CỤc phòng chống hiv/aids



tải về 1.54 Mb.
trang19/23
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích1.54 Mb.
#39107
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

4.5. Hạn chế của nghiên cứu:


  • Hạn chế:

Đây là nghiên cứu chỉ tiến hành tại 2 PKNT điều trị HIV/AIDS của Tỉnh Hà Tĩnh, vì vậy chưa mang tính đại diện cho toàn quốc.

Do thời gian và nguồn lực có hạn, nghiên cứu chỉ tiến hành được trên cỡ mẫu nhỏ và chưa đánh giá được sự tuân thủ điều trị và kết quả điều trị của tất cả BN đang điều trị ARV.



  • Điểm mạnh/Tính ứng dụng:

NC tìm hiểu việc tuân thủ điều trị của những bệnh nhân đang điều trị ARV, từ đó tìm ra những khó khăn, hạn chế giúp bệnh nhân cải thiện và duy trì việc tuân thủ điều trị để tăng cường hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian sống, nâng cao sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh.

Chương 5. KẾT LUẬN



5.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về TTĐT ARV

  • Kiến thức về điều trị ARV: Có 95,9% ĐTNC biết khái niệm thuốc ARV là thuốc kháng vi rút; 100% ĐTNC biết công thức điều trị ARV gồm ít nhất 3 loại thuốc, khoảng cách giửa các lần uống thuốc là 12 giờ và thuốc ARV phải uống 2 lần/ngày; 96,9% ĐTNC biết điều trị ARV là phải uống thuốc suốt đời và có 23,7% đối tượng không biết thuốc ARV có tác dụng phụ. 37,1% ĐTNC có kiến thức đạt về điều trị ARV.

  • Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV: 91,8% bệnh nhân biết tuân thủ điều trị ARV là phải uống đúng thuốc, trên 85% bệnh nhân biết tuân thủ điều trị ARV là phải uống đúng liều, đúng khoảng cách và chỉ có 47,4% biết nguyên tắc uống suốt đời. 58,8% BN có kiến thức đạt về tác hại của việc không tuân thủ điều trị và 37,1% ĐTNC có kiến thức đạt về tuân thủ điều trị ARV.

  • Thái độ về tuân thủ điều trị ARV: 97,9% ĐTNC có thái độ tích cực với tuân thủ điều trị ARV.

  • Thực hành tuân thủ điều trị ARV: 100% bệnh nhân uống thuốc 2 lần/ngày và khoảng cách giửa các lần uống là 12 tiếng. 28,9% BN có quên thuốc trong vòng 1 tháng qua. Các lý do quên thuốc: bận 75%; không ai nhắc nhở 46,6%. 10,7% BN xữ trí sai khi quên thuốc. 35,1% BN gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Tác dụng phụ thường gặp nhất là nổi mẩn (47,1%). 76,5% đi tư vấn bác sỹ khi gặp tác dụng phụ và 71,1% bệnh nhân thực hành tốt về tuân thủ điều trị ARV.

  • Hoạt động tư vấn và hỗ trợ điều trị ARV: 97,9% bệnh nhân được tập huấn, tư vấn cá nhân trước điều trị ARV. 64% bệnh nhân gia tập huấn, tư vấn cá nhân trước điều trị ARV từ 3 buổi trở lên. 73,2% BN được tư vấn thường xuyên trong quá trình điều trị. 72,2% BN nhận được sự hỗ trợ tích cực từ người thân và 100% BN tham gia tư vấn cho rằng nội dung tư vấn trong quá trình điều trị là rất hữu ích và cần thiết.

  • Mong muốn của bệnh nhân AIDS: Được đối xử bình đẳng 90,7%; an ủi, động viên thông cảm 84,5%.

5.2. Kết quả điều trị ARV sau 6 tháng

  • 78,4% bệnh nhân tăng cân. Trung bình cân nặng của bệnh nhân tăng 3,7kg (P<0,001).

  • 79,4% bệnh nhân đã hết nhiễm trùng cơ hội. Tỷ lệ bệnh nhân mắc nhiễm trùng cơ hội sau 6 tháng điều trị giảm một cách có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ bênh nhân mắc nhiễm trùng cơ hội trước điều trị (P<0,001).

  • 73,2% bênh nhân có tăng số lượng TCD4 , trung bình số lượng TCD4 tăng là 51 tế bào (P<0,001).

  • 51,5% bệnh nhân có kết quả tốt sau 6 tháng điều trị (tăng cân, không có nhiễm trùng cơ hội và số lượng tế bào TCD4 tăng).

5.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành và kết quả điều trị

Các yếu tố tác động tích cực đến kiến thức tuân thủ điều trị ARV: Nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố tác động tích cực có ý nghĩa thống kê đến kiến thức tuân thủ điều trị ARVcủa bệnh nhân: Sống ở vùng nông thôn; thời gian nhiễm HIV dưới 3 năm; thời gian điều trị ARV dưới 3 năm; thường xuyên được tập huấn.

Các yếu tố tăng cường thái độ tuân thủ điều trị ARV: Thời gian nhiễm HIV dưới 3 năm; thời gian ĐT ARV dưới 3 năm; tập huấn trước điều trị ≥ 4 buổi; có kiến thức TTĐT.

Các yếu tố tăng cường thực hành tuân thủ điều trị ARV:, Thời gian nhiễm HIV dưới 3 năm; thời gian ĐT ARV dưới 3 năm; tập huấn trước điều trị ≥ 4 buổi; có dùng biện pháp nhắc nhở uống thuốc; sự hỗ trợ tích cực của người thân, kiến thức TTĐT tốt, thái độ tích cực với TTĐT.

Các yếu tố tăng cường hiệu quả điều trị ARV: sống ở vùng nông thôn; trình độ học vấn từ PTTH trở lên; khoảng cách từ nhà tới PKNT ≤ 20kn; thời gian nhiễm HIV ≤ 3 năm; thời gian ĐTdưới 3 năm; có tập huấn trước ĐT; tập huấn trước ĐT từ 4 buổi trở lên; thường xuyên tham gia tập huấn kiến thức tốt về điều trị ARV; kiến thức TTĐT tốt; Thái độ TTĐT tốt; thực hành TTĐT tốt.

Chương 6. KHUYẾN NGHỊ





  • Tập huấn, tư vấn cho BN trước điều trị đầy đủ theo phác đồ của Bộ Y tế, ít nhất mỗi BN phải được tham dự 3 buổi tập huấn về tất cả các nội dung: tầm quan trọng của TTĐT, lên kế hoạch TTĐT, các tác dụng phụ của thuốc và cách xử trí, đặc biệt tập huấn cho BN các kỹ năng tự quản lý thuốc, xây dựng kế hoạch tuân thủ điều trị theo lối sống của người bệnh.

  • Tập huấn, tư vấn cho người nhà BN về vai trò tích cực của người hỗ trợ tại nhà và tầm quan trọng của TTĐT.

  • Khuyến khích BN sử dụng biện pháp nhắc nhở để uống thuốc đúng giờ như: dùng điện thoại hay đặt chuông báo thức, nhờ người nhà nhắc nhở. Có kế hoạch mang thuốc theo khi đi xa nhà.

  • Trong các đợt khám và lĩnh thuốc định kỳ hướng dẫn lại cho BN việc xử trí khi quên thuốc: uống bù lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế và xử trí khi gặp tác dụng phụ: đi tư vấn bác sỹ. Thường xuyên tư vấn, nhắc nhở lại kế hoạch TTĐT.

  • Cam kết chặt chẽ với người hỗ trợ tại nhà để phối hơp cùng với gia đình giúp giúp BN tuân thủ đúng lịch khám và điều trị ARV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:
1. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2007), Quyết định 07/2007/QĐ-BYT về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV đến năm 2010.

3. Bộ Y tế (2000), Thường quy giám sát HIV/AIDS ở Việt Nam.

4. Bộ Y tế (2005), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2006), Quy trình điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút HIV (ARV), Hà Nội.

6. Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam (2010), Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2009, Hà Nội,

7. Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam (2009), Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2007-2012, Hà Nội,

8. Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam (2009), Báo cáo kết quả điều trị bằng thuốc kháng Retrovirus (ARV) và thí điểm thu thập chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc năm 2007, Hà Nội,

9. Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam (2010), Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS năm 2009, Hà Nội,

10. Hà Thị Minh Đức và Lê Vinh (2010), "Kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1-2010), pp. 163-167.

11. Nguyễn Minh Hạnh (2007), Sự tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan tại các phòng khám và điều trị ngoại trú 8 quận/huyện Hà Nội, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

12. Tạ Thị Hồng Hạnh (2007), Sự tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan tại các phòng khám và điều trị ngoại trú 8 quận/huyện Hà Nội, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Kính (2009), Đánh giá tuân thủ và hiệu quả điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV), Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Kính và Nguyễn Tiến Lâm (2009), Đánh giá tuân thủ và hiệu quả điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV), Hà Nội.

15. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hà Tĩnh (2011), Báo cáo tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2010, Hà Tĩnh,

16. Trần Thị Minh Tuyết (2009), Đánh giá hoạt động điều trị chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại quận Tây Hồ - Hà Nội năm 2009, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

17. Trần Thị Xuân Tuyết (2009), Đánh giá hoạt động điều trị chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại quận Tây Hồ - Hà Nội năm 2008, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

18. Viện chiến lược & chính sách y tế và Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam (2009), Báo cáo kết quả nghiên cứu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc kháng vi rút HIV (ARV) tại một số địa phương, Hà Nội,

19. Xiao Wang và Zunyou Wu (2009), "Các nhân tố liên quan đến việc tuân thủ phác đồ điều trị thuốc kháng Retrovirus trong các bệnh nhân HIV/AIDS ở vùng nông thôn Trung Quốc", Bản tin HIV/AIDS, Số 230(Tháng 10/2009), pp. 10-16.


Tiếng Anh
20. Almeida, R. F. và Vieira, A. P. (2009), "Evaluation of HIV/AIDS patients' knowledge on antiretroviral drugs", Braz J Infect Dis, 13(3), pp. 183-90.

21. Dlamini PS,et al (2009), "HIV stigma and missed medications in HIV-positive people in five African countries", AIDS Patient Care STDS, 23(5), pp. 77-87.

22. Golin, C. E.,et al (2002), "A prospective study of predictors of adherence to combination antiretroviral medication", J Gen Intern Med, 17(10), pp. 756-65.

23. Mannheimer, S.,et al (2002), "The consistency of adherence to antiretroviral therapy predicts biologic outcomes for human immunodeficiency virus-infected persons in clinical trials", Clin Infect Dis, 34(8), pp. 1115-21.

24. Mellins, C. A., Brackis-Cott, E., Dolezal, C. và Abrams, E. J. (2004), "The role of psychosocial and family factors in adherence to antiretroviral treatment in human immunodeficiency virus-infected children", Pediatr Infect Dis J, 23(11), pp. 1035-41.

25. Paterson, D. L.,et al (2000), "Adherence to protease inhibitor therapy and outcomes in patients with HIV infection", Ann Intern Med, 133(1), pp. 21-30.

26. Cauldbeck MB,et al (2009), "Adherence to anti-retroviral therapy among HIV patients in Bangalore, India", AIDS Res Ther, pp. 6-7.

27. Kalichman SC,et al (2009), "Prevalence and Clinical Implications of Interactive Toxicity Beliefs Regarding Mixing Alcohol and Antiretroviral Therapies among People living with HIV/AIDS", AIDS Patient Care STDS.

28. Tsertsvadze T,et al (2009), "Experience of antiretroviral treatment in Geogia", Cent Eur J Public Health, 17(1), pp. 25-30.

29. UNAIDS và WHO (2009), AIDS epidemic update, Genava,




Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương