Các bằng chứng về sự tồn tại của nền văn minh nhân loại chu kỳ trước



tải về 385.33 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu04.10.2016
Kích385.33 Kb.
#32610
  1   2   3   4   5   6   7


Chân – Thiện – Nhẫn


Các bằng chứng về sự tồn tại của nền văn minh nhân loại chu kỳ trước

Ghi chú của tác giả: tập sách nhỏ này chỉ đưa ra một số ví dụ minh họa thực tế về những nền văn minh cổ đã bị diệt vong trước thời đại của nền văn minh nhân loại đương thời, được đề cập đến trong sách Chuyển Pháp Luân của Thầy Lý Hồng Chí. Các bằng chứng còn rất nhiều, các bạn hữu có tâm có thể tự tìm kiếm các tài liệu có liên quan. Ở đây chỉ nêu ra một vài sự việc tiêu biểu, tác giả cố gắng chọn lọc và tổng hợp từ các nguồn dữ liệu Anh ngữ đáng tin cậy nhất. Lượng sức hạn hẹp, trong quá trình biên tập chắc chắn có nhiều thiếu sót, mong nhận được ý kiến phê bình của độc giả.

Nguyễn Lê Duy Thắng



Học viên Pháp Luân Công Việt Nam

Có nhiều khám phá rải rác trên phạm vi toàn thế giới chứng tỏ từ thời xa xưa, trên hành tinh Trái Đất nhỏ bé của chúng ta đã từng tồn tại ít nhất một nền văn minh toàn cầu có trình độ kỹ thuật cao không kém gì so với nền khoa học kỹ thuật hiện đại của chúng ta ngày nay, thậm chí về một số mặt còn vượt trội hơn.



Một đoạn phim hay

Mục lục


Pin điện tiền sử. 2

Đèn điện thời tiền sử 3

Bằng chứng thứ 2: Kiến thức Toán học và Thiên văn siêu đẳng 5

Lịch pháp Maya 5

Toán học và thiên văn học trình độ cao của người Maya 9

Bằng chứng thứ 3: Trình độ kiến trúc và xây dựng siêu đẳng, vượt trội nền văn minh hiện đại của nhân loại 11

Từ những công trình cổ xưa mà hiện nay vẫn còn nằm trên mặt đất … 11

Đến những công trình tiền sử hiện nay đang nằm dưới đáy biển sâu gây nên bởi một số biến cố bí ẩn làm các mảng lục địa trồi lên hoặc chìm xuống 24

Cấu trúc Kim tự tháp Yogaguni đang nằm dưới đáy biển Nhật Bản 24

Bằng chứng về một thành phố cổ đại tìm thấy tại Cuba 25

Thành phố 9500 năm tuổi được tìm thấy dưới đáy biển Ấn Độ 30

Các khám phá tại Bimini, Bahamas 33

Bằng chứng thứ 4: Kỹ thuật hàng không vũ trụ thời tiền sử 35

Từ những tấm bản đồ cổ đại … 35

Bản đồ Piri Re’is 35

Đến những mô hình máy bay phi công và tàu vũ trụ 43

Những hình chạm khắc tại Ai Cập 3000 năm trước 43

Những chiếc máy bay bằng vàng cổ đại 45

Tham chiếu về các Vimana trong Mahabharata và các cổ văn khác 60

Bằng chứng thứ 5: Chiến tranh trên không và chiến tranh hạt nhân thời tiền sử 72

Chiến tranh thời tiền sử dùng vimana như các máy bay chiến đấu 73

Bằng chứng tại Rajasthan, Ấn Độ 74

Bằng chứng tại Harappa và Mohenjo-Daro, Pakistan 76

Lonar, hố sâu kỳ lạ gần Bombay, Ấn Độ 78

A Nuclear Catastrophe in Paleoindian Times? 79

Mysterious Glass in the Egyptian Sahara 80



Bằng chứng đầu tiên: Điện đã từng được biết đến và sử dụng trong nhiều nền văn minh tiền sử.

Pin điện tiền sử.


Tại I Rắc: Năm 1936, trong các cuộc khai quật một ngôi làng cổ 2000 năm tuổi ở phía Đông Ai Cập vài trăm km, ngày nay thuộc I Rắc, những người công nhân đã khám phá ra những bình gốm nhỏ kỳ lạ. Những bình này có chứa các trụ đồng được ngâm trong một loại dung dịch đã đông đặc, gắn vào bình bằng nhựa đường, được định niên vào khoảng từ năm 248 trước công nguyên đến 226 sau công nguyên. Trong số này có một bình bằng đất nung cao 6 inch, màu vàng sáng có chứa một trụ đồng kích thước 5 inch chiều dài x 1,5 inch đường kính tiết diện. Ở giữa các trụ bằng đồng là một lõi thép cũng được gắn vào bằng keo nhựa đường.

Nhà khảo cổ học nổi tiếng người Đức Wilhelm Konig, đã kiểm tra mẫu vật và đưa ra một kết luận đáng ngạc nhiên : cái bình gốm này không có gì khác hơn chính là một pin điện thời tiền sử.



Pin điện tiền sử, được trưng bày tại Viện bảo tàng Baghdad

Pin điện tiền sử tại viện bảo tàng Bát Đa, cũng giống như những bình pin gốm khác được đào lên, tất cả đều được định niên từ năm 240 TCN đến năm 226 sau công nguyên trong thời chiếm đóng của đế chế Parthi. Tuy nhiên, tiến sĩ Konig còn phát hiện được những bình đồng mạ bạc khác trong viện bảo tàng Bát Đa, được khai quật từ những vùng đất cổ của người Sumer ở miền Nam I Rắc, qua giám định niên đại cho thấy ít nhất có từ 2500 năm trước công nguyên. Khi những cái bình này được dùi nhẹ vào, một lớp gỉ đồng tách ra từ bề mặt, có đặc điểm của một vật được mạ điện bạc lên một vật bằng đồng. Điều này làm ta không thể không nghĩ rằng những người Pathi đã thừa kế những Pin này từ nền văn minh Sumer, một trong những nền văn minh sớm nhất được biết đến.

Vào năm 1940, Willard F.M. Gray, một kỹ sư từ General Electric High Volatage Laboratory tại Pittsfield, Massachusetts, Mỹ, đã đọc những lý luận của Konig. Dùng những bản vẽ và các chi tiết được cung cấp bởi nhà khoa học hỏa tiễn người Đức Willy Ley, Gray đã làm ra một bản sao từ Pin này. Dùng dung dịch Đồng Sunphát, nó cho một dòng điện khoảng nửa vôn.

Vào thập kỷ 70 thế kỷ trước, Nhà Ai Cập học người Đức, Arne Eggebrecht đã làm ra một bản sao của Pin Bát Đa và dùng dung dịch nước nho ép nguyên chất mà ông phỏng đoán những nhà khoa học tiền sử đã dùng. Bản sao này đã sinh ra dòng điện 0,87V. Ông đã dùng dòng điện này để mạ vàng cho một bức tượng bằng bạc.

Thí nghiệm này đã chứng minh rằng những Pin điện đã được sử dụng khoảng 1800 năm trước khi viên Pin đầu tiên được phát minh bởi Alessandro Volta năm 1799.

Cũng dễ nhận thấy việc sử dụng những pin tương tự có thể đã được những người Ai Cập cổ đại biết đến, nơi mà vài mẫu vật với dấu vết mạ điện những kim loại quý được tìm thấy tại nhiều địa điểm khác nhau. Có vài khám phá dị thường từ nhiều vùng khác nhau, cho phép khẳng định điện đã được sử dụng trong một quy mô lớn.


Đèn điện thời tiền sử


Một chi tiết chủ chốt của luận đề điện tiền sử này là quả thật một số thứ đang bị thất lạc. Đó là câu đố mà các sách khoa học thường thức phải đầu hàng. Bồ hóng. Hầu hết trong số nhiều ngàn ngôi mộ và kim tự tháp không có dấu vết nhỏ nào của bồ hóng trên tường, như cách giải thích của tác giả luận đề, mặc dù rất nhiều trong các ngôi mộ cổ này khắc đầy các bức họa tiết sinh động nhiều màu sắc. Nhưng những nguồn ánh sáng thô sơ của người Ai Cập cổ đã biết (nến, đèn dầu, vv…) đều gây ra nhiều bồ hóng và tiêu thụ ôxi. Như vậy, làm thế nào những người Ai Cập cổ lấy ánh sáng? Một vài nhà duy lý cho rằng họ đã dùng gương phản chiếu ánh mặt trời, nhưng chất lượng của những cái gương đồng mà người Ai Cập cổ đã dùng không thể dùng cho việc này được.



Trong ngôi đền cổ Hathor tại Dendera, vài chục km về phía Bắc Luxor, Ai Cập một vài chuyên gia đã tìm thấy câu trả lời.

Một kỹ sư điện người Na Uy đã thông cáo rằng một mẫu vật có thể làm được chức năng này. Một đồng nghiệp người Áo đã có thể làm ra một mẫu, và 2 tác gia nổi tiếng tại AAS, Peter Krassa và Rainer Habeck, có thể còn xây dựng nên một thuyết thực sự dựa trên nó. Cái mà chúng ta nhìn thấy không cần hỏi nhiều đó chính là một loại bóng đèn, với 2 cánh tay ở một đầu to của bóng, và một loại dây cáp ở đầu bên kia, từ đó một sợi dây tóc kéo dài chạm vào mấy cánh tay ở đầu kia. Toàn bộ thực tế trông thấy là một bóng đèn.



Bóng đèn điện thời tiền sử

So sánh các ống lót





Hình ảnh trụ đỡ rất giống như loại chân sứ của các thiết bị điện ngày nay

Một hình chạm khác





Một loại bóng đèn khác?

Xem thêm hình ảnh tại đây


tải về 385.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương