Các Loài Chim



tải về 25 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.09.2016
Kích25 Kb.
#31807
Các Loài Chim:

Cho đến nay chưa có các công trình nghiên cứu đầy đủ về khu hệ và tài nguyên Chim ở Bắc Giang, nhưng trong các tài liệu nghiên cứu khu hệ chim miền Bắc Việt Nam cũng đã có nhiều loài chim tìm thấy ở Bắc Giang. Bắc Giang có trên 150 loài chim thuộc 30 họ, 15 bộ có vùng Đông Bắc nước ta. Có nhiều loài rừng sống trong rừng núi, có nhiều loài sống trên đồng ruộng, làng xóm. Các loài kiếm ăn trên đồng ruộng ngập nước, ven các sông ngòi, ao hồ, người ta gọi chúng là chim nước. Nhóm chim nước khá nhiều loài sống ở ven sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, ven các ao hồ, trên các cánh đồng ngập nước ở Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hoà...

Các loài khá phổ biến có thể kể đến là :

Cò trắng, cò bợ, kiếm ăn trên các đồng nước; cò hương, cò lửa, cuốc kiếm ăn vào mùa nước lớn. Khi lúa mùa làm đòng kín ruộng vùng Yên Dũng còn có cả gà nước, chim sít, gà đồng kiếm ăn và đôi khi làm tổ bằng nhiều cây lúa cuộn lại, ở những khu vực cao ít nước còn có chim rẽ giun, choắt... kiếm ăn trên mặt nước còn có bòng chanh xanh, bòng chanh đỏ có mỏ dài, thân ngắn, thân hình nhỏ nhắn gần tròn như quả ổi với bộ lông đỏ, đen và xanh biếc rất đẹp. Bòng chanh thường làm tổ trong hàng nơi vách đất cao dựng đứng vào mùa thu đông . Ở những vùng nước gần rừng hay ở nơi nhiều cây cối còn có chim sả đầu nâu, sả đầu đen...

Trên mặt sông, hồ và những khu vực ngập nước, bãi bồi ven sông vào mùa thu đông còn gặp các loài chim như: vịt trời, le le, mòng két... di cư từ phương Bắc tới tạm thời trú đông một vài ba tháng.

Trước đây, mật độ dân cư thấp, đồng ruộng thẳng cánh cò bay, làng xóm xanh tươi bởi những rặng tre làng và cây cối dãy trong, dãy ngoài, là nơi chú ngụ của nhiều loài chim nước. Nhiều nơi ở Yên Dũng, Hiệp Hoà có thê gọi là vườn cò. Ngày nay dân cư đông đúc, làng xóm phát triển, những rặng tre làng nhường chỗ cho nhà máy và những cây trồng khác có hiệu quả kinh tế, đồng ruộng được chia nhỏ, lúa, mầu làm hai ba vụ, phân hoá học và thuốc trừ sâu trên đồng ruộng gia tăng. Tất cả những điều đó đã làm mất đi nơi trú ngụ và sinh sống của các loài chim nước, làm cho số lượng của chúng còn rất ít.

Trên 100 loài chim sống trên cây không ăn tôm cá dưới nước, người ta còn gọi là chim rừng: Tuy gọi là chim rừng nhưng có nhiều loài và phân bố rất rộng. Trong làng xóm có các loài như: chim sẻ, chim sâu, chim vành khuyên, rẻ quạt, chào mào, cu gáy. Trước đây các loài quạ khoang, quạ đen, sáo, chèo bẻo, cú mèo, cú lợn, rẻ cùi... cũng là những loài phổ biến ở Bắc Giang. Trong khu vực trồng mầu: Lạc, đỗ, khoai sọ, dưa ở Hiệp Hoà, Việt Yên và những nơi khác, vào đầu mùa mưa tháng 5- 6 thu hoạch hoa mầu, người ta thấy hàng đàn chim sáo: sáo đá ( hay gọi là sáo đậu ), sáo nâu, sáo đen, quạ, chèo bẻo về ăn dế, châu chấu, cào cào và nhiều loại côn trùng khác. Ngày nay, trên những cánh đồng ở vùng này chim sáo vẫn còn nhưng ít, các loài quạ, chèo bẻo, rẻ cùi hầu như không còn.

Cú mèo, cú lợn là 2 loại chim có lợi, vào ban đêm, chúng thường bắt chuột. Một con cú mèo ban đêm bắt được 2-4 con chuột. Mỗi khi cú kêu người ta thường cho rằng nó mang theo điềm gở cho dân làng, nhưng thực ra không phải, cú kêu là để báo hiệu khu vực kiếm ăn của nó và cũng là để cho con đực - con cái tìm nhau trong mùa sinh sản.

Vùng gò- đồi - sa van cỏ cây bụi ở Yên Thế, Lục Nam ( ven thành nhà Mạc ), Lạng Giang được đặc trưng bởi các loài chim: đa dạng là thường hay hót “ téc...tè...tè” vào buổi sáng và chiều tà, người ta thường gọi là con “bắt tép kho cà”. Chúng kiếm ăn trong bụi cỏ cây, khi có người đến gần, chúng lủi rất nhanh hoặc vụt bay qua chỗ khác. Đa đa dê bị bẫy trên đường chui lủi kiếm ăn. Ngoài ra, còn nhiều loài chim nhỏ khác như: sẻ bụi, chim chích, chào mào, bông lau...

Chim ở vùng núi rừng đa dạng và phong phú nhất, có những loài chỉ sống ở rừng như các loài họ đầu rìu ( Uppidae), họ gõ kiến ( Picidae), họ trẩu ( Meropridae ), họ phường chèo (Campephagidae), các loài khướu, các loài chim lam. Nhiều loài có màu sắc rất đẹp như : chim đầu rìu, chim gõ kiến, chim lam, vàng anh, phường chèo...Nhiều loài có giọng hót hay như các loài khướu, chào mào, chích choè lửa...

Các loài chim ăn thịt như : diều hâu, diều hoa, cắt... sống trên các ngọn cây, đỉnh núi cao chuyên săn bắt thú nhỏ, chim và chim thú non trong tổ, đôi khi chúng xuất hiện ở làng xóm săn bắt gà vịt nhỏ. Vùng Sơn Động và nơi giáp giới dãy núi Yên Tử còn có loài Phượng Hoàng Đất ( Buseros bicornis ) được ghi trong sách đỏ Việt Nam ( 1992). Chúng ăn quả cây, sống định cư và làm tổ trên cây cao của rừng rậm, sinh sản vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, tổ làm trong hốc cây to, đẻ 3-4 trứng. Khi chim cái ấp trứng, chim đực bịt miệng tổ lại bằng những chất liệu đặc biệt, chim đực chuyên đi kiếm thức ăn về mớm cho chim cái và chim non cho đến khi chim non rời tổ. Nếu trứng không nở, chim cái cũng bị bỏ rơi và chết trong tổ.

Một trong những nhóm chim quý là chim trĩ ( Phasianidae), thuộc bộ gà (Galliformes), ở Bắc Giang đáng chú ý có 5 loài. Công ( Pavo muticus) có bộ lông rất đẹp, là chim tiến công vua chúa thời phong kiến. Công đực trưởng thành đầu và mặt có màu lục óng ánh, đỉnh đầu có túm lông nhỏ tạo thành mào lông màu vàng, xanh, nâu rất đẹp. Lông ở lưng có màu lục ánh đỏ. Công đực có bộ lông đuôi rất dài với những vòng tròn nhỏ nhiều màu xanh, đỏ, vàng, nâu rực rỡ như sao. Ở những nơi quang đãng, khi công đực gặp công cái đuôi công đực xoè ra như cái quạt với đủ màu sặc sỡ chạy quanh công cái, ấy là lúc công múa khoe mẽ, ít người thấy được công múa ngoài thiên nhiên. Thịt công rất ngon- nem công chả phượng là món ăn ít người được thưởng thức.

Khoảng trước những năm 70 thế kỷ XX nhiều thông tin cho rằng công có ở Lục Nam. Năm 1991-1992 cuộc khảo sát tài nguyên động vật vùng Chí Linh ( Hải Dương ) xác định lại thông tin này: công có ở Lục Nam, nơi rừng giáp ranh với Chí Linh, Đông Triều.

Hiện nay ở Bắc Giang có công hay không và ở nơi nào có nữa còn là vấn đề và nếu chúng còn tồn tại thì đây là nguồn gen quý hiếm có giá trị khoa học và thẩm mỹ cần được bảo vệ.

Gà lôi trắng còn có ở Lục Nam, gà tiền mặt vàng còn có ở Sơn Động đều là những loài quý hiếm. Các loài như gà rừng, đa đa trước đây khá phổ biến nay cũng đã trở nên hiếm.

Một vài loài chim có giá trị dược liệu Bắc Giang là bìm bịp, thuộc họ chim cu cu ( Cuculidae), có hai loài: bìm bịp lớn ( Centropus sinensis) và bìm bịp nhỏ ( Centropus bengalensis).

Bìm bịp lớn có cả ở rừng núi, gò đồi và đồng ruộng ven sông hồ, trong các lùm cây lau sậy, làm tổ trong các bụi cây rậm rạp ven rừng hay trong các bụi tre, tổ cách mặt đất 1-2m. Mỗi lứa bìm bịp đẻ từ 3-4 trứng, trong tổ có hình túi miệng nghiêng về phía thông thoáng. Bìm bịp ăn cóc nhái, rắn nhỏ, cua đồng, cào cào , châu chấu và nhiều loại côn trùng sâu bọ, đôi khi ăn cả hạt cây. Bìm bịp nhỏ gặp cả ở rừng núi và trung du gò đồi. Theo kinh nghiệm của nhân dân bẫy bắt được bìm bịp sống làm thịt, bỏ lông, bỏ nội tạng đem ngâm rượu. Thường 2 con ngâm trong một lít rượu, có thể phối hợp với tắc kè, sau 3 tháng đem ra uống, có tác dụng chữa đau lưng, và bệnh suy nhược người cao tuổi.

Nhìn chung khu hệ chim của Bắc Giang rất phong phú, một nguồn tài nguyên có giá trị về nhiều mặt. Trước hết phải kể đến giá trị trong đấu tranh sinh học: Phần lớn là các loài chim ăn côn trùng, sâu bọ góp phần tiêu diệt côn trùng sâu bọ hại cây rừng, cây ăn quả và các cây trồng nông nghiệp. Chỉ cần 2 con chim có thể dọn hết sâu bọ cho vườn rau, đậu đỗ rộng hàng trăm mét vuông mà không cần thuốc hoá học. Chỉ cần 1-2 con sáo, trong một ngày có thể bắt hết rận, rệp trên một con trâu bò. Một con cú mèo hoặc cú lợn mỗi đêm tiêu diệt vài ba con chuột. Nhiều loài chim ăn quả cây giúp cho việc phát tán cây rừng đi khắp nơi. Nhưng đôi khi chim cũng gây hại cho mùa màng và các cây trồng như chim cu gáy, chim sẻ... bới đất ăn cả những hạt đỗ lạc mới trồng đang nảy mầm. Chào mào ăn cả quả cây chưa đến kỳ thu hoạch, bói cá, bòng chanh ăn cả cá con trong các ao đầm thả cá.

Chim cũng là nguồn lợi đáng kể góp phần cải thiện đời sống và tăng thu nhập của người dân. Các loài chim được khai thác nhiều nhất là gà rừng, đa đa, cu gáy, cu xanh, gầm rì, cu ngói. Trước đây vào tháng 9-10, vụ lúa ba trăng chín, từng đàn chim ngói về kiếm ăn. Người ta gặt trước một đám lúa khoảng 10-15m2 đặt bẫy bằng lưới, dùng 2-3 con chim mồi dụ cho cả đàn chim ngói sà xuống, có những mẻ lưới úp được vài ba chục con. Số lượng chim ngói ít dần, nhiều người đã bỏ nghề bẫy chim ngói.

Kinh tế phát triển, đời sống khá lên, nhiều người thích nuôi chim cảnh nên nhiều người lại vào rừng núi bẫy chim có màu sắc đẹp, có giọng hót hay để nuôi, bán làm cảnh.



Trong nhiều năm nay, người ta bẫy, bắt chim để ăn thịt, để làm hàng hoá buôn bán trên thị trường sinh thái bị biến đổi nhiều ( rừng bị tàn phá, diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho cây trồng hoặc trở thành đất trồng đồi núi trọc, đồng ruộng bị ô nhiễm do thuốc trừ sâu và phân hoá học...) đã làm mất đi nơi sinh sống và nguồn thức ăn của nhiều loài chim.

Nguồn lợi chim của Bắc Giang đã suy giảm nhiều và ngày càng cạn kiệt ở nhiều vùng, có lẽ khu vực Khe Rỗ ( Sơn Động ) là nơi chim, thú còn phong phú nhất. Cần sớm có quy hoạch xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên và có biện pháp bảo vệ thích hợp.
Каталог: sites -> default -> files -> files
files -> Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 ngày 16 tháng 6 năm 2014
files -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang
files -> I- suy niệm tin mừng chúa nhật lễ hiển linh : Ánh sáng dẫN ĐẾn sự SỐng lời Chúa
files -> CHÚa nhậT 6 thưỜng niên a 2014 Dân Do Thái” có Một bộ Luật
files -> I- suy niệm tin mừng chúa nhật chúa thánh thần hiện xuống : LỬa thánh thầN, LỬa tình yêu lời Chúa
files -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 17 thưỜng niên năm a : NƯỚc trờI, viên ngọc quý Lời Chúa
files -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 2 MÙa vọng năm a : Lời Chúa
files -> GIÁo xứ TÂn trang nhà thờ thánh giuse
files -> CHÚa nhậT 2 mc b kính thưa quý ông bà và anh chị em
files -> I- suy niệm tin mừng chúa nhậT 24 thưỜng niên năm a : 14/9 – LỄ suy tôn thánh giá TÌnh yêu chúa qua thánh giá

tải về 25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương