CỤc phòng chống hiv/aids


Bảng 27 : Mối liên quan giửa kết quả ĐT ARV với kiến thức, thái độ, thực hành



tải về 1.54 Mb.
trang17/23
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích1.54 Mb.
#39107
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   23

Bảng 27 : Mối liên quan giửa kết quả ĐT ARV với kiến thức, thái độ, thực hành


Yếu tố liên quan

Kết quả điều trị ARV

OR

(95% CI)

2

P

Không tốt

Tốt

n

%

n

%

Kiến thức về ĐT






















Đạt

17

47,2

19

52,8

1,08

0,35

0,51

Không đạt

30

49,2

31

50,8

(0,47-2,47)

Kiến thức TTDT






















Đạt

13

36,1

23

63,9

2,23

3,49

0,48

Không đạt

34

55,7

27

44,3

(0,96-5,20)

Thái độ TTDT






















Tích cực

45

47,4

50

52,6

2,11

2,17

0,23

Chưa tích cực

2

100

0

0,0

(1,71-2,61)







Thực hành TTDT






















Đạt

33

47,8

36

52,2

1,09

0,04

0,51

Không đạt

14

50,0

14

50,0

(0,45-2,63)

Bảng 27 cho thấy mối liên quan giửa kết quả điều trị ARV với kiến thức , thái độ và thực hành tuân thủ điều trị ARV của BN AIDS: Những người có kiến thức tốt về điều trị ARV cho kết quả điều trị tốt hơn so với những người có kiến thức chưa tốt; Những BN có kiến thức TTĐT tốt thì có kết quả điều trị tốt hơn nhiều so với những BN có kiến thức TTĐT chưa tốt; Thái độ TTĐT càng cao thì kết quả điều trị càng tốt; Những người thực hành TTĐT tốt có kết quả điều trị tốt hơn nhiều so với những người thực hành TTĐT không tốt. Tuy nhiên, những khác biệt này chưa rõ rệt và không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05%).




Chương 4. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu


Trong nghiên cứu, nam giới chiếm 58,8%, thấp hơn số liệu trong báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS của Cục PC HIV/AIDS, nam giới chiếm 79% [9]. Nữ giới chiếm 41,2%, cao hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Xuân Tuyết (30%) [17] và Hà Thị Minh Đức (22%) [10]. Vùng miền trong nghiên cứu nay được chia thành 2 nhóm là thành thị và nông thôn. Khu vực thành thị bao gồm thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và các thị trấn của các huyện, số còn lại là khu vực nông thôn. Thành thị có 36 người, chiếm 37,1% và có 61 người thuộc khu vực nông thôn chiếm 62,9% đối tương nghiên cứu.

Phần lớn bệnh nhân AIDS trong nghiên cứu là người trẻ tuổi, cao nhất là 62 tuổi, thấp nhất là 22 tuổi, độ tuổi trung bình của ĐTNC là 36 tuổi. Hơn 3/4 ĐT có độ tuổi từ 20-39 (73,6%), số liệu này thấp hơn trong Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS của Cục PC HIV/AIDS (độ tuổi 20-39 chiếm 85,1%) [9] và nghiên cứu của tác giã Nguyễn Văn Kính (81%) [13], nguyên nhân có thể do nghiên cứu chỉ tiến hành trên đối tượng người trưởng thành (≥ 15 tuổi). Đặc điểm này cũng thấp hơn so với trong nghiên cứu của Hà Thị Minh Đức tại quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh (nhóm 20-39 chiếm 90%) [10] và Trần Thị Xuân Tuyết tại quận Tây Hồ, Hà Nội (93,86%) [17]. Người nhiễm HIV/AIDS là đối tượng người trẻ tuổi sẽ làm giảm và mất khả năng lao động, thậm chí dẫn đến tử vong, tạo gánh nặng cho xã hội và làm suy giảm nền kinh tế. Điều này cho thấy tình trạng nguy hiểm hơn bởi nhóm người trong độ tuổi này đang có nhu cầu hoạt động tình dục rất lớn, đây cũng là yếu tố nguy cơ lây truyền HIV ra cộng đồng. Việc điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS rất có ý nghĩa, ngoài cải thiện sức khỏe, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân còn làm giảm sự lây nhiễm HIV cho cộng đồng.

Về trình độ học vấn, hơn một nửa là phổ thông trung học (51,5%), tiếp đó là trung học cơ sở (34%) và có hơn 10% đối tượng đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học, trên đại học. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Kính (cấp 2: 47,6%; cấp 3: 31,5%; trên cấp 3: 7,7%; tiểu học: 10,9%) [13].

Về nghề nghiệp của ĐTNG: 35,1% là nông dân, 28,9% nghề tự do hoặc buôn bán, 11,3% là thất nghiệp và có tới 10,3% là cán bộ công nhân viên hành chính hoặc là giáo viên. Như vậy, BN thuộc nhóm nghề có thu nhập không ổn định và thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Đa số người nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy, chỉ làm ruộng hoặc nghề nghiệp không ổn định. Việc bị nhiễm HIV cũng là trở ngại khi tìm việc do cộng đồng còn tâm lý xa lánh, kỳ thị, nhiều người vì áp lực này mà bỏ việc hoặc tự kỳ thị không muốn làm việc với tập thể. Vì vậy, cùng với việc điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS thì việc tạo công ăn việc làm, nghề phụ là hết sức cần thiết. Công ăn việc làm và thu nhập ổn định sẽ giúp BN yên tâm và thực hiện tuân thủ điều trị tốt hơn. Đối với người nhiễm đang làm việc tại cơ sở sản xuất nhà nước và tư nhân thì cần phải tăng cường truyền thông chống thái độ xa lánh, kỳ thị với người nhiễm, vận động mọi người hỗ trợ, động viên giúp đỡ họ sống, làm việc và hòa nhập với cộng đồng.

Đa số đối tượngtrong nghiên cứu đã có vợ/chồng và đang sống chung với vợ/chồng (64,9% và 63,9%), chưa kết hôn chiếm 17,5%, đang sống cùng bố/mẹ là 22,7%, đây là yếu tố thuận lợi cho việc chăm sóc, hỗ trợ BN tại nhà và đặc biệt hỗ trợ BN tuân thủ điều trị tại nhà. Về khoảng cách từ nhà đến PKNT: hơn 50% đối tượng cách PKNT từ 21 trên lên, đây là yếu tố khó khăn cho việc chăm sóc, hỗ trợ BN tại nhà.

Về nguyên nhân lây nhiễm HIV: Trong nghiên cứu này, có hơn một nữa lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn (52,6%), hơn một phần ba (35,1%) là do tiêm chích ma túy. Kết quả này không phù hợp với phân bố dịch HIV trên cả nước và tại địa bàn Hà Tĩnh. Điều này có thể là do nữ giới chủ yếu lây nhiễm qua QHTD không an toàn, và hầu hết lây nhiễm từ chồng/bạn tình, ít bị kỳ thị hơn, bệnh nhân nữ ít mặc cảm che giấu bệnh tật, nên đã chủ động hơn trong tiếp cận với dịch vụ điều trị ARV. Hơn 2/3 (68,0%) đối tương trong nghiên cứu phát hiện bị nhiễm HIV trên 3 năm và hầu hết các đối tượng chưa bao giờ điều trị ARV ở nơi khác (88,7%).


4.2. Đặc điểm về kiến thức, thái độ, thực hành và kết quả điều trị.


Liệu pháp điều trị kháng restrovirus (ARV) cho người có HIV, hiện nay được xem là một trong những biện pháp tích cực giúp người có HIV cải thiện sức khỏe, kéo dài thời gian sống của mình. Việc tuân thủ điều trị là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của việc điều trị. Tuy nhiên không phải tất cả những người có HIV và những người liên quan đều hiểu rõ điều đó. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu sử dụng thuốc, BN và người hỗ trợ điều trị cần được trang bị một số kiến thức nhất định về HIV/AIDS và điều trị ARV, tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị, những tai biến và tác dụng phụ quan trọng của từng loại thuốc trong phác đồ điều trị. Trong nghiên cứu này, kiến thức về điều trị và tuân thủ điều trị ARV được đánh giá bằng sự hiểu biết về thuốc ARV, sự phối hợp thuốc trong điều trị, tác dụng phụ của thuốc, khái niệm TTĐT và tác hại của việc không TTĐT.

Kiến thức về điều trị ARV: Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết ĐTNC đều biết thuốc ARV là thuốc kháng vi rút (95,9%), vẫn còn có 4,1% ĐTNC cho rằng đó là thuốc kháng sinh hay loại khác. Một mặt do nhận thức về HIV/AIDS của người dân còn hạn chế, mặt khác quan niệm của người dân về thuốc kháng sinh chống lại các loại nhiễm khuẩn, đặc biệt là một bộ phận khônh nhỏ người dân vẫn còn cho rằng HIV là vi khuẩn, vì vậy trong số ĐTNC vẫn còn có một số người cho rằng thuốc điều trị HIV là thuốc kháng sinh.

100% ĐTNC biết công thức điều trị ARV gồm ít nhất 3 loại thuốc, khoảng cách giửa các lần uống thuốc là 12 giờ và thuốc ARV phải uống 2 lần/ngày. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bất kỳ phác đồ nào cũng phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc. Việc hiểu biết về các thuốc phối hợp trong điều trị ARV sẽ giúp BN uống đủ số thuốc theo chỉ định của bác sỹ, do đó giảm được độc tính của thuốc và giảm nguy cơ kháng thuốc cao nhất. Có 96,9% ĐTNC biết điều trị ARV là phải uống thuốc suốt đời. Các nội dung này được nhắc lại nhiều lần trong các lần tái khám và có liên quan đến việc thực hành nên đa số ĐTNC trả lời đều trả lời được.

Khi được hỏi về tác dụng phụ của thuốc, có 23,7% đối tượng không biết ARV có tác dụng phụ. Điều đó thể hiện việc tập huấn, tư vấn trước điều trị còn chưa nhắc nhiều đến nội dung này, BN biết về tác dụng phụ của thuốc rất sơ sài. Trong số những người biết tác dụng phụ của thuốc, tác dụng phụ được nhắc đến nhiều nhất là nổi mẩn 77,0%, thiếu máu 45,9%, nôn, buồn nôn 44,6%, đau đầu 35,1%, hoa mắt, lo lắng, ác mộng 25,7%, tiêu chảy 13,5%, lú lẫn 13,5%, vàng da 6,8%. Thuốc ARV có những phản ứng phụ đi kèm, biết được một số tác dụng phụ hay gặp sẽ giúp cho BN chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để tiếp nhận việc điều trị suốt đời. Kết quả này thấp hơn so với NC của Trần Thị Xuân Tuyết [17] nhưng lại tương đương với kết quả NC của Almeida và cộng sự tại Brazin [20].

Nhìn chung, kiến thức về điều trị ARV của ĐTNC còn thấp, chỉ có 37,1% đối tượng có kiến thức về điều trị ARV. Tỷ lệ này thấp hơn so với NC tại quận Tây Hồ, Hà Nội [17], điều này phản ánh chất lượng tư vấn cho BN trước điều trị còn chưa đảm bảo, mặt khác số lượng cán bộ làm công tác tư vấn, điều trị HIV/AIDS ở Hà Tĩnh còn hạn chế, cán bộ chuyên trách thiếu và yếu. Ngoài ra, trình độ dân trí thấp và không đồng đều về khả năng tiếp thu và nhớ các nội dung tập huấn trước điều trị.



Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV: Gần 92% BN biết được tuân thủ điều trị ARV là phải uống đúng thuốc, trên 85% BN nhắc lại được nguyên tắc uống đúng liều, đúng khoảng cách và chỉ có 47,4% BN biết được nguyên tắc uống suốt đời; Về các tác hại của việc không tuân thủ điều trị: có 75,3% BN nghĩ đến hậu quả kháng thuốc, 74,2% BN cho rằng bệnh tiếp tục phát triển, 58,8% BN biết sẽ không ức chế được sự phát triển của vi rút. Tỷ lệ BN biết nếu không tuân thủ sẽ hạn chế cơ hội điều trị trong tương lại và gây chi phí cao cho chương trình là rất thấp (19,6% và 11,3%). Tuân thủ điều trị là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của việc điều trị. Nếu BN tuân thủ tốt, nồng độ HIV trong máu có thể kiểm soát được, như vậy sẽ giảm nguy cơ kháng thuốc và tử vong. Ngược lại, nếu BN không dùng đúng cách, HIV sẽ có cơ hội phát triển nhanh và khả năng kháng thuốc là rất lớn. Do việc điều trị bằng ARV rất tốn kém và khó khăn nên việc BN hiểu được các tác hại của không tuân thủ điều trị giúp BN có ý thức tự giác và nghiêm túc trong thực hành tuân thủ điều trị, góp phần đảm bảo thành công của việc điều trị.

Gần 3/4 BN (74,2%) cho rằng để khắc phục tình trạng không TTĐT họ cần phải tuân theo chỉ dẫn của CBYT, 51,5% BN trả lời phải phối hợp với người hỗ trợ, 33% BN thông báo ngay những khó khăn cho CBYT. BN có kế hoạch tuân thủ điều trị rõ ràng sẽ giúp họ tuân thủ tốt trong quá trình điều trị và khắc phục những vấn đề phát sinh khi điều trị. Nhìn chung chỉ có 37,1% BN có kiến thức đạt về TTĐT ARV. Tỷ lệ này vẫn thấp hơn nhiều so với trong NC của Trần Thị Xuân Tuyết (83%) [17].



Thái độ về TTĐT ARV: Tất cả BN (100%) đều cho rằng uống thuốc đúng liều lượng, đúng khoảng cách, thăm khám định kỳ và người hỗ trợ trong điều trị là quan trọng; Chỉ có một vài người cho là uống đúng thuốc, uống thuốc đều đặn suốt đời và tập huấn trước điều trị là không quan trọng. Nhìn chung, đa số đối tượng trong nghiên cứu có thái độ tích cực với việc tuân thủ điều trị ARV (97,9%).

Thực hành TTĐT ARV: 100% bệnh nhân uống thuốc 2 lần/ngày và khoảng cách giửa các lần uống là 12 tiếng. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Trần Thị Minh Tuyết và Nguyễn Minh Hạnh [11], [17]. 28,9% BN quên thuốc trong vòng 1 tháng qua, trong đó có 78,6% quên 1-3 lần và 21,4% quên trên 3 lần. Số người có quên thuốc ngày hôm qua là 21,4%. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, quên thuốc > 3 lần/tháng là tuân thủ điều trị kém, dễ gây chủng kháng thuốc và không đảm bảo hiệu quả điều trị. Trên thực tế, điều trị HIV/AIDS là rất khó khăn và phức tạp, BN phải dùng nhiều loại thuốc trong một thời gian dài và phải tuân thủ những hạn chế về thức ăn và nước uống, do đó họ thường có cảm giác mệt mỏi với cách điều trị này hoặc ngại khi phải uống quá nhiều thuốc nên việc tuân thủ uống đúng số lần và đúng khoảng cách (đúng giờ) là khó thực hiện. Bởi vậy, về phía CBYT một mặt cần tư vấn sâu hơn về nội dung tuân thủ điều trị, tác hại của không tuân thủ điều trị để BN thấy được tầm quan trọng của việc uống đúng giờ và đúng liều lượng, mặt khác cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ tuân thủ điều trị (kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, phối hợp người hỗ trợ tại nhà).

Trong các lý do quên uống không thuốc, lý do phổ biến nhất là bận (75%), tiếp đến là không ai nhắc nhở 46,6% và có 7,1% là do đi công tác không mang theo. Kết quả này cho thấy người hỗ trợ điều trị đóng vai trò quan trọng trong thực hành TTĐT. Vì vậy cần phải tăng cường tư vấn cho người hỗ trợ điều trị để họ nhận thấy rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ điều trị, đồng thời CBYT cần bàn bạc kỹ cùng BN và người hỗ trợ để xây dựng kế hoạch TTĐT hợp lý.

Để đảm bảo uống thuốc đúng giờ, có 89,7% BN sử dụng biện pháp nhắc nhở, trong đó chủ yếu là dùng đồng hồ báo thức và chuông điện thoại 92%, nhờ người hỗ trợ 63,2%. Dùng điện thoại báo giờ là một biện pháp nhắc uống thuốc rất hiệu quả vì thực tế lúc nào bệnh nhân cũng mang theo điện thoại bên mình. Như vậy BN đã tự ý thức được phải có kế hoạch uống thuốc và kết quả cũng cho thấy vai trò của người hỗ trợ tại nhà trong việc nhắc nhở BN uống thuốc. Uống bù khi quên thuốc là một thực hành quan trọng làm giảm nguy cơ kháng thuốc và giúp BN có ý thức hơn trong quá trình tuân thủ tiếp theo. Trong số BN quên thuốc, có 89,3% BN xử trí uống bù theo hướng dẫn của CBYT. Kết quả này khá tương đồng với NC của Trần Thị Xuân Tuyết và Nguyễn Minh Hạnh (90,2% và 80,4%) [11], [17]. Điều này cũng thể hiện việc tư vấn cho BN trong quá trình điều trị cần chú trọng nhiều hơn đến việc nhắc nhở BN uống thuốc bù khi quên.

Có 34 BN gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị ARV chiếm 35,1%, tỷ lệ này thấp hơn trong các nghiên cứu của Trần Thị Xuân Tuyết (77,7%) [17]. Điều này có thể lý giải do CBYT không phát hiện ra tác dụng phụ của thuốc hoặc BN không biết những biểu hiện mà mình gặp phải là do tác dụng phụ của thuốc, nghĩ rằng do mình bị nhiễm HIV/AIDS nên có thể mệt mỏi, khó chịu là bình thường.

Nhìn chung có 71,1% BN thực hành tốt về TTĐT, kết quả này khá tương đồng với NC tại 8 tỉnh do Viện chiến lược và chính sách y tế và Cục PC HIV/AIDS thực hiện 2/2009 (tỷ lệ tuân thủ điều trị từ 70-80%) [18] nhưng thấp hơn so với NC của Trần Thị Xuân Tuyết (79,5%) [17].


Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương