Các fta không mang lại cho Ma-rốc những kết quả mong muốn



tải về 20.61 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.11.2017
Kích20.61 Kb.
#34300
Các FTA không mang lại cho Ma-rốc những kết quả mong muốn

Ma-rốc nằm ở khu vực Bắc Phi có dân số 32 triệu người (2011) trong đó Đạo Hồi chiếm 98%. Ma-rốc có vị trí giáp với châu Âu và có chi phí lao động tương đối thấp, thuận lợi cho việc xây dựng một nền kinh tế theo hướng thị trường, mở và đa dạng.

Năm 2011, GDP đạt 101,9 tỷ USD, tăng trưởng bình quân GDP 4,6%. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 16,6%, công nghiệp 32,3% và dịch vụ 51%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Ma-rốc đạt 20,52 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm có phốt phát và phân bón, hàng dệt may, thực phẩm và đồ uống, khoáng sản, thành phần điện tử, bán dẫn, sản phẩm dầu lửa, trái cây có múi, cá.

Kim ngạch nhập khẩu của Ma-rốc năm 2011 là 39,42 tỷ USD. Mặt hàng nhập khẩu chính là: dầu thô, hàng sơ chế, máy và thiết bị, thực phẩm và đồ uống, hàng tiêu dùng, nhiên liệu. Các bạn hàng chính là Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Ý, Đức, Trung quốc, A-rập Xê-út.

Để thúc đẩy ngoại thương, cho đến nay, Ma-rốc đã ký với các đốí tác và tổ chức quốc tế 10 hiệp định tự do mậu dịch (FTA), trong đó có 4 Hiệp định đa phương và 6 Hiệp định song phương. 4 FTA đa phương gồm Hiệp định Đại khu vực tự do mậu dịch A-rập (GAFTA), Hiệp định Agadir (gồm Ai Cập, Gioóc-đa-ni, Ma-rốc và Tuy-ni-di), Hiệp định với Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp định với Khu vực tự do mậu dịch châu Âu (ZELE). 6 Hiệp định song phương được ký với Ai Cập, Gioóc đa ni, Tuy-ni-di, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UEA), Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện tại, Ma-rốc đang đàm phán ký FTA với Canađa.



Đầu năm 2011, Ma-rốc bắt đầu thảo luận khả năng ký một FTA với Canađa. Tháng 10/2011, sau 4 ngày thảo luận, vòng đàm phán thứ nhất về việc ký FTA giữa Marốc và Canađa đã kết thúc. Sau cuộc gặp này, hai bên đã nhất trí tổ chức vòng đàm phán thứ hai tại Maroc vào quý 1/2012. Đây là FTA đầu tiên Canađa ký với một nước châu Phi. Maroc có thể là cửa ngõ để hàng hóa Canađa thâm nhập vào khu vực Địa Trung Hải và Bắc Phi.

Hiệp định này sẽ giúp các doanh nghiệp Canađa có một vị trí thuận lợi hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Maroc, đặc biệt là trong những lĩnh vực then chốt như nông nghiệp, chế tạo và các ngành công nghiệp dịch vụ. Tuy nhiên, dự báo khả năng hưởng lợi của Maroc từ FTA này không mấy sáng sủa. Theo Bộ Công Thương Ma-rốc, năm 2011, Maroc đã nhập khẩu từ Canada 220 triệu USD hàng hóa các loại và chỉ xuất khẩu được 5 triệu USD, chưa bằng 0,1% tổng giá trị nhập khẩu của Canada.



Các chuyên gia kinh tế cho rằng Maroc đã ký quá nhiều hiệp định tự do mậu dịch (FTA) kể từ giữa những năm 2000 mà không đem lại những kết quả tích cực. Nền kinh tế Maroc với mức tăng trưởng không quá 4% từ nhiều năm nay vẫn liên tục bị giảm xuất khẩu và thâm hụt thương mại ngày càng trầm trọng. Kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 40-50% kim ngạch nhập khẩu. Theo Trung tâm Dự báo kinh tế nước này, nền kinh tế sẽ không thể chịu nổi những tác động tiêu cực từ các hiệp định mậu dịch tự do. Đối với giới doanh nghiệp Maroc, nhất là trong lĩnh vực dệt, may mặc, những lo ngại về những ảnh hưởng xấu của các FTA giờ đây đã trở thành hiện thực với việc nhiều nhà máy phải đóng cửa do không cạnh tranh được với hàng hóa đến từ những quốc gia đã ký FTA với Maroc.

+ 5 năm sau khi FTA với Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực vào năm 2006, Maroc đã tiến hành đánh giá những tác động của Hiệp định này và nhận thấy FTA chỉ có lợi cho các doanh nghiệp Thổ trong khi Thổ Nhĩ Kỳ vẫn yêu cầu Maroc mở cửa thị trường hơn nữa cho các sản phẩm nông nghiệp và muốn thâm nhập sâu vào các lĩnh vực chiến lược của Maroc. FTA đã làm cho thâm hụt thương mại của Maroc với Thổ ngày càng trầm trọng trong khi Thổ Nhĩ Kỳ lại không thực hiện những cam kết đầu tư vào thị trường Bắc Phi này. Những doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đã hiện diện tại Maroc trong lĩnh vực xây dựng các công trình công cộng, đường sắt hoặc xây dựng các nhà máy công nghiệp. Tuy nhiên, lượng vốn FDI của Thổ tại Maroc vẫn còn rất khiêm tốn và Thổ mới đứng vị trí thứ 17 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại đây với tỷ lệ 0,5% tổng vốn FDI.

Trong trao đổi thương mại song phương, Thổ Nhĩ Kỳ được hưởng lợi nhiều nhất từ FTA ký với Maroc. Từ khi có hiệu lực, tổng trao đổi thương mại song phương đã tăng từ 748 triệu USD năm 2006 lên 1 tỷ USD năm 2010 trong đó kim ngạch xuất khẩu sang Maroc đạt 750 triệu USD trong khi nhập khẩu từ Ma-rốc chỉ đạt 250 triệu USD. Như vậy thâm hụt thương mại của Maroc lên tới 500 triệu USD. Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng trở thành nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ 10 của Maroc.

+ FTA ký với EU năm 1996, có hiệu lực năm 2000 đã làm thay đổi toàn bộ cấu trúc ngoại thương của Ma rốc với EU. Xuất khẩu của EU vào Ma rốc giai đoạn 2007 – 2009 theo cơ chế ưu đãi tăng 20 %, từ 6,47 tỷ USD lên 7,7 tỷ USD. Một khía cạnh khác là từ khi Hiệp định có hiệu lực, thâm hụt cán cân thương mại của Ma rốc với EU tăng từ 2,7 tỷ USD năm 2004 lên 7,7 tỷ USD năm 2009. Thời hạn chót để xóa bỏ toàn bộ thuế quan vào năm 2012 đang đến gần càng làm cho các doanh nghiệp cũng như Chính phủ Ma rốc thêm lo lắng, khi mà kim ngạch xuất khẩu của Ma rốc vào EU đã giảm từ 10,6 tỷ USD năm 2007 xuống còn 8,6 tỷ USD năm 2009. Đặc biệt, kim ngạch nhóm hàng hưởng lợi từ FTA mang lại giảm từ 980 triệu USD xuống còn 920 triệu USD và chỉ còn chiếm trên 10% tổng kim ngạch hàng hóa mà Ma rốc xuất khẩu vào thị trường EU. Những mặt hàng công nghiệp, chiếm thị phần chủ yếu trong số hàng hóa XK của Ma rốc vào EU, không được hưởng chế độ ưu đãi, nhất là quần áo may sẵn, hàng dệt kim (kim ngạch XK vào EU năm 2009 lần lượt là 2 tỷ USD và 750 triệu USD) vẫn đang phải chịu mức thuế bình thường. Những mặt hàng may mặc xuất khẩu vào EU đang được hưởng chế độ ưu đãi thì kim ngạch lại quá nhỏ. Với 80 % nhu cầu về vải nhập khẩu, lĩnh vực may mặc của Ma-rốc còn phải đối mặt với vấn đề về quy tắc xuất xứ.

+ FTA với với Hoa Kỳ: Xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Ma rốc tăng gấp 3 lần kể từ khi FTA có hiệu lực (từ 720 triệu USD năm 2005 lên 2,2 tỷ USD năm 2009), trong đó kim ngạch nhóm hàng hóa được hương ưu đãi thuế quan mà FTA măng lại là 1,3 tỷ USD. Trong khi đó XK của Ma rốc vào Hoa Kỳ tăng thấp hơn rất nhiều, từ 290 triệu USD năm 2005 lên 420 triệu USD năm 2009, trong đó chỉ có 280 triệu USD là kim ngạch của nhóm hàng hóa thực tế được hưởng ưu đãi thuế quan do Hiệp định mang lại.

+ Hiệp định Agadir: Kim ngạch nhập khẩu của Ma rốc từ các nước thành viên tham gia ký kết Hiệp định gồm Tunisia, Ai cập, Goóc-đa-ni tăng từ 530 triệu UDS năm 2007 lên 590 triệu USD năm 2009 trong đó kim ngạch nhóm hàng hóa thực tế được hương ưu đãi do Hiệp định mang lại tăng mạnh, từ 65 triệu USD năm 2007 lên 330 triệu USD năm 2009. Trong khi đó, xuất khẩu của Ma rốc vào các thị trường trên chỉ tăng từ 150 triệu USD năm 2007 lên 220 triệu USD năm 2009.



Theo các nhà phân tích, việc chạy theo xu hướng ký kết các FTA không phải là giải pháp tối ưu để thúc đẩy nền kinh tế, thu hút đầu tư, nâng cao trình độ công nghệ trong công nghiệp và nông nghiệp của Ma rốc. Do quá chạy đua trong việc mở cửa nền kinh tế, tự do hóa thương mại thông qua các FTA nên ngày nay Maroc đang rơi vào tình thế phải có các giải pháp cấp bách để làm sao duy trì được mức tăng trưởng GDP 4% nhưng không làm ảnh hưởng đến các thành quả đã đạt được trên phương diện đời sống xã hội. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là đóng cửa nền kinh tế, quay lại chế độ bảo hộ, nhưng việc đẩy mạnh hơn nữa các cuộc đàm phán FTA với các nước cũng như khu vực là một vấn đề mà Chính phủ Ma rốc hết sức thận trọng.

Hoàng Đức Nhuận
Каталог: uploads -> attach
attach -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ

tải về 20.61 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương