Các bài suy niệm LỄ hiển linh – Năm b lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a. 5-6; Mt 2,1-12 MỤc lụC



tải về 1.63 Mb.
trang1/17
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích1.63 Mb.
#33536
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17
Các bài suy niệm LỄ HIỂN LINH – Năm B

Lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12

MỤC LỤC


SUY NIỆM 2

1. GẶp gỠ Chúa 2

2. Thiên Chúa cho ai nhẬn biẾt NgưỜi? 4

3. Thiên Chúa cỦa các dân tỘc 6

4. Tìm ĐỨc Kitô 10

5. Ba vua 12

6. Ra đi 15

7. Ngôi sao dỪng lẠi 18

8. Hãy đỨng lên, hãy tỎa sáng ra 21

9. Thành tâm thiỆn chí sẼ gẶp Chúa. ĐTGM Ngô quang Kiệt 23

10. Suy niệm của ĐTGM. Ngô Quang Kiệt 26

11. NhỮng con mẮt hiỂn linh 30

12. GỌi tên ngày lỄ - ĐGM Vũ duy Thống 33

13. NiỀm tin: mỘt chuyẾn đi - ĐGM Vũ duy Thống 38

14. ĐẾn thỜ lẠy 43

15. NhỮng đẠo sĩ hôm nay 45

16. Suy NiỆm của JKN 48

17. NgÔi sao dẪn ĐưỜng 54

18. TỎ mÌnh 56

19. NgÔi sao hy vỌng 60

20. MÓn quÀ 62

21. TÌm kiẾm 65

22. LỄ HiỂn Linh - Lm. Munachi Ezeogu 68

CHÚ GIẢI 71

1. ChÚ giẢi cỦa William Barclay 71

2. ChÚ giẢi mỤc vỤ cỦa Claude Tassin 82

3. ChÚ giẢi cỦa Fiches Dominicales 87

4. Chú giải của Noel Quesson 93



5. Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt 98


SUY NIỆM

1. GẶp gỠ Chúa


Những hạng người nào đã được diễm phúc gặp gỡ Hài Nhi Giêsu nơi máng cỏ Bêlem? Trước hết là các mục đồng, những người canh giữ đoàn vật. Họ là những người nghèo và hơn thế nữa, họ còn là những người bị khinh dể bị coi thường. Các luật sĩ và Biệt phái thường gọi họ là bọn dân đen. Cái đám người không biết đến lề luật, họ là những kẻ bị chúc dữ. Thế nhưng, chính đám người bị chúc dữ ấy, chính đám người không biết đến lề luật ấy lại là những người đầu tiên được đón nhận Hài Nhi Giêsu.
Tiếp đến là những nhà bác học xa lạ. Đường không quen, nẻo không thuộc. Họ từ xa mà đến, dám chấp nhận mọi hy sinh gian khổ. Cái nghèo của những người này chính là thái độ sẵn sàng của họ. Các Luật sĩ và Biệt phái coi họ là dân ngoại. Thế nhưng, cái đám dân ngoại này lại được diễm phúc gặp được Hài Nhi Giêsu.
Từ những sự kiện trên chúng ta rút ra được hai nhận định. Nhận định thứ nhất đó là sự gặp gỡ giữa người giàu và kẻ nghèo nơi Hài nhi Giêsu. Đúng thế, từ xưa cho đến nay vẫn có một hố ngăn cách giữa giàu và nghèo. Sự ngăn cách này được tạo nên bởi những nghi ngờ và thù oán. Mỗi bên đều có cái lý của mình. Tuy nhiên trong lịch sử đã có một khoảnh khắc trong đó giàu và nghèo không còn đố kỵ nhau, đó là khoảng khắc Chúa Giêsu sinh ra. Bởi vì có những người giàu, giàu về tiền bạc cũng như giàu về kiến thức đã đến viếng thăm một Hài nhi nghèo nàn, sinh ra không cửa không nhà.Thế nhưng, cái nghèo của Hài Nhi Giêsu mà ba nhà đạo sĩ khám phá ra đã không đẩy lùi họ, trái lại còn hấp dẫn họ, không làm cho họ hổ thẹn, trái lại còn làm họ cảm thấy được tôn vinh. Vì vậy, không ngỡ ngàng, không nghi vấn, họ tự dâng của lễ cho một Hài Nhi của người nghèo, như triều cống cho một hoàng tử của đế vương.
Nhận định thứ hai đó là các mục đồng và dân ngoại là những người ít được chuẩn bị nhất lại nhận ra Chúa. Trong khi đó các Luật sĩ, Biệt phái và tư tế, là những người đã được chuẩn bị nhiều nhất, đã được thông tin hoàn toàn nhất, bởi vì chính họ đã cho các đạo sĩ biết rõ nơi gặp gỡ đích thực của vị Vua mới sinh ra, thế nhưng cuối cùng họ đã không nhận ra Ngài. Họ có dư khả năng để biết nhưng lại không có khả năng để hiểu. Đúng thế, họ biết được bằng trí tuệ, bằng những phương tiện thông tin đầy đủ có trong tầm tay, nhưng muốn hiểu thì còn cần đến tấm lòng, cần đến con tim nữa.
Các mục đồng là những kẻ thiếu học, còn các nhà đạo sĩ là những người thiếu thông tin. Họ không có khả năng để biết, nhưng lại có khả năng để hiểu. Không phải chỉ sáng trí, có học là đủ để đi vào những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Trái lại, cần phải có thiện chí, cần phải có tấm lòng, dám chấp nhận những hy sinh, dám từ bỏ cái tự cao tự đại của mình, thì mới có thể đến gần và gặp gỡ Chúa.
Bởi đó, là những người có đức tin, thế nhưng chúng ta đã gặp gỡ Chúa như các mục đồng và như ba nhà đạo sĩ phương đông hay chưa?

2. Thiên Chúa cho ai nhẬn biẾt NgưỜi?


Như đã nói, thật là dại dột nếu muốn xem ký sự của thánh Matthêu như một phóng sự lịch sự tuyệt đối chính xác. Sự kiện đã xảy ra thật, được thánh chép sử- hoặc cựu truyền mà ông nhắc lại lồng trong một hình thái ký sự hoà hợp với văn hoá Cựu Ước và não trạng người đương thời. Những sự kiện rất thật lẫn lộn với những yếu tố được rút ra từ ký ức tôn giáo của dân tộc và cả từ Kinh Thánh nữa. Đối với chúng ta, điều chủ yếu là thu lượm ký sự này lời giáo huấn mà thánh sử muốn truyền đạt. Vả lại ông cũng không chú ý đến sự kiện lịch sử vì bản chất của nó, chỉ cốt soi sáng để làm nổi rõ tầm mức của sự kiện.
1) Sự kiện ba nhà Đạo sĩ đến thờ lạy ‘Vua của người Do Thái’ làm cho Hêrôđê động tính hiếu kỳ, rốt cục nổi giận, sự kiện đó cho thấy Đức Giêsu được thụ phong một vương quyền thời đó, thánh Matthêu đem đối chiếu thái độ các đạo sĩ nó tương phản với cách xử sự của Hêrôđê. Một bên là những người tìm kiếm Chúa – bên kia là một ông vua chuyên chế bị tư lợi và kiêu ngạo làm mờ mắt. Điều này mời chúng ta nhớ lại tính chất của Vương quyền Chúa. Chúa Kitô đã vâng lời cho đến chết, và vì thế Người được Chúa Cha tôn vinh, và đã vào trong Vinh Quang Nước Người. Mọi vật điều suy phục Người, cho đến khi Người cùng với mọi tạo vật suy phục Chúa Cha, để Thiên Chúa nên tất cả trong mọi người. Người cũng thông ban cho các môn đệ quyền bính đó để họ được hưởng sự tự do vương giả và chiến thắng ách thống trị của tội lỗi nơi họ, bằng một đời sống từ bỏ và thánh thiện, hơn nữa, để khi phụng sự Chúa Kitô nơi tha nhân, họ khiêm nhượng và kiên nhẫn dẫn đưa anh em mình đến cùng Đức Vua, Đấng mà những kẻ phụng sự cũng là những kẻ thống trị có quyền bính. Triều đại Chúa là một triều đại của Chân Lý và sự sống của ân sủng và thánh thiện, của công lý tình yêu và hoà bình’ (Ánh sáng muôn dân, 36). Sự phủ phục của các đạo sĩ dưới chân Hài Nhi Giêsu nhắc chúng ta nhớ lại điều này: muốn nhận biết Thiên Chúa thì phải ao ước thánh thiện, công lý, tình yêu và hoà bình. Ngược lại, hướng của Hêrôđê chứng minh rằng khi lòng bị sa lầy trong tham vọng, khắc nghiệt, bất công, thì trí sinh mù quáng.
2) Tại sao sau khi cho tin đúng, cấp lãnh đạo dân tộc và những ký lục không chịu khó đi tìm ‘Vua của người Do Thái’. Chắc là vì họ không cho rằng công phu tìm kiếm của các đạo sĩ là quan trọng. Có thể đây là hạng người thần cảm – họ nghĩ vậy – còn mình là cấp hữu trách, mình phải sáng suốt. Bất hạnh thay, lý trí họ đã biến thành chủ trương hệ thống hoá cứng rắn. Đa số trong bọn họ thành tâm muốn trung thành với Thiên Chúa, nhưng lại dựng lên giữa Thiên Chúa và họ một hệ thống chủ thuyết – lý luận, định kiến – hệ thống đó khiến cho trí tuệ họ không thể hấp thụ được cái chưa từng thấy, cái bất ngờ. Đó là tình trạng của bất cứ khoa học nào không quan tâm trước hết đến sự cởi mở do cầu nguyện đem lại. Càng thu thập về kiến thức vế trí tuệ, càng phải phát triển kiến thức về tâm hồn, là loại kiến thức giữ cho tâm khảm trong tư thế sẵn sàng nghênh tiếp những sự can thiệp của Thiên Chúa. Cấp lãnh đạo dân Do Thái đã không nhận ra Đức Giêsu vì họ muốn Đấng Cứu Thế hiển linh ở trình độ họ, trong uy thế của quyền bính, thông tuệ, hành động. Nhưng Đấng Cứu Thế đó lại xuất hiện với nét mặt một đứa trẻ, con nhà nghèo. Những kẻ khiêm nhượng và những kẻ nghèo hèn đã nhận ra Ngài. Chúng ta tự hỏi: chúng ta đi tìm kiếm Đức Giêsu ở đâu?


tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương