triển khai đa dạng các hình thức công khai như sau: Công khai tại cơ sở; Công khai trên báo địa phương; Công khai trên phương tiện phát thanh xã, phường; Công khai trên website của Sở Nông nghiệp và PTNT và của Chi cục nếu có (kinh phí địa phương).



c. Hướng dẫn công khai

* Công khai tại cơ sở:

- Làm biển mi ca kích thước 60X30 cm theo Mẫu nêu tại Phụ lục 1.

- Nhằm tôn vinh, hướng dẫn doanh nghiệp, người dân, trước mắt chỉ gắn biển công khai cơ sở xếp loại A và B.

- Cơ sở xếp loại A biển mi ca màu xanh - chữ vàng; cơ sở xếp loại B biển mê ca màu vàng - chữ xanh.

- Tổ chức Hội nghị tổng kết (có mời đại diện cơ quan truyền thông ở địa phương) kết quả kiểm tra phân loại và trao biển mi ca kết quả xếp loại cho chủ cơ sở sản xuất kinh doanh để tự gắn tại chính cơ sở sản xuất kinh doanh ở nơi dễ quan sát và nhận diện. Chủ cơ sở nhận biển công khai cần có cam kết theo mẫu nêu tại Phụ lục 2.

* Công khai trên báo địa phương, phát thanh xã phường và website

- Cần thống nhất với báo địa phương và đài phát thanh xã phường về cách thức và tần suất công khai triển khai đến 31/12/2014.

- Công khai trên website đảm bảo dễ quan sát và thuận lợi cho việc truy cập.

- Nội dung công khai đảm bảo chính xác về các thông tin: tên cơ sở, địa chỉ, mã số (nếu có) và kết quả phân loại A/B/C.



2. Xây dựng thí điểm mô hình chuỗi SXKD thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn:

Đối với đơn vị hoàn thiện chuỗi năm 2013:



a. Nội dung:

Đề nghị đơn vị tiếp tục hoàn thiện mô hình chuỗi SXKD thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn đã triển khai năm 2013, cụ thể:

- Hoàn thiện liên kết chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm (trong kế hoạch cần nêu rõ tên vùng/ cơ sở sản xuất ban đầu; tên cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói; tên chủ cơ sở/quầy sạp kinh doanh tại chợ đầu mối, siêu thị/ cửa hàng) để đảm bảo liên kết bền vững và thuận lợi cho việc kiểm soát tại địa phương và nơi tiêu thụ.

- Gắn lô gô và câu khẩu hiệu nhận diện sản phẩm kiểm soát theo chuỗi. Việc gắn lô gô và câu khẩu hiệu nhận diện sản phẩm chỉ áp dụng đối với chuỗi đáp ứng đủ tiêu chí.

- Đối với Chi cục Bắc Ninh và Bắc Giang: Hoàn thiện việc chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP (sản xuất ban đầu, sơ chế, chế biến) đối với địa phương chưa hoàn thiện kết quả đầu ra theo kế hoạch năm 2013.

- Đối với Chi cục Hà Nội: Kiểm soát an toàn thực phẩm sản phẩm từ các mô hình của địa phương khác đưa về Hà Nội tiêu thụ.



- Đối với địa phương đề xuất xây dựng chuỗi mới (Lào Cai, Sóc Trăng, Yên Bái, Nam Định, Bình Thuận): Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản hoan nghênh địa phương đã chủ động đề xuất triển khai xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn năm 2014. Tuy nhiên, do thời gian triển khai năm 2014 không còn nhiều, hạn chế về kinh phí được cấp năm 2014 nên Cục hỗ trợ các địa phương triển khai năm 2014 các nội dung về khảo sát, đánh giá và đưa ra giải pháp khắc phục để đảm bảo ATTP; đào tạo, tập huấn về an toàn thực phẩm; xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm cho các tác nhân tham gia chuỗi. Các nội dung chi khác, đề nghị các địa phương cân đối từ nguồn kinh phí của địa phương và doanh nghiệp để triển khai.

b. Lô gô, khẩu hiệu nhận diện sản phẩm

- Lô gô, khẩu hiệu nhận diện sản phẩm kiểm soát theo chuỗi theo mẫu nêu tại Phụ lục 3 kèm theo.

- Tùy theo tính chất đặc thù của sản phẩm và các hình thức bao gói sản phẩm; lô gô, khẩu hiệu sản phẩm kiểm soát theo chuỗi được gắn theo các cách như sau:

+ In trên tem và dán lên bao bì sản phẩm hoặc dán trực tiếp lên sản phẩm như các loại quả lớn (yêu cầu tem sử dụng 1 lần);

+ In trực tiếp trên nhãn sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm;

+ In trên nhãn để treo, buộc vào bao gói, dụng cụ chứa đựng sản phẩm.



3. Xác nhận sản phẩm được kiểm soát ATTP theo chuỗi (chỉ đối với địa phương được lựa chọn triển khai nội dung này):

a. Yêu cầu:

- Hoạt động này chỉ triển khai đối với mô hình chuỗi đã hoàn thiện tất cả các đầu ra, đặc biệt là đã có liên kết bền vững giữa nhà sản xuất với nhà thu mua, phân phối, đã chứng nhận đủ điều kiện ATTP tại tất cả các công đoạn sản xuất từ: sản xuất ban đầu, sơ chế, chế biến, đóng gói.

- Cấp giấy xác nhận sản phẩm được kiểm soát ATTP theo chuỗi theo yêu cầu của cơ sở sản xuất.

- Định kỳ tổ chức đi kiểm tra thực tế việc chấp hành quy định của các tác nhân trong chuỗi, lấy mẫu sản phẩm đã được chứng nhận an toàn thực phẩm để kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP đặc thù của sản phẩm nhằm thẩm tra hiệu quả kiểm soát theo chuỗi.



b. Mẫu giấy xác nhận:

Theo mẫu Phụ lục 4 kèm theo. Cơ quan cấp giấy xác nhận có trách nhiệm tổ

chức in ấn giấy xác nhận và quản lý chặt chẽ giấy xác nhận đã in và đã đóng dấu giáp lại của cơ quan.

c. Các bước thực hiện cấp giấy

- Giấy xác nhận được đánh số quản lý, đóng dấu giáp lai của cơ quan kiểm tra. Cán bộ kiểm tra thực hiện việc xác nhận theo các nội dung quy định trong mẫu giấy và ký xác nhận vào giấy.

- Cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu cấp giấy xác nhận xuất xứ, sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi liên hệ với cơ quan kiểm tra/ cán bộ phân công/ uỷ quyền để được cấp. Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra thông tin dữ liệu đã được chứng nhận, tính phù hợp của sản phẩm xin được xác nhận với các thông tin dữ liệu đã được chứng nhận để xác nhận.

- Giấy xác nhận được cấp cho từng lô hàng cụ thể với số lượng rõ ràng, đảm bảo tin cậy và thuận lợi cho việc truy xuất; khi tiêu thụ lô hàng cho đơn vị kinh doanh nào, đơn vị đó sẽ tiếp nhận giấy chứng nhận đó, được lưu giữ trong quá trình tiêu thụ hoặc quảng bá sản phẩm.

- Cơ quan kiểm tra cấp giấy xác nhận tổng hợp thông tin đã xác nhận và lưu hồ sơ đầy đủ.

4. Quảng bá sản phẩm:

4.1. Quảng bá tại nơi bán và trên báo

a. Yêu cầu:

Hoạt động này chỉ triển khai đối với mô hình chuỗi đã hoàn thiện tất cả các đầu ra, đặc biệt là chứng nhận đủ ATTP tại tất cả các công đoạn sản xuất (từ sản xuất ban đầu, sơ chế, chế biến, đóng gói); sản phẩm có gắn lôgô, khẩu hiệu nhận diện.



b. Hình thức quảng bá:

Quảng bá sản phẩm mô hình chuỗi, sản phẩm đã được xác nhận kiểm soát ATTP theo chuỗi tại nơi bán sản phẩm (băng rôn, khẩu hiệu, giấy xác nhận sản phẩm kiểm soát theo chuỗi cấp cho từng lô hàng) và trên báo địa phương.



c. Nội dung quảng bá:

Thông điệp quảng bá ngắn gọn, dễ hiểu tập trung vào các nội dung sau:

- Sản phẩm trong chương trình thí điểm kiểm soát ATTP theo chuỗi;

- Các công đoạn sản xuất từ sản xuất ban đầu, sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản đã được cơ quan chức năng chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; định kỳ được cơ quan chức năng kiểm tra đánh giá việc duy trì điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Sản phẩm có gắn Lô gô và khẩu hiệu sản phẩm được kiểm soát ATTP theo chuỗi;

- Đảm bảo truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.



4.2. Xây dựng các Clip quảng bá trên Đài truyền hình, LCD tại nơi bán, đĩa DVD

a. Yêu cầu:

Hoạt động này chỉ triển khai đối với mô hình chuỗi đã hoàn thiện tất cả các đầu ra, đặc biệt là chứng nhận đủ ATTP tại tất cả các công đoạn sản xuất (từ sản xuất ban đầu, sơ chế, chế biến, đóng gói); sản phẩm có gắn lôgô, khẩu hiệu nhận diện; chưa triển khai xây dựng Clip quảng bá năm 2013.



b. Hình thức quảng bá:

Phát Clip trên đài truyền hình địa phương nơi tiêu thụ sản phẩm, LCD tại nơi bán sản phẩm và in đĩa DVD chuyển đến các cơ sở tiêu thụ sản phẩm quảng bá.



c. Nội dung quảng bá:

Theo đề cương kịch bản Phụ lục 5 kèm theo.



5. Kinh phí:

Trên cơ sở kết quả thẩm tra đề xuất của các đơn vị, đối chiếu với tiêu chí quy định của chương trình thí điểm đã được Lãnh đạo Bộ chấp thuận, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản thống nhất nội dung triển khai với từng địa phương và cân đối hỗ trợ kinh phí cho địa phương triển khai theo từng nội dung nêu tại Phụ lục 6 kèm theo từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, kinh tế sự nghiệp nông nghiệp, Dự án truyền thông giao cho Cục năm 2014. Đề nghị các địa phương cân đối kinh phí của địa phương để triển khai các hoạt động cần nhiều kinh phí hơn mức Cục hỗ trợ như là phần kinh phí đối ứng của địa phương.



6. Xây dựng dự thảo hợp đồng:

- Cục QLCL NLS&TS đề nghị các đơn vị căn cứ vào nội dung nêu trên hoàn thiện bản kế hoạch, dự toán kinh phí và bản hợp đồng triển khai giữa Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/ cơ quan Nam Bộ, Trung Bộ và Chi cục theo mẫu Phụ lục 7 kèm theo.

- Nội dung chi và định mức chi cho mỗi hoạt động theo hướng dẫn tại Phụ lục 8 kèm theo.



7. Tiên độ thực hiện:

- Đề nghị các đơn vị gửi kế hoạch, dự toán kinh phí và hợp đồng về Cục trước ngày 25/7/2014 để Cục xem xét, ký hợp đồng.

- Sau khi ký hợp đồng, các địa phương triển khai và báo cáo về Cục QLCL NLS&TS/ Cơ quan Nam Bộ, Trung Bộ theo mẫu nêu tại Phụ lục 9.

Đề nghị các đơn vị lưu ý thực hiện./.



Nơi nhận:

- Như trên;

- Các Phó Cục trưởng (để biết);

- Phòng Tài chính (để phối hợp);

- Cơ quan QLCL Trung bộ, Nam bộ;

- Lưu: VT, CL1, CL2.



CỤC TRƯỞNG


Каталог: sonn
sonn -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP
sonn -> §Æt vÊn ®Ò I. TÝnh cÊp thiÕt
sonn -> Ubnd thành phố HÀ NỘi sở NÔng nghiệP & ptnt
sonn -> UỶ ban nhân dân tỉnh bắc kạN
sonn -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở TÀi chính độc lập Tự do Hạnh phúc
sonn -> Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-cp ngày 3 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sonn -> Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-cp ngày 3 tháng 1 năm 2008 của chính phủ quy định chức năng nghiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sonn -> Ubnd thành phố HÀ NỘi sở NÔng nghiệP & ptnt

tải về 385.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương