CỤc phòng chống hiv/aids



tải về 0.85 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích0.85 Mb.
#39097
1   2   3   4   5   6   7   8

Danh môc c¸c b¶ng


Bảng 1. Phân loại các văn bản ban hành theo thẩm quyền.......

45

Bảng 2. Phân loại các văn bản theo hình thức văn bản..........

46

Bảng 3. Phân loại các văn bản theo thời gian ban hành văn bản......................................................................................

47


Bảng 4: Số lượng và tỷ lệ văn bản theo phạm vi điều chỉnh của văn bản..........................................................................

49


Bảng 5. Số lượt người được tiếp cận thông tin giáo dục truyền thông về can thiệp giảm hại qua các năm....................

62


Bảng 6. Phân phát tài liệu truyền thông..................................

63

Bảng 7. Tỷ lệ người NCMT sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với PNMD.................................................................

64


Bảng 8. Tỷ lệ phần trăm phụ nữ bán dâm cho biết có sử dụng bao cao su với khách hàng...................................................

65


Bảng 9. Tỷ lệ phần trăm người có hiểu biết đầy đủ các biện pháp can thiệp giảm tác hại. .................................................

65


Bảng 10. Tỷ lệ phần trăm người có hiểu biết đầy đủ các nội dung của pháp luật về CTGH...............................................

66


Bảng 11. Độ bao phủ của chương trình bao cao su................

68

B¶ng 12. Độ bao phủ của chương trình BKT........................

71

nh÷ng ch÷ c¸i viÕt t¾t



AIDS

Acquired Immuno Deficiency Sydrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

BCS

Bao cao su

BKT

Bơm kim tiêm

HIV

Human Immunodeficiency Virus (Vi-ruts gây suy giảm miễn dịch ở người

ARV

Anti Retro Virus (Kháng retro virut)

NCMT

Nghiện chích ma túy

TCMT

Tiêm chích ma túy

QHTD

Quan hệ tình dục

GBD

Gái bán dâm

SL

Số lượng




PHẦN A.

TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI

Tên đề tài: Đánh giá việc thi hành luật phòng, chống HIV/AIDS về công tác can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV tại 05 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

  1. Kết quả nổi bật của đề tài:

Đánh giá việc thi hành Luật phòng, chống HIV/AIDS về can thiệp

giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV là rất cần thiết nhằm tìm ra những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại trong việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, để từ đó đề xuất ác giải pháp hoàn thiện pháp luật. Kết quả của nghiên cứu:



    1. Về phổ biến, giáo dục pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong

dự phòng, lây nhiễm HIV.

Qua điều tra tại 05 tỉnh cho thấy tỷ lệ hiểu biết pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của đối tượng có hành vi nguy cơ cao là khá thấp, tỷ lệ phần trăm người có hiểu biết đầy đủ các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV ở các tỉnh được khảo sát còn khá thấp: Không có tỉnh nào có tỷ lệ vượt qua 50%. Tỷ lệ phần trăm người có hiểu biết đầy đủ các nội dung của pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV ở các tỉnh được khảo sát là rất thấp: Không có tỉnh nào có tỷ lệ vượt quá 30%.

Những khó khăn bất cập hiện nay trong công tác truyền thông về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV tập trung tại một số vấn đề sau:

- Số lượng cán bộ làm truyền thông về vấn đề này vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất lượng mà nguyên nhân chính là do kiến thức về pháp luật của các cán bộ làm công tác truyền thông còn thiếu kiến thức, chưa từng được đào tạo cơ bản và lại thiếu định hướng và không có một kế hoạch và giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động định kỳ.

- Thiếu sự phối hợp với các cơ quan có chuyên môn như Trung tâm truyền thông, giáo dục sức khỏe tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Thông tin truyền thông, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch trong việc xây dựng các thông điệp truyền thông về pháp luật trong hoạt động can thiệp giảm tác hại.

- Việc thực hiện các quy định của Thông tư liên tịch số 20/2010/TTLT-BTTTT-BYT ngày 20/8/2010 hướng dẫn việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cũng chưa được quan tâm đúng mức nên dẫn đến tình trạng các buổi tọa đàm, phóng sự thường được phát vào thời điểm ít thu hút được người dân trong độ tuổi lao động quan tâm.

- Hạn chế về kinh phí triển khai thực hiện cũng là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động truyền thông, đặc biệt là truyền thông ở tuyến xã, phương. Nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cấp cho xã phường chỉ đủ chi trả cho phụ cấp cho cán bộ chương trình, kinh phí còn lại chỉ đủ đáp ứng cho tháng chiến dịch truyền thông phòng, chống HIV/AIDS chứ không đủ để chi cho việc thực hiện truyền thông theo định kỳ.


    1. Về triển khai các quy định của pháp luật về cung cấp bơm kim

tiêm sạch.

Việc triển khai các hoạt động can thiệp bằng bơm kim tiêm được thực

hiện bằng nhiều hình thức khá đa dạng thông qua nhiều mô hình khác nhau nhưng các mô hình này chưa thực sự phù hợp với đặc tính của người nghiện chích ma túy là luôn thay đổi tụ điểm cũng như tâm lý e ngại bị phát hiện là mình đang sử dụng trái phép ma túy. Bên cạnh đó, tỷ lệ người nghiện chích ma túy đã nhiễm HIV tiếp tục sử dụng bơm kim tiêm khi tiêm chích vẫn còn cao.


    1. Việc triển khai các quy định của pháp luật về cung cấp bao cao

su:

Mặc dù tỷ lệ người nghiện chích ma túy được bao cao su là khá cao

nhưng qua khảo sát cho thấy, tỷ lệ người nghiện chích ma túy có sử dụng bao cao su thường xuyên khi quan hệ tình dục với phụ nữ bán dâm vẫn ở mức thấp.

Tỷ lệ phụ nữ bán dâm sử dụng bao cao su thường xuyên với khách lạ

và khách quen là khá cao ở phần lớn các tỉnh tiến hành nghiên cứu nhưng tỷ lệ sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục với bạn tình thường xuyên ở tất cả các tỉnh đều thấp.

Tỷ lệ sử dụng bao cao su trong nhóm MSM nhìn chung rất thấp.

Tỷ lệ sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục của các đối tượng có

hành vi nguy cơ cao như phân tích ở trên không chỉ cho thấy nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục mà còn cho thấy hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về can thiệp giảm tác hại chưa đạt hiệu quả như mong muốn và cần tiếp tục được củng cố.



    1. Về triển khai các quy định của pháp luật về điều trị nghiện các

chất dạng thuốc phiện.

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được, chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được giải quyết như:

- Hiện nay, việc thành lập các cơ sở điều trị thay thế đang gặp nhiều khó khăn do các quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực mới chỉ được quy định dưới dạng mô hình thí điểm tại Hải Phòng và thành phố Hồ chí minh nên các tỉnh khác không có đủ cơ sở pháp lý khi thuyết trình đề nghị thành lập cơ sở điều trị thay thế với Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Đối với Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh thì thủ tục xét chọn người bệnh được tham gia chương trình điều trị thay thế hiện nay còn quá phức tạp và đang làm hạn chế khả năng tiếp cận của người nghiện chích ma túy với dịch vụ điều trị thay thế.




  1. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội:

Bản báo cáo đánh giá việc thi hành luật phòng, chống HIV/AIDS về

công tác can thiệp giảm hại trong dự phòng lây nhiễm HIV đã đưa ra được những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.




  1. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.

  1. Tiến độ: thực hiện đúng tiến độ đã đề ra, không rút ngắn hay kéo

dài thời gian nghiên cứu.

  1. Thực hiện mục tiêu nghiên cứu: thực hiện đầy đủ, đúng mục tiêu nghiên cứu đề ra.

  2. Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương: tạo ra

đúng sản phẩm dự kiến trong đề cương và đảm bảo đúng chất lượng.

  1. Việc sử dụng kinh phí được thực hiện theo đúng quy định:

Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 360 triệu đồng

Toàn bộ kinh phí đã được thanh quyết toán: 360 triệu đồng

Chưa thanh quyết toán xong: 0 đồng

Kinh phí tồn đọng: 0 đồng




  1. Các ý kiến đề xuất: Không có


PHẦN B.

BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khoẻ con người và tương lai nòi giống của dân tộc, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Tính đến ngày 30/9/2010, cả nước có 180.312 người nhiễm HIV đang còn sống được báo cáo, trong đó có 42.339 bệnh nhân AIDS và tổng số người chết do AIDS đã được báo cáo là 48.368 người. Cho đến nay, qua các số liệu giám sát cho thấy dịch HIV/AIDS đã xuất hiện ở 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh), 97,8% số huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) và trên 74% số xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) trong toàn quốc đã có báo cáo về người nhiễm HIV/AIDS.

Xác định rõ HIV/AIDS là mối hiểm họa đối dân tộc nên ngay từ năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống HVI/AIDS và tiếp đó ngày 29/11/2007, Quốc hội đã ban hành Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (sau đây gọi tắt là Luật phòng, chống HIV/AIDS). Trong các văn bản này, can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV luôn được coi là một trong các giải pháp quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Việt Nam vẫn là một trong số rất ít các nước có quy định chính thức về can thiệp giảm tác hại trong luật. Tuy nhiên, do chưa nhiều kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm pháp luật nên các quy định về can thiệp giảm tác hại trong Luật phòng, chống HIV/AIDS chỉ mang tính nguyên tắc còn các quy định cụ thể để thực hiện giảm tác hại theo luật lại nằm trong các văn bản do Chính phủ và Bộ Y tế ban hành nên giá trị pháp lý chưa cao và chưa khắc phục được hoàn toàn các mâu thuẫn với hệ thống pháp luật về phòng, chống ma túy và mại dâm. Cụ thể như sau:

Khoản 15 Điều 2 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định "các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm tuyên truyền, vận động, khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp can thiệp giảm tác hại khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi an toàn để phòng ngừa lây nhiễm HIV" và khoản 1 Điều 21 quy định "Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai trong các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao thông qua các chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội".

Để hướng dẫn các quy định Luật phòng, chống HIV/AIDS, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2007/NĐ - CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống HIV/AIDS, trong đó quy định cụ thể về các vấn đề sau:



- Đối tượng áp dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV gồm người mua dâm, bán dâm; người nghiện chất dạng thuốc phiện; người nhiễm HIV; người có quan hệ tình dục đồng giới; người thuộc nhóm người di biến động và người có quan hệ tình dục với các đối tượng nêu trên;

- Thẩm quyền quyết định triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;

- Quyền và trách nhiệm của nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;

- Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su;

- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch;

- Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;



- Kiểm tra, giám sát các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV

Bên cạnh đó để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, năm 2008, Quốc hội cũng đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy năm 2000, trong đó bổ sung thêm Điều 34a về biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma tuý, cụ thể như sau:



"Điều 34a

1. Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma tuý là biện pháp làm giảm hậu quả tác hại liên quan đến hành vi sử dụng ma túy của người nghiện gây ra cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

2. Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy được triển khai trong nhóm người nghiện ma túy thông qua chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

3. Chính phủ quy định cụ thể các biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy và tổ chức thực hiện các biện pháp này."

Mặc dù việc triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong nhóm đối tượng người mua dâm, bán dâm đang áp dụng các quy định tại Điều 83 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật về nguyên tắc áp dụng pháp luật là "trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau" nhưng trên thực tế thì mâu thuẫn pháp lý giữa hệ thống pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS với hệ thống pháp luật về phòng, chống mại dâm vẫn còn tồn tại và có ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai các quy định của Luật phòng, chống HIV/AIDS về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cũng đã xuất hiện nhiều quan hệ xã hội mới cần có quy định của pháp luật để điều chỉnh cũng như đã có nhiều quy định không còn phù hợp với thực tiễn cần được sửa đổi, bổ sung sớm trong thời gian tới để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong thực tế.

Một trong các hoạt động của Dự án đó là việc triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV trên cơ sở các quy định của Luật phòng, chống HIV/AIDS. Chính vì vậy, để có thể thực hiện tốt các hoạt động của Dự án thì việc hoạt động đánh giá việc thi hành Luật phòng, chống HIV/AIDS về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV sau 05 năm thực hiện là hết sức cần thiết.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung:

Đánh giá việc thi hành Luật phòng, chống HIV/AIDS về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV nhằm tìm ra những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại trong việc tổ chức thực hiện.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đánh giá việc xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của Luật phòng, chống HIV/AIDS về can thiệp giảm tác hại tỏng dự phòng lây nhiễm HIV.

2.2. Đánh giá việc phổ biến các quy định của pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

2.3. Đánh giá kết quả việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV trong giai đoạn từ 2006 đến 2012.

2.4. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm giải quyết các khó khăn, tồn tại đối với công tác can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS

1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới

Trong ba thập kỷ qua, hơn 60 triệu người đã bị nhiễm HIV/AIDS và ít nhất 25 triệu người đã chết do AIDS; hiện tại trên toàn thế giới vẫn còn 34 triệu người nhiễm HIV/AIDS, hàng năm có 2,5 ca nhiễm mới và 1,7 triệu người chết do AIDS.

Theo báo cáo tình hình dịch HIV/AIDS toàn cầu của UNAIDS, Số người nhiễm HIV còn sống năm 2008 là 33,2 triệu (30,6-36,1 triệu). Trong đó người lớn 30,8 triệu. Phụ nữ 15,4 triệu. Trẻ em dưới 15 tuổi 2,5 triệu. Số ca mới nhiễm HIV trong năm 2008 là 2,5 triệu. Dịch HIV/AIDS trên toàn cầu đó chững lại về tỷ lệ phần trăm người nhiễm (tỷ lệ hiện nhiễm) [39]

Đại dịch HIV vẫn là căn bệnh lây truyền nguy hiểm nhất đe dọa sức khỏe cộng đồng. Số nhiễm mới HIV toàn cầu dường như đã đạt đỉnh vào cuối những năm 1990, với 3 triệu ca nhiễm mới một năm ca nhiễm mới trong năm 2007. Số ca nhiễm mới giảm đi phản ánh xu hướng của dịch, cũng như kết quả của các chương trình dự phòng dẫn đến sự thay đổi hành vi trong cộng đồng [38] [41]

Vùng cận Sahara châu Phi tiếp tục là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch AIDS toàn cầu. Hơn hai phần ba (68%) người lớn và gần 90% trẻ em nhiễm HIV sống tại khu vực này, và hơn ba phần tư (76%) số ca tử vong vì AIDS trong năm 2007 xảy ra ở đây, chỉ riêng vùng Nam phi đã chiếm gần một phần ba (32%) tổng số các ca nhiễm HIV mới và ca tử vong vì AIDS trên toàn cầu năm 2007. HIện tại ước tính có 22,5 triệu người nhiễm trong khu vực này trong năm 2007 [41], so với 20,9 triệu năm 2001. HIV/AIDS là nguyên nhân chính gây tử vong tại cận Sahara châu Phi [41] . Bên cạnh xu hướng giảm số lượng ca nhiễm mới tại cận Sahara châu Phi trong giai đoạn 2001-2007, số lượng nhiễm HIV mới hàng năm cũng giảm tại khu vực Nam và Đông Nam Á từ 450.000 năm 2001 xuống 340.000 trong năm 2007, và tại Đông Âu từ 230.000 vào năm 2001 xuống 150.000 năm 2007 [41].

Trong năm 2007, có 15,4 triệu phụ nữ nhiễm HIV, đã tăng thêm 1,6 triệu so với con số 13,8 triệu năm 2001. Tại cận Sahara Châu Phi, gần 61% người lớn nhiễm HIV là phụ nữ, khu vực Ca-ri-bê con số này là 43% (so với 37% năm 2001). Tại Đông Âu và Trung Á, ước tính phụ nữ chiếm 26% số người lớn nhiễm HIV trong năm 2007 (so với 23% năm 2001), trong khi tại Châu Á tỷ lệ đó lên đến 29% năm 2007 (so với 26% năm 2001). Trẻ em (dưới 15 tuổi) sống với HIV, Số lượng trẻ em nhiễm HIV trên toàn cầu đã tăng từ 1,5 triệu năm 2001 lên 2,5 triệu vào năm 2007. Tuy nhiên số ca nhiễm mới ước tính trong trẻ em đã giảm khoảng 460.000 trường hợp. Gần 90% tổng số trẻ nhiễm HIV đang sống tại khu vực cận Sahara Châu phi. Số ca tử vong do AIDS ở trẻ em đã tăng từ 330.000 năm 2001 lên 360.000 năm 2005 [41] [7] [37].

Miền Nam Châu Phi chiếm 35% tổng số người đang sống với HIV và gần một phần ba (32%) tổng số các ca nhiễm HIV mới và tử vong vì AIDS trên toàn cầu trong năm 2007. Dịch tại hầu hết các nước trong tiểu vùng này hoặc đang tăng lên chậm hoặc đang tiến tới bình ổn [41] . Tại Zimbabwe, tỷ lệ hiện nhiễm ở phụ nữ có thai đã giảm mạnh trong những năm vừa qua, từ 26% năm 2002 xuống còn 18% năm 2006 [15]. Nam Phi là nước có số người nhiễm HIV cao nhất thế giới, với tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ có thai là 30% năm 2005 và 29% năm 2006 [15]. Tại Sierra Leone, tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ khám thai năm 2006 là 4,1% (3% năm 2003) số liệu gần đây nhất cho thấy dịch ở Sierra Leone có thể đang gia tăng [21].

Tình hình dịch HIV/AIDS ở Châu Á: Trong năm 2007 ước tính trên toàn cầu Châu Á có 4,9 triệu [ 3,7 - 6,7 triệu ] người đang sống chung với HIV, trong đó có 440.000 người nhiễm mới. Ước tính 300.000 người đã tử vong vì các bệnh liên quan đến AIDS trong năm 2007 [41] [43] [44]. Tất cả các tỉnh của Trung Quốc đều công bố có các ca nhiễm HIV, song tập trung nhiều nhất tại các tỉnh Hà Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Tân Cương và Vân Nam. 50% người bị nhiễm do dùng chung dụng cụ tiêm chích ma tuý, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới từ 1,5% tại Thượng Hải năm 2007 và 3,1% - 4,6% tại Bắc Kinh [11] [22].

Khoảng 2,5 triệu [ 2 - 3,1 triệu ] người Ấn Độ đang sống với HIV trong năm 2007, với tỷ lệ hiện nhiễm HIV quốc gia là 0,36% [43] [19].

Tại Karachi - Pakistan, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma tuý đã tăng từ dưới 1% vào đầu năm 2004 lên 26% vào năm 2005, ở Karachi gái mại dâm nhiễm HIV năm 2005 là 2% [23] [13].

Indonesia là một trong những nước có dịch HIV tăng nhanh nhất châu Á. Năm 2005, hơn 40% số người tiêm chích ma tuý ở Jakarta có kết quả xét nghiệm HIV dương tính và khoảng 13% ở West Java [43] [44].

Tại Campuchia tỷ lệ nhiễm HIV đã giảm xuống còn 0,9% ở người lớn (15 - 49 tuổi) trong năm 2006, giảm mạnh từ đỉnh dịch 2% năm 1998 [29].

Số các ca nhiễm HIV mới hàng năm tại Thái Lan tiếp tục giảm 43% các ca nhiễm mới trong năm 2005 là ở phụ nữ, phần lớn họ bị nhiễm HIV từ chồng hoặc bạn tình. Tỷ lệ nhiễm HIV đang tăng theo nhóm đồng tính nam (tại Bangkok từ 17% năm 2003 lên 28% năm 2005) [42] [43].

Dịch HIV tại Myanmar cũng đang có dấu hiệu giảm, với tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ nữ có thai tại các cơ sở khám thai đã giảm từ 2,2% năm 2000 xuống 1,5% năm 2006 [43] [27].

Tổng số người nhiễm HIV tại Đông Âu và Trung Á là 1,6 triệu năm 2007 [14] [16]. Dịch HIV tại Cộng hoà Liên bang Nga tiếp tục gia tăng. Trong năm 2006, theo báo cáo chính thức có 39.000 ca nhiễm HIV mới tại nước này, nâng tổng số ca nhiễm HIV lên 370.000 [9] [14]. Tiêm chích ma tuý vẫn là đường lây truyền HIV chính tại Liên bang Nga, trong năm 2006 có 66% do tiêm chích ma tuý khoảng 32% do quan hệ tình dục khác giới không an toàn [20] [35].

Tại Ukraine, số ca nhiễm HIV là 16.094 trong năm 2006 và vượt quá 8.700 trong sáu tháng đầu năm 2007. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm TCMT từ 13% ở Kiev và 89% ở Krivoi Rog [10] [14] [16] . Dịch HIV tại Belarusia, tập trung chủ yếu tại nhóm tiêm chích ma tuý , với tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao 31% tại Minsk [24]. Các ca nhiễm HIV mới ở Cộng hoà Moldova đã tăng lên gấp đôi từ năm 2003, tới 621 trong năm 2006. Tại Kazakhastan số ca nhiễm HIV mới đã tăng từ 699 năm 2004 lên 1.745 năm 2006 [8] [25] [41].

Khu vực Caribe, tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người trưởng thành năm 2007 là 1% có 17.000 ca nhiễm mới và 11.000 người tử vong vì AIDS trong năm 2007. Đường dây nhiễm HIV chính tại khu vực này là quan hệ tình dục, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm gái mại dâm là 3,5% tại Cộng hoà Dominica, 9% tại Jamaica và 31% tại Guyana [18] [32].

Tại Châu Mỹ La tinh, trong năm 2007 có 1,6 triệu người nhiễm HIV và tử vong do AIDS là 58.000 người [41]. Tình dục đồng giới nam không an toàn là nguyên nhân chính gây đại dịch tại Bolivia, Chi lê. Khoảng một phần ba số người nhiễm HIV tại Châu Mỹ La tinh hiện đang sống tại Brazin, có 620.000 người nhiễm HIV năm 2006 [41] [36] [12]. Tiêm chích ma tuý là nguyên nhân gây ra khoảng 5% số ca nhiễm HIV mới tại thủ đô Buenos Aires của Argentina từ năm 2003 đến năm 2005 [28] [41]. Tại Bolovia, Colombia, Ecuador các ca nhiễm HIV vẫn tập trung đông ở đồng tính nam. Tỷ lệ hiện nhiễm ở đồng tính nam ở Peru vẫn giữ nguyên ở mức 18% đến 22%. Tỷ lệ hiện nhiễm ở nhóm phụ nữ mại dâm tại Honduras (10%), Guatemala (4%) [41] [32].

Tại khu vực Bắc Mỹ, Tây và Trung Âu: Tổng số người nhiễm HIV đang tăng lên, ước tính trong năm 2007 có 2,1 triệu người tại Bắc Mỹ, Tây và Trung Âu nhiễm HIV, có 78.000 mới nhiễm trong năm 2007. Số người tử vong vì AIDS trong năm 2007 khá thấp, chỉ có 32.000 người [41] [14].

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất thế giới. Nam giới chiếm 74% tổng số người nhiễm HIV/AIDS, trong đó 53% là ở đồng tính giới nam, 18% ở nhóm tiêm chích ma tuý [40] [41]. Tổng số người nhiễm HIV ở Canada bắt đầu tăng lên vào cuối những năm 1990. Tình dục đồng giới nam không an toàn là nguyên nhân chính gây nhiễm HIV mới (45% năm 2005 so với 42% năm 2002) [33].

Tây Ban Nha, Italia, Pháp và Anh tiếp tục là các nước có dịch HIV lớn nhất Tây và Trung Âu. Số ca nhiễm HIV mới hàng năm tại Anh đã tăng từ 4.152 năm 2001 lên 8.925 năm 2006 [14]. chủ yếu là ở các ca nhiễm qua đồng tính nam [17]. Tại Tây Âu (không tính Anh), số ca nhiễm HIV năm 2006 là 16.316 người. Những nước có số ca nhiễm nhiều nhất là Pháp (năm 2006 có 5.750 ca nhiễm HIV mới), Đức (2.718) và Bồ Đào Nha (2.162). Tiêm chích ma tuý là đường lây truyền nhiễm HIV phổ biến nhất tại ba nước vùng Baltic (Estonia, Latvia và Lithuania) [14] [41].

Khu vực Trung Đông và Bắc Phi: Trong năm 2007 ở khu vực này đã có 35.000 người nhiễm HIV, nâng tổng số người nhiễm HIV ở đây lên đến 380.000. Ước tính có 25.000 người đã tử vong do AIDS trong năm 2007 [41].

Khu vực Châu Đại Dương: Trong năm 2007, ước tính có 14.000 người nhiễm HIV tại Châu Đại Dương, tổng số người sống với HIV tại khu vực này lên 75.000 người. Hơn 70% số người này sống tại Papua New Guinea [41] [45]. Tại Australia, HIV tiếp tục lây truyền chủ yếu qua tình dục giới nam. Trong khi những nỗ lực dự phòng phối hợp đã khống chế được dịch trong những năm 1990, số chẩn đoán HIV lại tăng lên 41% trong những năm 2001 - 2005 [26] [34] [31] [30]. Tại New Zealand nguyên nhân chính lây nhiễm HIV bên trong lãnh thổ vẫn là tình dục đồng giới nam không an toàn [26].


Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương