Có Và Không ht như Điển o0o Nguồn


Phẩm thứ hai mươi ba : Quán về điên đảo



tải về 1.14 Mb.
trang19/22
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích1.14 Mb.
#39414
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

Phẩm thứ hai mươi ba : Quán về điên đảo

Từ ý tưởng phân biệt; sanh ra tham sân si

Sạch không sạch điên đảo; tất cả do duyên sanh

Nếu nhơn sạch không sạch; điên đảo sanh ba độc

Ba độc vốn không tánh; nên phiền não không thật

Pháp ta có và không; cuối cùng không gì cả

Phiền não vốn vô ngã; có không cũng chẳng phải

Ai có phiền não nầy; tức nhiên không đúng vậy

Nếu lìa nầy mà có; phiền não tức không thực

Như thân thấy năm loại; cầu mà chẳng có được

Phiền não nơi tâm dơ; năm cầu không thể được

Sạch không sạch điên đảo; tất cả không tự tánh

Vì sao nhơn có hai; mà sanh các phiền não

Sắc thanh hương vị xúc; và pháp làm sáu loại

Đây là cả sáu loại; căn bản của ba độc

Sắc thanh hương vị xúc; và thân thể sáu loại

Đều không như giấc mộng; như thành Càn Thác Bà

Như vậy trong sáu loại; làm sao sạch không sạch

Giống như nhỏ rồi lớn; giống như hình trong gương

Không nhơn mà tướng sạch; tức không có bất tịnh

Nhơn sạch có không sạch; nên gọi là bất tịnh

Không nhơn và không tịnh; cũng lại không có sạch

Nhơn sạch và không sạch; lại cũng không có sạch

Nếu không có kẻ sạch; làm sao có sự tham

Nếu không có bất tịnh; làm sao có sự sân

Từ vô thường đến thường; cho nên gọi điên đảo

Không trung không có thường; sao có nơi đến thường

Nếu mà trong vô thường; hiểu vô thường không đến

Không trung không vô thÜ©ng; làm sao không Çiên Çäo

Có thể có kẻ biết; và nên dùng pháp ấy

Tất cả tướng tịch diệt; sao gọi có đến đi

Nếu không có chấp pháp; tiếng gì gọi điên đảo

Lời nói không điên đảo; tất cả chỉ có vậy

Có đến không sanh đến; không đến không sanh ra

Kẻ đến không sanh đến; không đến cũng không sanh

Nếu mà lúc điên đảo; hoặc lúc không điên đảo

Hãy nên tự quan sát; ai sanh ra điên đảo

Các điên đảo không sanh; làm sao có nghĩa nầy

Không có điên đảo vậy; sao có kẻ điên đảo

Nếu thường lạc ngã tịnh; mà thật là có người

Thì thường lạc ngã tịnh; cũng không có điên đảo

Nếu thường lạc ngã tịnh; mà thật chẳng có gì

Vô thường khổ bất tịnh; tất cả cũng đều không

Như vậy điên đảo mất; vô minh cũng mất theo

Khi vô minh mất rồi; các hành cũng không còn

Nếu tánh phiền não thật; cái gì có lệ thuộc

Sao gọi có thể đoạn; ai nên dứt tánh nầy

Nếu phiền não không thật; không tánh cũng không thuộc

Làm sao có thể dứt; ai dứt được tánh không.

Tham, sân, si vốn là ba độc của chúng sanh trong thế gian nầy phải đối diện. Do vậy mới có giới, định huệ để khử trừ đi. Đây là việc đối đãi để có thể làm thanh tịnh thân tâm; nhưng đứng trên quan niệm của Trung Quán, Ngài Long Thọ chủ trương rằng tham sân si vốn không, vì chúng không có tự tánh. Sở dĩ có tham sân si, vì do tư tưởng và tâm thức của mỗi cá nhân phân biệt mà có. Từ chỗ phân biệt nầy; nên mới sinh ra các điên đảo vọng tưởng. Rồi đến việc sạch không sạch v.v... đều do nhân duyên sanh và tất cả rồi cũng do nhân duyên mà hủy hoại đi.

Tánh ấy cũng giống như sự trẻ và sự già đồng thời cũng giống như hình trong gương. Nếu chấp chặt là mình có sự thay đổi ấy cũng không đúng, mà nói mình không phải là người ở trong gương ấy cũng không đúng. Vậy thì ai điên đảo đây ? Ai sanh ra chấp trước về tham sân si đây ? Có phải do chấp ngã mà sinh ra vọng tưởng chăng ? Rồi đến những sự việc như thường hằng, ngã sở, vui vẻ, yên ổn v.v... tất cả cũng đều do điên đảo mộng tưởng chấp chặt vào đó mà thành, chứ trên thực tế chúng không có tự tánh; mà đã không có tự tánh thì chẳng có cái nào sinh ra cái nào cả.

Do như vậy cho nên khi điên đảo mất thì vô minh cũng mất theo, mà vô minh mất thì hành mất và tất cả những điên đảo vọng tưởng không còn tồn tại nữa. Lúc bấy giờ Như Lai tánh lại xuất hiện. Phiền não, điên đảo, vọng tưởng, tham, sân, si cũng giống như đám mây mù. Còn Như Lai tánh giống như mặt trời tỏa ánh sáng. Ánh sáng lúc nào cũng luôn luôn tồn tại; nhưng bị mây che khuất; nên chúng ta không thể thấy ánh sáng mặt trời. Từ điểm nầy chúng ta phải hiểu rằng do vô minh phiền não vọng tưởng che mờ trí tuệ; nếu những loại nầy không còn hiện hữu nữa thì trí tuệ tự nhiên hiển bày. Do vậy mà Ngài Long Thọ đã nhấn mạnh rằng tham sân si vốn không có gốc là thế. Cái nầy đến tức cái kia phải đi; cái nầy tồn tại tức cái kia phải ẩn hiện dưới một dạng thái khác vậy.


---o0o---

Phẩm thứ hai mươi bốn : Quán về tứ đế

Nếu tất cả đều không; không sanh cũng không diệt

Như vậy tức không có; bốn pháp tứ diệu đế

Nếu tứ đế không có; thấy khổ cùng lìa tập

Lên diệt và tu đạo; như vậy cả đều không

Việc nầy nếu là không; tức bốn quả cũng không

Bốn quả đã không rồi; người chứng đắc cũng không

Nếu tám hiền thánh không; Tăng bảo cũng không có

Bốn đế không có rồi; Pháp bảo cũng chẳng có

Pháp và Tăng cũng không; Phật bảo cũng chẳng nốt

Như vậy nói về không; tức phá Tam Bảo vậy

Pháp không lưu nhơn quả; cùng mất các tội phước

Lại cũng bị băng hoại; tất cả pháp thế tục

Ta nay thật chẳng thể; biết không không nhơn duyên

Và cũng biết nghĩa không; như vậy tự sanh phiền

Chư Phật nương nhị đế; vì chúng sanh thuyết pháp

Một là thế tục đế; hai là nhứt nghĩa đế

Nếu người nào chẳng biết; phân biệt làm hai đế

Ý sâu của Phật Pháp; chẳng thể hiểu nghĩa thật

Nếu không nương tục đế; không thể chứng nghĩa một

Không được đệ nhứt nghĩa; tức không vào Niết Bàn

Không thể quán không được; gốc gác chính tự hại

Như không rành chú thuật; không thể trừ rắn độc

Thế Tôn biết pháp ấy; làm tướng lành cho thân

Không độn căn cũng vậy; cho nên không muốn nói

Từ đây chấp ngã không; nhưng mà ngã đã sanh

Ta nay nói việc nầy; tuy không chẳng phải có

Có không ở nghĩa nầy; tất cả pháp thành tựu

Nếu không có nghĩa nầy; tất cả chẳng được gì

Ta nay tự trải qua; nói đến cái ta nầy

Như người cỡi ngực vậy; hãy quên lúc lên cỡi

Nếu thấy được các pháp; chắc chắn có tánh vậy

Tức thấy được các pháp; không nhơn cũng chẳng duyên

Thức là phá nhơn quả; kẻ tạo ra pháp nầy

Cũng làm hại tất cả; vạn vật có sanh diệt

Các nhơn duyên sanh ra; ta nói vậy chứ không

Cũng có nghĩa giả danh; đây nghĩa trung đạo vậy

Những pháp chưa hề có; chẳng từ nhơn duyên sanh

Tất cả các pháp nầy; không cũng không như vậy

Nếu các pháp rỗng không; tức không có sanh diệt

Như vậy tức không có; pháp tứ đế như vậy

Nếu không từ duyên sanh; làm sao lại có khổ

Vô thường là nghĩa khổ; định tánh không vô thường

Nếu khổ có định tánh; làm sao sanh từ Tập

Nếu mà không có Tập; nên phá nghĩa không vậy

Khổ nếu có định tánh; tức không hợp với diệt

Nếu chấp vào định tánh; tức phá về Diệt Đế

Khổ nếu có định tánh; tức không có tu đạo

Nếu đạo có thể tu; tức không có định tánh

Nếu không có khổ đế; và không tập diệt đế

Có thể diệt khổ đạo; làm sao đến nơi nao

Nếu khổ có định tánh; trước đến không thể thay

Nay đây làm sao thấy; tánh nầy chẳng khác vậy

Nếu thấy khổ không thật; đoạn Tập cùng đến Diệt

Tu Đạo và bốn quả; việc nầy cũng chẳng phải

Tánh của bốn thánh đạo; trước đó không thể được

Các pháp nếu có chắc; nay sao gọi là được

Nếu không có bốn quả; tức không có người chứng

Cũng không có tám đạo; tức chẳng có Tăng bảo

Bốn Thánh Đế không có; lại cũng chẳng Pháp bảo

Không Pháp bảo Tăng bảo; làm sao có Phật bảo

Nay nói vậy không nhơn; Bồ Đề làm giống Phật

Nếu lại chẳng nhơn Phật; lại có tánh Bồ Đề

Tuy rằng hay siêng năng; tu hành đạo giác ngộ

Đầu tiên không tánh Phật; không thể được thành Phật

Nếu các Pháp đều không; không có kẻ gây tội

Chẳng không làm thế nào; để trở thành tánh định

Nếu trong tội phước ấy; chẳng sanh ra quả báo

Tức là lìa tội phước; nhưng lại có quả báo

Nếu nghĩa từ tội phước; mà sanh ra quả báo

Quả từ tội phước sanh; sao gọi là không được

Nay phá tất cả pháp; các nhơn duyên nghĩa không

Tức phá về thế tục; còn thân pháp sở hữu

Nếu phá thành nghĩa không; tức hợp vô sở tác

Không làm mà có làm; không làm có tên làm

Nếu có quyết định tánh; thế gian có nhiều loại

Tức không sanh không diệt; thường trụ lại không mất

Nếu không có không nầy; chưa được cũng chẳng được

Lại không trừ phiền não; lại không khổ cuối cùng

Cho nên trong kính nói; nếu thấy các nhơn duyên

Tức như hay thấy Phật; thấy khổ tập diệt đạo.

Sau khi Đức Phật thành đạo, lần đầu tiên trong thế gian Ngài chuyển pháp luân để nói pháp Tứ Diệu Đế và thành lập Tăng Đoàn. Đây là theo phép của Tục Đế mà hành xử để sau nầy Phật dẫn dắt mọi chúng sanh đi vào đệ nhất nghĩa đế. Đệ nhất nghĩa đế cũng có nghĩa là Đạo Đế hay Niết Bàn an lạc. Tuy các pháp của thế gian và xuất thế gian đều huyễn; nhưng mượn những sự hư ảo nầy để hiển bày chân diệu nghĩa. Đó là ý hướng của chư Phật khi độ sanh. Nhưng chúng sanh trong cõi Ta Bà nầy tất cả đều bị sự chấp trước ràng buộc; nên mới sinh ra điên đảo vọng tưởng và từ sự điên đảo vọng tưởng nầy nên mới sinh ra phiền não và từ phiền não sẽ sinh ra những khổ lụy khác. Nếu thấy tất cả các pháp đều do nhân duyên sanh, ngay cả Tứ Diệu Đế; thì chắc chắn sẽ thấy được bản thể của chư Phật và hiểu rõ được thế nào là khổ, thế nào là tập, thế nào là diệt và thế nào là Đạo. Nếu không hiểu và cứ chấp vào những hình tướng giả huyễn ấy, thì đời sẽ không bao giờ thấy được chân như bản thể của chính mình.

Đức Phật cũng đã ví dụ như người không rành chú thuật thì không thể trừ khử được rắn độc. Rắn độc đây là sự chấp trước và chú thuật đây chính là quán về nhân duyên. Nếu không thấy được nhân duyên, tức không thấy được các pháp. Từ đó sẽ sinh ra sự chấp chặt về Tứ Đế hay về các loại hình tướng của thế gian.

Tội phước tuy có đó; nhưng thực thể lại không. Tuy không nhưng không phải là không có địa ngục. Vì lẽ địa ngục chỉ hiển bày khi tâm thức bị đọa lạc. Nếu tâm con người luôn luôn thanh tịnh thì cảnh giới cũng lại thanh tịnh. Nếu tâm con người bất tịnh thì cảnh giới cũng bị ảnh hưởng theo. Đây là nhân duyên, đây là nhị đế vậy. Khi hiểu rõ được quan niệm nầy tức hiểu được Phật Pháp và hiểu được tánh Phật của mỗi người.

---o0o---



tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương