Có Và Không ht như Điển o0o Nguồn


Phẩm thứ mười hai : Quán sát về sự khổ đau



tải về 1.14 Mb.
trang15/22
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích1.14 Mb.
#39414
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22

Phẩm thứ mười hai : Quán sát về sự khổ đau

Tự làm và người làm; cả hai không nhơn làm

Cho nên nói các khổ; do vậy quả không thật

Khổ khổ người tự làm; tức không từ duyên sanh

Có nhơn có thân nầy; như có từ ấm sanh

Nếu là ngũ ấm nầy; khác với ngũ ấm vậy

Như vậy tức đúng lời; theo đó mà tạo khổ

Nếu người tự làm khổ; lìa khổ sao có người

Nghĩa là bởi người khác; chính mình tự làm khổ

Khổ khổ người khác làm; mà làm người nầy vậy

Nếu muốn lìa khổ não; sao có người nầy thọ

Khổ khổ bị người làm; giữ lại kẻ làm nầy

Lìa khổ sao có người; cho nên giữ việc nầy

Nếu làm mà không thành; làm sao lại bị khổ

Nếu bị người làm khổ; tức lại gọi tự làm

Khổ không tên tự làm; pháp không tự pháp làm

Bị có không chi phối; sao có bị làm khổ

Nếu việc nầy thành khổ; cùng với khổ làm nên

Cái nầy không tạo nên; hà huống không nhơn làm

Không cần nói đến khổ; bốn loại nghĩa không thành

Tất cả ngoài vạn vật; bốn nghĩa cũng không thành.

Bốn chủng loại đó là: tự tác, tha tác, cộng tác và vô nhân tác. Tự tác có nghĩa là tự mình tạo ra sự khổ đau. Tha tác là người khác tạo ra sự khổ đau. Cộng tác có nghĩa là cả hai đều tạo ra và cuối cùng là không ai tạo ra cả. Không có nguyên nhân và cũng chẳng có kết quả của sự khổ đau.

Sự đau khổ của con người thì không có giới hạn. Vì con người đã bị có và không chi phối; nhưng đứng trên lập trường của Trung Quán thì không có người làm nên, không có người nhận lấy cũng như không có cả hai nguyên nhân trên; nên cũng gọi là không ai gây ra cả. Vì vậy khi thực hành pháp quán nầy phải dựa theo tinh thần của Trung Quán mới thành tựu được pháp quán.

Những cái khổ về sanh, về già, về bệnh, về chết, về ái biệt ly, cầu bất đắc, oán tắn hội và ngũ ấm xí thạnh khổ v.v... chỉ là những cái khổ căn bản của con người khi có hình hài, tức phải có sự hủy hoại. Học Trung Quán chúng ta phải biết quán rằng: sanh không từ đâu tới; chết không từ đâu đi. Do vậy sự khổ cũng chỉ như vậy thôi. Sanh, già, bệnh, chết, khổ, vui v.v... cũng chỉ là những giả danh trong cuộc đời chứ không phải là những thật tướng vậy. Nếu quán sát như vậy thì 4 chủng loại bên trên không có cơ sở để thành tựu đối với hành giả thực hành Trung Quán vậy.


---o0o---

Phẩm thứ mười ba : Quan sát về các hành

Như kinh Phật đã nói; chấp tướng hư cuồng vọng

Các hành đều không thật; cho nên gọi hư cuồng

Kẻ nhận hư cuồng vọng; trong ấy chấp chỗ nào

Phật nói những việc nầy; tất cả đều vô nghĩa

Các pháp đều sai biệt; biết rằng không có tánh

Pháp cũng lại không tánh; tất cả pháp như vậy

Nếu các pháp không tánh; tại sao gọi trẻ con

Cho đến tuổi già nua; có điều gì khác nhau

Nếu các pháp có tánh; vì sao mà được khác

Nếu các pháp không tánh; vì sao mà có khác

Các pháp tức không khác; pháp khác cũng không khác

Như mạnh không thể già; già cũng không làm trẻ

Nếu pháp là sai khác; sữa tức cũng giống lạc

Lìa sữa có pháp nào; có thể tạo nên lạc

Nếu có pháp không không; tức hợp pháp có không

Thật không pháp bất không; sao được pháp có không

Đức Phật dạy không pháp; vì lìa các chấp vậy

Nếu lại thấy có không; các Phật không đổi thay.

Các hành đều vô thường; nghĩa là các pháp của thế gian và xuất thế gian đều biến đổi. Vì lẽ các hành đều không thật; nhưng chúng ta chấp vào sự tồn tại và hiện hữu của các pháp nên gọi là cuồng vọng. Đức Phật thấy rõ được điều đó nên nói rằng tất cả đều vô nghĩa. Vì các pháp luôn luôn sai biệt và các pháp không có tự tánh của nó. Khi các pháp luôn sai biệt, thì đâu có gì gọi là chủ tể. Đã không có chủ tể thì làm gì có kẻ làm và người bị làm hay kẻ được làm.

Sự biến đổi từ trẻ con đến tráng niên hay già nua v.v... chỉ là sự hóa hiện, cũng như sữa không tự biến thành lạc và lạc cũng chẳng biến thành sữa. Sở dĩ gọi là sữa hay lạc, vì do nhân duyên tác động mà thành vậy. Mà những nhân duyên ấy vì chúng ta chấp trước mà có; nên chúng đều vô thường là vậy. Nếu chúng ta lìa xa các pháp có không còn mất, sự hiện hữu, sự băng hoại v.v... thì chúng ta sẽ hiểu được Trung Luận của Ngài Long Thọ.

Đức Phật thường dạy cho chúng ta các pháp đều không; có nghĩa là Ngài dạy cho chúng ta đừng rơi vào chỗ chấp tướng, chấp ngã. Nếu còn chấp tức còn bị dính chặt vào sự đối đãi; mà còn đối đãi tức còn nằm trong vòng tương đối của thế gian, khó vào trong nhận thức của xuất thế gian được.


---o0o---

Phẩm thứ mười bốn : Quán về sự hòa hợp

Thấy và thấy kẻ thấy; đấy ba loại khác nhau

Như vậy ba pháp khác; cuối không có hòa hợp

Nhiễm và có thể nhiễm; kẻ nhiễm cũng lại thế

Thêm vào các phiền não; tất cả đều như vậy

Pháp khác đương hòa hợp; thấy rằng không có khác

Tướng khác không thành vậy; thấy vậy hợp chỗ nào

Không vậy thấy các pháp; tướng khác không thể được

Cho nên tất cả pháp; đều lại không tướng khác

Khác nhơn cũng khác khác; khác lìa khác không khác

Nếu pháp từ nhơn sanh; pháp nầy không khác nhơn

Nếu lìa nơi khác khác; hay trừ khác có khác

Lìa nơi khác không khác; nên gọi không có khác

Trong khác không khác tướng; không khác trong cũng không

Không có khác tướng nầy; nên không bị sai khác

Các pháp không hòa hợp; pháp khác cũng không hợp

Kẻ hợp và hòa hợp; pháp hợp cũng đều không.

Thấy, được thấy và bị thấy là ba yếu tố khác nhau; chúng không phải là một. Do vậy nên không hòa hợp nhau. Vì các pháp có khác nhau về nhơn duyên để sanh khởi; nên cuối cùng cũng khác nhau về kết quả khi đã đến. Mà tất cả các pháp đều không có tướng; nên lìa tướng cũng không có pháp mà lìa pháp cũng không có tướng được. Các pháp thế gian cũng như các pháp xuất thế gian trên căn bản không có pháp nào giống nhau; nên gọi là không hòa hợp. Căn bản là như vậy cho nên khi nói hợp hay hòa hợp chỉ là cách mượn cớ chứ thật ra hợp hay không hòa hợp cũng đều không tất cả.

Ở đây người hòa hợp hay pháp hòa hợp chỉ là sự đối đãi để mà thành; chứ trên thực tế thì pháp cũng không hòa hợp mà người cũng không hòa hợp. Vì căn bản vốn là không. Tất cả chỉ là thay đổi hình tướng và vị trí mà gọi là hợp cũng như không hợp mà thôi.

Nhiễm ô pháp thế gian cũng như có thể nhiễm và kẻ bị nhiễm cũng thế. Đây gọi là pháp hòa hợp của ba loại nhiễm; nhưng trên thực tế ba loại nầy không thực tướng; chúng chỉ là giả danh để gọi những việc nhiễm ô của cuộc đời. Chúng giống như âm thanh, điện chớp, sóng gợn, gió thổi v.v... tuy có tác động vào hình tướng bị động và bị phân biệt; nhưng đó chỉ là những biến đổi của tâm thức, chứ không phải là thực tướng của các pháp. Thực tướng của các pháp có nghĩa là không bị luật vô thường và khổ, không chi phối. Ở đây vẫn bị chi phối; nên Phật nói không hòa hợp là vậy.


---o0o---


tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương