Cantor, 1842 giai đOẠn hưƠng đẾn cá giống ở CÁC ĐỘ MẶn khác nhau sinh viên thực hiệN



tải về 2.41 Mb.
trang1/24
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích2.41 Mb.
#32829
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

MÃ SỐ: D620301




THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ CHẠCH BÙN ĐÀI LOAN Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842)

GIAI ĐOẠN HƯƠNG ĐẾN CÁ GIỐNG

Ở CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

NGUYỄN THỊ MỊ

MSSV: 1053040010

Lớp: ĐH NTTS 5







TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

MÃ SỐ: D620301



THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ CHẠCH BÙN ĐÀI LOAN Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842)

GIAI ĐOẠN HƯƠNG ĐẾN CÁ GIỐNG

Ở CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN:

PGs.TS. NGUYỄN VĂN KIỂM NGUYỄN THỊ MỊ

MSSV: 1053040010

Lớp: ĐH NTTS 5

LỜI CẢM TẠ

Quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp đã giúp tôi có được những kinh nghiệm, kĩ năng bổ ích và thiết thực cho công việc sau này. Để đạt được những kết quả trên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

Ban Giám Hiệu trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện để tôi được học tập, trao dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong thời gian qua.

Thầy Nguyễn Văn Kiểm đã hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Ban Chủ Nhiệm Khoa Sinh học ứng dụng, Thầy Nguyễn Hữu Lộc cố vấn học tập và các thầy cô bộ môn đã quan tâm và truyền đạt kiến thức cho tôi trong 4 năm đại học.

Tập thể lớp NTTS 5 đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng đến gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành khóa học.

Chân thành cảm ơn!



TÓM TẮT

Đề tài: “Thử nghiệm ương cá Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) giai đoạn hương đến cá giống ở các độ mặn khác nhau” được thực hiện tại trại thực nghiệm - Trường Đại học Tây Đô.

Với hai nội dung nghiên cứu chính là xác định ngưỡng độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan và thử nghiệm ương cá Chạch bùn Đài Loan trong các độ mặn khác nhau. Các nghiệm thức thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.

Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận, tại độ mặn 20‰ có 50% cá chết sau 4 giờ 30 phút và cá chết 100% sau 48 giờ 15 phút. Trong khi đó, ở các độ mặn thấp hơn 15‰ không ghi nhận cá chết sau 72 giờ.

Đối với thí nghiệm ương cá Chạch bùn Đài Loan trong các độ mặn khác nhau cũng đã ghi nhận: tốc độ tăng trưởng của cá có xu hướng giảm dần khi độ mặn tăng. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá ở nghiệm thức 5‰ nhanh nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá ở các nghiệm thức còn lại. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá giữa các nghiệm thức 10‰, 13‰ và 15‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức tương đối cao và dao động từ 83,1% đến 95%.



Từ khóa: cá Chạch bùn Đài Loan, Misgurnus anguillicaudatus, độ mặn

CAM KẾT KẾT QUẢ

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 26 tháng 6 năm 2014

Ký tên


Nguyễn Thị Mị

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM TẠ i

TÓM TẮT ii

CAM KẾT KẾT QUẢ iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH BẢNG vi

DANH SÁCH HÌNH vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

CHƯƠNG 1 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

    1.1. Giới thiệu 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3. Nội dung nghiên cứu 2



CHƯƠNG 2 3

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1. Đặc điểm sinh học của cá Chạch bùn Đài Loan 3

2.1.1. Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố 3

2.1.1.1. Phân loại 3

2.1.1.2. Hình thái 3

2.1.1.3. Phân bố 3

2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng 4

2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng 4

2.1.5. Đặc điểm sinh sản 4

2.2. Một số kết quả nghiên cứu về ương giống cá Chạch bùn Đài Loan 5

2.3. Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của động vật thủy sản 5

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

3.2. Vật liệu nghiên cứu 7

3.2.1. Dụng cụ 7

3.2.2. Đối tượng nghiên cứu 7

3.2.3.  Thức ăn 7

3.3. Phương pháp nghiên cứu 7

3.3.1. Hệ thống thí nghiệm 7

3.3.2. Bố trí thí nghiệm 8

3.3.2.1. Thí nghiệm 1: Xác định ngưỡng độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan giai đoạn hương (2 tuần tuổi) 8

3.3.2.2. Thí nghiệm 2: Thử nghiệm ương cá Chạch bùn hương từ 21 ngày tuổi đến 50 ngày tuổi 9

10

3.4. Chăm sóc và quản lý 10



3.4.1. Quản lý cho ăn 10

3.4.2. Quản lý bể ương 11

3.5. Theo dõi các chỉ tiêu 11

3.5.1. Các yếu tố môi trường 11

3.6. Xử lý số liệu 13

CHƯƠNG 4 13

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 13

4.1. Thí nghiệm 1: Xác định ngưỡng độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan giai đoạn hương (2 tuần tuổi) 13



Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng chịu đựng với độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan cao hơn một số loài cá nước ngọt khác. Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thanh Sơn (2006), ngưỡng độ mặn của cá Chạch lấu (Mastacembelus armatus) ở giai đoạn hương là 11 ± 0,6‰. Ngưỡng độ mặn của cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis) ở giai đoạn hương là 12,3 ± 0,3‰ (Ngô Đinh Thị Phương Thảo, 2011). Đối với cá Chép (Cyprinus carpio L.), ngưỡng độ mặn của cá ở giai đoạn hương là 13,17 ± 0,29‰ (Nguyễn Bích Ngọc Đan Thanh, 2011). Theo Nguyễn Quế Thanh (2011), cá Mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix) ở giai đoạn hương có ngưỡng độ mặn là 10,9 ± 0,1‰. Vậy, cá Chạch bùn Đài Loan là loài rộng muối hơn cá Chạch lấu, cá Sặc rằn, cá Chép và cá Mè trắng, hay nói cách khác cá Chạch bùn Đài Loan có phạm vi thích ứng độ mặn rộng hơn các loài cá trên. 14

4.2. Thí nghiệm 2: Thử nghiệm ương cá Chạch bùn Đài Loan hương từ 21 ngày tuổi đến 50 ngày tuổi 15

4.2.1. Các yếu tố môi trường 15

4.2.1.1. Nhiệt độ 15

4.2.1.2. pH 15

4.2.2. Ảnh hưởng của độ mặn lên tỷ lệ sống của cá Chạch bùn Đài Loan hương từ 21 ngày tuổi đến 50 ngày tuổi 17



Kết quả trên cho thấy, cá Tra nghệ, cá Sặc rằn và cá Trê vàng là loài sống ở nước ngọt mặc dù đã được thuần hóa ở các độ mặn khác nhau nhưng tỷ lệ sống vẫn thấp hơn so với cá Chạch bùn Đài Loan. 19

4.2.3. Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng của cá Chạch bùn Đài Loan hương từ 21 ngày tuổi đến 50 ngày tuổi 19

4.2.3.1. Tăng trưởng theo khối lượng của cá Chạch bùn Đài Loan 19

4.2.3.2. Tăng trưởng theo chiều dài của cá Chạch bùn Đài Loan 21

4.2.4. Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phân hóa tăng trưởng của cá Chạch bùn Đài Loan hương từ 21 ngày tuổi đến 50 ngày tuổi 22

4.2.4.1. Sự phân hóa tăng trưởng theo khối lượng 22

4.2.4.2. Sự phân hóa tăng trưởng theo chiều dài 24

CHƯƠNG 5 25

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 25

5.1. Kết luận 25

Tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá giảm dần khi độ mặn tăng. Tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 5‰ cao nhất, kế đó là tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức đối chứng và thấp nhất là tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 15‰. 25

Sự phân hóa tăng trưởng của cá xảy ra ở tất cả các nghiệm thức độ mặn. Nhưng khi độ mặn càng tăng thì tỷ lệ cá nhỏ càng tăng và ngược lại. 25

5.2. Đề xuất 25


PHỤ LỤC A A1

PHỤ LỤC B B1

PHỤ LỤC C C1

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 4.1. Kết quả xác định ngưỡng độ mặn của cá trong thời gian thí nghiệm 13

Bảng 4.2. Biến động nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm 14

Bảng 4.3. Biến động pH trong thời gian thí nghiệm Error: Reference source not found

Bảng 4.6. Tăng trưởng khối lượng của cá Chạch bùn Đài Loan 19

Bảng 4.7. Tăng trưởng chiều dài của cá Chạch bùn Đài Loan Error: Reference source not found

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1. Hình thái bên ngoài cá Chạch bùn Đài Loan 2

Hình 3.1. Hệ thống bể thí nghiệm 8

Hình 3.2. Sơ đồ thuần hóa độ mặn 9

Hình 3.3. Hệ thống bể thí nghiệm 10

Hình 4.4. Biến động NH3 trong thời gian thí nghiệm 17

Hình 4.5. Tỷ lệ sống của cá Chạch bùn Đài Loan 18

Hình 4.8. Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng theo khối lượng của cá ở các nghiệm thức 23

Hình 4.9. Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng theo chiều dài của cá ở các nghiệm thức 24

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long

ASTT: Áp suất thẩm thấu



tải về 2.41 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương