Có Và Không ht như Điển o0o Nguồn


Trung Luận - Quyển thứ ba Phẩm thứ mười lăm : Quán sát về hữu vô (Có và Không)



tải về 1.14 Mb.
trang16/22
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích1.14 Mb.
#39414
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   22

Trung Luận - Quyển thứ ba

Phẩm thứ mười lăm : Quán sát về hữu vô (Có và Không)

Trong các duyên có tánh; việc ấy tức không phải

Tánh từ các duyên sanh; có tên tạo các pháp

Tánh nếu là kẻ làm; vì sao có nghĩa nầy

Tánh tên là không làm; không đợi pháp khác thành

Pháp nếu không tự tánh; vì sao có tánh khác

Tự tánh và tha tánh; lại tên là tánh khác

Lìa tự tánh tha tánh; làm sao có được pháp

Nếu có tự tha tánh; các pháp tức có thành

Có nếu không thành được; không sao gọi có thành

Nhơn vì có các pháp; có khi hoại thành không

Nếu người thấy có không; thấy tự tánh tha tánh

Như vậy là không thấy; Phật Pháp nghĩa chơn thật

Nếu pháp có tánh thật; ở sau không khác mấy

Tánh nếu có khác tướng; việc ấy cuối không phải

Phật hay diệt có không; như độ Ca Chiên Diên

Trong kinh đã có nói; lìa có cả lìa không

Nếu pháp thật có tánh; vì sao mà sai biệt

Nếu pháp không có tánh; vì sao mà sai biệt

Định có tức thường còn; định không tức hay mất

Vì vậy có kẻ trí; không hợp với có không

Nếu pháp có tánh định; không không cũng là thường

Trước có bây giờ không; tức là nghĩa mất còn.

Đây cũng là chương quan trọng của Trung Quán Luận mà chúng tôi đã lấy làm đề tựa cho quyển sách thứ 29 kỳ nầy. Năm 2000 cũng là năm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của cuộc đời, của thiên niên kỷ thứ 3. Thông thường chúng ta hay dễ dãi với chính mình và để cho thời gian trôi qua một cách vô ích; ít ai tự hiểu rằng thời gian rất gấp rút, hãy dùng để gạn lọc tâm thức của mình và rọi soi chính mình theo tinh thần Trung Quán Luận để hiểu rõ chơn thật nghĩa hơn.

Tánh có nghĩa là cái căn bản của tinh thần, nó không là vật chất; nhưng tánh tự nó không có; tánh cũng không phải do các pháp khác tạo thành, mà tánh do từ các nhân duyên khác hòa hợp và sinh ra; cho nên tánh cũng còn có tên là tạo nên các pháp.

Nếu thực tế có tự tánh và tha tánh thì các pháp tức có thành tựu; nhưng trên thực tế có cũng không thể sinh được thì làm sao thành tựu được sự không. Nếu còn thấy có không, còn thấy tánh đây tánh kia; tức chẳng thấy được tánh gì cả. Vì sao vậy ? Vì nghĩa của Phật Pháp nằm nơi nghĩa chơn thật, chứ không nằm nơi đối đãi ấy.

Nếu thấy có tánh tức có tướng, có trước tức có sau, có còn tức có mất, có sanh tức có diệt; nhưng Phật thì không vậy. Không đối với Ngài cũng không mà có đối với Ngài cũng chẳng có. Nếu hành giả lìa cả có và không; đó chính là chơn thật nghĩa của Như Lai vậy.

Đến như định cũng vậy. Nếu nói có, tức thường còn. Nếu nói không tức hay mất. Do vậy là kẻ trí, tức người hiểu biết chân lý nầy phải biết rằng có không chỉ là sự đối đãi với nhau, chứ trí tuệ và định tỉnh thì không phải như vậy.

Nếu pháp trong thế gian và xuất thế gian có tánh định tỉnh cũng sai nốt. Vì lẽ nếu nói có thì không cũng thường còn. Cho nên phải có trước có sau, mà pháp thì không như vậy. Không sanh cũng không diệt, không mất cũng không còn; không đến cũng không đi; không còn cũng không mất; không được cũng không thua, không có cũng không không. Đó chính là chơn diệu nghĩa của Có Không vậy.
---o0o---

Phẩm thứ mười sáu : Quán sát về phược giải (Trói buộc và giải thoát)

Các hành đến và đi; thường không hợp đến đi

Vô thường hay không hợp; chúng sanh lại cũng vậy

Nếu có chúng sanh đến; ấm giới và các nhập

Năm loại muốn hết không; ai có đến đi vậy

Nếu từ thân đến thân; đến đi tức không thân

Nếu mà không có thân; tức không có đến đi

Nếu các hành mất đi; việc nầy sau không phải

Chúng sanh nếu có mất; việc nầy cũng như vậy

Các hành sinh tướng diệt; không trói lại chẳng mở

Chúng sanh như trước nói; không trói cũng chẳng mở

Nếu thân gọi là trói; có thân tức không trói

Không thân cũng không trói; vì sao mà có trói

Nếu mà trói có trước; tức có trói và trói

Nhưng trước thật không trói; chỉ có đến đi vậy

Kẻ trói không giải thoát; chẳng trói cũng chẳng mở

Có trói tức có mở; trói mở chỉ một thôi

Nếu không thọ các pháp; ta nay đã Niết Bàn

Nếu người được như vậy; mất đi chỗ trói buộc

Không lìa nơi sanh tử; cũng không rời Niết Bàn

Thật tướng nghĩa là thế; vì sao có phân biệt.

Chúng ta hay có phân biệt thế nầy thế kia, vì chúng ta chấp vào không và chấp vào có. Sở dĩ chúng ta thấy có trói buộc. Vì lẽ chúng ta thấy mình có thân; nên phải cầu giải thoát. Như Lai đến đi trong tam giới không ngần ngại. Vì lẽ không có sự trói buộc trong sự đối đãi bình thường nầy. Vì chúng sanh có thân và thân ấy tự do hành nghiệp của mình sai sử chiêu cảm mà thành tựu; rồi cũng do chính hành nghiệp ấy nó dẫn dắt mình đi vào nhiều con đường tối tăm tội lỗi khác; nên phải cầu giải thoát ra khỏi chốn nầy. Trên thực tế các Đức Như Lai vào chốn hư không hay đi qua lỗ hổng nơi mũi kim cũng chỉ là một tướng; nhưng không bị dính mắc. Vì lẽ các vị giác ngộ không nằm vào trong tư thế chấp có hay là chấp không; còn chúng ta luôn luôn bị triền phược của thế gian lôi kéo nên mới phát sinh ra như vậy.

Trên thực tế thì chẳng ai trói mình và mình cũng chẳng trói ai. Chỉ vì mình tự mình trói mình vào vòng luân hồi sanh tử; nên mình phải cầu ra khỏi. Khi cầu ra khỏi như vậy có tướng cầu và mong được cầu; chứ thực ra trên thực tế thì không có gì bị trói và không có gì để phải giải thoát hết. Vì tất cả các pháp đều như như bất động; chỉ có sự thay đổi tâm thức của mình mà hoàn cảnh xoay chuyển mà thôi.
---o0o---

Phẩm thứ mười bảy : Quán về nghiệp

Người hay hàng phục tâm; lợi ích cho chúng sanh

Có tên là việc lành; hai đời các loại quả

Đại Thánh nói hai nghiệp; tư và từ tư sanh

Trong nghiệp có biệt tướng; nói các loại khác nhau

Phật nói về suy nghĩ; đó thuộc về ý nghiệp

Chúng từ ý nghiệp sanh; tức do thân miệng tạo

Thân nghiệp và khẩu nghiệp; làm và không tạo nghiệp

Như vậy trong bốn loại; có tốt lẫn không tốt

Chúng từ phước đức sanh; tội cũng sanh như thế

Ý chí tạo bảy pháp; hay thành các tướng nghiệp

Nghiệp ở đến thọ báo; nghiệp luôn luôn tồn tại

Nếu mất tức không nghiệp; làm sao sanh quả báo

Giống như tướng của mầm; tất cả từ hạt sanh

Từ đó sanh ra quả; lìa hạt không liên tục

Từ hạt có liên tục; từ tướng tiếp có quả

Sanh tiếp quả kế sau; không mất cũng chẳng thường

Như vậy từ tâm đầu; tướng của tâm sanh tiếp

Từ đây mà sanh quả; lìa tâm không liên tục

Từ tâm có liên tục; từ tướng tiếp có quả

Nghiệp trước quả đời nầy; không mất cũng không còn

Hay thành phước đức vậy; đó là mười nghiệp lành

Hai đời năm món vui; tức sinh nghiệp báo sạch

Nếu có phân biệt ra; trải qua nhiều vô số

Cho nên nói việc nầy; hiểu nghĩa phải như vậy

Nay lại nói thêm nữa; tùy theo nghiệp sanh báo

Các Phật và Bích Chi; hiền thánh đều xưng tán

Không mất pháp như thế; nghiệp như một tài vật

Tánh nầy tức vô ký; phân biệt có bốn loại

Thấy thật thì không mất; suy kỹ có mất đi

Cho nên pháp không mất; các nghiệp có quả báo

Nếu thấy thật có mất; nghiệp đến cũng giống vậy

Tức được phá nghiệp nầy; như vậy thật quá xấu

Tất cả các hành nghiệp; giống nhau hoặc không giống

Một cảnh thân mới thành; lúc ấy sanh lần đầu

Như vậy hai loại nghiệp; bây giờ thọ quả báo

Hoặc nói thọ báo rời; chỉ còn dư báo thôi

Nếu quả cũng mất luôn; cùng chết cũng mất đi

Như thế mà phân biệt; hữu lậu và vô lậu

Tuy không mà chẳng mất; tuy có mà chẳng còn

Nghiệp quả báo không mất; cho nên Phật dạy rõ

Các nghiệp không gốc sanh; vì có vô định tánh

Các nghiệp cũng không mất; vì chúng không sanh ra

Nếu nghiệp mà có tánh; phải nói rằng thường còn

Không tạo chẳng có tên; thường tức chẳng tạo ra

Nếu do không tạo nghiệp; không làm mà có tội

Không mất các phạm hạnh; mà có bất tịnh quá

Từ đây phá tất cả; các pháp của thế gian

Làm tội và làm phước; lại không có sai biệt

Nếu lời nghiệp quyết định; mà tự có tánh vậy

Thọ quả báo vậy rồi; tiếp theo lại thọ nữa

Nếu các nghiệp thế gian; do từ phiền não sanh

Vậy phiền não không thật; làm sao nghiệp có thật

Các phiền não và nghiệp; nên gọi là nhân duyên

Phiền não và nghiệp không; huống gì đến thân thể

Vô minh che lấp thảy; dây ái cột chặt lại

Đây là gốc chánh vậy; không tức chẳng có khác

Nghiệp không từ duyên sanh; không từ không duyên sanh

Cho nên gọi có không; mà hay làm nên nghiệp

Không nghiệp không người làm; làm sao có sanh quả

Nếu mà không có quả; làm sao có người thọ

Như thần thông Đức Phật; hay biến hóa làm người

Việc biến hóa như thế; lại biến hóa tiếp tục

Như lúc biến hóa đầu; gọi là kẻ tạo vậy

Người biến hóa đã làm; đây có tên là nghiệp

Các phiền não và nghiệp; kẻ tạo và quả báo

Đều như huyễn như mộng; như cháy cũng như tiếng.

Nghiệp tiếng Phạn gọi là Karma, Trung Hoa dịch là nghiệp; tiếng Việt dịch rộng ra có nghĩa là những hành vi của chính mình tự tạo từ trong quá khứ rồi dẫn đến hiện tại và kế tục trong tương lai, rồi lại tiếp tục như thế mãi, trong vòng luân hồi sanh tử. Những điều nầy gọi là nghiệp. Sở dĩ có nghiệp vì chúng sanh vô minh không thấy rõ con đường luân hồi sanh tử và tiếp đến bị ái nhiễm buộc ràng, không tự làm chủ mình. Do vậy khó thoát khỏi sáu đường luân hồi trong ba cõi. Ái dục là động cơ để tạo nghiệp. Vô minh là cửa ngõ để nghiệp ghé vào nương tựa để tồn tại và chúng thay phiên nhau để canh giữ hành động của mỗi chúng sanh, rồi dẫn dắt chúng sanh mãi mãi vào sâu trong cạm bẫy của sanh tử. Nghiệp tuy không có hình tướng; nhưng là kết quả của những việc làm cố ý tốt hoặc xấu để rồi mãi mãi lặn hụp trong chốn khổ ải trầm luân. Nói theo Trung Quán Luận thì nghiệp không có bắt đầu và cũng không có chấm dứt; giống như tâm thức của con người, tuy không có hình tướng nhưng có thể làm nên sơn hà đại địa. Sơn hà đại địa có dáng dấp to nhỏ khác nhau; nhưng cuối cùng rồi cũng trở lại không. Vì lẽ ta đến từ chỗ không đến và ta đi từ chỗ không bắt đầu. Tâm, nghiệp, thức, vũ trụ, vạn hữu, sơn hà đại địa cũng đều như vậy.

Đức Phật cũng đã nói rằng các nghiệp báo không mất; tuy không có gốc gác sinh ra; nhưng nghiệp có tính cách vô định. Lành hay dữ, tốt hay xấu đều do tâm niệm và hành động của con người tự tạo nên, để từ đó tiếp tục nổi trôi trong sáu nẻo luân hồi. Ai là người trí, tức có sự hiểu biết về nhân quả và tội báo tức thôi không tạo nghiệp cho chính mình và cho người. Nếu không hiểu được điều nầy, tức không hiểu những lời dạy của chư vị Bồ Tát và chư vị Phật trong nhiều đời nhiều kiếp vậy.

Có nhiều người bảo rằng những việc nầy của tôi làm đâu có ai biết. Đành là vậy, con người trong giới hạn của nó không thể hiểu hết được; nhưng những bậc cao hơn và có trí tuệ sẽ thấy chúng sanh tạo nghiệp không thiện nầy mà đau lòng. Ma Vương cũng như quỷ dữ sẽ vui theo, vì chúng có thêm bạn đồng hành. Cũng chính vì vô minh và ái nhiễm khiến cho chúng ta tạo mãi những ác pháp và để từ đó vào sâu trong sáu nẻo luân hồi vậy.

Đây là một phẩm tương đối dài trong Trung Quán Luận nầy và cũng là một phẩm rất có ý nghĩa. Chúng ta những Phật Tử xuất gia cũng như tại gia nếu nghiêm chỉnh thực hành lời dạy của Đức Phật cũng đủ thấy những lợi lạc hiển nhiên trong cuộc sống của mình, ở kiếp nầy hay dẫn đến kiếp sau, cả hiện tại dẫn đến tương lai... bao giờ con đường của chúng ta đi và đã chọn là con đường cao quý nhất.
---o0o---



tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương