Có Và Không ht như Điển o0o Nguồn


Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh



tải về 1.14 Mb.
trang8/22
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích1.14 Mb.
#39414
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   22

Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh

Thường gọi tắt là Đại Bát Nhã, thuyết trong 16 hội tại 4 nơi. Huyền Trang đời Đường dịch, gồm 600 quyển. Khai Nguyên mục lục. q.1: "Đường Thái Tông Tam Tạng Thánh giáo tự, Đường Cao-Tông TamTạng thánh giáo ký: Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh 600 quyển, 16 hội thuyết, một vạn ba trăm ba mươi mốt tờ. Đại Đường Tam Tạng Huyền Trang Huyền Trang dịch tại chùa Ngọc Hoa".

Tứ Xứ Thập Lục Hội. Bốn chốn mười sáu hội.

Tứ xứ (bốn chốn): 1. Núi Linh Thứu ở thành Vương Xá; 2. Vườn Cấp Cô Độc ở nước Xá Vệ; 3- Tha Hóa tự tại thiên cung; 4. Ao Bạch Lộ trong Trúc Lâm tịnh xá tại thành Vương Xá.

Mười sáu hội:

Hội thứ nhất có 400 quyển, thuyết ở núi Linh Thứu.

Hội thứ hai gồm 78 quyển từ quyển 401 đến quyển 478, thuyết ở núi Linh Thứu. Rất giống với hội thứ nhất Ma-ha Bát-nhã của La Thập dịch, Phóng quang Bát-nhã của Vô-la-xoa, Quang Tán Bát-nhã của Trúc Pháp Hộ dịch nhưng số phẩm có sự tách ra gộp vào khác nhau, văn có hơi lược bớt, lại không có hai phẩm Thường đề, Pháp dũng.

Hội thứ ba gồm 59 quyển từ quyển 479 tới quyển 537 cũng thuyết ở núi Linh Thứu, so với hội thứ hai cũng có sự tách ra gộp vào khác nhau, cũng không có hai phẩm Thường đề, Pháp dũng.

Hội thứ tư gồm 18 quyển, từ quyển 538 tới quyển 555. Cũng thuyết ở núi Linh Thứu, có điều văn của phẩm Tùy Thuận khác với ba hội trước. Kinh Ma-ha Bát-nhã sao, Đàm Ma Tý đời Bồ Tần dịch; kinh Đại Minh độ vô cực, Chi Khiêm đời Ngô dịch Đạo hành, Chi-lâu-ca-sấm dịch, Tiểu phẩm La Thập dịch Phật mẫu xuất sinh Tam Tạng Bát-nhã, Thi Hộ đời Tống dịch, Phật mẫu Bảo đức tạng Bát-nhã Pháp Hiền dịch đều là hội này.

Hội thứ năm gồm 10 quyển từ quyển 556 đến quyển 565 cũng thuyết ở núi Linh Thứu, so với phần thứ tư càng sơ lược hơn.

Hội thứ sáu gồm 8 quyển từ quyển 566 đến quyển 573, cũng thuyết ở núi Linh Thứu, có 17 phẩm, hoàn toàn khác với phần trước. Thắng Thiên Vương Bát-nhã, Nguyệt-bà-thủ-na dịch chính là hội này.

Hội thứ bảy gồm hai quyển 574 và 575, thuyết ở vườn Cấp Cô Độc, được gọi là Mạn-thù thất-lỵ phần. Hai bộ Văn-Thù, Bát-Nhã của Mạn-đà-tiên Tăng-già-bà-la dịch là hội này. Hơn nữa hội này được thu vào hội thứ 46 của kinh Đại Bảo Tích.

Hội thứ tám là quyển 576, cũng thuyết ở vườn Cấp Cô Độc và được gọi là Na-già-thất-lỵ phần. Nhu Thủ Bồ-tát Vô thượng Thanh tịnh phần kinh của Tường Công đời Lưu Tống dịch là hội này.

Hội thứ chín là quyển thứ 577, cũng thuyết ở vườn Cấp Cô Độc và gọi là Năng đoạn Kim cương phần.

Hội thứ 10 là quyển thứ 578, thuyết ở Tha Hóa tự tại thiên cung, gọi là Bát-nhã Lý thú phần, là đồng bản với kinh Lý Thú của Mật bộ, nhưng chú thì khác.

Hội thứ 11 gồm 5 quyển từ quyển 579 tới quyển 583, thuyết ở vườn Cấp Cô Độc, gọi là Bố thí Ba-la-mật phần.

Hội thứ 12 gồm 5 quyển từ quyển 584 tới quyển 588, cũng thuyết ở vườn Cấp Cô Độc, gọi là Tịnh giới Ba-la-mật phần.

Hội thứ 13 là quyển thứ 589, cũng thuyết ở vườn Cấp Cô Độc, gọi là An nhẫn Ba-la-mật phần.

Hội thứ 14 là quyển thứ 590, thuyết ở núi Linh Thứu, gọi là Phần Tinh Tiến Ba-la-mật đa.

Hội thứ 15 gồm 2 quyển 591 và 592, cũng thuyết ở núi Linh Thứu, gọi là Tĩnh lự Ba-la-mật phần.

Hội thứ 16 gồm 8 quyển từ quyển 593 đến quyển 600, thuyết ở cạnh Ao Bạch-Lộ trong Trúc Lâm tịnh xá, gọi là Bát-nhã Ba-la-mật phần.

Ngoài ra còn một số bộ kinh nhỏ khác. Tóm lại, ngoài Đại Bát-Nhã ra, các kinh hiện còn đều ở trong này. Nhưng kinh Nhân Vương Bát-Nhã không ở trong 16 hội này. Các trước thuật về kinh này như sau:

1. Đại Bát Nhã kinh thông quan pháp, 6 quyển, Vĩnh Long đời Tống san dịch.

2. Đại Bát-Nhã kinh Lý-Thú Phẫn Thuật Tán, 3 quyển, Sa môn Khuy Cơ đời Đường soạn.

Bát Nhã tâm kinh mà chúng ta vẫn thường tụng hằng ngày có 252 chữ do Ngài Huyền Trang dịch và hiện nay vẫn còn lưu hành khắp đó đây. Đây là một bản dịch mang tính cách lịch sử. Ý vị thâm trầm cũng như tư tưởng về Bát Nhã, về Trung Đạo, về Tánh Không, về Lục Độ Vạn Hạnh đã thể hiện rõ nơi 252 chữ kinh nầy.

Có nhiều người muốn hiểu nghĩa liền của kinh văn; nhưng trên thực tế thì không thể hiểu hết nổi, khi chỉ tụng có 5 phút là xong mà ý nghĩa giải thích rộng rãi cả hằng 100 quyển và mấy chục ngàn trang kinh thì quả là khó có thể tóm thâu ý nghĩa trong một trang kinh ngắn ngủi như thế.

Để tìm hiểu thêm những tư liệu về kinh Bát Nhã chúng ta đi tra cứu một số dữ kiện lịch sử của kinh văn, từ đó chúng ta có một cái nhìn cụ thể và xác thực hơn. Vì lẽ khi trì tụng chúng ta không có đủ thì giờ để thực hiện việc nầy.


---o0o---

Bát Nhã Tâm Kinh


Có nhiều bản:

1. Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật đại minh kinh, 1 quyển, La Thập dịch, Tâm kinh bí diện của Hoàng Pháp (Nhật Bản) là sách giải thích bản này, nhưng tên đề lại là Phật thuyết Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh.



2. Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh, 1 quyển, Huyền Trang dịch, Hiền Thủ phái Hoa Nghiêm giải thích, gọi là Tâm Kinh lược sớ. Từ Ân còn có Bát-nhã tâm kinh u tán, 1 quyển. Ngoài ra còn có Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh, 1 quyển, do Pháp Nguyệt đời Đường chú thích lại và phổ biến; Phật thuyết thánh Phật mẫu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh, 1 quyển do Thi Hộ đời Tống dịch; Trong đó bản được phổ biến rộng rãi nhất là bản của La Thập dịch. Vì nói về tâm yếu của Bát Nhã, nên lấy đề là Tâm Kinh. Các nhà chú thuật như sau: Tâm Kinh chú, 1 quyển, Đề-Bà (Trung Thiên Trúc) chú. Tâm Kinh tán, 1 quyển, Viên Trắc đời Đường soạn. Tâm Kinh sớ, 1 quyển, Minh Khoáng đời Đường thuật. Tâm Kinh sớ, 1 quyển, Tuệ Tịnh đời Đường soạn. Tâm Kinh sớ, 1 quyển, Tĩnh Mại đời Đường soạn. Tâm Kinh u tán, 2 quyển, Khuy Cơ đời Đường soạn. Tâm Kinh lược sớ, 1 quyển, Pháp Tạng đời Đường thuật. Tâm Kinh lược sớ hiển chính ký, 3 quyển, Pháp Tạng đời Đường, Trọng Hi đời Tống thuật, Sư Hội đời Tống thuật ký. Tâm Kinh lược sớ tiểu sao, 2 quyển, Pháp Tạng đời Đường thuật, Tiền Khiên Ích đời Minh tập, Tâm kinh tam chú, 1 quyển, Tuệ Trung đời Đường dịch, Đạo Giai Hoài Thâm đời Tống thuật. Tâm kinh sớ, 1 quyển, Trí Viên đời Tống thuật. Tâm kinh sớ di mưu sao, 1 quyển, Trí Viên đời Tống soạn. Tâm kinh chú, 1 quyển, Dạo Long đời Tống thuật. Tâm kinh tụng, 1 quyển, Quang Mục đời Tống thuật. Tâm kinh u tán thiêm cải khoa, 1 quyển, Thủ Thiên đời Tống sửa thêm. Tâm kinh u tán không động ký, 3 quyển, Thủ Thiên đời Tống tập. Tâm kinh chú giải, 1 quyển, Chân Khả đời Minh soạn. Tâm kinh trực đàm, 1 quyển, Chân Khả đời Minh soạn. Tâm kinh yếu luận, 1 quyển, Chân Khả đời Minh soạn. Tâm kinh thuyết, 1 quyển, Chân Khả đời Minh thuyết. Tâm kinh thích nghĩa, 1 quyển, Quan Quang đời Minh giải thích. Tâm kinh thích nghi, 1 quyển, Quan Quang đời Minh giải thích. Tâm kinh trực thuyết, 1 quyển, Đức Thanh đời Minh thuật. Tâm kinh khái luận, 1 quyển, Quan Quang đời Minh giải thích. Tâm kinh thuyết, 1 quyển, Hồng Ân đời Minh thuật. Tâm kinh chú giải, 1 quyển, Tông Lặc, Như Dĩ đời Minh cùng chú. Tâm kinh trác luân giải, 1 quyển, Thông Dung đời Minh thuật. Tâm kinh chánh nhãn, 1 quyển, Đại Văn đời Minh thuật. Tâm kinh khai độ, 1 quyển, Hoẳng Lệ đời Minh soạn, Tâm kinh phát ẩn, 1 quyển, Chính Tướng đời Minh giải. Tâm kinh tế quyết, 1 quyển, Đại Tuệ đời Minh giải thích. Tâm kinh thiêm túc, 1 quyển, Hoằng Tán đời Minh thuật. Tâm kinh quán nghĩa, 1 quyển, Hoằng Tán đời Minh thuật. Tâm kinh thích yếu, 1 quyển, Trí Húc đời Minh thuật. Tâm kinh tiểu đàm, 1 quyển, Quán Hành đời Minh thuật. Tâm kinh nhất quán sớ, 1 quyển, Ích Chứng đời Minh sớ. Tâm kinh chỉ chưởng, 1 quyển, Nguyên Hiền đời Minh thuật. Tâm kinh sự quán giải, 1 quyển, Tục Pháp thuật. Tâm kinh như thị kinh nghĩa, 1 quyển, Hành Mẫn thuật. Tâm kinh chú giảng, 1 quyển, Hành Mẫn thuật. Tâm kinh cú giải, 1 quyển, Tịnh Đĩnh soạn. Tâm kinh ích thuyết, 1 quyển, Đạo Bái thuyết. Tâm kinh luận, 1 quyển, Hàm Cương tuyển. Tâm kinh khẩu nghĩa biệt, 1 quyển, Đại Bảo soạn. Tâm kinh chú giải, 1 quyển, Kính Chỉ tuyển. Tâm kinh giải nghĩa tiết yếu, 1 quyển, Tống Liêm đời Minh chấm câu. Tâm kinh đề cương, 1 quyển, Lý Chất đời Minh tuyển. Tâm kinh thích lược, 1 quyển, Lâm Triệu Ân đời Minh tuyển. Tâm kinh chú giải, 1 quyển, Chư Vạn Lý đời Minh chú. Tâm kinh chú giải dị tri, 1 quyển, Vương Trạch Chú chú giải. Tâm kinh giải nghĩa, 1 quyển, Từ Hòe Đình giải nghĩa. (Phật Học Từ Điển Hán-Việt trang 120-121).
---o0o---


tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương