Cage culture of basa bocourti, basa catfish conditions for food safety



tải về 42.73 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích42.73 Kb.
#4050
TIÊU CHUẨN NGÀNH

28TCN176:2002

CƠ SỞ NUÔI CÁ BA SA, CÁ TRA TRONG BÈ - ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CAGE CULTURE OF BASA BOCOURTI, BASA CATFISH - CONDITIONS FOR FOOD SAFETY

LỜI NÓI ĐẦU:

28 TCN 176 : 2002 (Cơ sở nuôi cá Ba sa, cá Tra trong bè - Ðiều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm) do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II biên soạn theo đề nghị của Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số : 02/2002/QÐ-BTS ngày 23 tháng 01 năm 2002.



1. Ðối tượng và phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những điều kiện cơ bản để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở nuôi cá Ba sa, cá Tra trong bè bao gồm các công đoạn ương cá giống và nuôi cá thịt trên sông.



2. Giải thích thuật ngữ

Trong Tiêu chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau :

2.1 Nuôi cá trong bè : Hình thức nuôi cá mật độ cao theo phương thức công nghiệp trong bè đặt trên các dòng sông nước chảy liên tục.

2.2 Khử trùng: Biện pháp sử dụng hoá chất hoặc dùng các phương pháp vật lý, vi sinh ... tác động lên các bề mặt đã được làm sạch với mục đích loại bỏ hay giảm thiểu số kí sinh trùng, vi sinh vật gây bệnh cho cá.

2.3 Lô hàng: Một khối lượng sản phẩm thuỷ sản được nuôi trong những điều kiện gần giống nhau, theo cùng một quy trình công nghệ và trong cùng một khoảng thời gian.

2.4 Nguồn nước sạch : Nguồn nước không bị nhiễm các chất độc hại hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật vượt quá giới hạn quy định đối với vật nuôi thuỷ sản; đáp ứng được yêu cầu về hàm lượng ôxy hoà tan, độ trong, độ pH và hàm lượng hữu cơ cho đối tượng nuôi.



3. Quy định chung đối với cơ sở nuôi cá Ba ssa, cá Tra trong bè

3.1 Chọn vị trí đặt bè

3.1.1 Bè nuôi cá phải được đặt ở những khu vực sông có nguồn nước sạch đã được quy hoạch để phát triển nghề nuôi cá trong bè; tránh nơi tập trung đông dân cư và nơi tàu thuyền qua lại nhiều.

3.1.2 Bè nuôi cá chỉ được đặt ở những khúc sông có chiều rộng mặt sông lúc mức nước thấp nhất từ 70m trở lên.

3.1.3 Nơi đặt bè phải thoáng, có dòng chảy thẳng và liên tục với lưu tốc thích hợp khoảng từ 0,2 đến 0,5m/giây.

3.2 Cách đặt bè

3.2.1 Bè nuôi phải đặt cách bờ ít nhất là 10m dọc theo dòng nước chảy. Ðáy bè phải cách đáy sông ít nhát 0,5, vào lúc nước ròng.

3.2.2 Bè nuôi cá có thể đặt thành từng cụm bè, nhưng chiều ngang của cụm bè không được chiếm quá 30% chiều rộng mặt sông lúc mực nước thấp nhất tại khu vực đặt bè. Các bè khi đặt song song nhau phải cách nhau ít nhất là 5m; khi đặt nối đuôi nhau phải cách nhau ít nhất là 50m và đặt so le để đảm bảo dòng chảy thông thoáng.

3.3 Yêu cầu về chất lượng nước và môi trường nước nuôi

Các thông số, chất ô nhiễm và giới hạn cho phép trong nước sông nơi đặt bè cá phải theo đúng quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và chất ô nhiễm trong nước sông nơi đặt bè cá

STT

Thông số, chất ô nhiễm

Ðơn vị

Giá trị thời hạn

1

pH

 

6,5 - 8,5

2

Ôxy hoà tan

mg/lít

5

3

BOD5 (20oC)

mg/lít

< 10

4

COD

mg/lít

< 10

5

NO3 - N

mg/lít

< 15

6

NH3 - N

mg/lít

< 1

7

Tổng số hoá chất bảo vệ thực vật (trừ DDT)

mg/lít

< 0,05

8

Coliform

MPN/100ml

< 10.000

9

Faecal coliform

MPN/100ml

< 1.000

10

Cadmi

m g/lít

0,80 - 1,80

11

Chì

mg/lít

0,002 - 0,007

12

Thuỷ ngân (tổng số)

m g/lít

0,10

13

Asen

mg/lít

0,02

3.4 Vật liệu đóng bè và thiết bị dụng cụ sản xuất

3.4.1 Vật liệu đóng bè phải đảm bảo được yêu cầu dễ làm vệ sinh, khử trùng và không gây nhiễm cho cá nuôi.

3.4.2 Thiết bị, dụng cụ để chế biến thức ăn và thu hoạch, bảo quản và vận chuyển cá phải được chế tạo bằng vật liệu không gỉ, không bị ăn mòn, dễ làm vệ sinh và khử trùng.

3.5 Kết cấu và bố trí các công trình trên bè

3.5.1 Bè nuôi cá được đóng theo dạng khối hộp chữ nhật. Trên bè cho phép bố trí các công trình phục vụ sinh hoạt và sản xuất như chỗ ăn nghỉ, nơi chế biến thức ăn, nhà kho, nhà vệ sinh ... Các công trình trên phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.5.2 Khu vực kho chứa nguyên liệu hoặc kho chứa thức ăn thành phẩm phải được che kín, cao ráo và thoáng; không ẩm ướt, dễ làm vệ sinh và khử trùng.

3.5.3 Khu vực chế biến thức ăn cho cá phải ở vị trí riêng biệt, đảm bảo điều kiện an toàn và giữ vệ sinh cho bè nuôi cá. Thiết bị, dụng cụ chế biến thức ăn như lò lửa, chảo nấu thức ăn, máy ép viên thức ăn và các dụng cụ chế biến khác phải được bố trí, lắp đặt để dễ kiểm tra, dễ làm vệ sinh và khử trùng.

3.5.4 Nhà vệ sinh

3.5.4.1 Phải bố trí đủ nhà vệ sình phù hợp với số lượng lao động việc trên bè. Số lượng hố xí được quy định cụ thể theo Ðiều 3.11.4.2 của Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 130:1998.

3.5.4.2 Nhà về sinh phải kín và tự hoại, được đặt ở cuối bè, đảm bảo không có bất kỳ mối nguy nào do phân người làm ô nhiễm môi trường và bè nuôi cá.



4. Quy định đảm bảo vệ sinh an toàn trong kỹ thuật nuôi

4.1 Chọn cá giống

Cá Ba sa và cá Tra giống để thả nuôi trong bè phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 170:2001

4.2 Xử lý cá giống trước khi thả

Trước khi thả cá giống để nuôi phải tắm cho cá bằng nước muối (NaCl) có nồng độ từ 2 đến 3% trong thời gian 10 - 15 phút để phòng bệnh ngoại ký sinh.

4.3 Thức ăn để nuôi cá

4.3.1 Thức ăn công nghiệp

Cơ sở nên sử dụng thức ăn viên công nghiệp để nuôi cá Ba sa và cá Tra vừa đảm bảo được vệ sinh môi trường lại giúp cá tăng trưởng nhanh. Thức ăn không được nhiễm Salmonella, nấm mốc độc (asperrgilus flavus), độc tố (aflatoxin).

4.3.2 Thức ăn tự chế biến

Khi sử dụng thức ăn tự chế biến để nuôi cá Ba sa và cá Tra, nguyên liệu để chế biến phải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và vệ sinh sau đây :

a. Thức ăn phải đủ thành phần dinh dưỡng và được nấu chín.

b. Nguyên liệu để chế biến có gốc động vật : cá tạp phải tươi, không bị ươn thối; bột cá phải đạt tiêu chuẩn làm thức ăn chăn nuôi theo TCVN 1644-86; cá tạp khô không có sâu, mọt, không nhiễm Salmonella.

c. Các nguồn nguyên liệu chế biến khác không nhiễm mốc gây bệnh và có sâu, mọt sống.

4.3.3 Quản lý chất lượng thức ăn

4.3.3.1 Không được dùng thức ăn để quá hạn sử dụng, kém chất lượng hoặc thức ăn đã bị nhiễm nấm mốc độc.

4.3.3. 2 Hàng ngày phải theo dõi tình trạng hoạt động, mức độ bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Phải loại bỏ lượng thức ăn dư thừa quá mức có thể gây nhiễm cho môi trường nuôi.

4.3.3.3 Thường xuyên phải kiểm tra để giữ gìn vệ sinh kho chứa thức ăn, kho nguyên liệu, khu vực chế biến thức ăn, thiết bị và dụng cụ chế biến thức ăn.

4.4 Phòng và trị bệnh cho cá

4.4.1 Trong quá trình nuôi phải luôn giữ nguồn nước sạch, bè cá hợp vệ sinh, lưới thông thoáng. Thường xuyên theo dõi môi trường bè nuôi. Nếu thấy môi trường xấu, cá kém ăn hoặc xuất hiện bệnh phải có biện pháp xử lý kịp thời.

4.4.2 Việc sử dụng thuộc phòng trị bệnh cho cá phải theo đúng những quy định về phòng bệnh cho cá nước ngọt nuôi lồng, bè theo Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 111:1998. Cơ sở chỉ được dùng những loại thuốc được phép sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản.

4.4.3 Cơ sở nuôi phải lưu trữ hồ sơ sau mỗi đợt sử dụng thuốc phòng trị bệnh cho cá. Trong hồ sơ phải ghi rõ ngày sử dụng, loại thuốc kháng sinh hoặc hoá chất sử dụng, cách điều trị, kết quả điều trị.

4.5 Quy định vệ sinh an toàn khi thu hoạch cá

4.5.1 Cơ sở chỉ được phép thu hoạch cá nuôi sau ít nhất 4 tuần kể từ khi ngừng sử dụng thuốc trị bệnh cho cá.

4.5.2 Cơ sở phải chấp hành lệnh cấm thu hoạch của cơ quan kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản trong trường hợp các thông số về vệ sinh an toàn của môi trường nuôi vượt quá giới hạn. Khi thu hoạch, cơ sở phải chấp hành những quy định trong thông báo của cơ quan kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản.



5. Quy định về công tác vệ sinh an toàn trên bè nuôi cá

5.1 Vệ sinh cá nhân

5.1.1 Mọi công nhân khi lao động trên bè nuôi cá phải mặc quần áo bảo hộ lao động.

5.1.2 Những người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc đang bị bệnh nhiễm trùng không được phép làm việc trên bè nuôi cá.

5.1.3 Người làm việc trên bè nuôi cá hàng năm phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ một lần. Hồ sơ theo dõi sức khoẻ của công nhân phải được lưu giữ tại cơ sở để có thể xuất trình kịp thời khi cơ quan kiểm tra yêu cầu.

5.2 Vệ sinh bè và dụng cụ sản xuất

5.2.1 Hàng ngày cơ sở nuôi cá phải làm vệ sinh các khu vực sản xuất và sinh hoạt trên bè. Thiết bị, dụng cụ sản xuất phải thường xuyên được vệ sinh và khử trùng. Hàng tuần phải tiến hành tổng vệ sinh, không để ứ đọng chất thải, rác rưởi xung quanh bè nuôi.

5.2.3 Công nhân lao động trên bè nuôi cá phải được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về lây nhiễm và các mối nguy có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.



6. Kiểm soát nguồn nước và môi trường nuôi

6.1 Trong quá trình nuôi, cơ sở phải theo dõi và lưu trữ đầy đủ kết quả kiểm soát các chỉ tiêu đảm bảo vệ sinh an toàn của môi trường nước nuôi như vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, hoá chất bảo vệ thực vật, ...

6.2 Khi nước sông bị nhiễm bẩn bởi chất thải sinh hoạt hoặc chất thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp hoặc hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, cơ sở nuôi phải kéo bè cá đến nơi có nguồn nước sạch.

7. Lưu giữ hồ sơ

7.1 Cơ sở nuôi cá Ba sa, cá Tra trong bè phải theo dõi và lưu giữ các số liệu kiểm soát của cơ quan kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản.

7.2 Hồ sơ được lưu giữ trong bộ hồ sơ kiểm soát chất lượng. Thời gian lưu giữ trong vòng một năm kể từ sau thu hoạch sản phẩm nuôi.

7.3 Mỗi lô hàng thuỷ sản được bán ra thị trường hoặc cơ sở chế biến phải có mã số lô và các thông tin sau :

a. Tên và địa chỉ cơ sở nuôi;

b. Ngày thu hoạch,

c. Số lượng thu hoach;

d. Mã số của lô hàng.



7.4 Hồ sơ kiểm soát chất lượng phải luôn có sẵn tại cơ sở nuôi để cung cấp cho cơ quan quản lý khi được yêu cầu.

tải về 42.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương