CÁC cưỚc á châu thái bình dưƠng chuẩn bị chiến tranh đẾN ĐÂu rồI ?



tải về 288.71 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích288.71 Kb.
#35370
  1   2   3   4
CÁC CƯỚC Á CHÂU THÁI BÌNH DƯƠNG

CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH ĐẾN ĐÂU RỒI ?

Bài viết này là tổng kết tình hình thế giới trong ba tháng qua đồng thời trình bày rõ hơn về một vài điều đã được sơ lược nêu ra trước đây.Theo sự đánh giá đối chiếu liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của tình hình thế giới, kể cả việc đối chiếu với các diễn biến liên quan đến lịch sử Hội Kín cùng các bí mật ít được nói tới trong chỗ công khai. Dựa trên đánh giá tình hình cụ thể thì năm 2013 là một năm ghi dấu nhiều biến cố lớn đối với nhân loại này, các chuẩn bị từ thấp đến cao hiện nay cho thấy rất thống nhất để trùng phùng vào thời điểm nói trên. Dù vậy đúng hay sai vẫn là điều mà mỗi người trong chúng ta cần cẩn trọng theo dõi đánh giá tình hình, hiện vẫn đang diễn biến từng ngày. Cục diện toàn cầu ngày càng nóng mãi lên, để đúng lúc chiến tranh lớn tất yếu phải sảy ra giữa các thế lực lớn tại Á Châu Thái Bình Dương, có như vậy mới giải quyết được mâu thuẫn do lịch sử nhân loại để lại.


Ngay cả khi một tình huống như vậy sảy ra, tương lai thế giới trong giai đoạn chuyển tiếp này vẫn còn nhiều bất trắc trước khi văn minh mới được xây dựng trọn vẹn trên hành tinh này. Thiển nghĩ chúng ta nên cẩn trọng theo dõi các biến chuyển thế giới vào thời điểm đầy bất trắc này để chọn cho dân tộc một hướng đi thật thích hợp.
Tác giả: Lê Văn Xương

Kể từ khi Bắc Kinh công khai tuyên bố chủ quyền bất khả tranh cãi của họ đối với 85% diện tích vùng Biển Đông Nam Á, mà Bắc Kinh gọi là vùng biển Lưỡi Bò, cả thế giới bắt đầu nhìn Bắc Kinh với con mắt khác. Từ sau thời điểm đó, mối quan hệ giữa một quốc gia thứ ba với bất cứ quốc gia nào có đường ranh giới trên biển hay trên đất liền với Tầu trở nên rất tế nhị và dễ gây va chạm do thái độ hằn học của Bắc Kinh, thậm chí sẵn sàng gây ra các sự cố ngoại giao với bất cứ nước nào kể cả Mỹ. Vụ tầu thăm dò thuộc Hải Quân Mỹ Impeccable di chuyển trong vùng hải phận của VN bị chiến hạm của hải quân Tầu cố tình đụng chạm làm đứt cable thăm dò cũng đủ nói lên điều đó, vụ HKMH Mỹ di chuyển trong vùng bị tiềm thủy đỉnh thuộc Hải Quân Hán quấy rầy, vụ máy bay do thám thuộc Hải Quân Mỹ EP3 đụng độ với máy bay chiến đấu thuộc không quân Tầu khiến máy bay EP3 phải đáp khẩn cấp xuống sân bay quân sự Hải Nam, để quân đội Tầu làm thịt hầu ăn cắp kỹ thuật, khi trả lại cho phía Mỹ, hầu như chỉ còn vỏ tầu mà thôi, để mấy năm sau Tầu khoe là đã chế tạo được máy bay do thám tầm xa bao phủ khắp vùng Ấn Độ Dương, Châu Phi cũng như một nửa Thái Bình Dương. So với các vụ lớn đó thì các vụ hải quân Tầu ngụy trang như những kẻ cướp biển thực hiện cướp bóc đối với ngư dân VN đánh cá ngoài khơi chỉ là truyện nhỏ.


Bắc Kinh một khi đã tuyên bố chủ quyền trên 85% diện tích trên biển của vùng biển ĐNA, thì những hành động của Bắc Kinh thực chẳng có gì lạ, cái lạ là Bắc Kinh đã cố tình hành động như con thú hoang dã đối với thế giới vào thời điểm này của lịch sử. Như vậy đằng sau hậu trường chính trị thế giới, Bắc Kinh tự biết là đã bị đẩy đến đường cùng rồi, hoặc giả Bắc Kinh đang ra sức khai thác lợi thế quân sự, chính trị kinh tế khi Âu Mỹ đang đi vào vòng suy thoái lâu dài chưa lối thoát.

Nhìn trên mặt nổi, Mỹ vẫn thâm thủng thương mại với Bắc Kinh hàng năm trên 200 tỷ dollar, trị giá công trái Mỹ do Tầu nắm giữ ngày càng tăng, lúc này đã lên đến khoảng 1,100 tỷ dollar, tổng số tiền mà tư nhân Tầu chuyển vào Mỹ đã lên đến con số trên 6,000 tỷ dollar. Nhìn trên khía cạnh kinh tế tài chánh, Mỹ cũng như Âu Châu đang suy yếu vì nợ ngập đầu, tỷ lệ thất nghiệp cao trên 9%, tỷ lệ phát triển tại Mỹ trong năm 2011 được điều chỉnh lại theo dự kiến trước đây là 2.7% nay dự kiến chỉ còn 1.7%, sang năm 2012 ra sao chả ai biết cụ thể. Nhưng mới hôm qua trong hội nghị giữa các tổ chức tài chánh thế giới họp tại Bắc Kinh, các cấp lãnh đạo đã đưa ra dự báo là: “kinh tế thế giới đang đi vào giai đoạn nguy hiểm” như thế tỷ lệ thất nghiệp tại Âu Mỹ vẫn chưa thể giảm xuống dưới 8% trong năm tới được, các nền kinh tế Âu Mỹ vẫn tiếp tục bị lao đao, trong khi kinh tế Hoa Lục tiếp tục tăng ào ạt đến trên 9%. Phải chăng Bắc Kinh nhận thấy đây là cơ hội lớn để Bắc Kinh ra tay đánh địch để chiếm lấy quyền làm chủ vùng biển Đông Nam Á như bước đầu thực hiện kế hoạch mở rộng lãnh thổ trên biển thuộc tuyến hải đảo thứ nhất, như các giới chức Bắc Kinh đã dự kiến.


Kế sách chiến lược của Bắc Kinh về mặt quân sự đã được tôi đề cập đến trong bài viết mới đây đã được anh Toàn post trên web site, bài viết ngắn này chỉ cập nhật các bước tiến mới liên quan đến các bước chuẩn bị chiến tranh của Bắc Kinh cùng các nước xung quanh nhằm đáp ứng lại với chủ trương hiếu chiến của Bắc Kinh. Cũng đã hơn một lần, tôi nói đến nồng độ chiến tranh trong vùng Á Châu Thái Bình Dương, nồng độ đó chỉ tăng chứ không thể giảm được. Vào lúc này nồng độ chưa vượt qua con số 50% theo thang điểm dẫn đến chiến tranh lớn, nhưng chả ai thực sự biết điều gì sẽ sảy ra khi các bên liên quan đều đang ra sức gấp rút trang bị quân đội một cách công khai, không hề dấu diếm cứ y như là chiến tranh là tất yếu phải tới như định mệnh nghiệt ngã mà Á Châu phải gánh chịu vào đầu thế kỷ 21 này. Đó là tất yếu lịch sử mà Á Châu phải trải qua để giải quyết một lần sau chót các tồn đọng do lịch sử Á Châu đã để lại từ mấy ngàn năm nay. Ngẫm nghĩ lại, Âu Châu trong thế kỷ 20 cũng đã trải qua thế kỷ nghiệt ngã để có Âu Châu thống nhất như ta thấy hôm nay, Á Châu chẳng thể tránh được thời kỳ nghiệt ngã ấy của lịch sử.
1 – ƯỚC TÍNH CHIẾN LƯỢC CỦA HÁN.
a - Tiềm năng quân sự của Hán.
Tiếp theo sau tuyên bố chủ quyền 85% đối với vùng biển Đông Nam Á, được coi là bạch thư quốc phòng trên biển Thái Bình Dương. Bạch thư Quốc Phòng của Bắc Kinh, được công bố cứ mỗi hai năm, được phát hành năm 2010 dự trù ngân sách quốc phòng của Hán tăng 12.5% mỗi năm, theo dự trù đạt đến con số 100 tỷ dollar đứng hàng hai trên thế giới sau Mỹ.

Đánh giá Quốc Phòng năm 2010 của Bắc Kinh nêu rõ là:

a/ thế giới đang trong thời kỳ biến đổi và điều chỉnh lớn. b/ đây là thời kỳ phức tạp và uy hiếp có tính truyền thống và phi truyền thống c/ xây dựng đất nước giầu và quân đội amnhj là ưu tiên hàng đầu của các cấp lãnh đạo.d/ quân đội hùng mạnh nhờ khoa học kỹ thuật (khoa kỹ cường quân).

Qua nhận thức này, lãnh đạo T/C cho rằng hiện nay T/C đang phải đối diện với uy hiếp có tính phức tạp, đa dạng, cụ thể là phải đối phó với cạnh tranh có tính chiến lược của Mỹ, vừa phải đối đầu với nguy cơ có tính phi truyền thống như các động loạn xã hội do khủng bố, cách mạng của đại chúng, hỗn loạn về thông tin, vũ khí hạch nhân có thể rơi vào tay phiến loạn, các thiên tai bất ngờ khác…

Về điểm b, điều mà Hồ Cẩm Đào sợ nhất là sự kết hợp và kích thích lẫn nhau giữa hai nguồn uy hiếp truyền thống và phi truyền thống.Nếu việc này sảy ra, có thể làm chao đảo nền tảng căn bản của chính quyền do Đảng CS lãnh đạo, phá vỡ toàn hệ thống (trích báo cáo hoạt động của Đảng CS Trung Cộng của Ngô Bang Quốc tại hội nghị đại biểu toàn quốc ngày 10 tháng 3-2011. Tóm lại Bắc Kinh sợ nhất là một sự uy hiếp phi truyền thống bất ngờ nào đó đưa đến sự nghi hoặc đối với các chủ trương của Bắc Kinh khiến Mỹ có cớ để can thiệp.
Tiếp theo việc đề xuất đánh giá chiến lược của Đảng CS Tầu trước nguy cơ nổ ra một cuộc chiến lớn trong vùng, Bắc Kinh mở rộng khai triển chủ trương thực hiện quân sự hóa đất nước theo cách mà Thủ Tướng Otto von Bismarck của nước Đức đã làm hồi giữa thế kỷ 19 (năm 1862 ông được cử làm Thủ Tướng của nước Phổ nay là nước Đức để tiến hành quân sự hóa nước Đức, sau đó kết hợp với Áo và Hungaria để hình thành liên minh tay đôi, trước khi hình thành Liên Minh tay ba bao gồm cả Ý Đại Lợi vào năm 1882) hoặc gần gũi hơn là bài học của Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 khi Nhật canh tân và đi vào con đường quân sự hóa, để dẫn đưa cả Đức lẫn Nhật đi vào thế chiến II. Thực ra trong chế độ CS vốn đã là chế độ quân sự hóa xã hội rồi, nhưng đó là quân sự hóa lỗi thời lạc hậu. Cách thức mà Bắc Kinh tiến hành quân sự hóa như hiện nay mang tính hiện đại hơn vì dựa vào nền tảng của kinh tế thị trường do Nhà Nước nắm quyền chi phối có kết hợp với tư nhân, quốc ngoại hay quốc nội, nhưng cũng là các nhánh khác nhau liên hệ gia tộc với các nhóm lãnh đạo chóp bu của Đảng CS tại Bắc Kinh cùng các địa phương lớn (như Thượng Hải, Hàng Châu, Quảng Đông), cho nên việc quân sự hóa nước Tầu ngày nay mang sắc thái kiểu của Đức hay Nhật trước đây vậy.
Chủ trương này được thể hiện cụ thể khi hệ thống giáo dục cùng tuyên truyền của Bắc Kinh tập trung nỗ lực xây dựng lớp trẻ em từ mẫu giáo quen với công tác quân sự.Tờ Quảng Châu Nhật Báo hôm 1 tháng sáu-2011 đưa tin là: “ngày 31-5 vừa qua các em bé ở trường mẫu giáo được đưa đi tham quan căn cứ quân sự trong vùng, đa số các trường khác tại Quảng Châu cũng như cả nước Tầu cũng bắt chước làm theo. Rõ ràng Hán đang ra sức hướng xã hội vào con đường quân sự hóa để chuẩn bị chiến tranh.
Song song với các chuẩn bị đối với dư luận của xã hội Hoa Lục, khi Đảng CS chánh thức nói lên các đe dọa từ bên trong lẫn bên ngoài là các kế hoạch tái cấu trúc lại quân đội theo hướng vừa đáp ứng với nội loạn, vừa chuẩn bị can thiệp ra bên ngoài biên giới của Hán từ mọi hướng một khi chiến sự nổ ra.

Theo chiều hướng mới này, Bắc Kinh cho giảm thiểu từ 7 Đại Quân Khu như đã tồn tại từ khi Mao thống nhất Hoa Lục đến nay, xuống còn 4 Đại Quân Khu Chiến Lược Địa Phương theo bốn hướng: Bắc, Nam, Đông, Tây, thêm vào đó một Đại Quân Khu Trung Ương cùng các Bộ Tư Lệnh Liên Hợp. Khái niệm về Bộ Tư Lệnh Liên Hợp không được các nhà quân sự Bắc Kinh định nghĩa rõ ràng, nhưng so với tình hình hiện nay, các Bộ Tư Lệnh như vậy có thể được so sánh với hình thức các Bộ Tư Lệnh chuyên biệt thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ, vừa làm công tác tham mưu cố vấn cho các Bộ Tư Lệnh chiến trường, vừa trực tiếp thực hiện các chiến dịch quân sự độc lập, như kiểu CyberCom mới được thiết lập tại Bộ Quốc Phòng Mỹ. Bắc Kinh coi lực lượng tin tặc là nỗ lực chính nhằm thâu thập tin tình báo kinh tế, chính trị, quân sự, kỹ thuật, hiện bao gồm cả trăm ngàn tay hackers Tầu, do bốn trường đào tạo chuyên biệt thuộc Quân Ủy Trung Ương Tầu lồng trong các Viện Đại Học dân sự. Các Bộ Tư Lệnh Liên Hợp của Tầu như kiểu: Bộ Tư Lệnh lực lượng đặc biệt, Bộ Tư Lệnh lực lượng viễn chinh Phương Nam chủ yếu bao gồm lực lượng Hải Quân, cùng Thủy Quân Lục Chiến…hoặc Bộ Tư Lệnh hỏa tiễn hạch nhân chiến lược. Các Bộ Tư Lệnh Liên Hợp đó có nhiệm vụ phối hợp yểm trợ cho các chiến dịch quân sự, kinh tế, văn hóa cho các Bộ thuộc chính phủ, các Tổng Công Ty của Tầu hoặc các Bộ Tư Lệnh chiến trường do bốn Đại Quân Khu thực hiện tại hải ngoại cũng như trong nước Tầu.


Về trang bị Bắc kinh hiện có:

  • Pháo Binh (hỏa tiễn hạch nhân chiến lược) gồm 27 lữ đoàn) bao gồm: đơn vị hỏa tiễn DF31, DF 31A, DF 32 là loại ICBM (intercontinental ballistic missile) được biết hiện nay có 75 hỏa tiễn trong đó một vài hỏa tiến đa đầu bắt đầu được sản xuất đem vào xử dụng (loại này tương đương với đầu đạn W 92 của Mỹ, Liên Xô cũng sản xuất loại hỏa tiễn này, thường mang 10 đầu đạn nguyên tử có khả năng nhắm đánh 10 mục tiêu khác nhau, thường được biết dưới tên là multiple intertargetable reentry vehicle (MIRV’s).

  • Hải Quân gồm 225,000 quân, tầu ngầm nguyên tử loại Tấn 2 chiếc đang đóng thêm 3 chiếc nữa, loại Minh 20 chiếc, loại Tống 13 chiếc, loại Nguyên 4 chiếc. Tuần Dương Hạm trang bị hỏa tiễn đối không 13 chiếc, trang bị hỏa tiễn đối biển 65 chiếc, Hàng Không Mẫu Hạm một chiếc, dự trù trong vài ba năm tới sẽ có chiếc thứ hai.

  • Không Quân có quân số từ 300,000 đến 330,000 bao gồm 1687 chiến đấu cơ các loại gồm 986 chiếc J10, 144 chiếc J11, 22 chiếc Sukhoi S27, J11B 24 chiếc.

  • Lục Quân có quân số 1.6 triệu trang bị 2950 thiết giáp, trực thăng loại 29WWL 100 chiếc, loại Z9W gồm 26 chiếc.

  • Bên cạnh các Quân chủng truyền thống, ta cần phải kể đến Bộ Tư Lệnh Chiến Tranh Trên Mạng trực thuộc quân đội Tầu thông qua bốn trung tâm đào tạo hackers tại bốn Viện Đại Học dân sự, nâng tổng số quân số được Bắc Kinh điều động trong lãnh vực quân sự này lên đến con số vài trăm ngàn, được phân tán và ngụy trang dưới rất nhiều tổ đặc công khác nhau nhằm che dấu lý lịch khi chúng được lệnh tung ra các cuộc tấn công vào các mục tiêu được chọn lựa bởi chính Quẩn Ủy Trung Ương Tầu. Các mục tiêu đó chủ yếu nhắm vào hạ tầng cơ sở của đối phương (như hệ thống nước, điện điện thoại, hệ thống chỉ huy). Tuy phân tán nhưng các tổ này hoạt động dưới sự phối hợp giám sát của một Bộ Tư Lệnh duy nhất trực thuộc Quân Ủy Trung Ương của quân đội Bắc Kinh.

  • Ngoài ra cần phải kể đến mạng lưới dầy đặc của hệ thống tình báo hải ngoại được đặt dưới quyền điều phối trực tiếp của Quân Ủy Trung Ương, có nhiệm vụ thứ nhất: chuyên ăn cắp kỹ thuật tại các c nước Âu Mỹ, cũng như thâu thập các tin tức nhạy bén khác tại các nước khác , thứ hai: bộ phận xâm nhập dưới các chiêu bài đầu tư trực tiếp hay gián tiếp dưới mọi hình thức khác nhau, để Bắc Kinh thực hiện kế hoạch xâm lăng trá hình được khoác cho cái vỏ chuyên viên đến nước khác tham dự các dự án đầu tư tại chỗ. Các công ty này thực tế trực thuộc Quân Ủy Trung Ương Tầu, đa số các giới chức quản trị đều là các cựu sỹ quan quân đội hoặc các viên chức tình báo trá hình.

  • Trong lãnh vực không gian, Bắc kinh dành tối đa nỗ lực mua kỹ thuật của Nga, kết hợp với mạng lưới gián điệp kỹ thuật kinh tế ăn cắp kỹ thuật của các nước Phương Tây để xây dựng mạng lưới vệ tinh viễn thông và giám sát của riêng mình với tham vọng mau đạt được trình độ kỹ thuật ngang bằng với Phương Tây, độc lập trong mạng lưới truyền thông cũng như giám sát các hoạt động trên phạm vi toàn cầu, có như vậy thì quân lực Hán mới phát huy được tác dụng tránh được mọi sự nhòm ngó của các đối thủ chiến lược. Chính đây mới là mối lo canh cánh bên lòng của giới cầm quyền Bắc Kinh.

  • Đạo quân chính quy của Hán được hỗ trợ bởi gần 100 triệu quân trừ bị địa phương của Hán, có khả năng tràn ngập lân bang nào đó mỗi khi tình hình tại chỗ đòi hỏi Hán cần hành động như vậy nhằm bảo đảm chiến thắng cuối cùng của Hán, cho dù cục diện chiến trường có diễn biến ra sao đi nữa thì cuối cùng Hán vẫn chiếm trọn các lân bang tiếp giáp với Hán, đặc biệt trong vùng Trung Á là nơi đất rộng người thưa, hoặc các nơi rừng núi dọc biên giới phía nam của Hán băng qua Miến Điện Thái Lan, lào, Việt Nam.

  • Nhìn tổng thể như vậy đủ cho thấy, việc Hán tổ chức xã hội hiện nay, thực tế chẳng có gì mới, vẫn học bài học về Jap Inc, hay American Inc để xây dựng China Inc được ngụy trang dưới chủ trương mới gọi là Tư Bản Nhà Nước cho phù hợp với nhà nước CS đã tồn tại từ Cách Mạng Vô Sản đến nay. Thực tế đó chỉ là ngụy trang của chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc.

Nếu xét về quân đội quy ước, sức mạnh kinh tế cùng trình độ khoa học kỹ thuật cũng như tổ chức xã hội Hoa Lục mà xét thì quả thực cho dù Hán có tăng thêm dăm ba HKMH nữa thì Hán cũng chẳng đe dọa được thế giới để dành quyền làm chủ Thái Bình Dương. Nếu so sánh với Nhật hồi Thế Chiến II, Mỹ đã cố tình làm ngơ để Nhật ăn cắp kỹ thuật chế HKMH cũng như cách điều khiển HKMH, để Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941, lúc đó Nhật đã có sẵn 6 HKMH trong khi Mỹ chỉ để tại Thái Bình Dương có 3 HKMH mà thôi, nhưng chỉ 6 thăng sau Mỹ lật ngược thế cờ khi Mỹ chỉ với 3 HKMH đánh một trận tại Midway, Nhật bị đánh đắm 4 HKMH là các chiến hạm tham gia trận oanh tạc trân Châu Cảng năm 1941, cùng các Đô Đốc Nhật chỉ huy cuộc oanh tạc này. Hoa Lục ngày nay cũng chỉ mới có một HKMH, chủ yếu sức mạnh của hạm đội hải quân Hán là số khoảng trên 60 tầu ngầm các loại mà thủy thủ đoàn cũng như hệ thống chỉ huy giám sát vẫn chưa trải qua các cuộc sát hạch lớn như hải quân Nhật đã trải qua trước khi đụng độ với Mỹ trong thế chiến II (đánh tan hạm đội Nga tại Đối Mã năm 1905). Chính đó là lý do khiến các cấp lãnh đạo Bắc kinh không ngừng lên tiếng nói rằng: “Việc Bắc Kinh tăng cường vũ trang chỉ nhằm mục tiêu hòa bình, phù hợp với sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh và chẳng đe dọa ai”


Thực tế đã cho thấy là như Nhật hay Đức sau thế chiến phát triển vũ bão, trong thời gian dài kinh tế Nhật đứng hạng hai sau Mỹ, nhưng Nhật hay Đức đâu cần đạo quân có quy mô lớn phù hợp với quy mô của kinh tế Đức hay Nhật đâu. Nếu Nhật hay Đức hành động như vậy, ngay tức khắc sẽ dẫn đến chiến tranh lớn tại Âu Châu với Liên Xô, và khi đó mọi nỗ lực do Mỹ khởi xướng từ đầu thế kỷ 20 nhằm ổn định Âu Châu trở nên vô nghĩa sao. Nay Bắc Kinh tuyên bố như vậy, tức là bắc Kinh đã muốn đi vào vết xe đổ mà trước đây Nhật và Đức, kể cả Nga cũng đã đi vào vào thất bại. Việc này thực ra đi đúng theo hướng phát triển của lịch sử Hán mà thôi.
Hẳn nhiên Bắc Kinh hiểu rõ sức mạnh tiềm ẩn của mình, sức mạnh đó do lịch sử Hán để lại cũng như do tình hình thế giới trong thế kỷ 20 đã tạo cho Hán các lợi thế tối cần thiết để Hán bành trướng đồng thời đòi chia đôi thế giới với Mỹ, đẩy cả Âu Châu, Nhật Bản xuống thành các cường quốc hạng hai trong bàn cờ thế giới này. Dựa trên nhận định này, việc Hán tăng cường tối đa mọi lãnh vực quốc phòng cùng khoa học kỹ thuật chính là nhắm mục tiêu lớn đó. Do thế, ta cần tìm hiểu về sức mạnh tiềm ẩn của Hán, điều mà trên diễn đàn, tôi vẫn thường hay nói đến phục binh của Hán chính là theo ý này.
b – Phục Binh của Hán.
Người Việt mắc phải sai lầm rất lớn là không dám tính truyện lâu dài (vì chỉ quen suy nghĩ nhỏ).Muốn tính truyện lâu dài cần nhìn lịch sử trong thể thống nhất toàn diện cả ngàn năm đề thấy hướng đi, trong vài trăm năm để thấy sức mạnh của một thế lực nào đó để ta biết mà hành xử cho đúng. Khi quan sát lịch sử Hán hay Mỹ hoặc Nhật, nếu chỉ nhìn vài ba chục năm thực chẳng thấy gì đâu. Những nhà chiến lược tầm cơ quốc tế đều là những người biết nhìn lịch sử hàng nhiều ngàn năm, biết chuyển biến của cục diện một khu vực hay toàn cầu vài ba trăm năm, để trên căn bản đó dự kiến tương lai, biết tỏ tường mỗi thế lực khác nhau sẽ hành động thế nào, kế sách cụ thể ra sao, thời điểm nào sẽ phải sảy ra biến cố nào mới thực phù hợp với điều kiện tiến hóa khách quan.Trên nền tảng đó ta duyệt xét lại thế mạnh của Hán không phải để sợ mà để biết cách trấn áp Hán. Chiến lược lớn đòi hỏi suy nghĩ lớn là vậy.
Tương quan giữa Hán với các lân bang phía nam thay đổi khi nhà Thanh đánh bại nhà Minh nắm quyền cai trị Hoa Lục vào năm 1644, đã đẩy hàng loạt cánh Minh Hương đi lưu vong xuống phía nam dọc theo duyên hải VN. Các đợt thiên di này, lúc đầu là do các cựu quan lại nhà Minh thực hiện thuần túy vì lý do chính trị muốn phục thù cho nhà Minh, sau đó trở thành di dân kinh tế, từ di dân kinh tế trở thành làn sóng xâm lăng trong điều kiện các nước phía nam bị mất chủ quyền về tay các thế lực thực dân Âu Châu nên hoàn toàn không thể đề phòng chống lại làn sóng xâm lăng này của Hán xuất phát từ Hoa Nam là chủ yếu sau đó bao gồm cả tộc Hán ở phía bắc Hoa Lục. Các thế lực Âu Châu khi khai thác thuộc địa tại ĐNA chiếm được 1$ tiền lời thì cánh Hoa Kiều tại chỗ chiếm được 1$50, nông gia các nước chỉ chiếm được 1$00 mà thôi. Cánh Hoa kiều này tuy ít nhưng nắm toàn bộ huyết mạch kinh tế ĐNA là vậy. Cụ thể như tại Phi Luật Tân vào thế kỷ 17 đã có cộng đồng Hoa Kiều tại Manila sống rất giầu có nhờ buôn bán tiền Mễ Tây Cơ với đồng tiền do nhà Minh, nhà Thanh cho lưu hành. Các nhóm Hoa Kiều này, trên bước đường lưu vong luôn dừng chân tại nước ta đầu tiên trước khi đến định cư tại các nước khác trong vùng trước khi di chuyển đến các xứ khác như Âu Châu, Mỹ, Úc cũng như Nam Mỹ để hình thành nước Tầu Hải Ngoại như ta dã biết. Nước Hán hải ngoại mới thực sự là phục binh của Bắc Kinh để Bắc Kinh quyết liệt chủ trương thôn tính thế giới.Trên căn bản đó, khi hai thế chiến bùng phát tại Âu Châu cùng với chiến tranh lạnh suốt 45 năm trong thế kỷ 20 đã tạo điều kiện để Hán củng cố thế lực tại Hoa Lục cũng như khắp nơi trên thế giới. (đặc biệt từ sau năm 1972 khi thông cáo chung Thượng Hải được ký kết đã mở đường cho Mỹ dành quá nhiều ưu đãu cho Hán bất kể Hán chủ trương bành trướng))
Lịch sử Hội Kín đã đạt được nhiều thành quả, nhưng cũng lắm sai lầm nghiêm trọng, một trong các sai lầm đó là đã đẩy chủ nghĩa CS đi vào nước Nga-nông nghiệp-bành trướng theo đúng lịch sử của Nga. Từ lãnh địa Nga chủ nghĩa CS đã lan đến Á Châu trong điều kiện Hán đang nóng lòng muốn khôi phục lại niềm tự hào xưa, thế là bài học CS áp dụng trong xã hội nông nghiệp Á Châu được Mao ứng dụng tuyệt đối với sự tiếp tay của Quốc Tế III mà thực chất chính là chủ nghĩa bành trướng Nga. Nga-Hoa CS hợp lực nhằm đánh bại chủ nghĩa đế quốc Tây Âu, nhưng thực ra lại là củng cố chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc. Các mưu kế sau này thực ra chỉ nhằm sửa chữa một sai lầm chết người trong quá khứ mà thôi. Lenin trước khi chết có nói là ông rất ân hận khi đem chủ nghĩa CS vào nước Nga, đó cũng là tâm trạng của cấp lãnh đạo cao nhất của Hội Kín Cựu Dòng Tên là tổ chức đã hình thành Tổng Đàn Illuminati.
Mao ôm lấy chủ nghĩa CS như vũ khí tối hảo trong việc Hán Hoa có một công cụ để nói truyện với mọi thế lực toàn cầu bất kể Nga, Mỹ hay Âu Châu hoặc Nhật Bản cũng như các Tổng Đàn Hội Kín Toàn Cầu. Quan sát chiến lược do Mao chủ trương từ thập kỳ 1930 đến khi chết cũng như những gì mà Đảng CS Hán tại Bắc Kinh thi hành trong thời gian qua đều thống nhất trong chủ trương đó, dĩ nhiên Bắc Kinh phải uyển chuyển tự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thế giới vào mỗi thời điểm khác nhau.
Trong thời thế chiến II, CS Mao hợp tác với cả Mỹ, Liên Xô cũng như với Tưởng nhưng vẫn không ngừng ra sức xây dựng mạng lưới tình báo tại khắp nơi trên thế giới đặc biệt nhắm vào khu vực ĐNA. Trong chiến tranh lạnh, Bắc Kinh vừa yểm trợ cho các đạo quân du kích trên phạm vi toàn Á Châu, vừa hợp tác với Liên Xô đánh Mỹ gián tiếp trong chiến tranh du kích tại ĐNA, sẵn sàng bỏ Liên Xô theo Mỹ khi Mỹ thỏa mãn yêu sách hầu như vô giới hạn của Mao (Bắc Kinh biết đánh canh bài này, biết tố khi cần, biết đánh xả láng để thâu lợi tối đa khi có thể được). Do thế, làm sao Đám CS Tầu hiện nay dám gạt bỏ hình tượng tiêu biểu của Mao đối với lịch sử Hán thời cận đại, cho dù mao là bạo chúa kiểu Tào Tháo kết hợp với Tần Thủy Hoàng, đã gây biết bao tội ác đối với dân Hán, nhưng với tính cách là con người chiến lược thì Mao cũng là tay có tài biết đánh bài lớn trên phạm vi toàn cầu.
Trong khi đánh với Pháp tại Đông Dương từ 1945 đến 1954, với Mỹ qua bình phong LHQ tại bán đảo Triều Tiên (1950-53), Mao tất hiểu rằng Mỹ mới là thế lực chính phía sau canh bài lớn tại Đông Dương mà VN là chiến trường chính. Trong cuộc chơi này, gián tiếp giữa CSVN với Mỹ từ 1954-75, Mỹ chỉ từ thua tới huề; nếu xét trên căn bản toàn cầu thì Bắc Kinh lại càng lợi to, vì Mao đã lợi dụng được sức mạnh Mỹ để quật ngã con gấu bắc cực là Nga-CS-bành trướng, vốn là kẻ thù phương bắc của Hán Hoa. Thế chiến lược trong cuộc cờ kéo dài suốt gần 100 năm qua chính yếu là ước tính chiến lược của Mao trong cuộc chơi lớn với thế lực Phương Tây bất kể là ai, bất kể hội kín nào. Điều này giải thích lý do tại sao, thứ nhất: Mỹ phải nhượng bộ Bắc Kinh về đủ thứ theo đòi hỏi của CS Hán Hoa cho đến lúc này, thứ hai: mọi sự chuyển hướng trong chính sách ngoại giao của Mỹ cũng như kế hoạch toàn cầu hóa cần được duyệt xét rất cẩn thận ngay từng chi tiết, thứ ba: khi Liên Xô tan rã vào năm 1990 cũng là thời điểm đánh dấu nước Tầu nổi lên thành thế lực chính trị quân sự cấp vùng, được nuôi dưỡng để ngày càng ra mặt đối đầu với Mỹ trên mọi trận tuyến.
Hán vốn biết rõ mục tiêu trong đường dài của mình cũng như mọi tình huống có thể diễn biến, kể cả tình huống xấu nhất là chiến tranh hủy diệt toàn diện thì xác xuất là Hán vẫn nắm quyền chi phối toàn cầu do dân số Hán vẫn là đa số so với tổng dân số toàn cầu còn sót lại sau cuộc tỷ thí tối hậu đó. Cho nên Hán sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu của mình theo lối Đức, Ý, Nhật hay Nga đã hành động trong thế kỷ 20 sau một vài cuộc chiến tuy lớn vào các thời điểm đó, nhưng cũng chỉ là chiến tranh vặt so với cuộc chiến sắp tới đây (số bom đạn xử dụng trong cuộc chiến VN lần II hơn số bom đạn xử dụng trong thế chiến II). Cho nên ước tính chiến lược của Hán cũng thực hiện kế sách trăm năm như quyền lực toàn cầu tính toán, cũng tính đến thế công, thế thủ và thế tương nhượng về chính trị, quân sự, cũng như kinh tế-tài chánh-tiền tệ để chuẩn bị chuyển giao tài sản từ tập thể sang tay tư nhân vốn là thân nhân của các cấp lãnh đạo chóp bu đảng CS Hán (cũng như Hà Nội) để các nhóm này vĩnh viến nắm quyền cai trị nước Hán cùng các lân bang theo dự trù của Hán, về lâu dài sẽ trở thành siêu cường hạng nhất trên thế giới này (có thể sau năm 2200). Trong cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, Hán tập trung khẳng định quyền làm chủ vùng biển Đông Nam Á cũng như các nước ĐNA như mục tiêu ngắn hạn được dự trù trong thời gian từ nay đến năm 2050, để sau 2050 các nước ĐNA sẽ trở thành từng tỉnh của Hán.
Tập San Foreign Affairs số tháng 9/10-2011 cho biết, theo đánh giá của Arvind Subramanian thì trong 20 năm tới, sức mạnh kinh tế (Global economic power bao gồm % world GDP, trade and net capital export) của Hán sẽ đứng hàng đầu thế giới Hán chiếm 18% sức mạnh kinh tế thế giới vào năm 2030, trong khi đó, Mỹ đứng hạng hai chiếm 10.1%, Ấn Độ hạng ba với 6.3%, lúc đó Hán tuy không giầu nhưng chẳng nghèo, tiêu chuẩn sống bằng nửa của người dân Mỹ, cao hơn so với tiêu chuẩn sống của Âu Châu ngày nay. (xin lưu ý bạn đọc, các con số nêu ra chỉ mới là mặt nổi của vấn đề phức tạp của kinh tế toàn cầu mà thôi). Liên quan đến khu vực đồng Euro, theo tin ghi nhận mới nhất, Đức có thể chấp nhận để Hy Lạp vỡ nợ để cứu đồng Euro; trong khi đó tại Ý Thủ Tướng Ý đệ trình Quốc Hội biện pháp cứu nguy kinh tế Ý, nếu không được Quốc Hội thong qua thì chính phủ Bellosculli có thể bị đổ. Khi hàng loạt sáo trộn chính trị xã hội sảy ra tại Âu Châu, các nước này phải mở cửa để đón nhận sự trợ giúp của Nắc Kinh về tài chánh để cứu khu vực đồng Euro. Đây là một vấn đề rất phức tạp khác liên quan đến kỹ thuật tài chánh/tiền tệ, (sẽ trở lại bàn thêm chi tiết khi thuận lợi.)
Ước tính chiến lược của Hán mới đây được cố tình hé lộ như một kiểu đe dọa về mặt tâm lý các lân bang, cũng như gởi đến cho Quyền Lực Toàn Cầu một thông điệp cụ thể mà Hán sẽ quyết tâm thực hiện trong 50 năm tới, thông qua bài viết của tác giả Zhao Yan do Ông Trần Quang dịch thuật sang tiếng Việt, được đăng trên tập san quốc phòng của Hán, ấn bản tiếng anh China Military Report với tiêu đề là: “Sáu cuộc chiến trong 50 năm tới của Trung Quốc”. Sáu cuộc chiến đó là:

  • Thống nhất Đài Loan (2020-25)

  • Thâu hồi các hải đảo tại Biển Đông (2025-30).

  • Thâu hồi Nam Tây Tạng (2035-40) tức là bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ cũng như Miến Điện, cùng các hải đảo thuộc chủ quyền của Ấn Độ thuộc dãy quần đảo Andaman và Nicobar trên Ấn Độ Dương phía tây Thái Lan.

  • Thâu hồi đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku) cùng Lưu Cầu (2040-45).

  • Thống nhất Ngoại Mông (2045-50).

  • Thâu hòi lãnh thổ bị Nga xâm chiếm (2055-60).

Cho dù bài viết của tác giả Zhao Yan là thật hay chỉ là đòn gió, nhưng diễn biến của tình hình hiện nay cho thấy, ước tính nêu trên là rất thật, tuy vậy thứ tự ưu tiên có thể thay đổi, thậm chí cả sáu cuộc chiến ấy có thể diễn biến cùng một lúc khi chiến tranh lớn giữa các thế lực lớn ở Á Châu sảy ra. Do thế các ước tính chiến lược của Hán thực tế cần được mở rộng trên quy mô toàn Á Châu, điều này phù hợp với khái niệm liên quan đến ước tính chiến lược của Hán về Tuyến Hàng Hải, thứ nhất là vùng biển Lưỡi Bò, tuyến thứ Hai kéo dài từ Nhật Bản xuống đến bắc Úc Đại Lợi.
Đây chính là khái niệm Đại Trung Hoa trong thế kỷ 21 theo cách mở rộng khái niệm do nhà Chu (1121BC-221BC) đề ra; theo đó nhà Chu nắm quyền ở trung ương, các chư hầu cai trị xung quanh luôn hướng về Hoàng Đế nhà Chu để được cắt đặt, sai phái, tấn phong mới có tính chính danh. Như vậy khái niệm này thực ra cũng chính là thể chế Liên Bang kiểu Mỹ, hoặc Commonwealth kiểu Anh do Oliver Cromwell đặt ra nhằm cải biến nước Anh quân chủ sang quân chủ lập hiến, nhằm thống nhất các vùng đã từng đối kháng nhau và liên tục đi vào chiến tranh trong một đế chế Anh được cai trị thống nhất, nhưng các địa phương vẫn được tự trị ở mức độ nào đó. Việc này được xác nhận rõ ràng qua bài viết của Lưu Á Châu mới đây (xin xem bài: “đối thoại với Lưu Á Châu” đăng trên diendannguoivietquocgia.com), cũng như các chuẩn bị của Hán trong vùng ĐNA kể từ thế chiến II đến nay.ĐNA vốn được Hán coi là mục tiêu chiến lược chính yếu, thắng ở ĐNA mới mở đường để Hán thực hiện các bước kế tiếp trong sách lược bành trướng của Hán trong thế kỷ 22.
Thử hỏi trong điều kiện như vậy Hán có chịu từ bỏ tham vọng của mình hay không, câu trả lời thật rõ ràng là không.Câu hỏi kế là liệu các nước ĐNA cùng các nước khác xung quanh Hán có thể đương cự được với Hán hay không? Câu trả lời thật rõ là: “chỉ bằng nội lực của các nước đó, họ không thể chống lại được làn sóng xâm lăng toàn diện có phối hợp được chuẩn bị kỹ lưỡng của Hán được. Liệu chỉ với sức mình thôi thì Nga, thậm chí cả Nhật có thể chịu đựng được làn sóng xâm lăng âm thầm nhưng rất quyết liệt của Hán hay không? Và rồi văn minh thế giới này rồi sẽ ra sao.Họa da vàng trở thành thực tế khó tránh được đối với thế giới này. Chính trong điều kiện đó nên Hán mới dám khẳng định 85% chủ quyền của Hán trên vùng biển ĐNA, thực tế Hán cũng xác định quyền của thế lực thống trị các nước ĐNA trước mắt theo cách mà Mỹ đã hành động tại vùng biển Caribean, nhưng Caribean với Mỹ và vùng biển ĐNA với Hán khác nhau rất nhiều.
Tại ĐNA Hán có lợi thế hoàn toàn về mặt văn hóa cũng như chủng tộc mà Hán một lần nữa lại lợi dụng bài học đồng hóa Bách Việt với Hán đã từng sảy ra suốt mấy ngàn năm qua, nay bài học đó được mở rộng thêm xuống vùng ĐNA. Cụ thể như hầu hết các đại gia đình giầu có bên Phi Luật Tân đều là gốc Tầu (Quảng Đông là chính yếu), thí dụ gia đình Aquino đã công khai trở lại thăm quê cha đất tổ của mình; thí dụ khác là Thatsin nguyên Thủ Tướng Thái Lan bị bãi nhiệm, nay em gái lên thay làm thủ tướng Thái Lan là người gốc Hoa nói tiếng hoa giỏi hơn tiếng Thái. Hán cũng đang hành động như vậy tại Lào, Campuchea,Miến Điện, VN, Brunei cũng như Indonesia khi các cộng đồng hoa kiều tại chỗ xử dụng tối đa lợi thế tiền bạc để chánh thức tham gia sinh hoạt chính trị tại chỗ để hướng các chính sách đối nội, đối ngoại của các nước trong vùng đi theo hướng trở thành tiểu bang của Hán về lâu về dài. Các nước ĐNA không thể thoát khỏi nanh vuốt của Bắc Kinh là vậy.

tải về 288.71 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương