CỦa chủ TỊch hồ chí minh hoàn cảnh ra đời câu nói Dĩ bất biến Ứng vạn biến



tải về 84.53 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích84.53 Kb.
#20010
ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN NỀN GIÁO DỤC

THEO MINH TRIẾT "DĨ BẤT BIẾN - ỨNG VẠN BIẾN"

CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

1. Hoàn cảnh ra đời câu nói Dĩ bất biến - Ứng vạn biến

a. Ngày 31/5/1946 Bác Hồ cùng đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do đ/c Phạm Văn Đồng lên đường đi Pháp. Bác đi với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, Còn đoàn đại biểu Chính phủ đi đàm phán về việc thực hiện Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp kí ngày 6/3/1946. Tình thế đất nước lúc đó vô cùng ngặt nghèo. Nhân dân rất lo lắng về chuyến đi xa của Bác. Tuy nhiên Bác và Thường vụ Trung ương đã có chủ định: Người muốn nhân cơ hội này tại Paris khẳng định vị thế của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trên thế giới.Đàm phán tại Paris ta sẽ giành được sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ Pháp và hạn chế được sự phá rối của bọn thực dân Pháp tại Việt Nam vốn có tham vọng bám chặt quyền lợi thống trị ở thuộc địa.

Tiễn Bác hôm đó tại sân bay Gia Lâm có đông đủ nhân dân Hà Nội, các thành viên Chính phủ.

Trong hồi kí "Những chặng đường lịch sử" (Nhà xuất bản Văn học 1972) đ/c Võ Nguyên Giáp kể lại:



"Sân bay đông nghịt người. Hồ Chủ tịch đi một vòng chào các đại biểu và đồng bào. Đồng bào vẫy cờ, vỗ tay hoan hô và chen lấn ra phía trước để được nhìn rõ người trước khi ra đi.

Sáp đến giờ lên máy bay, Bác tới nắm tay cụ Huỳnh Thúc Kháng nói:

- Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải ra đi ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở cụ cùng với anh em giải quyết cho. Mong cụ "Dĩ bất biến - Ứng vạn biến".

Cụ Huỳnh rất cảm động, cầm tay Bác hồi lâu. Bác đã uỷ nhiệm cụ Huỳnh làm Quyền Chủ tịch nước trong thời gian Bác đi vắng".

b. Tháng 7/1946 khi Bác đang ở Pháp thì ở Hà Nội xẩy ra vụ Ôn Như Hầu ở Hà Nội, Bọn Việt gian Quốc dân đảng muốn lợi dụng ngày 14/7 (Quốc khánh Pháp), các đơn vị quân Pháp dự định tổ chức diễu binh, bọn chúng sẽ bắn vào lính Pháp tạo nên một cuộc bạo loạn rồi nhân cơ hội đó làm một cuộc đảo chính. Cụ Huỳnh với tư cách Quyền Chủ tịch nước khi biết rõ âm mưu đen tối của bọn phản động nhớ lời Bác trao gửi, dù tuân theo nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc song đã không chần chừ kí lệnh bắt giam bọn đầu sỏ.

Đồng chí Võ Nguyên Giáp kể lại:

"Tại căn nhà số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều), ta tìm thấy một nơi làm giấy bạc giả và một căn buồng có nhiều dụng cụ tra tấn như máy phát điện, kìm, búa ... cùng với những vết máu trên tường. Công an ta đào ở vườn sau lên bảy xác chết có những xác chết bị chặt thành nhiều khúc. hai người bị bắt cóc để đòi tiền chuộc được cứu thoát vào đúng lúc chúng sắp đem thủ tiêu ...

Cụ Huỳnh cùng tôi tới xem căn nhà Quốc dân Đảng tại phố Ôn Như Hầu.

Vài ngày sau mấy người trong Việt Nam Quốc dân Đảng kéo tới Bắc Bộ phủ xin gặp cụ Quyền Chủ tịch để thanh minh cho đường lối của đảng mình. Khi cán bộ vào báo cáo, cụ hỏi ngay:

- Chúng nó đâu?

Và cụ đứng dậy chống ba toong đi ra. vừa nhìn thấy họ ở cầu thang, cụ chỉ ba toong vào mặt quát to:

- Đồ kẻ cướp; Đồ vô lại; Quốc gia dân tộc gì chúng mày và cụ quay lưng lại, chống gậy về nơi làm việc

....


Ngày 16/7 trong cuộc họp với các nhà báo, cụ Huỳnh nhân danh Quyền Chủ tịch nước, Chính phủ tuyên bố:

- Đoàn kết là cần ... để xây dựng nền dân chủ cộng hoà, nhưng không thể vin vào "đoàn kết" mà làm những điều phi pháp. tôi khuyên mọi Đảng phái, mọi tổ chức quốc dân đoàn kết. Nhưng cũng vì quyền lợi quốc gia, tôi phải đem ra trước pháp luật những kẻ làm điều phi pháp. Những Đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng chân chính được bảo đảm sự tự do hoạt động trong vòng pháp luật. Pháp luật là pháp luật chung ... Những kẻ bắt cóc tống tiền, ám sát thì phải đem ra pháp luật nghiêm trị. Và mười điều Quốc lệnh mà cụ Hồ và cụ Nguyễn (Hải Thần) đã kí có nói đến những trường hợp này, nay tôi chỉ theo đó mà thi hành. Đây không phải là vấn đề đảng phái . Việc khám xét vừa rồi là việc phải làm để bảo vệ trị an ...".

2. Ý nghĩa hiển ngôn và ý nghĩa hàm ngôn của Minh tríêt "Dĩ bất biến - Ứng vạn biến"

a. Đã có nhiều nghiên cứu về ý nghĩa và xuất xứ câu nói của Hồ Chí Minh. Trong Hội thảo "100 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước" do Trường Đại học Sài gòn tổ chức tháng 6/2011, hai tác giả Võ Văn Lộc và Bùi Khánh Thế đã có những khảo cứu rất công phu về vấn đề này. (*)

Chúng tôi xin được nhấn mạnh điều đồng tình với ý kiến của các tác giả này GS Bùi Khánh Thế có nhận xét:

"Việc dẫn câu châm ngôn trên đây khi Bác trao đổi ý kiến với cụ Huỳnh không hoàn toàn là sự sáng tạo ngôn từ thời đó mà là kết quả của vốn văn hoá, nền tảng tư duy và quá trình trải nghiệm thực tế cách mạng của Người"

Ông có thu hoạch:

"Câu châm ngôn không chỉ thích hợp với việc giải quyết tình thế khó khăn của nước Việt Nam vừa mới giành độc lập có lúc tưởng như "ngàn cân treo trên sợi tóc" mà cũng thích hợp với cách ứng xử của mỗi người chúng ta trong nghĩa vụ công dân đối với đất nước cũng như trong cuộc sống hàng ngày".

Xin được nối tiếp ý tưởng của Ông: Cuộc trao gửi minh triết hành động của hai vị túc nho, hai nhà cách mạng : Hồ Chí Minh - Huỳnh Thúc Kháng cần thiết cho mọi cán bộ quản lí , đặc biệt cho cán bộ quản lí giáo dục vì họ đang có sứ mệnh dẫn dắt nền giáo dục của đất nước khắc phục được sự lạc hậu và lạc điệu với thực tế cuộc sống và động thái thời đại.

b. Chúng ta đều biết Bác Hồ có một vốn văn hoá rất phong phú . Khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành ở tuổi 21 đã được thân sinh cụ Bảng Nguyễn Sinh Sắc trang bị cho một nền tảng khá vững vàng về tinh hoa Phương Đông qua Tứ thư Ngũ kinh và văn hoá phương Tây qua các trước tác của Rousseau, Montesquieu. Nguyễn Tất Thành biết gộp bội các tri thức này tạo thành hành trang của minh trên con đường cách mạng.

Sau này khi trở thành lãnh tụ khi nói chuyện với cán bộ, nhân dân Người đã có những phát biểu từ những lời dạy rất sinh động. Người không nề hà với việc viện dẫn xuất xứ, vẫn đảm bảo được ý tưởng căn cốt của tiền nhân song Người nâng cao về quan điểm trong hoàn cảnh mới.

Xin dẫn ra dưới đây một số trường hợp mà chúng tôi thu hoạch bước đầu mong được sự chỉ dẫn thêm của các đồng nghiệp.


  • Trường hợp thứ nhất:

Sách Đại học có câu: "Đại học chi đạo, Tại minh minh đức, Tại tân dân, Tại chỉ ư chí thiện"

(Đạo học rộng lớn, muốn đi trên con đường này phải có đức sáng, đổi mới lòng dân, đạt đến đạo đức hoàn thiện)

Tựa và lời nói này, trong lần đến nói chuyện với tri thức thủ đô khi hoà bình mới lập lại (1954), Bác có lời tâm tình với các vị nhân sĩ : "Theo ý riêng tôi, thì hạt nhân

(*). - Vũ Văn Lộc. Bài học Dĩ bất biến - Ứng vạn biến trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh



- Bùi Khánh Thế. Bài học từ câu Chủ tịch Hồ Chí Minh viện dẫn " Dĩ bất biến - Ứng vạn biến"

ấy (tức là nội dung của lớp học tập chính trị mà các vị nhân sĩ đang lĩnh hội - Bt) có thể tóm tắt trong 11 chữ " Đại học chi đạo, tại minh minh đức,tại thân dân ".

Người nói thêm : "Minh minh đức là chính tâm, thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích tình cảm của nhân dân lên trên hết . Nói một cách khác tức là tiên thiên hạ tri ưu như ưu, hậu thiên hạ tri lạc như lạc".

(Toàn tập, tập 8, trang 205).

"Tân dân" = "Làm mới nhân dân, làm mới tinh thần của dân", đó là một ý tưởng tích cực của Nho gia. Ở luận điểm này Hồ Chí Minh chỉ thêm vào từ "Tân" Một chữ "H" thành từ "Thân" đã làm cho ý tưởng của Nho gia nhân văn hơn, đằm thắm hơn.

Phục vụ nhân dân, đặt quyền lợi nhân dân lên trên hết, đó là lí tưởng suốt đời của Hồ Chí Minh . Người không hành động ban ơn cho nhân dân, mà hành động theo ý tưởng "Lo trươc mọi người, hưởng sau mọi ngượi".


  • Trường hợp thứ hai

- Quản Trọng (730 - 645 tcn ). Nhà chính trị sáng giá của đất nước Trung Hoa thời Tiên Tần trong sách Quản tử của mình dâng kế sách cho Tề Hoàn Công:

"Nhất niên thụ cốc

Thập niên thụ mộc

Bách niên thụ nhân "

(Tính kế một năm thì trồng lúa, tình kế mười năm thì trồng cây, tính kế trăm năm thì trông người).

Sau Quản Trọng hơn hai thế kỉ, đất nước Trung Hoa có nhà tư tưởng bình dân kiệt xuất Mặc Tử (476 - 390 tcn). Ông nêu đương lối cho nhà cầm quyền theo phương châm: "Lợi vi bản" Ông khẳng định: "Lợi là cái gốc của chính trị".

Gộp bội ý tưởng của hai danh nhân này, Hồ Chí Minh có lời dạy bất hủ:



" Vì lợi ích mười năm phải trồng cây.

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người"

Đây là bài nói chuyện của Bác ngày 13/8/1958 cho lớp nghiên cứu chính trị của giáo viên cấp 2,3 toàn miền Bắc đặt tại trường Bổ túc công nông, (nay là Học viện Quản lí giáo dục ).

Sau khi nêu ra lời dạy trên, Bác còn có lời dạy thiết tha sau:

"Chúng ta phải đào tạo ra nhữnh công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà mong mọi người phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ"

(Toàn tập tập 9,tr 222).

Cùng nói tới việc "trồng người", song sự "trồng người" của Quản Trọng là theo lí tưởng "Bá đạo" (Phục vụ lợi ích cho một tập đoàn thống trị), còn của Hồ Chí Minh theo lí tưởng "Vương đạo" (Phục vụ cho toàn thể nhân dân).



  • Trường hợp thứ ba

Sách "Minh đạo gia huấn "của Trình Di (đời Tống) có lời dạy :

"Nhân hữu tam ân tình

Khả sự như nhất

Phi phụ bất sinh

Phi sư bất thành

Phi quân bất vinh "

(Con người ta có ba ân tình, phải coi trọng như nhau: Không có cha làm sao ta sinh ra được . Không có thầy làm sao ta thành đạt được. Không vị vua sáng làm sao ta hiển vinh được )

Theo thông điệp thì con người ta phải nhớ đến ân tình của ba ngôi "Quân - Sư - Phụ " (Vua - Thày - Cha ) Dựa vào ý tưởng này và đặt trong bôí cảnh mới, Hồ Chí Minh truyền cảm hứng cho các bộ giáo dục :

"Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn" (toàn tập tập 8 tr 394).

Hồ Chí Minh còn xây dựng các phạm trù "Gia đình học hiệu", "tiểu giáo viên", Người dạy: ngày nay xã hội ta mọi gia đình là trường học , mỗi người công dân là một thầy giáo cho thế hệ trẻ (toàn tập tập 5 , tr 67).



Trường hợp thứ tư

Sách "Ấu học ngũ ngôn thi" (Thơ năm chữ dạy học trò nhỏ, một cuốn sách vỡ lòng rất có giá trị của ông cha dạy cho con cháu còn gọi là thơ trạng nguyên). Có lời dạy:



" Tạc sơn thông đại hải

Luyện thạch bồ thanh thiên

Thế thượng vô nan sự

Nhân tâm tự bất kiên"

(Đục núi và lấp bể, Luyện đá vá trời xanh, Xem ra trên đời không có gì khó cả, Khó là do lòng người thiếu kiên định).

Cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã thấm nhuần ý tưởng này để rồi khi trở thành lãnh tụ Hồ Chí Minh , trong lần đi công tác tại Việt Bắc đến thăm một đơn vị Thanh niên xung phong, Người từ cảm hứng lúc thiếu thời đã có lời dạy:

"Không có việc gì khó



Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí cũng làm nên"

(Toàn tập, tập 6, Tr. 95)

Người còn có rất nhiều sáng tạo trong việc "Việt Nam hoá" các lời dạy của các bậc tiền nhân.

c. Trở lại với lời trao gửi tới cụ Huỳnh Thúc Kháng "Dĩ bất biến - Ứng vạn biến" . Ở đây Hồ Chí Minh đã lấy 4 phạm trù trong các kiểu diễn đạt:

Dĩ = lấy (Từ cách nói Dĩ ân báo oán, Dĩ trực báo oán): lấy ân lượng, lấy sự thẳng thắn để cởi bỏ oán thù.

Bất biến = Không thay đổi (Từ cách nói không nên "Nhất thành bất biến" mà phải "quyền biến", không câu nệ mà phải theo hoàn cảnh biến đổi).

Ứng = Ứng phó (Từ cách nói "Tuỳ cơ ứng biến" tuỳ tình hình mà ứng phó).

Vạn biến = Cái thay đổi, biến đổi có động thái đổi thiên hình vạn trạng (Từ cách nói "Vạn biến như lôi, nhất tâm thiển định": dù sấm sét ầm ầm mà tâm vẫn vững vàng).

Người gộp thành hai bộ, mỗi bộ 3 từ, tạo nên một mệnh đề có 6 từ ở thế đối lập tương hỗ, với nghĩa hiển ngôn:

"Lấy cái không thay đổi ứng phó với vạn cái thay đổi"

Hàm ngôn của thông điệp này là ở chỗ: Nhà Cách mạng Ái quốc Hồ Chí Minh gửi tới Bậc Túc nho Minh viên - Huỳnh Thúc Kháng điều tâm niệm "Phấn đấu giữ vững mục tiêu chiến lược của cuộc đấu tranh và linh hoạt sáng tạo trong chiến thuật đối phó với bất kì tình huống nào có thể xảy ra do kẻ thù nham hiểm bày đặt" (Ý tưởng phân tích của GS.Bùi Khánh Thế trong tài liệu đã dẫn).

Ngày nay thông điệp "Dĩ bất biến - Ứng vạn biến" giúp chúng ta có Minh triết hành động theo 2 chiều:

Chiều thứ nhất: Xác định được vấn đề có tính nguyên tắc, lấy đó làm điểm tựa để giải quyết mọi vấn đề khác, mọi sự biến đổi khác.

Chiều thứ hai: Thấy việc gì có lợi có hiệu quả thì làm ngay, song không bao giờ xa rời mục tiêu đã chọn lựa được coi là chính đáng.

Có thể vận dụng thông điệp "Dĩ bất biến - Ứng vạn biến" vào việc nhận thức một số vấn đề lí luận quản lí hiện đại. Trước động thái thực tiễn thường có yêu cầu người quản lí biết điều hành công việc theo tinh thần quản lí sự thay đổi (Management In Changing). Đó là việc "Tri biến": xác định được lộ trình và chiến lược hành động hợp lí các nhiệm vụ trên cơ sở phân tích SWOT (Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ may, đe doạ) do tổng hợp được lục tri: "Tri kỷ - Tri bỉ" (biết mình, biết người); "Tri thế - Tri thời" (Biết tình thế, xu thế - Biết thời cơ, nguy cơ); "Tri túc - Tri chỉ" (Biết thế nào là đủ - Biết đến đâu phải dừng).

Quá trình "Tri biến" khi quán triệt "Dĩ bất biến - Ứng vạn biến" giúp cho người quản lí thành đạt được mục tiêu dễ dàng hơn, toàn diện hơn.




Tri túc

Tri bỉ




Tri biến
"Dĩ bất biến - Ứng vạn biến"

Tri thời

Tri thế



Tri kỷ

Tri chỉ

Quản lí học hiện đại cũng nêu ra 4 kĩ năng then chốt cho người quản lí: Trên trục hoành là hai loại kĩ năng : kĩ năng nhận thức sự kiện và kĩ năng liên kết các sự kiện.

Trên trục tung là hai loại kĩ năng: Kĩ năng chọn lựa được hành động có tính nguyên tắc và kĩ năng xử lí hành động thích ứng với hoàn cảnh.

Kĩ năng chọn lựa được hành động có tính nguyên tắc chính là kĩ năng "Dĩ bất biến" còn kĩ năng xử lí hành động thích ứng với hoàn cảnh chính là kĩ năng "Ứng vạn biến".



Kỹ năng ứng xử hành động thích ứng hoàn cảnh

(Ứng vạn biến)



Y


Kỹ năng nhận thức sự kiên

X

X'

Kỹ năng

quản lý


O

Kỹ năng gắn kết sự kiên


Kỹ năng chọn lựa hành động có tính nguyên tắc

(Dĩ bất biến)

Y'

Với "Dĩ bất biến - Ứng vạn biến", người quản lí có tư duy thì toàn thể (Thingking: Global) và hành động thì cụ thể (Action : Local). Như vậy ý tưởng của Hồ Chí Minh đã đưa ta nhận thức một số vấn đề then chốt của quản lí từ truyền thống đến hiện đại.

Ông Ácmét, nguyên Giám đốc UNESCO vùng châu Á Thái bình dương, có nhận xét: "Trong lịch sử có rất ít nhân vật đã trở thành huyền thoại ngay khi còn sống. Và không còn nghi ngờ gì nữa cụ Hồ Chí Minh một trong số đó. Người ta nhớ đến cụ không là người giải phóng đất nước và các dân tộc bị đô hộ mà còn là một nhà hiền triết hiện đại ... ".

Với thông điệp "Dĩ bất biến - Ứng vạn biến", chúng ta thêm một lần cảm nhận điều Ácmét nhận xét: Hồ Chí Minh là "Nhà Hiền triết hiện đại".



3. Vận dụng Minh triết "Dĩ bất biến - Ứng vạn biến" vào công tác quản lí giáo dục

Từ tháng 9/1945 đến những năm cuối của thế kỷ 20, đất nước đã tiến hành hai cuộc Đổi mới giáo dục và ba cuộc Cải cách giáo dục . Minh triết hành động "Dĩ bất biến - Ứng vạn biến" của Bác Hồ đã được những người điều hành nền giáo dục quán triệt trong việc tổ chức hệ thống giáo dục và hoạt động nhà trường.

Khi cách mạng mới thành công, nước ta dùng chương trình giáo dục Hoàng Xuân Hãn. Trong kháng chiến chống Pháp nước ta đã tổ chức hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm, sau khi thắng Pháp chuyển sang hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm khi đất nước thống nhất áp dụng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm.

Dù hệ thống giáo dục biến đổi cho thích hợp với từng giai đoạn cách mạng và hoàn cảnh người học, song mục tiêu giáo dục, đất nước đã kiên trì xây dựng được một nền giáo dục tuân thủ các nguyên tắc Dân tộc - Khoa học - Đại chúng, một nền giáo dục của dân, do dân, vì dân.

Theo đường lối của Đại hội Đảng lần thứ 11, bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ mới, đất nước tiến hành cuộc chấn hưng giáo dục với mục tiêu xây dựng một nền giáo dục "Trung thực - Lành mạnh - Hiện đại". Ta đang triển khai cuộc Đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục. Có thể coi đây là một cuộc siêu cải cách giáo dục vì nó thực hiện sự đổi mới toàn diện từ thể chế, cơ cấu hệ thống, nội dung, phương pháp giáo dục .

Tiến hành cuộc Đổi mới giáo dục lần này đất nước có thuận lợi về Thế và Lực hơn hẳn thời kháng chiến, song cũng không ít khó khăn. Khó khăn lớn nhất là nền giáo dục đang phải nhúng vào một trạng thái kinh tế có sự giao thoa của 3 làn sóng

- Kinh tế xã hội chủ nghĩa

- Kinh tế thị trường

- Kinh tế tri thức

Đang có những sự va chạm mạnh về quan điểm giá trị (Chủ yếu do các quan hệ kinh tế của 3 làn sóng trên tác động vào giáo dục ) đối với cả 5 cấp độ:

- Nền giáo dục

- Hệ thống giáo dục quốc dân

- Nhà trường

- Quá trình dạy học

- Sự phát triển nhân cách

Xuất hiện những nghịch lí giữa một bên là các tín điều có tính kinh điển về phát triển giáo dục theo trạng thái cũ và một bên là sự sôi động của thực tiễn do áp lực của thị trường.



Chúng tôi xin nêu một số sự kiện đang diễn ra và trình bày sự nhận thức: không vận dụng sáng tạo tinh thần "Dĩ bất biến - Ứng vạn biến" thì chúng ta không tránh khỏi sự luẩn quẩn cả về mặt tư duy và giải pháp hành động.

(i). Phát triển giáo dục ngày nay thường có sự tranh luận: Thương mại hoá giáo dục hay không Thương mại hoá giáo dục , thừa nhận có "Thị trường giáo dục" hay không có phạm trù này?

Tiếp tục làm sáng tỏ các vấn đề lí luận đã nêu ra là điều cần thiết song tinh thần "Dĩ bất biến - Ứng vạn biến" sẽ là : Nhà quản lí biết mở ra được nhiều trường, thu hút được nhiều người đi học, kích thích lòng ham học hỏi của thanh niên , giúp họ lập chí lập thân lập nghiệp: có loại trường chính quy, các loại trường không chính quy, lại có thiết chế giáo dục phi chính tắc. Tất cả đều hướng theo mục tiêu xây dựng xã hội học tập để mọi người được được đi học và học được (Ứng vạn biến). Song tất cả các loại hình học tập mở ra để nhân dân và thế hệ trẻ được học tập phải có sự quản lí theo mục tiêu dân chủ nhân văn (Dĩ bất biến).

Chúng tôi nghĩ:

Trong các quy hoạch về phát triển mạng lưới nhà trường, việc cấp phép cho thành lập trường ngoài công lập không nên sợ người ta làm giàu bằng giáo dục. Điều cần là những loại trường và các thiết chế học tập mở ra phải có sự giám sát để sự đào tạo trung thực, không xảo trá. Cấp đất cho việc làm trường, có chính sách ưu đãi cho việc mở trường dẫu sao vẫn tốt hơn cho việc cấp đất làm sân golft và mở các quán bar, nhà hàng, các phòng hát karaôkê....

(ii). Tổ chức việc dạy học ngày nay đang có sự tranh luận Dạy học lấy người học làm trung tâm hay Dạy học lấy người thày làm trung tâm.

"Dạy học lấy người học làm trung tâm" là quan điểm của Dewey có từ đầu thế kỷ 20. Nó đã được tiếp nhận ở nước Nga Xô viết thời Tân kinh tế. Sau này nó không có sức sống khi nền kinh tế Xô viết đi vào phương thức kế hoạch tập trung. Giáo dục học tuân thủ các nguyên tắc do Viện sĩ Cairốp đề xuất: Người thày có vai trò then chốt và quyết định đối với quá trình giáo dục , dạy học. Lí luận này thực tế vẫn còn ý nghĩa cho công tác dạy học của bối cảnh mới.

Tinh thần "Dĩ bất biến - Ứng vạn biến" cho vấn đề này sẽ là : Bất cứ sự dạy học nào cũng phải tuân thủ tính mục đích, tính kế hoạch, tính tổ chức (Dĩ bất biến), còn người thầy phải tuỳ vào điều kiện cụ thể, tuỳ đặc điểm của đối tượng mà xử lí đúng đắn bốn vai trò : Người chỉ huy ra lệnh, Người điều phối, Người lãnh đạo, Người cố vấn (Ứng vạn biến). Tranh luận "Ai là trung tâm" của quá trình dạy học không phải là điều chính của lí luận dạy học. Cái chủ yếu của lí luận dạy học, vô luận đối với bất cứ lọai hình nhà trường nào là tổ chức được qúa trình dạy học từ bỏ kiểu sư phạm quyền uy ban ơn chuyển thành kiểu sư phạm của tình bạn dân chủ.

Vấn đề này đã được Bác Hồ nhắn nhủ:

"Trong nhà trường thày phải quý trò, trò phải kính thày, có điều gì cùng bàn bạc dân chủ với nhau, không được cá đối bằng đầu".

(iii). Công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay đang chịu áp lực của nhiều hệ giá trị do đời sống toàn cầu tác động vào đất nước khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức WTO. Thái độ để mặc cho thế hệ trẻ tu dưỡng hoặc thái độ chấp nhặt họ trong tác phong hành vi đều không thoả đáng.

"Dĩ bất biến" Ở đây là phải giúp cho thế hệ trẻ sống "Hiếu trung - Tình nghĩa". Đó là giá trị cội nguồn của cội nguồn (Ý tưởng của GS Phạm Minh Hạc) đồng thời phải rèn luyện cho họ "Nhập gia tuỳ tục" (Ứng vạn biến) trước các hoàn cảnh sống hoàn cảnh lao động, hoàn cảnh học tập rất đa dạng.

Trong Di chúc (bản viết tháng 5/1968), Bác Hồ có lời dạy:

"Đầu tiên là công việc đối với con người ... Sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân".

Ngay tại thời điểm đó bằng mẫn cảm chính trị sư phạm, Người đã thấy những khuyết tật, những sự bất cập của nền giáo dục. Người khuyên phải sửa đổi chế độ giáo dục chính là Người khuyên phải biết Đổi mới, Cải cách giáo dục (Ứng vạn biến) song ngay sau đó Người nhấn mạnh "Cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân" (Dĩ bất biến).

Minh triết hành động "Dĩ bất biến - Ứng vạn biến" của Hồ Chí Minh chính vì lẽ đó luôn luôn là hành trang cho mọi cán bộ quản lí giáo dục từ người chỉ đạo làm chính sách vi mô đến từng thày giáo đang tác nghiệp trên bục giảng .

Sự vận dụng Minh triết này cần kết hợp với Minh triết vận trù (Vận động và trù tính) .

Trong bài thơ "Học dịch kì" (Học đánh cờ) Hồ Chí Minh có lời khuyên:

"Nhãn quang ưng đại tâm ưng tế

Kiên quyết thời thời thế tấn công

...


Công thủ vận trù vô lậu toán

Tài xương anh dũng đại tướng quân"

(Phải nhìn cho rộng suy cho kĩ

Kiên quyết không ngừng thế tấn công

...

Công thủ vận trù không sơ hở



Đại tướng anh hùng mới xúng danh)

Kĩ năng xác định được ưu tiên cần quán triệt khi thực hiện "Dĩ bất biến - Ứng vạn biến".

Giáo dục nước ta về tổng quát phải thực hiện cả hai mục tiêu: Vi nhân & Vi phú, song có những khu vực, có những lĩnh vực cần Vi nhân > Vi phú (Vi nhân đi trước một bước). Lại có khu vực lĩnh vực cần vi phú > vi nhân (Vi phú đi trước một bước), có khu vực cần hài hòa cả vi nhân & vi phú (vi nhân, vi phú phải sóng bước với nhau).

Bản lĩnh của người quản lí đòi hỏi tìm ra được sự ưu tiên này trong quá trình "Dĩ bất biến - Ứng vạn biến" và "Công thủ vận trù" khi điều hành.



PGS.TS.Đặng Quốc Bảo

Viện KHGDVN



Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo Khoa học toàn quốc “Đổi mới tư duy giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI”

do Hội Khoa học Tâm Lý-Giáo dục Việt Nam



tổ chức tại Nha Trang ngày 14 tháng 5 năm 2012

Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 84.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương