CỤc phòNG, chống hiv/aids



tải về 0.65 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.65 Mb.
#13609
  1   2   3   4   5

CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS




BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài: KHẢO SÁT HÀNH VI LỒNG GHÉP GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM Ở NAM MẮC CÁC NHIỄM KHUẨN LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC TẠI THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2012

Chủ nhiệm đề tài: LÝ VĂN SƠN

Cơ quan thực hiện: TRUNG TÂM PC HIV/AIDS THỪA THIÊN HUẾ

Cơ quan quản lý đề tài: CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

Mã số đề tài: 04/2012/NCKHCS


Năm 2012

CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài: KHẢO SÁT HÀNH VI LỒNG GHÉP GIÁM SÁT



TRỌNG ĐIỂM Ở NAM MẮC CÁC NHIỄM KHUẨN LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC TẠI THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2012

Chủ nhiệm đề tài: LÝ VĂN SƠN

Cơ quan thực hiện: TRUNG TÂM PC HIV/AIDS THỪA THIÊN HUẾ

Cấp quản lý đề tài: CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

Mã số đề tài: 04/2012/NCKHCS

Thời gian thực hiện: từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012

Tổng kinh phí thực hiện đề tài : 64,240 triệu đồng

Trong đó: (kinh phí SNKH) 45,240 triệu đồng

Nguồn khác (kinh phí địa phương) 19,000 triệu đồng

Năm 2012
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ




  1. Tên đề tài: Khảo sát hành vi lồng ghép giám sát trọng điểm ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại thành phố Huế, năm 2012.

  2. Chủ nhiệm đề tài: LÝ VĂN SƠN

  3. Cơ quan thực hiện đề tài: TRUNG TÂM PC HIV/AIDS THỪA THIÊN HUẾ

  4. Cơ quan quản lý đề tài: CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

  5. Thư ký đề tài: TRẦN THỊ NGỌC

  6. Danh sách những người thực hiện chính:

-LÊ VIẾT KHÁNH

-NGUYỄN VĂN QUÝ

-NGUYỄN THỊ LỆ

-TRƯƠNG LINH

-NGUYỄN LÊ TÂM

-LÊ HỮU SƠN

-NGUYỄN HỮU HUỆ

-LÊ VĂN VINH

-HOÀNG THỊ KIM THƯ


  1. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012.


NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

- AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.

(Acquired Immunodeficiency Syndrome)

- BKT : Bơm kim tiêm

- BCS : Bao cao su

- CDC : Trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh tật

(Centers for Disease Control and Prevention)

- ELISA : Kỹ thuật miễn dịch gắn men

(Enzyme -Linked Immunosorbent Assay)

- GSHV : Giám sát hành vi

- GSTĐ : Giám sát trọng điểm

- HIV : Virut gây suy giảm miễn dịch ở người

(Human Immunodeficiency Virus)

- KTC : Khoảng tin cậy

- NTSD : Nhiễm trùng sinh dục

- PNBD : Phụ nữ bán dâm

- QHTD : Quan hệ tình dục

- STI : Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

(Sexually Transmitted Infection)

- TCMT : Tiêm chích ma tuý

- TCYTTG : Tổ chức Y tế thế giới

(WHO: World Health Organization)

- UNAIDS : Chương trình Liên hiệp quốc về HIV/AIDS

(United Nations Programme on HIV/AIDS )

-UNESCO : Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hiệp quốc

(United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)


MỤC LỤC
Trang

Phần A: Tóm tắt các kết quả nỗi bật của đề tài 1

Phần B: Kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở 3

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5


1.1.NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DỊCH TỄ HỌC 5

1.2.NHIỄM HIV/AIDS 15

1.3.MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ NAM STI 19

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23

2.2.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU  23

2.3. THỜI GIAN ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU 23

2.4.PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU 23

2.5. CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 24

2.6. KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU 24

2.7.TỔ CHỨC THỰC HIỆN 25

2.8. XÉT NGHIỆM HIV 25

2.9.XỬ LÝ SỐ LIỆU 26

2.10.ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 26

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

3.1. TỶ LỆ HIỆN NHIỄM HIV/AIDS Ở NAM STI 28

3.1.1.Đặc điểm nhân khẩu học 28

3.1.2.Hành vi nguy cơ 29

3.1.3.Tiếp cận với xét nghiệm HIV và các chương trình dự phòng, 30

chăm sóc và điều trị

3.1.4.Kiến thức về HIV 31

3.1.5.Tỷ lệ hiện nhiễm HIV 31

3.2.MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV 31

Chương 4. BÀN LUẬN 35

4.1. TỶ LỆ HIỆN NHIỄM HIV/AIDS Ở NAM STI 35

4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV 45

Chương 5. KẾT LUẬN 53

KIẾN NGHỊ 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
Phần A: Tóm tắt các kết quả nỗi bật của đề tài

Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát hành vi lồng ghép giám sát trọng điểm ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại thành phố Huế, năm 2012 ”, đây là một đề tài nghiên cứu mới lạ của tỉnh Thừa Thiên Huế, rất được sự ủng hộ hưởng ứng từ nhiều cơ quan như Cục Phòng, chống HIV/AIDS; Bệnh viện Trung ương Huế, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh, với mong muốn: Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại thành phố Huế.

Đề tài nghiên cứu thực hiện theo đúng tiến độ đề ra theo đúng kế hoạch triển khai giám sát trọng điểm lồng ghép hành vi ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tham gia giám sát trọng điểm năm 2012 tại thành phố Huế, thực hiện theo đúng mục tiêu đề ra:

1. Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tham gia giám sát trọng điểm năm 2012 tại thành phố Huế.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hành vi, nguy cơ lây nhiễm HIV nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại thành phố Huế.

Tạo ra các sản phẩm đạt yêu cầu:

- Tỷ lệ độ tuổi từ 30 trở lên chiếm tỷ lệ 57,0%; dưới 25 tuổi là 24,5% và từ 25-29 tuổi là 8,5%. Độ tuổi trung bình là 35.

- Trình độ cấp II trở lên chiếm tỷ lệ 22,5%, cấp II là 41,5% và cấp I là 36,0%.

- QHTD lần đầu tiên từ 20-24 tuổi chiếm tỷ lệ 47,5%, dưới 20 tuổi là 33,0% và từ 25 tuổi trở lên là 19,5%.

- Không sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất chiếm tỷ lệ trên 70,0%.

- Sử dụng BCS tất cả và đa số các lần khi QHTD với bạn tình chiếm tỷ lệ 59,5%; thỉnh thoảng là 35,0% và không bao giờ sử dụng BCS là 5,5%.

- Sử dụng tiêm chích ma tuý chiếm tỷ lệ là 1,5%,

- Tiếp cận dịch vụ xét nghiệm HIV chiếm tỷ lệ 35,5%; còn lại chưa bao giờ đi xét nghiệm HIV là 64,5%.

- Xét nghiệm HIV và biết kết quả trong 12 tháng qua chiếm tỷ lệ thấp (3,5%) và không biết là 96,5%.

- Kiến thức về HIV (trả lời đúng 5 câu hỏi) chiếm tỷ lệ 44,5%.

- Tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD là 2,0%,

- Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo là 4,8% cao hơn không mắc là 0%, có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê với P<0,05.

Đề tài thực hiện theo đúng tiến độ, thời gian thực hiện: 02/2012-12/2012, bao gồm: viết đề cương, trình duyệt và sửa chữa, tìm kiếm tài liệu tham khảo, điều tra, phỏng vấn, xét nghiệm HIV, viết luận văn nghiên cứu. Trong đó, thời gian tiến hành điều tra, phỏng vấn và xét nghiệm HIV thực hiện từ 01/6 đến 30/9/2012, theo đúng thời gian tiến hành giám sát trọng điểm năm 2012.

Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 64.240.000 đồng

Kinh phí đã được cấp: 45.240.000 đồng

Nguồn kinh phí khác(kinh phí địa phương): 19.000.000 đồng

Kiến nghị:

+ Nguồn kinh phí cần cấp phát sớm hơn ( do phải đăng ký và thay đổi các mã số tài khoản mới).

+ Tiếp tục triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại cho phụ nữ bán dâm và hằng năm duy trì hỗ trợ ngân sách để triển khai lồng ghép hành vi vào giám sát trọng điểm ngoài các đối tượng nguy cơ cao có nguy cơ lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như nam STI, MSM.



Phần B: Kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, khi đại dịch HIV/AIDS lan tràn khắp thế giới, việc phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục lại càng trở nên cấp bách hơn vì giữa nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS có mối liên hệ mật thiết với nhau, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như vô sinh, mù loà, ... ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, văn hoá, xã hội.

Ước tính số người mới mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục hàng năm trên thế giới là 390 triệu người. Khu vực châu Á -Thái Bình Dương khoảng trên 35 triệu người mới mắc các nhiễm khuẩn này hàng năm, trong đó trùng roi âm đạo chiếm 47%, Chlamydia chiếm 33%, lậu chiếm 18%, giang mai 2%.

Toàn quốc có tới 70,51% xã/phường, 97,53% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố đã phát hiện có người nhiễm HIV. Hình thái lây nhiễm HIV trên toàn quốc chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn, tuy nhiên hình thái có sự khác biệt giữa các vùng miền. Khu vực miền Bắc, miền núi phía Bắc chủ yếu do tiêm chích ma túy nhưng các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Tây Nam bộ chủ yếu các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện do quan hệ tình dục. Tại Trà Vinh số nhiễm HIV qua quan hệ tình dục trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV phát hiện lên tới 80,7%, Quảng Bình 73,2%, Cà Mau 69,4%, Quảng Trị 62,0%, An Giang 55,8% và tỉnh Thừa Thiên Huế 50,8%. Nhiễm HIV không chỉ tập trung trong nhóm có hành vi nguy cơ cao như nghiện chích ma tuý, gái mại dâm mà rất đa dạng về ngành, nghề như lao động tự do, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên,...Điều này cũng phù hợp với hình thái lây truyền, khi lây truyền qua quan hệ tình dục gia tăng làm đa dạng hơn về ngành nghề của đối tượng nhiễm và nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng sẽ cao hơn. Hiện nay, đa phần các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện là nam giới, chiếm 79% [7].

Hệ thống giám sát HIV/AIDS quốc gia được thành lập từ năm 1994 đã cung cấp kịp thời những thông tin cập nhật phục vụ công tác hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS và triển khai Chiến lược phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Diễn biến dịch HIV hoàn toàn có thể cảnh báo sớm nhờ giám sát hành vi của mỗi đối tượng và sự thay đổi hành vi của họ là một trong những yếu tố quyết định diễn biến dịch HIV. Do vậy, bên cạnh hệ thống giám sát huyết thanh học HIV từ năm 2000, Bộ Y tế đã thực hiện điều tra giám sát hành vi liên quan tới lây nhiễm HIV/AIDS ở một số tỉnh/thành phố trọng điểm nhằm bổ sung thông tin cho công tác phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam [4].

Thừa Thiên Huế từ lâu đã là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực miền Trung về đường thuỷ, đường bộ, hàng không và là trung tâm văn hoá - du lịch của cả nước, thành phố Festival, với quần thể di tích là di sản văn hoá của thế giới được UNESCO công nhận năm 1993. Do vậy, lượng du khách đến Huế đông, hàng năm có khoảng 757.700 du khách trong đó 40% là khách nước ngoài. Với trên 6.530 khách sạn, nhà hàng, karaoke và các dịch vụ thu hút trên 51.400 lao động.

Cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội các tệ nạn phát triển song hành làm cho dịch HIV/AIDS có nguy cơ bùng nổ và diễn biến phức tạp. Thực hiện Quyết định số 4321/QĐ-BYT, ngày 16 tháng 11 năm 2011 về việc ban hành Quy chế phối hợp hoạt động phòng, chống các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và phòng, chống HIV/AIDS của Bộ Trưởng Bộ Y tế; Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành “Khảo sát hành vi lồng ghép giám sát trọng điểm ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại thành phố Huế, năm 2012 ”, với mục tiêu:

1. Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tham gia giám sát trọng điểm năm 2012 tại thành phố Huế.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hành vi, nguy cơ lây nhiễm HIV ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại thành phố Huế.

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC

1.1.1. Định nghĩa:

Giám sát dịch tễ học là việc thu thập liên tục và có hệ thống các thông tin về sự phân bố và chiều hướng của một nhiễm trùng hay một bệnh đặc biệt, hay một sự kiện có liên quan đến sức khỏe, phân tích, giải thích và phổ biến những thông tin đó, nhằm mục đích xác định ưu tiên và giúp cho việc lập kế hoạch thực hiện, đánh giá các chương trình những can thiệp.

Trên thực tế giám sát được định nghĩa ngắn gọn là

CUNG CẤP THÔNG TIN ĐỂ HÀNH ĐỘNG”

Giám sát HIV có 3 đặc trưng cơ bản sau :

- Giám sát HIV là giám sát huyết thanh học.

- Giám sát HIV cung cấp thông tin về tỷ lệ mới nhiễm hay hiện nhiễm theo thời gian để xác định chiều hướng dịch HIV.

- Giám sát HIV cung cấp thông tin cho hành động can thiệp phòng chống HIV [4].



1.1.2. Mục tiêu của giám sát :

Khi xác định mục tiêu của giám sát, chúng ta phải cân nhắc thông tin nào cần thu thập và sử dụng thông tin đó như thế nào. Mục đích chủ yếu của giám sát là biết được những hình thái hiện tại và tiềm tàng của việc xuất hiện bệnh trong một quần thể để chúng ta phát hiện, kiểm soát và phòng ngừa bệnh trong quần thể đó một cách hiệu quả. Ngoài ra giám sát còn có hai mục tiêu khác nữa. Một là cung cấp thông tin về lịch sử tự nhiên, các phổ lâm sàng và dịch tễ học của bệnh (ai có nguy cơ mắc bệnh, bệnh xảy ra khi nào và ở đâu, yếu tố nào là yếu tố nguy cơ …). Hai là giám sát sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin cơ bản mà dựa vào đó chúng ta có thể đánh giá những hiệu quả của các biện pháp dự phòng và khống chế bệnh tật.


1.1.3. Ứng dụng của giám sát :

Những thông tin giám sát sẽ được sử dụng cho các mục đích sau đây :

- Phát hiện những biến đổi bất thường về xuất hiện và phân bố bệnh tật;

- Theo dõi chiều hướng và mô hình bệnh;

- Xác định những thay đổi về tác nhân gây bệnh và khối cảm nhiễm (miễn dịch và hành vi);

- Phát hiện những thay đổi về thực hành chăm sóc sức khỏe;

- Đưa ra các can thiệp y tế cộng cộng;

- Điều tra xác định căn nguyên và các yếu tố nguy cơ;

- Tiến hành các biện pháp can thiệp và khống chế;

- Xác định những người phơi nhiễm và những người có thể có nguy cơ mắc bệnh để xét nghiệm, tư vấn, điều trị, tiêm phòng tùy theo tình trạng sức khỏe của họ

- Lập kế hoạch phân bổ hợp lý các nguồn lực;

- Đánh giá hiệu quả của những biện pháp phòng chống;

- Hình thành giả thuyết và tăng cường các nghiên cứu y tế công cộng;

- Thử nghiệm các giả thuyết, lưu trữ thông tin về tình hình sức khỏe và bệnh tật để phát triển những mô hình dự báo [4].



1.1.4. Những nguồn thông tin của giám sát dịch tễ học

Có nhiều thông tin có thể được sử dụng cho việc giám sát:

- Báo cáo tử vong;

- Báo cáo mắc bệnh;

- Báo cáo dịch;

- Báo cáo các dịch vụ phòng thí nghiệm (bao gồm kết quả xét nghiệm);

- Báo cáo phát hiện những trường hợp bệnh;

- Điều tra đặc biệt (tình hình nhập viện, điều tra huyết thanh);

- Thông tin về ổ chứa và véc tơ truyền bệnh;

- Thông tin về dân số;

- Thông tin về môi trường [4].

1.1.5. Tỷ lệ mới nhiễm và hiện nhiễm HIV

Việc quyết định loại thiết kế nghiên cứu tỷ lệ mới nhiễm hay hiện nhiễm một phần phụ thuộc vào giai đoạn của dịch HIV tại khu vực nào đó.

- Trong giai đoạn sớm của dịch , tất cả các trường hợp phát hiện được là mới nhiễm HIV, số chết là rất thấp. Do đó tỷ lệ hiện nhiễm gần bằng tỷ lệ mới nhiễm. Sự tăng nhanh tỷ lệ hiện nhiễm cho thấy tỷ lệ mới nhiễm cao. Trong giai đoạn sớm này, các nghiên cứu về tỷ lệ hiện nhiễm là rất bổ ích vì nó là một chỉ số tốt về tỷ lệ mới nhiễm.

-Trong giai đoạn muộn của dịch HIV, tỷ lệ hiện nhiễm ổn định hay giảm đi trong khi đó tỷ lệ mới nhiễm là không đổi. Trong giai đoạn này, tỷ lệ mới nhiễm và tỷ lệ chết vì HIV là bằng nhau, dẫn đến tỷ lệ hiện nhiễm là hằng định. Do đó, tỷ lệ hiện nhiễm ít cung cấp thông tin về tỷ lệ mới nhiễm. Việc phân tích tỷ lệ hiện nhiễm ở nhóm tuổi trẻ là nhóm có tỷ lệ chết thấp sẽ giúp hạn chế tồn tại này và gián tiếp cung cấp thông tin về tỷ lệ mới nhiễm.

Trên thực tế nghiên cứu tỷ lệ hiện nhiễm thường được sử dụng vì nó dễ thực hiện và cung cấp kết quả nhanh nhưng nó lại không cung cấp thông tin về tỷ lệ mới nhiễm trong giai đoạn muộn của dịch. Các nghiên cứu về tỷ lệ mới nhiễm cung cấp thông tin về sự lan truyền HIV hiện tại và là chỉ số tốt nhất đo lường động lực của dịch HIV. Tuy nhiên nghiên cứu tỷ lệ mới nhiễm là rất phức tạp khó tiến hành, đòi hỏi phải theo dõi những người có nguy cơ để xác định tình trạng nhiễm HIV của họ. Nghiên cứu này đòi hỏi thời gian theo dõi không cho kết quả ngay và do đó rất tốn kém về kinh phí.

Gần đây Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ (CDC) đã phát triển kỹ thuật phát hiện tỷ lệ nhiễm mới. Máu của người được xét nghiệm trước hết với thử nghiệm ELISA với độ nhạy cao. Nếu kết quả dương tính, mẫu máu này được xét nghiệm lần hai với thử nghiệm ELISA với độ nhạy thấp hơn. Nếu xét nghiệm lần hai cũng cho kết quả dương tính, thì mẫu máu đó được coi là nhiễm HIV. Nếu mẫu máu đó có kết quả âm tính sau lần xét nghiệm lần thứ hai với thử nghiệm ELISA có độ nhạy thấp hơn thì mẫu máu đó được coi là mới nhiễm HIV. Tuy nhiên CDC vẫn đang tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật này để có thể áp dụng rộng rãi cho các nước khác trên thế giới [4].



1.1.6. Giám sát HIV

1.1.6.1. Tầm quan trọng của giám sát HIV

Dịch HIV/AIDS gây ra mối đe dọa lớn cho các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng và đang là một thách thức và đặt ra một nhu cầu cấp bách cho các nước trong việc thiết kế thực hiện giám sát và nâng cao chất lượng của các chương trình y tế công cộng nhằm phòng và chống đại dịch này. Thông tin về mức độ và phân bố nhiễm HIV theo các yếu tố về con người, không gian và thời gian (khu vực nào, quần thể và cộng đồng nào bị tác động mạnh nhất, hành vi nào gây ra nguy cơ nhiễm HIV lớn nhất và chiều hướng của dịch HIV như thế nào) là điều rất quan trọng. Những thông tin này có thể làm cảnh tỉnh cộng đồng, giúp cho các tổ chức cơ quan đặc biệt là ngành y tế trong việc chuẩn bị đối phó với các tác động sắp tới của dịch, lập kế hoạch chăm sóc y tế và các nhu cầu khác của những người nhiễm HIV và gia đình họ. Cuối cùng thông tin này cũng rất quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra quyết định về các biện pháp can thiệp phòng chống lây truyền HIV một cách có hiệu quả.

Thông tin không đầy đủ và ước tính thấp về quy mô của dịch có thể làm cho chúng ta chủ quan, không tập trung nguồn lực vào các chương trình dự phòng và trong khi đó dịch HIV vẫn tiếp tục lan tràn. Ngược lại, thông tin ước tính quá mức thực trạng nhiễm HIV có thể làm cho công tác phòng chống HIV/AIDS bị phân tán hoặc làm mất lòng tin với cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách.

Người phụ trách chương trình phòng chống HIV ở tỉnh không biết dịch HIV lây truyền chủ yếu ở nhóm người nào, người tiêm chích ma túy hay phụ nữ bán dâm thì họ có thể tập trung nguồn lực vốn đã hạn chế của họ vào các can thiệp dự phòng đối với những quần thể có nguy cơ thấp hơn nhiều. Khi đó họ chỉ có thể quan tâm đến việc giáo dục chung để nâng cao nhận thức về HIV/AIDS, trong khi đó dịch vẫn tiếp tục lây truyền ở những nhóm người có những hành vi đặc biệt như tiêm chích ma túy hoặc quan hệ tình dục với nhiều người. Các thông tin dự phòng không đến được hoặc không thích hợp với những quần thể có nguy cơ nhất.

Thông tin đầy đủ và chính xác về quy mô và phân bố của dịch sẽ giúp chúng ta đề ra mục tiêu và tập trung ưu tiện can thiệp và các dịch vụ cho những cá nhân và quần thể có nguy cơ nhiễm HIV cao nhất. Nếu chương trình giám sát cũng thu thập thêm thông tin về đối tượng nguy cơ, bao gồm các yếu tố tuổi, giới tính, hành vi và nơi ở, thì sẽ giúp cho chúng ta lập kế hoạch đầu tư các nguồn lực phù hợp và có hiệu quả hơn, tập trung vào các can thiệp và dịch vụ trực tiếp với đối tượng có hành vi nguy cơ cao (ví dụ như dùng chung kim tiêm hoặc quan hệ tình dục không dùng bao cao su). Kinh nghiệm và các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các can thiệp dự phòng sẽ đạt hiệu quả nhất nếu đặt trọng tâm vào việc thay đổi các hành vi nguy cơ cao. Thông tin của các chương trình giám sát còn giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo hiểu được sự đe dọa thực sự của dịch HIV, từ đó dễ dàng cho việc xin kinh phí hay các nguồn lực tài trợ cho các chương trình can thiệp.

Các chương trình dự phòng HIV còn cần nhiều thông tin khác nữa ngoài thông tin của chương trình giám sát HIV/AIDS. Thông tin về tỷ lệ hiện nhiễm và mới nhiễm của các bệnh lây tuyền đường tình dục (STD) cũng cần thiết vì nó phản ảnh sự tăng hay giảm các hành vi nguy cơ đối với các bệnh STD và HIV. Thông tin của chương trình giám sát hành vi có thể giúp cho việc lượng giá những nguy cơ của các quần thể và đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục sức khỏe và các can thiệp phòng HIV. Thông tin về giám sát bệnh lao - một vấn đề lớn của y tế công cộng - có thể cung cấp bổ sung thông tin về nhiễm HIV/AIDS bởi vì lao là một bệnh nhiễm trùng cơ hội ở những người nhiễm HIV và những thay đổi về tỷ lệ những người mới mắc lao có thể là dấu hiệu gia tăng số người nhiễm HIV. Tóm lại, giám sát HIV/AIDS cung cấp thông tin cơ bản cho các chương trình dự phòng HIV.

Các điều tra giám sát HIV phải được tiến hành nhiều lần nhắc lại bằng cùng một phương pháp không thay đổi, bởi vì nếu không thì bất kỳ một sự khác nhau nào về tỷ lệ nhiễm HIV toàn bộ có thể do việc thay đổi phương pháp điều tra. Những khía cạnh quan trọng về dịch tễ học cần phải lưu tâm trong việc thiết kế công tác giám sát HIV như sau:

- Nhiễm HIV không bao giờ phân bố đồng đều trong bất kỳ một nhóm quần thể nào. Phân bố nhiễm HIV trong quần thể tùy thuộc vào việc phân bố những hành vi và thực hành có liên quan đến nguy cơ cao nhiễm HIV.

- HIV chỉ lây theo một số con đường nhất định và không phải bất cứ ai trong quần thể dân chúng đều có cùng một nguy cơ nhiễm HIV như nhau.

- Nhiễm HIV xâm nhập vào những vùng địa dư khác nhau và vào những nhóm quần thể khác nhau. HIV/AIDS có tính chất dịch chứ không có tính chất lưu hành địa phương.

Giám sát bệnh nhân AIDS và giám sát huyết thanh HIV là bổ sung cho nhau và cả hai đều có ưu và nhược điểm. Giám sát bệnh nhân AIDS mô tả tốt hơn gánh nặng lâm sàng do dịch HIV gây ra và mô tả tốt hơn về phương thức lây truyền HIV khác nhau, như nhiễm qua đường tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục khác giới. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến khi tiến triển thành AIDS kéo dài (trung bình 10 năm). Điều này hạn chế lợi ích của những báo cáo về những trường hợp AIDS. Báo cáo về những trường hợp nhiễm AIDS sẽ chỉ cung cấp thông tin về tỷ lệ nhiễm HIV từ 5 đến 10 năm trước đó. Giám sát AIDS có thể ước lượng rất thấp mức độ trầm trọng của dịch, đặc biệt là khi dịch xuất hiện ở một địa phương. Thời gian ủ bệnh lâu cũng sẽ làm tăng số bệnh nhân AIDS theo thời gian dài, ngay cả nếu những cố gắng dự phòng đã làm giảm đáng kể tỷ lệ số bệnh nhân AIDS mới.

Bệnh nhân AIDS mới có thể cũng được báo cáo thiếu một cách trầm trọng vì các nhà lâm sàng có thể không hiểu sự khác nhau giữa nhiễm HIV và bệnh AIDS và độ đặc hiệu về định nghĩa bệnh nhân AIDS thấp hơn so với nhiễm HIV. Nhiều trường hợp AIDS sẽ không được chẩn đoán đúng hoặc người bị mắc AIDS không bao giờ tìm đến y tế. Việc báo cáo đầy đủ những trường hợp AIDS thường khác nhau nhiễu giữa các cơ sở y tế, ví dụ một bệnh viện trung ương và một trung tâm y tế huyện/xã. Chắc chắn sẽ có một sự khác nhau nhiều về khoản thời gian giữa chẩn đoán và việc báo cáo bệnh cho cơ quan y tế công cộng.

Giám sát huyết thanh học HIV mô tả một cách chính xác hơn mức độ nhiễm HIV hiện nay và xu hướng dịch HIV trong các nhóm quần thể và sự chẩn đoán nhiễm HIV có thể thực hiện với độ chính xác cao. Vì vậy, để đánh giá một cách đúng đắn phạm vi hiện tại của vấn đề HIV/AIDS, người ta cần phải có thông tin về tỷ lệ hiện nhiễm HIV.

1.1.6.2. Giám sát trọng điểm HIV

Giám sát trọng điểm là sự thu thập một cách có hệ thống các số liệu về chiều hướng nhiễm HIV trong các nhóm dân chúng được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, cho nên kết quả của giám sát trọng điểm chỉ có độ tin cậy đối với nhóm dân chúng được lựa chọn và ở những vị trí trọng điểm. Tuy nhiên số liệu về tỷ lệ người nhiễm HIV ở những nhóm dân chúng ở những vị trí trọng điểm có thể cung cấp thông tin chung về tình trạng nhiễm HIV ở một nước. Ngoài ra những thông tin này còn có thể được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các chiến lược can thiệp.

Để đảm bảo tính so sánh của các số liệu giám sát trọng điểm đòi hỏi phải có phương pháp giám sát và kỹ thuật xét nghiệm thống nhất và chuẩn mực. Một điều quan trọng là giám sát trọng điểm phải được tiến hành liên tục và không phải chỉ được tiến hành một lúc thôi, mà sao cho các thông tin về nhiễm HIV được thu thập một cách thường xuyên và liên tục theo không gian và thời gian.


Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương