Có Và Không ht như Điển o0o Nguồn


Trung Luận - Quyển thứ nhất Phẩm một : Quán Nhân Duyên



tải về 1.14 Mb.
trang11/22
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích1.14 Mb.
#39414
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   22

Trung Luận - Quyển thứ nhất

Phẩm một : Quán Nhân Duyên

Chẳng sanh cũng chẳng mất; chẳng thường cũng chẳng đoạn

Chẳng một cũng chẳng khác; chẳng đến cũng chẳng đi

Hay nói là nhân duyên; hay trừ các hí luận

Con nay đầu lễ Phật; các thuyết là đệ nhất

Các pháp không tự sanh; lại chẳng từ cái khác

Không cùng không không nhơn; như vậy biết không sanh

Nếu các pháp tự tánh; không ở nơi trong duyên

Nên không là tự tánh; tánh khác cũng lại không

Nhơn duyên thứ đệ duyên; duyên duyên tăng thượng duyên

Bốn duyên sanh các pháp; không có duyên thứ năm

Quả là từ duyên sanh; cũng từ không mà sanh

Nên duyên là quả vậy; cũng duyên mà không quả

Nhơn là pháp sanh quả; pháp ấy gọi là duyên

Nếu mà quả chưa sanh; chẳng gì gọi không duyên

Quả có trước trong duyên; có không đều không thể

Trước không là duyên gì; trước có chẳng dùng duyên

Nếu quả từ không sanh; lại từ không không sanh

Lại chẳng có không sanh; làm gì có gọi duyên

Nếu quả lại sanh sau; tức không hợp có diệt

Pháp mất làm sao duyên; nên không thứ đệ duyên

Như chư Phật đã nói; chơn thật vi diệu pháp

Với nầy pháp không duyên; làm sao có duyên duyên

Các pháp không tự tánh; lại không có tướng có

Gọi có là như vậy; đây là việc không thật

Tóm tắt trong nhơn duyên; tìm quả không có được

Nếu nhơn duyên không có; từ đâu mà duyên sanh

Nếu mà duyên không quả; vậy duyên từ không sanh

Nên quả làm sao có; trong không duyên mà sanh

Nếu quả từ duyên sanh; vậy duyên không tự tánh

Từ không tự tánh sanh; sao được từ duyên sanh

Quả không từ duyên sanh; chẳng từ không duyên sanh

Vậy quả không có vậy; duyên không duyên đều không.

Đây là về pháp quán nhân duyên. Nội dung của phẩm nầy nói tất cả đều do nhân duyên sanh và tất cả đều do nhân duyên mà hợp. Hợp rồi tan, tan rồi hợp; nên ta gọi là nhân hay quả; nhưng trên thực tế ý nghĩa của 4 câu đầu cũng như 4 câu cuối của phẩm nầy rất rõ ràng.

"Chẳng sanh cũng chẳng diệt; chẳng thường cũng chẳng đoạn

Chẳng một cũng chẳng khác: chẳng đến cũng chẳng đi"

Pháp vốn không sanh và không diệt. Nhân duyên cũng như thế. Nhơn duyên không có hình tướng, nên không bền chắc mà cũng không có nghĩa là mất hẳn đi. Trong duyên không chỉ có một mà cũng chẳng phải tồn tại trong hai hữu thể cùng một lúc. Cho nên nhân duyên không đến mà cũng chẳng đi. Đây là lối lập luận của Trung Quán - không khẳng định mà cũng không phủ định. Vì trong khi cái nầy có thì cái kia cũng có, cái nầy không thì cái kia cũng không. Cái nầy tồn tại thì cái kia lại thay đổi và cái nầy thay đổi thì cái kia không tồn tại nữa.

Bốn câu cuối cùng của phẩm Nhân Duyên viết:

"Quả chẳng từ duyên sanh; chẳng từ không duyên sanh

Vậy quả không có vậy; duyên không duyên đều không".

Như vậy kết quả của một sự việc không phải từ nhân duyên mà sanh ra, cũng chẳng phải từ không có nhân duyên mà sanh. Do vậy cho nên cái quả đó không có vậy. Từ đó có thể đi đến kết luận rằng có nhân duyên hoặc không phải nhân duyên, tất cả đều không vậy.

Ta xem đoạn đầu của Trung Luận nầy cũng đã khó hiểu rồi. Tuy nhiên nếu hiểu được thuyết trung đạo của Đạo Phật thì ta chấp nhận về thuyết nhân duyên nầy một cách dễ dàng. Thật sự ra, muốn hiểu được thuyết nầy phải vượt lên trên có và không và không chấp vào có cũng như không thì mới hiểu được thuyết trung đạo của Đạo Phật. Đạo Phật là đạo như thật; nên phải hiểu tướng như thật của các pháp, thì mới hiểu được Đạo Phật vậy.


---o0o---

Phẩm thứ hai : Quán về đến và đi

Lìa đến không có đến; chưa đến cũng không đến

Bỏ rời đến chưa đến; lúc đến lại không đến

Nơi động tức có đến; trong nầy có lúc đến

Chẳng phải đến cùng đi; như vậy lúc đến đến

Vì sao tại lúc đến; cũng đang có pháp đến

Nếu lìa pháp để đến; lúc đến chẳng phải được

Nếu nói đến lúc đến; là người tức có lỗi

Lìa đến lúc có đến; đến thời riêng chỉ đến

Nếu lúc đến có đến; tức có hai loại đến

Có nghĩa là lúc đến; hai nghĩa đến lúc đến

Nếu cả hai cùng đến; tức có hai cùng đến

Nên lìa nơi người đến; pháp đến cũng chẳng được

Nếu người lìa nơi đến; pháp đến cũng chẳng được

Lại không có pháp đến; làm sao có người đến

Người đến tức chẳng đến; kẻ không đến chẳng đến

Lìa đến kẻ chẳng đến; không có người thứ ba

Nếu nói người đến đến; vì sao có nghĩa nầy

Nếu lìa được pháp đến; kẻ đến cũng chẳng được

Nếu kẻ đến có đến; tức có hai loại đến

Một là đến kẻ đến; hai là đến pháp đến

Nếu là đến kẻ đến; tức người có lỗi lầm

Lìa đến có kẻ đến; nói đến kẻ có đến

Bỏ đến trong không phát; chưa đến trong không đến

Lúc đến trong không đến; nơi nào đang có phát

Chưa sanh lúc không đến; cũng không có bỏ đến

Là hai nên có sanh; chưa đến sao có sanh

Không đến không chưa đến; đều là lúc không đến

Tất cả không có sanh; vì sao lại phân biệt

Kẻ đến tức không ở; kẻ không đến chẳng ở

Lìa đến kẻ chẳng đến; sao có ở thứ ba

Kẻ đến nếu đang ở; vì sao có nghĩa nầy

Nếu đang lìa sự đến; kẻ đến lại chẳng được

Đến chưa đến không ở; lúc đi cũng không ở

Chỉ có làm phép dừng; đều cùng là nghĩa đến

Pháp đến tức người đến; việc nầy tức không vậy

Pháp đến khác người đến; việc nầy cũng không vậy

Nếu nghĩa là pháp đến; tức làm người sẽ đến

Người tạo và nghiệp tạo; đây là việc làm một

Nếu nghĩa là pháp đến; có khác với người đến

Lìa kẻ đến có đến; lìa đến có kẻ đến

Kẻ đến đến là hai; nếu một khác pháp thành

Hai cửa cũng chẳng thành; vì sao đang có thành

Nhơn đến biết người đến; không thế dùng điều đến

Trước không có pháp không; lại không đến kẻ đến

Nhơn đến biết người đến; không thể dùng đến khác

Là một đến trong kẻ; không được hai lần đến

Quyết định có người đến; không thể dùng ba đến

Không quyết định kẻ đến; lại chẳng dùng đến ba

Pháp đến định không định; kẻ đến không dùng ba

Đây là kẻ đến đến; nơi đến cũng đều không.

Đến đây là hết phẩm thứ hai nói về việc đến đi của tự tánh, chúng ta đã bắt đầu thấy có những điều khó hiểu cho việc đến và đi, còn và mất của các pháp. Do vậy phải đứng trên lập trường của sự có và không mới có thể hiểu được Trung Luận nầy của Ngài Long Thọ vậy.

Đến và đi là thời gian; nhưng Ngài Nagarjunar cũng đã cho chúng ta thấy trong phẩm thứ hai nầy rằng ngay cả việc đến đi của thời gian cũng không nốt. Vì nếu còn chấp có thời gian đến, thời gian đi thì có nghĩa là chấp vào sự hiện hữu của thời gian và của con người, mà thời gian cũng như con người không nhất định, không thường hằng, luôn luôn thay đổi, luôn luôn biến thể ở nhiều dạng khác nhau. Do vậy dưới cái nhìn của Trung Quán, ngay cả thời gian cũng chỉ là một sự giả hợp mà thôi.

Chúng sanh vì lăn lộn trong sáu đường sanh tử, trí huệ không phát triển mà vô minh và ái dục lại nhiều. Do đó sự chấp có, chấp không, chấp thường, chấp đoạn thường hay xảy ra trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Do vậy chúng ta phải khéo cảnh tỉnh chính mình để sự nhận thức chín chắn hơn.


---o0o---


tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương