Các bài suy niệm LỄ phục sinh – Năm c lời Chúa: Lc 24,1-12; Cv 10,34a. 37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9 MỤc lụC



tải về 369.13 Kb.
trang1/15
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích369.13 Kb.
#21880
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15
Các bài suy niệm LỄ PHỤC SINH – Năm C

Lời Chúa: Lc 24,1-12; Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9

MỤC LỤC

1. Marathon. 2

2. Niềm tin. 4

3. Đức Kitô sống lại 6

4. Chúa Giêsu phải từ cõi chết sống lại. 8

5. Rao truyền ơn Phục Sinh - ĐTGM. Ngô Quang Kiệt 11

6. Ánh sáng và bóng tối – ĐTGM Ngô Quang Kiệt. 14

7. Kỷ nguyên cứu rỗi – Lc 24,1-12 16

8. Tình yêu dẫn đến đức tin – Radio Veritas Asia 18

9. Chúa đã sống lại – Radio Veritas Asia. 21

10. Sự nhầm lẫn – Lm Jos Tạ Duy Tuyền. 24

11. Người đã trỗi dậy rồi 27

12. Mặt trời hé mọc 30

13. Ngôi mộ trống. 33

14. Ông đã thấy và đã tin. 37

15. Phục Sinh. 40

16. Mầu nhiệm. 42

17. Niềm vui Phục Sinh. 46

18. Đức Kitô Phục Sinh niềm vui cuộc sống 49

19. Niềm tin vào Đức Giêsu Phục Sinh. 54

20. Xác nhận lòng tin - McCarthy 56

21. Phục Sinh. 63

22. Phục Sinh 66

23. Chúa Giêsu Nagiarét sống luôn mãi 70

24. Biến đổi trở thành con người mới 73

25. Hai cái nhìn 75

26. Ngôi mộ trống -JKN 77

27. Chú giải của Noel Quesson 82

28. Chú giải của Fiches Dominicales 88


1. Marathon.


Hàng năm, báo chí cũng như truyền thanh và truyền hình đều thường tường thuật về những cuộc chạy marathon. Vậy chạy marathon là gì? Tôi xin thưa đó là chạy đua đường dài, với khoảng cách là 40 cây số. Nguồn gốc của việc chạy marathon là như thế này: Vào năm 490 trước Công nguyên, tướng Miltiade, người Hy Lạp, đã chiến thắng quân Ba Tư tại Marathon, một ngôi làng cách thủ đô Athène 40 câu số. Liền sau cuộc chiến thắng, tướng Miltiade đã phái một người chạy bộ, vượt khỏang đường dài này, để loan báo tin vui cho dân chúng thủ đô Hy Lạp. Người chạy đem tin vui này vừa vào tới thành thì liền tắt thở vì kiệt sức. Vì thế, anh đã trở thành biểu tượng cho những cuộc chạy đua đường trường trên thế giới.
Từ cây chuyện trên, chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng hôm nay, và chúng ta nhận thấy vào buổi sáng Chúa nhật Phục Sinh, đã có hai cuộc chạy marathon. Cuộc thứ nhất là của Mađalena. Cuộc thứ hai là của Phêrô và Gioan. Vậy động lực nào đã thúc đẩy họ lên đường, để rồi loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho toàn thế giới?
Như chúng ta đã biết: dưới thập giá của Chúa Giêsu lại chính là cuộc chiến thắng vĩ đại. Một đàng, Ngài trở nên như con rắn đồng mà Maisen đã treo nơi sa mạc, để những ai bị rắn độc cắn mà nhìn lên rắn đồng ấy thì sẽ được chữa lành. Đàng khác, cái chết tự nguyện của Ngài trên thập giá đã trở nên dấu chỉ chiến thắng của tình yêu Thiên Chúa: Ngài đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Bằng cái chết, Đức Kitô đã lôi kéo chúng ta đến với Ngài, như lời Ngài xác quyết: Ngày nào Ta bị treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi sự đến cùng Ta.
Trở lại với cuộc chạy marathon đi tìm dấu vết của Đấng Phục Sinh, chúng ta thấy: ở đểm xuất phát, Mađalena chạy đến mồ trước tiên khi trời còn tối. Thấy tảng đá ở cửa mộ đã bị lăn qua một bên, cô chưa tin gì về Chúa Phục Sinh, nên nghi người ta đã lấy trộm mất xác Thầy. Cô liền chạy về báo tin cho Phêrô và Gioan.
Đến lượt hai ông này cùng chạy đến một. Gioan tới trước, nhưng vì kính lão đắc thọ, nên còn đứng chờ Phêrô. Khi cả hai cùng vào mộ, liền nhận ra ai đó đã sắp xếp để khăn che đầu ở một nơi. Với trực giác nhạy bén, Gioan hiểu ngay là không có chuyện ăn cắp xác mà lại để các khăn liệm thứ tự như vậy. Gioan đã thấy và đã tin.
Từ những điều vừa trình bày chúng ta thấy được hình ảnh của Giáo Hội sơ khai đi tìm dấu vết Chúa Phục Sinh. Giáo Hội ấy gồm những người như Mađalena, Phêrô và Gioan. Đó là những con người rất khác biệt nhau nhưng lại bổ túc lẫn cho nhau trong cuộc hành trình tìm kiếm Chúa Giêsu. Nếu Mađalena không tới một sớm để thấy mộ trống rồi về loan báo tin ấy cho các tông đồ, thì Giáo Hội vẫn còn im lìm, chưa có sự sống. Thế nhưng giữa những cuộc chạy marathon mà chưa có phản ứng đức tin của Gioan thì Giáo Hội vẫn chưa thực sự là Giáo Hội vì chưa sống bằng đức tin, một đức tin thấm nhuần lời Chúa. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã thực sự gặp được Đức Kitô Phục Sinh trên những bước đường của cuộc sống chưa, và nhất là chúng ta đã trở nên những chứng nhân cho Đức Kitô Phục sinh giữa lòng cuộc đời hay chưa?

2. Niềm tin.


Kết quả một cuộc điều tra mới đây tại Pháp cho thấy 84% người Pháp cho mình là người công giáo, nghĩa là có lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Nhưng chỉ có 32% là con tin vào sự sống lại. Và người ta phỏng đoán đến năm 2020 thì con số những người tin vào sự sống lại sẽ giảm xuống, chỉ còn độ 10%. Nếu số liệu trên là sát với thực tế và điều phỏng đoán trên là đáng tin cậy, thì tình trạng niềm tin hôm nay quả là bi đát. Tại sao lại có hiện tượng ấy?
Phải chăng con người ngày nay quá quen với những kỹ thuật khoa học có thể kiểm chứng, để không còn nhạy cảm đủ với niềm tin, vốn khởi đi từ những cảm nghiệm. Hay nói theo kiểu thánh Phaolô: Vì quá mải mê những sự dưới đất đến nỗi không còn tha thiết với những sự trên trời. Chính vì thế, chúng ta cần phải khám phá lại niềm tin vào Đức Kitô phục sinh, là nền tảng cho cuộc sống của người tín hữu hôm nay.
Như chúng ta đã biết Phục Sinh là một biến cố quan trọng bởi vì không có nó thì niềm tin sẽ trở thành một việc luống công vô ích, thế mà biến cố quan trọng ấy chỉ được ghi nhận bằng một sự kiện đơn giản: Ngôi mộ trống rỗng. Thế nhưng điều đơn giản ấy nếu không là dấu chứng lịch sử để mà biện bạch thì lại là dấu chỉ mở về một thực tại khác. Đó là niềm tin Phục Sinh qua những chặng đường khám phá.
Thực vậy, từ khám phá đầu tiên về cửa mồ mở toang, khiến Mađalena phải hốt hoảng, tới khám phá tiếp theo về dây băng còn nguyên và khăn liệm được cuộn lại, khiến Phêrô phải kinh ngạc không nói nên lời, để rồi kết thúc bằng khám phá bất ngờ của Gioan khi ông nối kết những dấu chỉ kia với lời Kinh Thánh để làm bừng lên một cảm nghiệm mới và hết sức lạ lùng: ông đã tin.

Mồ rỗng và khăn liệm còn đó là gì nếu không phải là một dấu chỉ cho sự phục sinh theo Kinh Thánh. Thực vậy, Đức Kitô là Thiên Chúa hằng sống, nên Ngài không thể bị chôn vùi trong cõi chết. Là Đấng quyền năng, nên Ngài không thể bị giam hãm trong ngục thất của tử thần. Là Đấng của vĩnh cửu, nên Ngài không thể bị giới hạn trong thời gian. Là ánh sáng, lẽ nào Ngài lại bị bao vây bởi bóng tối. Là Đấng tạo dựng, lẽ nào Ngài lại bị thân phận con người cầm chân. Bởi đó không còn một cách nào khác hơn là Ngài đã phục sinh.


Từ đó, ngày Phục Sinh được gọi là ngày Chúa nhật, ngày của Chúa. Biến cố Phục Sinh không phải chỉ là một biến cố có tính cách lịch sử mà hơn thế nữa, còn là một biến cố làm nên lịch sử, vì biến cố ấy không ngừng được công bố và trở thành nền tảng niềm tin cho cả Giáo Hội. Bởi vì một khi Đức Kitô là đầu đã sống lại, thì chúng ta là chi thể, một ngày kia cũng sẽ sống lại, nếu như chúng ta trung thành gắn bó mật thiết với Ngài.


tải về 369.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương