Các khái niệm về hệ quản trị csdl



tải về 1.1 Mb.
trang4/15
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.1 Mb.
#20914
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Các toán tử quan hệ


Mô hình quan hệ được dựa trên cơ sở đại số quan hệ. Đại số quan hệ bao gồm tập hợp các phép toán hoạt động trên các quan hệ. Mỗi toán tử giữ một hoặc hai quan hệ như đầu vào của nó và kết quả quan hệ mới là đầu ra. Xem bảng Branch Reserve Details.



Bảng 2.19: Branch Reserve Details

  • Phép chọn (SELECT)

Phép SELECT được sử dụng trích dữ liệu thỏa mãn điều kiện đã cho. Ký tự chữ thường la mã xích ma (ð) được sử dụng để biểu thị cho phép chọn. Phép chọn, trên bảng Branch Reserve Details, để hiển thị chi tiết những chi nhánh ở London sẽ hiển thị kết quả ở bảng 2.20.



Bảng 2.20: Chi tiết các chi nhánh ở London

Chọn trên bảng Branch Reserve Details để hiển thị những chi nhánh với dự phòng lớn hơn 20 triệu euro sẽ được hiển thị trong bảng 2.21.





Bảng 2.21: Chi tiết các chi nhánh với tiền vốn lớn hơn 20 tỉ euro

  • Phép chiếu (PROJECT)

Phép chiếu được sử dụng để chiếu chi tiết bảng quan hệ. Phép PROJECT chỉ hiển thị chi tiết được yêu cầu dựa trên các cột đã chọn. Phép PROJECT được biểu thị ký tự Hy-lap pi “π”. Giả sử chỉ có trường branch_id và số lượng reserve cần hiển thị. Thực hiện phép chiếu trên bảng Branch Reserve Details, sẽ được kết quả trong hình 2.22.



Bảng 2.22: Bảng tổng hợp branch_id và số lượng reserve

  • Phép nhân (PRODUCT)

Phép PRODUCT, được biểu thị bởi ký tự “x” giúp cho việc kết hợp thông tin từ hai bảng quan hệ. Xem xét bảng 2.23.



Bảng 2.23: Branch Loan Details

Phép nhân trên hai bảng Branch Reserve Details và Branch Loan Details sẽ cho ra kết quả trong bảng 2.24.





Bảng 2.24: Tích của Branch Reserve Details và Branch Loan Details

Phép nhân kết hợp mỗi bản ghi của bảng đầu tiên với tất cả các bản ghi trong bảng thứ hai, hay nói cách khác, nó tạo ra tất cả các kết hợp có thể có giữa các bản ghi của hai bảng.



  • Phép kết hợp (UNION)

Giả định một một ngân hàng có dữ liệu được mô tả ở trên (bảng 2.19 và bảng 2.23) muốn biết chi nhánh nào có tiền dự trữ (reserves) dưới 20 tỉ euro hoặc cho vay. Bảng kết quả bao gồm các chi nhánh có tiền dự trữ dưới 20 tỉ euro hoặc cho vay hoặc cả hai.

Điều này tương tự như sự kết hợp của hai tập dữ liệu; thứ nhất, tập của các chi nhánh với tiền vốn ít hơn 20 tỉ euro và thứ hai, chinh nhánh có tiền cho vay. Chi nhánh với cả hai trường hợp, tiền vốn dưới 20 tỉ euro và có tiền cho vay sẽ được hiển thị một lần mà thôi. Phép UNION làm như sau, nó tập hợp dữ liệu từ các bảng khác nhau và tạo ra một phiên bản hợp nhất hoàn chỉnh. Phép hết hợp được mô tả bởi ký hiệu “U”. Kết hợp của bảng Branch Reserve Details và Branch Loan Details được sinh ra trong bảng 2.25.





Bảng 2.25: Mô tả hợp nhất của các chi nhánh với tiền vốn và tiền vay ít

  • Phép giao (INTERSECT)

Giả sử chúng ta có văn phòng như trên sau khi xem xét về dữ liệu đã truy vấn ở trên chúng ta muốn biết chi nhánh nào có cả tiền vốn và tiền vay thấp. Câu trả lời sẽ là phép giao. Phép INTERSECT tạo ra dữ liệu thoả mãn tất cả các bảng. Phép INTERSECT dựa trên phép giao trong lý thuyết tập hợp và được ký hiệu bởi “” . Kết quả của phép giao là giao giữa hai bảng Branch Reserve Details và Branch Loan Details sẽ là một sanh sách các chi nhánh mà bao gồm cả hai điều kiện tiền vốn dưới 20 tỉ euro và tiền vay trong tài khoản của họ. Bảng tổng hợp sinh ra ở bảng 2.26.



Bảng 2.26: Những chi nhánh có tiền vốn và tiền vay thấp

  • Phép hiệu (DIFFERENCE)

Xét văn phòng như trên nếu muốn biết danh sách những chi nhánh có tiền vốn thấp nhưng không có tiền vay thì phải sử dụng phép hiệu. Phép hiệu được ký hiệu là dấu “-”. Kết quả của phép hiệu gồm tất cả các bản ghi có trong bảng thứ nhất mà không có trong bảng thứ hai. Như vậy chi nhánh sẽ phải có tiền vốn thấp và không có tiền vay được hiển thị. Bảng 2.27 chỉ ra kết quả.



Bảng 2.27: Những chi nhánh có tiền vốn thấp nhưng không có tiền vay

  • Phép nối (JOIN)

Phép nối là trường hợp mở rộng của phép nhân. Nó cho phép lựa chọn phép chọn trên kết quả của phép nhân. Ví dụ, nếu như giá trị tiền vốn và số tiền cho vay của các chi nhánh có giá trị tiền vốn và tiền cho vay thấp được yêu cầu thì phép tích của bảng chi nhánh có tiền vốn và chi nhánh có tiền cho vay được yêu cầu thực hiện. Một khi tích của bảng 2.19 và bảng 2.23 sẽ được tạo ra, chỉ có các chi nhánh có tiền vốn dưới 20 tỉ euro và tiền vay được chọn. Bảng 2.28 là kết quả được sinh ra từ phép nối (join).



Bảng 2.28: Danh sách chi tiết những chi nhánh có tiền vốn và tiền vay thấp.

  • Phép chia (DIVIDE)

Giả định văn phòng ở trên muốn xem tên chi nhánh và tiền vốn của tất cả các chi nhánh mà đã cho vay tiền. Tiến trình này có thể tạo ra một cách hết sức dễ dàng bằng cách sử dụng phép DIVIDE. Tất cả official cần được thực hiện chia bảng Branch Reserve Details (bảng 2.19) bởi danh sách các chi nhánh, đó là, cột branch_id của bảng Branch Loan Details (bảng 2.23). Bảng 2.29 sinh ra kết quả.



Bảng 2.29: Bảng kết quả của phép chia

Lưu ý rằng các thuộc tính của bảng chia (divisor table) luôn luôn phải là tập hợp con của bảng bị chia (dividend table). Bảng kết quả luôn luôn bỏ trống các thuộc tính của bảng chia, và các bản ghi không khớp với các bản ghi trong bảng chia.



TÓM TẮT BÀI HỌC

  • Mô hình hoá dữ liệu là tiến trình áp dụng mô hình dữ liệu thích hợp cho dữ liệu thô.

  • Mô hình E-R xem toàn bộ thế giới thực như một tập hợp các đối tượng cơ bản và các mối quan hệ giữa chúng.

  • Thực thể, thuộc tính, tập thực thể, mối quan hệ và tập hợp mối quan hệ là năm thành phần cơ bản của mô hình E-R.

  • Tiến trình gỡ bỏ các dữ liệu dư thừa từ các bảng của CSDL quan hệ được gọi là chuẩn hoá.

  • Đại số quan hệ gồm tập hợp các toán tử giúp cho việc lấy dữ liệu từ các CSDL quan hệ.

KIỂM TRA SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC VIÊN

1. Trong mô hình dữ liệu logic, người mô hình hoá dữ liệu phát triển một mô tả________ dữ liệu và các thực thể.

a. Chi tiết (detailed)

b. Bề ngoài (superficial)

2. Một hay nhiều thuộc tính mà có thể định rõ một thực thể từ tập hợp thực thể được gọi là khoá_____________?

a. Chính


b. Dự tuyển

c. Luân phiên

d. Kép

3. Một thuộc tính mà chứa giá trị của hai hoặc nhiều thuộc tính được gọi là ______________.



a. Dẫn xuất (derived)

b. Kết hợp (composite)

c. Đa trị (multivalued)

4. Phụ thuộc bắt cầu được loại bỏ trong dạng chuẩn ______________ .

a. Một

b. Hai


c. Ba

d. Bốn


5. Phép ___________ được mở rộng từ phép ____________.

a.Tích (Product)

b.Giao (Intersection)

c. Hiệu (Difference)

d. Nối (Join)

CHƯƠNG 3 - TỔNG QUAN VỀ SQL SERVER 2005

Mục tiêu :


Kết thúc chương này, các bạn sẽ có thể:

  • Mô tả SQL Server 2005 và các chức năng của nó

  • Nhận dạng các thành phần của SQL Server

  • Mô tả các mô hình hai tầng, ba tầng và đa tầng

  • Liệt kê các hệ thống CSDL trong SQL Server 2005

  • Cách sử dụng của các file sơ cấp, file thứ cấp và file nhật ký

  • Giải thích ngắn gọn kiến trúc vật lý của CSDL

  • Giải thích ngắn gọn kiến trúc của CSDL quan hệ


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương