CỤC ĐƯỜng sắt việt nam



tải về 220.45 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích220.45 Kb.
#19256

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM





CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc




Số: /CĐSVN-KHĐT

V/v: Xây dựng kế hoạch 2011-2015



Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2009

Kính gửi: Vụ Kế hoạch đầu tư – Bộ Giao thông vận tải

Phúc đáp văn bản số 5883/BGTVT-KHĐT ngày 27 tháng 8 năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải về việc Xây dựng kế hoạch 2011-2015, Cục Đường sắt Việt Nam đã đánh giá, nghiên cứu, tổng hợp và xin được báo cáo như sau:



PHẦN 1

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI 5 NĂM 2006-2010

I. Công tác xây dựng và ban hành Luật đường sắt và các văn bản QPPL:

Sau 2 năm (2003 – 2005) khẩn trương tiến hành xây dưng, họp, hội thảo lấy ý kiến các bộ, ngành và các điạ phương, ngày 14/6/2005 Luật Đường sắt được Quốc hội khoá XI thông qua, Sau khi Luật đường sắt đó được ban hành, Cục ĐSVN đó chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật đường sắt. Đến nay xây dựng và đề nghị ban hành các văn bản QPPL sau:



a. Văn bản do Chính phủ ban hành (04 Nghị định)

- Nghị định số 44/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đư­ờng sắt

- Nghị định số 55/2006/NĐ-CP ngày 22/5/2006 của Chính phủ Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa

- Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 31/5/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hư­ớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đ­ường sắt 27/10/2006

- Nghị định số 156/2007/NĐ-CP ngày 19/10/2007 của Chính phủ về bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định 44/2006 NĐ-CP ngày 25/4/2006.

b. Văn bản do Thủ t­ứớng Chính phủ ban hành (01 Quyết định)

Quyết định số 84/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007 Quy định phư­ơng thức và mức thu phí, giá thuê sử dụng KCHT ĐS quốc gia do Nhà n­ước đầu t­ư.



c. Văn bản do Bộ tr­ưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành:

1. Quyết định số 44/2005/QĐ-BGTVT ngày 22/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy chế quản lý sát hạch cấp đổi thu hồi giấy phép lái tàu; 1/1/2006

2. Quyết định số 55/2005/QĐ-BGTVT ngày 28/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về đăng ký phư­ơng tiện giao thông đư­ờng sắt; 1/1/2006

3. Quyết định số 58/2005/QĐ-BGTVT ngày 7/11/2005 của Bộ trư­ởng Bộ Giao thông vận tải Quy định kiểm tra chất l­ượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trư­ờng ph­ơng tiện GTĐS;

4. Quyết định số 60/2005/QĐ-BGTVT ngày 30/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về việc cấp giấy phép xây dựng, thực hiện hoạt động trong phạm vi đất dành cho đư­ờng sắt;

5. Quyết định số 67/2005/QĐ-BGTVT ngày 2/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định tiêu chuẩn các chức danh nhân viên đư­ờng sắt trực tiếp phục vụ chạy tầu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đ­ường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; 1/1/2006

6. Quyết định số 69/2005/QĐ -BGTVT ngày 09/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về việc xây dựng, công bố công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng, biểu đồ chạy tàu trên đ­ường sắt quốc gia;

7. Quyết định số 74/2005/QĐ-BGTVT ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy trình tín hiệu đ­ường sắt;

8. Quyết định số 75/2005/QĐ-BGTVT ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy trình chạy tàu và công tác dồn đư­ờng sắt;

9. Quyết định số 76/2005/QĐ-BGTVT ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy phạm kỹ thuật khai thác đ­ường sắt; 30/12/2005

10. Quyết định số 01/2006/QĐ-BGTVT ngày 4/1/2006 của Bộ tr­ởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về việc vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt quốc gia;

11. Quyết định số 05/2006/QĐ-BGTVT ngày 13/1/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về việc vận tải hàng hoá trên đ­ường sắt quốc gia;

12. Quyết định số 15/2006/QĐ-BGTVT ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định Điều lệ đ­ường ngang;

13. Quyết định số 21/2006/QĐ-BGTVT ngày 4/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định Phư­ơng tiện giao thông đ­ường sắt-Toa xe khách-Yêu cầu kỹ thuật khi sản xuất, lắp ráp mới;

14. Quyết định số 22/2006/QĐ-BGTVT ngày 4/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi tr­ường ph­ương tiện giao thông đư­ờng sắt;

15. Quyết định số 23/2006/QĐ-BGTVT ngày 4/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định Phư­ơng tiện giao thông đư­ờng sắt-Toa xe-Ph­ương pháp kiểm tra khi sản xuất, lắp ráp mới;

16. Quyết định số 27/2006/QĐ-BGTVT ngày 08/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung quyết định số 74/2005/QĐ-BGTVT ngày 30/12/2005 của Bộ tr­ưởng Bộ GTVT; 5/7/2006

17. Quyết định số 29/2006/QĐ-BGTVT ngày 01/8/2006 về bổ sung sửa đổi QĐ số 55/ QĐ-BGTVT về dăng ký PTGT ĐS.

18. Quyết định số 32/2006/QĐ-BGTVT ngày 28/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung “Quy định tiêu chuẩn các chức danh nhân viên đư­ờng sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chư­ơng trình đào tạo nhân viên đ­ường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu”ban hành kèm theo Quyết định số 67/2005/QĐ-BGTVT ngày 02/12/2005 của Bộ tr­ưởng Bộ GTVT; 26/9/2006

19. Quyết định số 37/2006/QĐ-BGTVT ngày 01/11/2006 của Bộ trư­ởng Bộ Giao thông vận tải Quy định nội dung và quy trình sát hạch cấp giấy phép lái tàu trên đ­ường sắt;

20. Quyết định số 46/2006/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành TCN 22 TCN 357-06 “Phư­ơng tiện giao thông đ­ờng sắt – Đầu máy Diesel – Yêu cầu kỹ thuật khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới”;

21. Quyết định số 47/2006/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành TCN 22 TCN 358-06 “Phư­ơng tiện giao thông đư­ờng sắt – Đầu máy Diesel – Phư­ơng pháp kiểm tra khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới”;

22. Quyết định 53/2006/QĐ-BGTVT ban hành TCN 22 TCN 359-06 “Ph­ương tiện giao thông đư­ờng sắt – Giá chuyển hư­ớng toa xe khách – Yêu cầu kỹ thuật khi sản xuất, lắp ráp mới”;

23. Quyết định số 02/2007/QĐ-BGTVT ngày 17/1/2007 của bộ trưởng Bộ GTVT về sửa đổi, bổ sung các Quyết định số 75 và 76/2006/QĐ-BGTVT và 27/2006/QĐ-BGTVT.

24. Quyết định số 30/2007/QĐ-BGTVT ngày 29/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về bồi dư­ỡng nghiệp vụ an toàn giao thông đư­ờng sắt cho lực l­ượng bảo vệ trên tàu hỏa;

25. Quyết định số 34/2007/QĐ-BGTVT ngày 25/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành tiêu chuẩn ngành “Cấp kỹ thuật đư­ờng sắt”;

26. Quyết định số 37/2007/QĐ-BGTVT ngày 7/8/2007 của Bộ trư­ởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 44/2005/QĐ-BGTVT ngày 22/9/2005 và Quyết định số 37/2006/QĐ-BGTVT ngày 1/11/2006 của Bộ trư­ởng Bộ GTVT; 28/8/2007 9/8/2007

27. Quyết định số 53/2007/QĐ-BGTVT ngày 6/11/2007 của Bộ trư­ởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về đóng, mở Ga đ­ường sắt;

28. Quyết định số 21/2007/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ tr­ưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định loại hình doanh nghiệp kinh doanh đư­ờng sắt phải có chứng chỉ an toàn, quy định điều kiện, trình tự thủ tục cấp chứng chỉ an toàn.

29. Quyết định số 21/2008/QĐ-BGTVT ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Bộ tr­ưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Quyết định sô 67/2005/QDD-BGTVT;

30. Quyết định số 32/2008/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ tr­ưởng Bộ Giao thông vận tảI Ban hành chương trình đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.

d. Văn bản do các Bộ ngành khác ban hành (03 văn bản):

1. Quyết định số 17/2007/QĐ-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ trư­ởng Bộ Tài chính Ban hành Quyết định này Biểu mức thu phí sát hạch lái tàu, lệ phí cấp giấy phép lái tàu và giấy chứng nhận đăng ký phư­ơng tiện giao thông đường sắt;

2. Thông tư số 21/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 84/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng;

3. Quyết định số 19/2007/QĐ-BCA ngày 5/1/2007 của Bộ trư­ởng Bộ Công an Ban hành Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đư­ờng sắt;



II. Công tác quản lý phương tiện, người lái, quản lý các nhân viên ĐS trực tiếp phục vụ chạy tàu:

1. Về phương tiện GTĐS: Hiện nay 100% số phương tiện giao thông ĐS trước khi đưa ra khai thác vận dụng đều được cơ quan Đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận đảm bảo các tiêu chuẩn An toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường.

Tất cả các phương tiện đóng mới nhập khẩu từ 1/1/2006 trở lại đây đều được cấp giấy chứng nhận đăng kí phương tiện.



2. Về nhân viên ĐS trực tiếp phục vụ chạy tàu: Để thực hiện các quy định của pháp luật về đường sắt Cục Đường sắt Việt Nam đó tiến hành xây dựng các quy trình và hướng dẫn cụ thể đối với công tác sát hạch cấp đổi giấy phép lái tàu; đăng ký phương tiện GTĐS; Chỉ đạo các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp ĐS tổ chức các lớp bồi dường nghiệp vụ chuyên môn cho các chức danh nhân viên ĐS trực tiếp phục vụ chạy tàu. Tính đến nay 100% nhân viên ĐS trực tiếp phục vụ chạy tàu đó cú bằng chứng chỉ chuyên môn hợp lệ đúng quy định của Luật đường sắt và 100% số Lái tàu trên tất cả các mạng ĐS đó được cấp Giấy phép lái tàu hợp lệ.

III. Công tác quản lý vận tải đường sắt

  1. Các chỉ tiêu vận tải đường sắt trên mạng ĐS quốc gia do Tổng Cty ĐSVN thực hiện




TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kết quả thực hiện

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Ước năm 2009

Ước năm 2010

Ghi chú

1

Hàng hoá


1.000Tấn


9.244

9.108

8.937


8.888


9.000




2

TKm hàng hoá


1.000Tkm


3.480

3.940

4.151


4.000


4.100




3

Hành khách


1.000HK


11.572

11.571

11.323


11.100


11.250




4

HkKm

Triệu HkKm


4.333,6

4.659,4

4.492,1


4.000


4.300




(Nguồn của Tổng Cty Đường sắt Việt Nam)

Nhận xét: Khối lượng vận tải và lượng luân chuyển hàng hóa và hành khách trong các năm từ 2006 đến hết năm 2009 và ước tính đến năm 2010 đều không tăng.

So với thị phần vận tải toàn ngành thì vận tải ĐS chiếm một tỷ lệ rất thấp (từ 5-7%).

Nguyên nhân do tính chất xã hội hóa và cạnh tranh quyết liệt của các loại phương tiện mà đặc biệt là đường bộ, do tốc độ phát triển của ĐS chưa cao, năng lực thông qua của các tuyến đường còn bị hạn chế nên khả năng thu hút và vận chuyển khách, hàng bị hạn chế, không tăng được khối lượng và mở rộng được thị phần vận tải.



  1. Về công tác xã hội hóa vận tải ĐS trên mạng ĐS quốc gia

Tuy Luật đường sắt mới ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2006 nhưng đă có tác động nhất định đến chính sách phát triển ĐS đã được khẳng định tại Điều 5 của Luật đường sắt.

Đến nay đã có gần 20 doanh nghiệp ngoài Tổng Công ty ĐSVN đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực vận tải ĐS. Mục tiêu xă hội hóa kinh doanh vận tải đường sắt bước đầu đã được hình thành và phát triển. Tuy nhiên các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này vẫn chủ yếu là liên doanh liên kết (bỏ tiền thuê trọn gói toa xe khách của Tổng Cty để nâng cấp nội thất để kinh doanh vận chuyển hành khách), một vài doanh nghiệp đã bỏ tiền mua toa xe của Trung Quốc để kinh doanh vận tải hàng hóa và được hưởng mức cước ưu đãi trong 12 năm sau đó chuyển giao toàn bộ số toa xe trên cho Tổng Cty ĐSVN sở hữu. Chưa có một doanh nghiệp nào đứng ra kinh doanh độc lập với Tổng Cty ĐSVN vì hệ thống pháp lý vẫn chưa tạo được sự bình đẳng trong kinh doanh. Đây cũng là một hạn chế làm cho khối lượng và thị phần vận tải đường sắt không phát triển được



IV. Công tác an toàn giao thông đường sắt

  1. Tình hình tai nạn giao thông đường sắt trong các năm từ 2006 – 2009 trên đường sắt quốc gia như sau:




Năm

Số vụ

Số người chết

Só người bị thương

Ghi chú

2005

528

255

425




2006

518

198

374

Do khách quan gây chết, bị thương là: 41 vụ

Do chủ quan gây chết, bị thương là : 11 vụ



2007

567

236

457

Do khách quan gây chết, bị thương là: 69 vụ

Do chủ quan gây chết, bị thương là : 13 vụ



2008

571

228

436

Do khách quan gây chết, bị thương là: 59 vụ

Do chủ quan gây chết, bị thương là : 17 vụ



2009 (đến 10/9/2009)

377

146

285

Do khách quan gây chết, bị thương là: 56 vụ

Do chủ quan gây chết, bị thương là : 13 vụ



Qua số liệu cho thấy số vụ tai nạn gây chết và bị thương về người chủ yếu là do khách quan xảy ra tại các đường ngang và trên đường dân sinh (chủ yếu là do người và phương tiên đường bộ va vào tàu). Số vụ cho chủ quan các năm không có chiều hướng giảm mà có nguy cơ gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do vi phạm quy trình, quy phạm chạy tàu.

  1. Tinh hình ném đất đá lên tàu

Năm

Số vụ

Tài sản hư hỏng

Người bị thương

2006

1404

1621 cửa kính toa xe

4 người

2007

1350

1562 cửa kính TX

6 người

2008

1100

1242

7 người

6 tháng đầu năm 2009

346

357

1 người

Số vụ ném đất đá lên tàu xảy ra nhiều nhất trên tuyến ĐS Thống nhất. Đối tượng vi phạm chủ yếu là thanh thiếu niên bỏ học và học sinh.

3. Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt quốc gia theo quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

a. Điều chỉnh kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt quốc gia giai đoạn I năm 2008 theo QĐ số 3844/QĐ-BGTVT ngày 24/12/2008 của Bộ Giao thông vận tải:

- Tổng kinh phí: 102.526.000.000 đồng

- Thực hiện kế hoạch năm 2008: 98.279.362.000 đồng

- Còn lại: 4.246.638.000 đồng





TT

TÊN CÔNG TRÌNH

Khối lượng

Đơn vị

Ngày khởi công

Ngày hoàn thành

A

SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN KHẨN CẤP ĐẢM BẢO AN TOÀN:

261

ĐN







1

Sửa chữa chuyển đổi hình thức phòng vệ đ­ường ngang từ biển báo lên CBTĐ.

31

ĐN

10/10/08

30/12/08

2

Sửa chữa chuyển đổi hình thức phòng vệ đ­ường ngang từ biển báo lên có gác.

35

ĐN

02/11/08

31/12/08

3

Sửa chữa bề mặt giao cắt và thiết bị công trình đường ngang.

163

ĐN

20/11/08

28/12/08

4

Sửa chữa chuyển đổi hình thức phòng vệ đường ngang từ CBTĐ lên có gác.

31

ĐN

10/10/08

31/12/08

5

Sửa chữa đường bộ hành cầu Phú Lương: hàng rào ngăn các đầu cầu phía Hà Nội và đ­ưòng gom tạm nối với hầm chui dân sinh đầu cầu Phú Lương.

01

ĐN

13/12/08

31/12/08

II

SỬA CHỮA LỚN:













1

Chuyển đổi đường dân sinh giao cắt đặc biệt nguy hiểm lên đường ngang chính thức.

10

ĐN

17/11/08

30/12/08

2

Nâng cấp chuyển đổi đường ngang đầu cầu Phú Lương thành Hầm chui dân sinh.

01

Hầm

17/10/08

30/12/08

3

Thống kê rà soát các vị trí phạm HL.ATGTĐS tại các địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đông Nai, TP. Hồ Chí Minh.

01

TB








b. Kế hoạch bổ sung thực hiện lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt quốc gia giai đoạn I và trả nợ khối lượng thực hiện sửa chữa lớn năm 2008; số dư dự toán ngân sách năm 2008 chuyển sang năm 2009 theo quyết định số /2007/QĐ-BGTVT ngày 09/7/2009 của Bộ Giao thông vận tải.
- Nguồn vốn còn lại chuyển sang năm 2009: 4.246.638.000 đồng

- Sửa chữa thư­ờng xuyên KCĐBAT: 4.246.638.000 đồng




TT

TÊN CÔNG TRÌNH

Khối lượng

Đơn vị

Ngày khởi công

Ngày hoàn thành

A

SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN KHẨN CẤP BẢO ĐẢM AN TOÀN:

10

ĐN







1

Sửa chữa bề mặt giao cắt và thiết bị công trình đường ngang.

7

ĐN







2

Sửa chữa chuyển đổi hình thức phòng vệ đường ngang từ CBTĐ lên có gác.

3

ĐN






- Sửa chữa khẩn cấp đảm bảo an toàn, sửa chữa đường ngang;

+ Số lượng = 08 đường ngang;

+ Kinh phí = 2.726.930.000 đồng (Hai tỷ bảy trăm hai sáu triệu chín trăm ba mươi nghìn đồng)

+ Nguồn vốn: Sự nghiệp kinh tế năm 2009.

Dự án đầu tư Lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông trên các tuyến đường sắt theo Quyết định 1856, Giai đoạn 2 (2009-2010) – Tiểu dự án 1, Bộ Giao thông vận tải Quyết định phê duyệt số 2538/QĐ-BGTVT ngày 01/9/2009 như sau:

- Xây dựng mới đường ngang: 42 vị trí;

- Xây dựng hầm chui dân sinh: 09 vị trí;

- Xây dựng hàng rào ngăn cách giữa đường bộ và đường sắt: 93,967km;

- Tổng mức đầu tư (tại thời điểm tháng 8/2009) là: 377.613.000.000 VNĐ (Ba trăm bảy mươi bảy tỷ, sáu trăm mười ba triệu đồng).


c. Kế hoạch cung ứng sản phẩm quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2009 theo quyết định số 459/2007/QĐ-BGTVT ngày 02/3/2009 của Bộ Giao thông vận tải (phần hành lang an toàn giao thông Đường sắt).


TT

TÊN CÔNG TRÌNH

Khối lượng

Đơn vị

Ngày khởi công

Ngày hoàn thành

1

Sửa chữa thường xuyên khẩn cấp đảm bảo an toàn

8

ĐN







2

Sửa chữa thiết bị, tín hiệu, đư­ờng dây điện thoại ĐN

84

ĐN








V. Công tác cải cách hành chính

Cục Đường sắt Việt Nam tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các quy định nội bộ của các phòng về phân công trách nhiệm cá nhân và bổ sung, hoàn thiện các quy định chi tiết về giải quyết thủ tục hành chính theo nhiệm vụ được giao. Thực hiện theo các quy định của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Thường xuyên tiến hành kiểm tra, hướng dẫn các quy định quản lý tài chính, tài sản đối với các đơn vị thuộc Cục. Bổ sung, chỉnh sửa quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công sao cho phù hợp với chế độ chính sách và thực tế.



VI. Trong công tác quốc phòng và an ninh nhân dân

Tổ chức, bố trí, phân công cán bộ, công chức, viên chức học tập, tuyên truyền công tác giáo dục quốc phòng và thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng theo phân cấp đã được Chính phủ quy định.



VII. Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

- Đã triển khai công tác tuyên truyền về Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí tới 100% cán bộ công chức và ký cam kết thực hiện

- Đã xây dựng chương trình hành động của Cục thực hiện luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm và triển khai tới các đơn vị

- Thực hiện việc công khai, minh bạch trong hoạt động của các Cục như : thực hiện việc công bố công khai dự toán thu, chi ngân sách năm hàng năm, thực hiện việc công khai xét nâng lương, công khai các thủ tục hành chính, triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính Cục theo đúng mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và của Bộ GTVT, ….

- Các đơn vị đều xây dựng bản quy định nhiệm vụ của cán bộ trực thuộc.

- Xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý, sử dụng tài sản công của Cơ quan Cục.

- Xây dựng và ban hành quy chế tuyển dụng cán bộ; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức cán bộ, công chức lãnh đạo.

- Xây dựng và ban hành Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương trước thời hạn và điều chỉnh quy chế phù hợp với quy định của pháp luật.

- Xây dựng và ban hành Quyết định quy định quản lý tài chính, tài sản đối với các Ban Thanh tra đuờng sắt.

- 100% các đơn vị đều thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ định mức, tiêu chuẩn chi tiêu theo hướng dẫn của Cục và các quy định của pháp luật.

- Đã xây dựng danh mục vị trí chuyển đổi công tác và đang được triển khai thực hiện tại các phòng, ban thuộc Cục.

- Đã thực hiện trả lương, thu nhập qua tài khoản cho 100% CBCC.

- Hướng dẫn việc thực hiện kê khai, lưu giữ, khai thác bản kê khai tài sản theo yêu cầu của Bộ GTVT. Qua kiểm tra 100% đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Cục đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập hàng năm.



- Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, tiết kiệm thời gian cho các đơn vị, tổ chức, công dân khi giao dịch công tác. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan thực hiện dự án “Xây dựng hệ thống thông tin GTVT trong lĩnh vực đường sắt”.

VIII. Công tác thanh tra

- Đã kiện toàn tổ chức ban đầu (các Ban, Đội, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Thanh tra, tuyển dụng đủ số chỉ tiêu biên chế) của lực lượng Thanh tra, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật để bảo đảm hoạt động bình thường của lực lượng Thanh tra.

- Tổ chức thi tuyển, xét tuyển 100% cán bộ Thanh tra vào ngạch công chức hành chính.

- Tiến hành đào tạo 100% cán bộ trong lực lượng Thanh tra về quản lý hành chính nhà nước, nghiệp vụ Thanh tra cơ bản.

- Chuyển ngạch thanh tra cho 41 cán bộ, đạt tỷ lệ 80%. đang làm các thủ tục để cấp thẻ thanh tra viên, qua đó lực lượng có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ.

- Tổ chức tiến hành các hoạt động Thanh tra, kiểm tra hàng năm cơ bản đã đi vào ổn định, từng bước phát triển, nâng cao hiệu quả, hiệu lực.

- Triển khai thực hiện đầy đủ công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

IX. Công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch

- Phối hợp với các cơ quan chức năng, xây dựng Chiến lược phát triển ngành GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1686/2008/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hoàn thành Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hoàn thành quy hoạch chi tiết đường sắt khu đầu mối Đà Nẵng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, quy hoạch chi tiết giao cắt đường sắt và đường bộ.



X. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản

Cục Đường sắt Việt Nam triển khai thực hiện các tiểu dự án 1, 2, 3 của dự án Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân, đặc biệt là công tác giải phòng mặt bằng và thi công các gói thầu xây lắp. Năm 2009, khởi công dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.



XI. Công tác khoa học công nghệ

1. Kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch KHCN, biên soạn Tiêu chuẩn, quy chuẩn, nhiệm vụ môi trường của các đơn vị đúng với nội dung, tiến độ được phê duyệt. Tổng số 18 đề tài, 21 tiêu chuẩn, quy chuẩn.

2. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu KHCN, biên soạn Tiêu chuẩn, quy chuẩn, nhiệm vụ môi trường đăng ký với Bộ GTVT.

3. Tham mưu cho lãnh đạo Cục kế hoạch về chuyển đổi tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật.

4. Tham gia các Hội đồng KHCN của Bộ GTVT tuyển chọn danh mục đề tài nghiên cứu KHCN.

XII. Công tác hợp tác quốc tế

1. Tham gia đóng góp ý kiến và triển khai các văn bản của Tổ chức hợp tác đường sắt quốc tế – OSZD.

2. Phối hợp tổ chức Hội nghị Nghị định thư Đường sắt biên giới Việt – Trung được tổ chức hàng năm.

3. Phối hợp tham gia Hội nghị Đường sắt xuyên Á (SKRL) hàng năm. Tổ chức Hội nghị Nhóm công tác đặc biệt về Đường sắt xuyên Á lần thức 11 (SKRL - 11).

4. Phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước tổ chức hội thảo chuyên đề về đường sắt.

5. Từ năm 2006 – 9/2009 đã tham mưu tổ chức cho 199 lượt người đi học tập, công tác nước ngoài và hơn 30 đoàn vào.

6. Phối hợp tham mưu nội dung các Bản ghi nhớ, thỏa thuận quốc tế, hợp đồng kinh tế, nghị định thư… với các tổ chức, cơ quan nước ngoài.

PHẦN 2

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015


  1. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Trong các năm từ 2011 đến 2015 cần phải tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về đường sắt, trong đó bao gồm:

1. Tập trung rà soát để sửa đổi, hoàn chỉnh lại toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật ĐS cho phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành và đến cuối năm 2015 sẽ tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện Luật đường sắt xem có nội dung nào trong Luật chưa phù hợp sẽ kiến nghị bổ sung sửa đổi. Trong năm 2010 sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Luật ĐS để tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh.

2. Tập trung hoàn chỉnh một số văn bản sau:

a) Nghị định của Chính phủ quy định điều kiện và thời gian tổ chức, cá nhân hoạt động đường sắt tiến hành điều chỉnh cơ cấu, tổ chức và hoạt động phù hợp với quy định của luật Đường sắt. (Khoản 3 điều 112 Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005). Đây là một điều kiện tiên quyết để cải tổ lại cơ cấu quản lý của ngành ĐS để phát huy mọi nguồn lực để ngành ĐS phát triển.

b) Quyết định của Thủ tướng chính phủ về phí điều hành giao thông vận tải ĐS. Đây là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự bình đẳng tránh độc quyền trong kinh doanh vận tải ĐS và đẩy nhanh tiến trình xã hội hóa kinh doanh vận tải ĐS, tăng thị phần và sản lượng vận tải.

c) Thông tư liên bộ Giao thông vận tải và bộ Tài chính về việc ban hành “Quy định xây dựng mức chi để thực hiện việc lập thẩm định, công bố quy hoạch cắm mốc chỉ giới phạm vi đất quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đường sắt”.

d) Thông tư về việc ban hành “Điều lệ đường ngang sửa đổi”thay cho Điều lệ cũ hiện không phù hợp.

e) Thông tư quy định “Kết nối ĐS chuyên dùng vào ĐS quốc gia”.

g) Thông tư quy định “Định mức kinh tế kỹ thuật trong việc duy tu bảo trì KCHT ĐS ”

h) Thông tư “Quy chế phòng chống lụt bão trong ngành ĐS”



  1. Công tác vận tải đường sắt:

Theo nhận định và đánh giá của Cục Đường sắt Việt Nam thì:

Trong Kế hoạch 5 năm từ 2011 đến 2015 dự kiến tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân sẽ hoàn thành và chính thức đưa vào khai thác thay cho tuyến ĐS cũ. Một số luồng hàng đi và về cảng Cái Lân sẽ tăng do đó dự kiến là luồng hàng, luồng khách mỗi năm sẽ tăng từ 5-7% về tấn, Tấn KM, Hành khách và HK KM.

Thị phần vận tải sẽ đạt từ 7-10 % so với thị phần vận tải toàn ngành.

(Kế hoạch vận tải ĐS cụ thể trong 5 năm từ 2011 – 2015 Tổng Công ty ĐSVN sẽ có báo cáo riêng)

III. Công tác quản lý phương tiện và nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.


  1. Về phương tiện.

Trong kế hoạch 5 năm từ 2011 – 2015 sẽ tập trung vào một số nội dung sau đây:

- Tập trung giải quyết việc nâng cấp cải tạo, sửa chữa đóng mới các toa xe khách đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường (không xả chất thải sinh học của HK trực tiếp xuống ĐS) và tiếp cận cho người khuyết tật theo lộ trình sau:

+ Đến năm 2020 hoàn thành trên tất cả các toa xe khách chạy tuyến ĐS Thống nhất. Trong đó đến năm 2015 phải đảm bảo 50% số toa xe khai thác vận dụng trên tuyến có trang bị vệ sinh tự hoại và ít nhất mỗi đoàn tàu phải có 1 toa xe phục vụ người khuyết tật.

+ Đến năm 2025 hoàn thành việc trang bị vệ sinh tự hoại cho tất cả các toa xe và mỗi một đoàn tàu trên các tuyến phải có ít nhất 1 toa xe phục vụ người khuyết tật.

- Tập trung hoàn thiện việc trang bị các thiết bị an toàn cho tất cả các loại đầu máy kéo tàu khách, tàu hàng (Thiết bị liên lạc lái tàu, trưởng tàu, thiết bị ghi tốc độ, thiết bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong lúc lái tàu …) theo đúng quy định của Luật ĐS.

- Nghiên cứu đóng mới toa xe khách khổ đường 1435 đủ điều kiện tham gia Liên vận ĐS quốc tế với Trung Quốc để đảm bảo sự bình đẳng trong liên vận.



2. Về nhân viên ĐS trực tiếp phục vụ chạy tàu

- Đổi mới chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng nhân viên ĐS trực tiếp phục vụ chạy tàu mà đặc biệt là Lái tàu.

- Xây dựng các chương trình đào tạo để tổ chức đào tạo ngay tại trong nước để cung cấp nguồn nhân lực cho việc quản lý và khai thác các tuyến ĐS đô thị sau khi xây dựng xong.

- Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến trình xã hội hóa công tác đào tạo nhân viên ĐS mà trước mắt là nhân viên ĐS trực tiếp phục vụ chạy tàu



IV. Công tác an toàn giao thông

Do tình hình tai nạn giao thông ĐS chủ yếu là xảy ra trên các đường ngang, đường dân sinh. Do vậy cần phải tập trung giải quyết các nội dung sau:

- Nghiên cứu, đánh giá lại hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục để đề xuất các giải pháp hiệu quả (thực hiện thường xuyên hàng năm)

- Rà soát lại toàn bộ hệ thống đường ngang, đường dân sinh, công trình hộ lan để xây dựng cải tạo lại các đường ngang hiện có, làm đường gom, đường ngang và công trình hộ lan dọc ĐS chạy song song với đường bộ theo đúng tiến độ đề ra theo kế hoạch 1856 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phấn đầu giảm số vụ tai nạn số người chết, bị thương mỗi năm xuống từ 10-15%.

- Đảm bảo không để xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do chủ quan của ngành ĐS gây ra.

- Phấn đấu đến năm 2015 mỗi năm giảm 20-30% số vụ ném đất đá lên tàu tiến tới năm 2015 không xảy ra bất cứ vụ nào

V. Công tác cải cách hành chính


  1. Mục tiêu cải cách hành chính

Tiếp tục xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại, xây dựng đội ngũ công chức đủ phẩm chất, năng lực hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của ngành giao thông vận tải, phục vụ tốt xã hội và nhân dân.


2. Lĩnh vực cải cách hành chính

2.1 Xây dựng, hoàn chỉnh và triển khai thực hiện thể chế

- Phối hợp với các cơ quan chức năng, tham mưu của Bộ để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt được Bộ GTVT giao cho Cục.

- Tiếp tục triển khai biên soạn, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn về đường sắt:

+ Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn nghiệm thu kiến trúc tầng trên đường sắt;

+ Sửa đổi, bổ sung quy trình thi công và tiêu chuẩn nghiệm thu nền đường sắt;

+ Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình thông tin tín hiệu đường sắt – phần hiệu chỉnh, bổ sung;

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dọc tuyến đường sắt;

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật về độ rung và chấn động dọc tuyến đường sắt;

+ Sửa đổi bổ sung quy trình bảo dưỡng cầu, hầm đường sắt;

+ Định mức tiêu hao vật tư cho duy tu tổng hợp cho 1 chu kỳ duy tu CSHT (đối với hệ TTTH);

+ Soát xét, chuyển đổi Tiêu chuẩn ngành “Quy phạm kỹ thuật khai thác đường sắt” thành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật khai thác đường sắt”;

+ Soát xét, chuyển đổi Tiêu chuẩn ngành “Quy trình tín hiệu đường sắt” thành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt”;

+ Soát xét, chuyển đổi Tiêu chuẩn ngành “Quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt” thành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn đường sắt”;

+ Quy chuẩn kỹ thuật đường sắt;

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt đô thị;

+ Quy trình khảo sát đường sắt;

+ Quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế toa xe khổ 1000mm (toa xe hàng, toa xe khách);

+ Tiêu chuẩn nghiệm thu kiến trúc tầng trên (Phần đại tu và xây dựng mới đường sắt);

+ Soát xét, chuyển đổi Tiêu chuẩn ngành “Cấp kỹ thuật đường sắt 22TCN 362-07” thành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấp kỹ thuật đường sắt”;

+ Soát xét, chuyển đổi Tiêu chuẩn ngành “Quy trình thí nghiệm xác định cường độ chịu uốn của tà vẹt bê tông 22TCN 351-06 thành “Quy trình thử nghiệm tà vẹt bê tông dự ứng lực”;


- Tiếp tục triển khai thực hiện các giai đoạn tiếp theo công tác cải cách hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ.

2.2 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên mọi lĩnh vực quản lý nhà nước:

- Tiếp tục thực hiện rà soát, sửa đổi các văn bản quy định về thủ tục hành chính cho phù hợp với điều kiện thực tế;

- Đối với công tác quản lý dự án thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định.

2.3 Hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy hành chính:

- Xây dựng chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2008 của Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường sắt Việt Nam;

- Chỉ đạo, kiện toàn tổ chức của Cục, bộ máy tổ chức của Ban Quản lý dự án Đường sắt để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới;

- Thực hiện việc điều động, bổ nhiệm cán bộ; định kỳ thay đổi vị trí công tác đối với các chức danh theo quy định của Bộ.



2.4 Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, cải cách chế độ công vụ, công chức

- Đảm bảo 100% cán bộ công chức Cục được đào tạo qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước.

- Cử cán bộ đi đào tạo Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp.

- Hoàn thiện việc chuyển ngạch cho cán bộ thuộc lực lượng Thanh tra Cục.

- Thường xuyên tổ chức và gửi các cán bộ của Cục tham gia học tập nghiệp vụ chuyên môn, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Thanh tra, công tác đấu thầu và công tác quản lý dự án, sử dụng các phần mềm tin học mới… nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ của Cục.

- Trong từng đơn vị thuộc Cục có phân công nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm đến từng cá nhân và quy định rõ thời hạn hoàn thành nhiệm vụ.

- Tiến hành công tác quy hoạch cán bộ trong Cục giai đoạn 2011-2016.

2.5 Cải cách tài chính công

- Công bố công khai dự toán thu, chi ngân sách hàng năm.

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, hướng dẫn các quy định quản lý tài chính, tài sản đối với các đơn vị thuộc Cục.

- Tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công của cơ quan Cục đường sắt VN cho phù hợp với các chế độ chính sách và thực tế.



2.6 Hiện đại hoá nền hành chính

- Tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong hoạt động của Cục.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Dự án “Xây dựng hệ thông tin GTVT lĩnh vực đường sắt” (thuộc hệ thống thông tin giao thông vận tải theo Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ).

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Cục, nâng cấp đưa các phần mềm phục vụ công tác chuyên môn; thường xuyên giao dịch qua hệ thống thư điện tử đối với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.



VI. Công tác quốc phòng và an ninh nhân dân

Trên cơ sở chức nămg nhiệm vụ và quyền hạn được giao, Cục Đường sắt Việt Nam lập phương hướng và những giải pháp xây dựng kế hoạch an ninh nhân đân trong thời kỳ mới 2011 - 2015.

- Chỉ đạo tập trung công tác bảo vệ an ninh, quốc phòng, công tác huấn luyện chuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, công tác chính trị, phối kết hợp với các lực lượng bộ đội, dân quân và các đơn vị địa phương đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức kiến thức quốc phòng phục vụ cho công tác phát triển các dự án đang đầu tư thi công như: Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông thuộc Thành phố Hà Nội và các dự án khác đang mời gọi đầu tư vào các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Đường sắt Sài Gòn - Cần Thơ, ngoài ra còn nhiều dự án Đường sắt Xuyên á, Đường sắt thống nhất Bắc - Nam vv...

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự điều hành của chính quyền, người đứng đầu cơ qua, tổ chức các cấp trong lẵnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác quốc phòng và xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.

- Tổ chức, bố trí, phân công cán bộ, công chức, viên chứe chủ chốt các Phòng, Ban, Thanh Tra Cục hoc tập, tuyên truyền công tác giáo dục quốc phòng và thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng theo phân cấp đã được Chính phủ quy định.

- Hàng năm tổ chức phân loại độ tuổi cán bộ, công chức, viên chứe để thành lâp đơn vị tự vệ của cơ quan Cục đủ khả năng tác chiến và sãng sàng chiến đâú ứng phó trong mọi tình huống.

- Trong những năm tới lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam chỉ đạo cơ quan tham mưu của Cục tăng cường phối kết hợp với cơ quan quân sự các cấp, với các cơ quan chức năng, ban, ngành, đoàn thể cùng cấp triển khai, tiếp tục thực hiện Nghị định 119/2004/NĐ-CP ngày 15/5/2004 của Chính phủ, góp ý kiến xây dựng Pháp lệnh về dân quân tự vệ và các Chỉ thị nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị đối với công tác quốc phòng, an ninh nhân dân của cơ quan đơn vị thuộc Cục Đường sắt Việt Nam quản lý.

VII. Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

- Thường xuyên rà soát bổ sung sửa đổi các quy định đã ban hành về công tác cán bộ, quản lý tài chính và các quy chế nội bộ khác của Cục phù hợp với quy định của pháp luật và với thực tế.

- Hoàn thiện các quy định về sử dụng thời gian lao động, xử lý công việc khoa học, hợp lý.

- Tiếp tục công khai minh bạch trong hoạt động của Cục.

- Tiếp tục thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và quy chế của Cục.

- Tăng cường đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, áp dụng khoa học công nghệ phù hợp với từng lĩnh vực.

- Thường xuyên tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy chế, nội quy, các quy định về thời giờ làm việc, về sử dụng thời gian lao động, về kỷ luật lao động, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp lệnh công chức và luật lao động.

VIII. Công tác thanh tra

- Tập trung vào công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ hiện có. Phấn đấu 100% cán bộ trong lực lượng thanh tra được chuyển ngạch thanh tra để bảo đảm cơ sở pháp lý cho cán bộ thực thi nhiệm vụ

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác Thanh tra, kiểm tra. Thực hiện nghiêm túc, chính xác công tác xử phạt vi phạm hành chính.

- Tiếp tục hoàn thiện về tổ chức bộ máy (thành lập thêm các Đội Thanh tra), tăng cường biên chế, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị nghiệp vụ, đề nghị cấp có thẩm quyền trang bị trụ sở làm việc độc lập cho lực lượng Thanh tra để lực lượng Thanh tra chủ động thực hiện nhiệm vụ.

- Hoàn thiện các văn bản nội bộ, bố trí cán bộ, cơ sở vật chất để thực hiện thống nhất, chính xác công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

IX. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch

- Triển khai thực hiện các dự án được phê duyệt trong Quyết định số 1436/2009/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Xây dựng quy hoạch chi tiết đường sắt các khu đầu mối còn lại: Hải Phòng, Diêu Trì…

- Xây dựng quy hoạch chi tiết các ga đường sắt trên mạng đường sắt Việt Nam.



X. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản

- Hoàn thành xây dựng dự án Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân.

- Hoàn thành xây dựng dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.

- Triển khai xây dựng các dự án: đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 5 (Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hoà Lạc), thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ.

- Triển khai thực hiện các dự án được phê duyệt trong QĐ số 1436/2009/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

(nhu cầu vốn được thể hiện trong phụ lục kèm theo văn bản này)

XI. Công tác khoa học công nghệ

Nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN sẽ hướng vào giải quyết có hiệu quả các mục tiêu hiện đại hóa và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành đường sắt, đồng thời đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng thành tựu KH&CN vào hoạt động sản xuất và công tác quản lý.



1. Về công tác nghiên cứu KHCN, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn

- Xây dựng văn bản quản lý công tác nghiên cứu KHCN.

- Hoàn thiện Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, các định mức kinh tế, kỹ thuật ngành đường sắt từ khâu khảo sát, thiết kế đến khai thác, bảo dưỡng.

- Nghiên cứu công nghệ đường sắt cao tốc.

- Nghiên cứu đường sắt điện khí hoá.

- Nghiên cứu xây dựng, điều hành mạng đường sắt đô thị.

- Nghiên cứu sử dụng vật liệu mới trong công tác xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng công trình đường sắt; trong công tác chế tạo và sửa chữa đầu máy- toa xe.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực: thông tin tín hiệu; điều hành chạy tầu; thiết kế, chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng công trình đường sắt; nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lập quy hoạch, xây dựng bản đồ số mạng đường sắt quốc gia.

2. Về công tác bảo vệ môi trường

- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chuyên ngành Giao thông vận tải lĩnh vực đường sắt. Bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường ngành đường sắt, như: chính sách khuyến khích các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thu gom, vận chuyển, xử lý, tát chế, tái sử dụng chất thải và phục hồi môi trường; quy định bắt buộc các cơ sở tự quan trắc và định kỳ báo cáo kết quả quan trắc môi trường với cơ quan có thẩm quyền.

- Giám sát thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.

- Tổ chức điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trong ngành đường sắt.

- Xây dựng báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành giai đoạn 2011-2015.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trong GTVT đường sắt.

- Tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nghiên cứu thử nghiệm, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ bảo vệ môi trường, công nghệ sạch.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.

XII. Công tác hợp tác quốc tế


  • Đẩy mạnh quá trình hội nhập với đường sắt khu vực và quốc tế để phát huy hết lợi thế về địa lý, dân số của Việt Nam.

  • Xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đường sắt.

  • Tổ chức các hội thảo chuyên đề về công nghệ và quản lý đường sắt.

  • Chủ trì tham mưu các công việc liên quan đến Tổ chức hợp tác đường sắt OSZD.

  • Hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải đường sắt tham gia liên vận quốc tế thực hiện các Hiệp định, Hiệp ước quốc tế về đường sắt.

  • Tham mưu, tổ chức các đoàn ra, đoàn vào làm việc với Cục ĐSVN.

  • Tham gia các Đoàn đàm phán, Hội nghị về xây dựng tuyến đường sắt Singapore – Côn Minh, Nghị định thư Đường sắt biên giới, Hội nghị của OSZD và các Hội nghị quốc tế khác về lĩnh vực đường sắt.

Trên đây là báo cáo của Cục Đường sắt Việt Nam, kính đề nghị quý Vụ tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ.

Xin trân trọng cảm ơn./.





N¬i nhËn:

  • Như trên;

  • Cục trưởng (để b/c);

  • Lưu VP, KHĐT.

KT. Côc tr­ëng


Phã côc tr­ëng
Trần Phi Thường






Каталог: Media -> AuflaNews -> Attachment
Attachment -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Attachment -> Trung tâm thông tin công nghiệp và thưƠng mạI
Attachment -> Các Tổng cục, Cục, Vụ, Ban Đổi mới và qldnnn, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ
Attachment -> Bản dự thảo để các đơn vị góp ý trước ngày 20/9/2011 B…BỘ NÔng nghiệP
Attachment -> THỦ TƯỚng chính phủ ­­­­­­­­­ Số: /QĐ-ttg DỰ thảO
Attachment -> HIỆP ĐỊnh về quy tắc thanh toán trong liên vận hành khách và HÀng hóA ĐƯỜng sắt quốc tế do Ủy ban osjd tái bản
Attachment -> HỒ SƠ thị trưỜng vưƠng quốc hà lan mục lụC
Attachment -> TỔng cục lâm nghiệp số: 287 /QĐ – tcln-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachment -> Bé n ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n ng th n

tải về 220.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương