Độc lập Tự do Hạnh phúc trưỜng đẠi học hồng đỨC



tải về 118.34 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích118.34 Kb.
#26199

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THANH HÓA


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC




Số: 823/QĐ-ĐHHĐ

Thanh Hóa, ngày 21 tháng 8 năm 2009


QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành “Quy định về tuyển dụng, học việc, thử việc và mẫu hồ sơ thử việc đối với lao động hợp đồng trong trường Đại học Hồng Đức”
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116/2003/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học;

Căn cứ Quyết định số 926/QĐ-CT ngày 11/4/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học Hồng Đức; Quyết định số 404/QĐ-UBND ngày 10/02/2009 của UBND tỉnh Thanh Hoá sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 926/QĐ-CT;

Xét đề nghị của ông Trưởng phòng Tổ chức – Cán bộ trường Đại học Hồng Đức,


QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về tuyển dụng, học việc, thử việc và mẫu hồ sơ thử việc đối với lao động hợp đồng trong trường Đại học Hồng Đức”

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký .

Quyết định này thay thế Quyết định số 544/QĐ-ĐHHĐ ngày 23/8/2006 và Quyết định số 944/QĐ-ĐHHĐ ngày 19/10/2007 của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức. Các nội dung nhà trường ban hành trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Các ông: Trưởng phòng Tổ chức - Cán bộ, phòng Kế hoạch - Tài chính, phòng Đào tạo, phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.





Nơi nhận:

- Như Điều 2 QĐ;

- Website trường ĐHHĐ;

- Lưu: VT, TCCB.



HIỆU TRƯỞNG

TS. Nguyễn Văn Phát

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THANH HÓA


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC







QUY ĐỊNH

Về tuyển dụng, học việc, thử việc và mẫu hồ sơ thử việc

đối với lao động hợp đồng trong trường Đại học Hồng Đức

Ban hành kèm theo Quyết định số:823 /QĐ-ĐHHĐ ngày 21 tháng 8 năm 2009

của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức
Điều 1. Quy định chung.

- Việc tuyển dụng, học việc, thử việc của lao động hợp đồng (LĐHĐ) trong trường Đại học Hồng Đức (ĐHHĐ) được thực hiện theo Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/20/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP, Thông tư 10/2004/TT-BNV ngày 19/2/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 116/2003/NĐ-CP, Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan.

- Các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với lao động hợp đồng trong thời gian học việc, thử việc nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 ban hành tại Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường Đại học, Cao đẳng giai đoạn 2006-2020.

- Học việc, thử việc của LĐHĐ trong trường ĐHHĐ thực hiện trên cơ sở các quy định về chức năng, nhiệm vụ của từng ngạch bậc viên chức, công chức.

- Chế độ học việc, thử việc được nhà trường quy định phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ phát triển nhà trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng.

Quy định này áp dụng đối với lao động hợp đồng trong trường Đại học Hồng Đức, không phân biệt trong hay ngoài biên chế nhà nước.



Điều 3. Quy định về tuyển dụng lao động hợp đồng học việc, thử việc.

Hàng năm căn cứ chỉ tiêu được giao và sự tăng giảm biên chế trong nhà trường như: nghỉ hưu, nghỉ việc, tử tuất, chuyển công tác đi nơi khác; dựa trên kế hoạch phát triển trung và dài hạn của các đơn vị trong trường, của nhà trường, các đơn vị xây dựng kế hoạch về tuyển lao động theo từng đơn vị, theo trình độ, chuyên ngành theo nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở đó, nhà trường tuyển lao động hợp đồng theo đề nghị của các đơn vị và kế hoạch của nhà trường.

1. Tiêu chuẩn tuyển dụng:

a. Đối với giảng viên:

- Có nguyện vọng phục vụ lâu dài cho trường Đại học Hồng Đức.

- Tốt nghiệp đại học hệ chính quy đúng chuyên ngành từ loại giỏi (một số chuyên ngành khó tuyển có thể tuyển từ loại khá trở lên), hoặc trình độ thạc sĩ (tối thiểu phải tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành từ loại khá trở lên), hoặc trình độ tiến sĩ phù hợp với chuyên ngành cần tuyển.

- Có trình độ C tiếng Anh trở lên, hoặc ngoại ngữ khác đối với các ngành chuyên biệt, có trình độ A về tin học.

- Có lý lịch rõ ràng, không trong thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc chấp hành các bản án của pháp luật.

- Có đủ sức khoẻ để công tác và học tập.

b. Đối với chuyên viên công tác tại các phòng, ban chuyên môn.

- Có nguyện vọng phục vụ lâu dài cho trường ĐH Hồng Đức.

- Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu tuyển dụng, riêng tuyển dụng chuyên viên phải có trình độ đại học hệ chính quy trở lên.

- Có trình độ B tiếng Anh trở lên, trình độ A tin học.

- Ưu tiên những cán bộ có trình độ thạc sỹ trở lên, biết sử dụng tương đối thành thạo một ngoại ngữ, có thể làm việc độc lập với người nước ngoài.

c. Đối với cán bộ làm công tác hành chính, phục vụ.

Được tuyển theo yêu cầu ngạch, bậc đào tạo, chuyên môn phù hợp. Ưu tiên những người thành thạo vi tính và có khả năng ngoại ngữ.

2. Những người đủ các điều kiện như trình độ, chuyên ngành cần tuyển, các văn bằng chứng chỉ, sức khoẻ và có đơn được phòng Tổ chức - Cán bộ giới thiệu về đơn vị để kiểm tra chuyên môn. Sau khi được bộ môn (tổ công tác) và khoa (phòng, ban, trung tâm) kiểm tra chuyên môn và có ý kiến đánh giá, đề xuất gửi về phòng Tổ chức - Cán bộ, nếu có đủ các tiêu chuẩn để làm việc thì nhà trường làm hợp đồng học việc.

3. Trong thời gian học việc, LĐHĐ đáp ứng được các tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia học tiếng Anh trình độ C hoặc tương đương đối với giảng viên, trình độ B đối với chuyên viên công tác tại các phòng, ban mới được đánh giá hết thời gian học việc.

4. LĐHĐ được công nhận hết thử việc khi hoàn thành các nhiệm vụ quy định trong kế hoạch thử việc, không vi phạm kỷ luật; đối với giảng viên thi đạt trình độ C tiếng Anh (giảng viên chuyên ngành tiếng Anh thi ngoại ngữ thứ hai), đối với chuyên viên thi đạt trình độ B tiếng Anh do nhà trường tổ chức đánh giá.

Điều 4. Giai đoạn LĐHĐ học việc.

1. Lao động hợp đồng học việc phải làm việc theo giờ hành chính tại đơn vị dưới sự phân công của Trưởng bộ môn hoặc cá nhân được Trưởng đơn vị phân công.

2. Trường hợp trúng tuyển qua kỳ thi hoặc xét tuyển vào trường thì không phải qua thời gian học việc.

3. Nhiệm vụ của người học việc:

a. Đối với giảng viên.

- Xây dựng kế hoạch học việc.



  • Làm quen với hoạt động chuyên môn của bộ môn và khoa (hàng ngày).

  • Dự giờ, thăm lớp (2-3 buổi/tuần).

  • Công tác thi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên (trừ thi tốt nghiệp).

  • Công tác chủ nhiệm lớp, thực hành, thực tập.

  • Soạn bài (2-3 học trình).

  • Dạy thử trên lớp trước bộ môn để bộ môn dự, đánh giá (4-5 giờ).

  • 1 báo cáo chuyên đề chuyên môn trước đơn vị.

  • Tìm hiểu các nhiệm vụ của người giảng viên (NCKH, viết đề cương bài giảng, đề cương chi tiết học phần, tài liệu tham khảo...).

- Tham gia các hoạt động chuyên môn, học thuật, hành chính của bộ môn và của khoa.

- Tham gia học tiếng Anh trình độ C hoặc tương đương tại trung tâm Ngoại ngữ của nhà trường đánh giá, học ngoại ngữ thứ hai đối với giảng viên tiếng Anh.

- Viết báo cáo kiểm điểm thu hoạch trong thời gian học việc.

Các hoạt động dự giờ, dạy thử trên lớp để bộ môn dự và đánh giá, báo cáo chuyên đề chuyên môn phải có lịch cụ thể về thời gian, địa điểm, tên bài dạy hoặc tên chuyên đề và báo cáo về nhà trường qua phòng Tổ chức - Cán bộ để theo dõi, kiểm tra trước khi thực hiện. Những trường hợp không báo cáo, hoặc báo cáo sau khi thực hiện đều không được công nhận.

b. Đối với chuyên viên tại các phòng, ban.


  • Làm quen với hoạt động của đơn vị.

- Gặp cán bộ được giao hướng dẫn học việc để nắm kế hoạch và những công việc phải làm theo nhiệm vụ, chức năng của cán bộ các phòng, ban, trung tâm.

  • Hàng ngày thực hiện công việc được giao.

- Tham gia các hoạt động chuyên môn, hành chính của tổ công tác và của đơn vị.

- Viết báo cáo kiểm điểm thu hoạch trong thời gian học việc.

- Đối với chuyên viên phải tham gia học tiếng Anh trình độ B hoặc tương đương tại trung tâm Ngoại ngữ của nhà trường.

c. Đối với cán bộ hành chính, phục vụ

Có báo cáo kết quả học việc và nhận xét của đơn vị về kết quả học việc. Nội dung học việc do Trưởng đơn vị phân công và được phòng TCCB thống nhất.

4. Hồ sơ hết học việc (Nộp sau khi hết thời gian học việc, qua phòng TCCB):

- Kế hoạch học việc;

- Sổ dự giờ, sinh hoạt học thuật (Đối với chuyên viên, nhân viên có sổ cặp nhật nội dung kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc nhiệm vụ, chức trách được phân công);

- Kết quả nghiên cứu khoa học, đọc tài liệu, chương trình tự bồi dưỡng;

- Giáo án đã soạn và báo cáo trước bộ môn; phiếu đánh giá giờ giảng (đối với giảng viên);

- Báo cáo kết quả học tiếng Anh;

- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch học việc.

- Bản nhận xét đánh giá, xếp loại của cán bộ hướng dẫn học việc, của bộ môn (tổ) và đơn vị.
Điều 5. Giai đoạn LĐHĐ thử việc

1. Người có bằng thạc sĩ, tiến sỹ hoặc người đã qua giai đoạn học việc sau khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện và nhu cầu lao động, nhà trường sẽ ký LĐHĐ thử việc.

2. Nhiệm vụ của người thử việc:

a. Đối với chức danh giảng viên:

- Xây dựng kế hoạch thử việc (theo mẫu).

- Làm việc theo giờ hành chính tại khoa, được đơn vị cử người hướng dẫn thử việc, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của giảng viên quy định tại Quyết định 573/QĐ-ĐHHĐ ngày 29/5/2009 của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức theo định mức của giảng viên thử việc. Tham gia các hoạt động chuyên môn học thuật, hành chính của bộ môn và của khoa.

Các hoạt động dự giờ, dạy thử trên lớp để bộ môn dự và đánh giá, báo cáo chuyên đề chuyên môn phải có lịch cụ thể về thời gian, địa điểm và báo cáo về nhà trường qua phòng Tổ chức - Cán bộ để theo dõi, kiểm tra trước khi thực hiện. Những trường hợp không báo cáo, hoặc báo cáo sau khi thực hiện đều không được công nhận.

- Trong thời gian thử việc, giảng viên thử việc phải tham gia học ngoại ngữ trình độ C tại trung tâm Ngoại ngữ của nhà trường, hoặc ngoại ngữ thứ hai đối với giảng viên tiếng Anh. Báo cáo chi tiết về khoá học ngoại ngữ tại trung tâm đã đăng ký về nhà trường qua phòng Tổ chức - Cán bộ để theo dõi, kiểm tra. Những trường hợp không báo cáo, hoặc báo cáo sau khi thực hiện đều không được chấp nhận.

- Viết báo cáo kết quả thử việc.

b. Đối với chuyên viên, cán bộ hành chính, phục vụ:

- Xây dựng kế hoạch thử việc.

- Trực tiếp gặp trưởng đơn vị và cán bộ được giao hướng dẫn thử việc để nắm kế hoạch và những công việc phải làm.

- Hàng ngày thực hiện công việc được giao của cán bộ hành chính, phục vụ theo quy định tại Quyết định số 1042/QĐ-ĐHHĐ ngày 14/10/2008 của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức.

- Tham gia các hoạt động chuyên môn, hành chính của tổ công tác và của đơn vị.

- Đối với chuyên viên phải tham gia học ngoại ngữ trình độ B tại trung tâm Ngoại ngữ của nhà trường.

- Viết báo cáo kết quả thử việc.



Điều 6. Về chế độ học việc, thử việc.

1. Đối với học việc:

- Thời gian học việc là 3 tháng đối với LĐHĐ có trình độ từ trung cấp đến đại học; cán bộ có trình độ thạc sỹ trở lên không phải qua giai đoạn học việc.

- Trong thời gian học việc, LĐHĐ được hưởng lương với mức sau: 800.000 đồng/tháng đối với người có trình độ đại học; 720.000 đồng/tháng đối với người có trình độ cao đẳng; 650.000 đồng/tháng đối với người có trình độ trung cấp trở xuống.

- Hướng dẫn người học việc do Trưởng bộ môn hoặc Tổ trưởng tổ công tác (nếu không có tổ trưởng thì trưởng đơn vị phân công người hướng dẫn) chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch cho người học việc thực hiện và báo cáo kết quả học việc bằng văn bản cho nhà trường qua phòng Tổ chức - Cán bộ.

- Trong thời gian LĐHĐ học việc, bộ môn và đơn vị không phải chịu định mức lao động của người học việc.

2. Đối với thử việc:

- Thời gian thử việc là 1 năm đối với LĐHĐ trình độ đại học trở lên, 9 tháng đối với LĐHĐ trình độ cao đẳng và 6 tháng đối với LĐHĐ trình độ trung cấp.

- Trong thời gian thử việc, người tốt nghiệp đạt trình độ chuẩn theo quy định được hưởng 85% bậc lương khởi điểm của ngạch tuyển dụng; nếu có học vị thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; nếu có học vị tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng

- Hướng dẫn thử việc LĐHĐ do trưởng Bộ môn hoặc trưởng đơn vị công tác cử người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch thử việc và báo cáo kết quả thử việc bằng văn bản định kỳ 6 tháng 1 lần cho nhà trường qua phòng Tổ chức - Cán bộ.

- Người hướng dẫn thử việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương tối thiểu trong thời gian hướng dẫn và được thanh toán khi LĐHĐ được công nhận hết thử việc.

3. Đối với LĐHĐ được cử đi đào tạo sau đại học không được hưởng chế độ hỗ trợ đi học theo Quyết định 746/2006/QĐ-UBND ngày 20/3/2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá được nhà trường hỗ trợ đi học hàng tháng theo quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường; được hỗ trợ tiền học phí theo mức thu quy định của nhà nước.



Điều 7. Quy định về hồ sơ công nhận hết thử việc.

Người hướng dẫn thử việc có trách nhiệm hướng dẫn người thử việc hoàn thành đúng, đầy đủ, chất lượng đối với nhiệm vụ thử việc và có đủ nội dung theo các yêu cầu sau:

Báo cáo kết quả thử việc của lao động hợp đồng phải được đóng thành quyển có bìa (mẫu 1). Đối với lao động hợp đồng là giảng viên bao gồm các nội dung sau:

- Đơn xin xét hết thử việc có ý kiến đề nghị của người hướng dẫn, bộ môn, khoa và phòng Tổ chức - Cán bộ (mẫu 2);

- Kế hoạch thử việc (mẫu 3) đã được Hiệu trưởng phê duyệt trên cơ sở thẩm định của của Trưởng bộ môn, của khoa và các phòng chức năng: Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Tổ chức - Cán bộ. Trong đó nêu rõ về:

Nội dung nghiên cứu tài liệu: địa điểm, các nội dung chính, thời gian;

Phần chuẩn bị bài giảng: Các học phần được phân công chuẩn bị bài giảng;

Kế hoạch giảng thử theo quy định về định mức giảng dạy: Tên học phần, số tiết, lớp giảng dạy, dự kiến thời gian dạy (trước khi thực hiện phải báo cáo cụ thể theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 4 của Quyết định này);

Kế hoạch dự giờ của giảng viên khác: Tên bài dạy và tên lớp dự giờ, họ tên giảng viên dạy, dự kiến thời gian dự (trước khi thực hiện phải báo cáo cụ thể theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 5 của Quyết định này);

Đề cương nghiên cứu khoa học đã được Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa xem xét, phê duyệt;

Kế hoạch học ngoại ngữ theo quy định: thời gian, địa điểm, cấp độ học (đối với giảng viên chuyên ngữ yêu cầu nêu kế hoạch học ngoại ngữ thứ hai).

Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn (trao đổi học thuật, xêmina,…) được Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa xem xét, phê duyệt.

- Báo cáo kết quả thử việc: Bao gồm 4 nội dung chính theo trình tự sau.

Báo cáo kết quả giảng dạy (mẫu 4);

Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học (mẫu 5);

Báo cáo kết quả tự học, tự bồi dưỡng (mẫu 6);

Sinh hoạt chuyên môn, học thuật (mẫu 7).

Trong mỗi báo cáo phải đầy đủ các hồ sơ minh chứng theo quy định đã nêu trong mẫu.

- Biên bản họp xét hết thử việc của bộ môn; biên bản họp xét hết thử việc của khoa.

Riêng một số hồ sơ có số trang nhiều như phần tích luỹ nội dung nghiên cứu tài liệu, đề cương bài giảng, sổ dự giờ của cá nhân, báo cáo khoa học có thể đóng thành quyển riêng và được trả lại sau khi xem xét và thẩm định xong.

d. Báo cáo kết quả thử việc của các đối tượng khác như giáo viên thực hành, chuyên viên, phụ tá thí nghiệm, thư viện viên, kế toán viên, nhân viên thừa hành, phục vụ,… cũng có nội dung tương tự như đối với giảng viên sau khi thay các phần chuẩn bị bài giảng, giảng thử, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn và nghiên cứu khoa học bằng các nội dung thuộc chuyên môn của chức danh tuyển dụng. Trong đó đánh giá về tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao (khối lượng, chất lượng và tiến độ thực hiện các công việc); nêu các khoá học chuyên môn, các lớp bồi dưỡng đã tham gia trong thời gian thử việc; tự nhận xét về năng lực và trình độ chuyên môn có đáp ứng các yêu cầu công việc của chức danh tuyển dụng.

Điều 8. Điều khoản bắt buộc.

- Trong thời gian 2 năm, LĐHĐ là giảng viên sau khi kết thúc thử việc hoặc cán bộ trong biên chế chuyển về trường công tác làm giảng viên phải thực hiện chế độ học tập ngoại ngữ (tiếng Anh) đạt trình độ 450 TOEFL và yêu cầu trình độ ngoại ngữ khác đối với các ngành chuyên biệt đủ trình độ để học thạc sĩ, nghiên cứu sinh.

- Đối với lao động hợp đồng giảng dạy, trong vòng 3 năm kể từ khi ký hợp đồng phải chuẩn bị đủ điều kiện để tham gia quy hoạch đào tạo sau đại học của nhà trường, dự thi và trúng tuyển cao học hoặc nghiên cứu sinh theo đúng quy hoạch.

- Khi có quyết định đi học cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ LĐHĐ phải thực hiện cam kết theo các nội dung nhà trường quy định (có mẫu), nếu vi phạm sẽ phải bồi hoàn kinh phí đã nhận từ ngày ký hợp đồng và những khoản có liên quan đến việc bố trí người làm thay hoặc thiệt hại do không thực hiện hợp đồng của cá nhân gây nên.

Nếu cán bộ hợp đồng không đủ các điều kiện quy định trên, nhà trường sẽ không ký tiếp hợp đồng và thực hiện các chế độ tiếp theo.

Điều 9. Tuyển dụng vào biên chế nhà nước.

1. Tiêu chuẩn tuyển dụng:

a. Đối với giảng viên:

- Có đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, mục 1, Điều 3.

- Có trình độ tiếng Anh từ 450 điểm TOEFL trở lên, hoặc ngoại ngữ khác đối với các ngành chuyên biệt đủ điều kiện về ngoại ngữ để du học tại nước đó (Ví dụ: tiếng Trung HSK mức 6 trở lên,…).

b. Đối với chuyên viên các phòng, ban..

- Có đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm b, mục 1, Điều 3.

- Có trình độ ngoại ngữ C tiếng Anh qua kỳ đánh giá được nhà trường công nhận, hoặc có chứng chỉ TOEIC quốc tế từ 400 điểm trở lên đối với cán bộ có trình độ đại học.

- Ưu tiên những cán bộ có trình độ thạc sỹ trở lên, biết sử dụng tương đối thành thạo một ngoại ngữ, có thể làm việc độc lập với người nước ngoài.

c. Đối với cán bộ hành chính, phục vụ.

- Có đủ các tiêu chuẩn tại điểm c, mục 1, Điều 3.

- Các yêu cầu về ngoại ngữ, tin học và những khả năng chuyên môn cụ thể khác được nêu trong thông báo tuyển dụng của nhà trường.

d. Riếng đối với cán bộ, giảng viên là HĐLĐ có nhiều đóng góp cho nhà trường, có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, hoạt động phong trào được cấp trên có thẩm quyền ra quyết định công nhận và khen thưởng.

2. Về hồ sơ: Người dự tuyển phải có đủ hồ sơ, đúng tiêu chuẩn và nhu cầu tuyển dụng theo qui định tại thông báo tuyển dụng của nhà trường trên phương tiện thông tin đại chúng (báo, truyền hình, Website của nhà trường).

3. Quá trình tuyển dụng phải qua hai bước:

- Bước 1: Khảo sát chuyên môn do Hội đồng sơ tuyển chuyên môn của nhà trường tổ chức.

Đơn vị cần tuyển giới thiệu danh sách cán bộ, giảng viên (trong hoặc ngoài đơn vị) có năng lực chuyên môn, có uy tín, có đạo đức tư cách tốt, có chuyên ngành phù hợp tham gia Hội đồng sơ tuyển chuyên ngành. Nhà trường thành lập Hội đồng sơ tuyển chuyên môn để kiểm tra, khảo sát chuyên môn.

Hình thức, nội dung khảo sát chuyên môn do Hội đồng sơ tuyển chuyên môn qui định căn cứ vào nội dung công việc phù hợp với ngạch viên chức cần tuyển.

Những người qua kiểm tra, khảo sát chuyên môn đạt từ loại khá trở lên mới được tham gia thi hoặc xét tuyển viên chức.

- Bước 2: Thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức theo qui định của nhà nước.

Hội đồng tuyển dụng viên chức được thực hiện theo qui định tại Nghị định số 116/2003/NĐ-CP và Nghị định 121/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 10/2004/TT-BNV và Thông tư số 04/2007/TT-BNV của Bộ Nội vụ, các văn bản hướng dẫn về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức hiện hành.

Trong trường hợp những người có số điểm thi hoặc xét tuyển bằng nhau thì thứ tự ưu tiên như sau: người có kết quả khảo sát chuyên môn cao hơn, người có trình độ học vấn cao hơn; người có trình độ ngoại ngữ cao hơn, người có năng khiếu đặc biệt; người có trình độ tin học khá hơn và ưu tiên nam giới đối với ngành đặc thù.

Hiệu trưởng ra quyết định tuyển dụng.

- Riêng đối tượng là công chức hoặc viên chức nhà nước chỉ tham gia nội dung bước 1. Đối với đối tượng là LĐHĐ của nhà trường chỉ phải tham gia bước 2.



Điều 10. Qui định về tuyển LĐHĐ do các đơn vị tự trả lương

- Đối với các đơn vị tự hạch toán, ngoài hợp đồng lao động (HĐLĐ) do nhà trường ký, đơn vị có thể ký các HĐLĐ có thời hạn đối với một số công việc của đơn vị do đơn vị tự trả lương. Trước khi hợp đồng phải báo cáo và xin ý kiến Hiệu trưởng, đồng thời gửi danh sách về phòng Tổ chức - Cán bộ. Tuy nhiên, việc ký HĐLĐ do đơn vị thực hiện phải theo qui định của Hiệu trưởng và qui định hiện hành của Nhà nước về HĐLĐ.

- Việc tuyển HĐLĐ tại các đơn vị trong trường phải căn cứ vào khối lượng công việc, nhu cầu phát triển. Thiếu lao động ở loại công việc nào thì HĐLĐ loại lao động đó, trên cơ sở đơn vị đã phân công lao động hợp lý, khoa học.

- Người được tuyển vào HĐLĐ phải đảm bảo về hồ sơ, các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ và theo tiêu chuẩn của từng loại công việc.

- Tiền công trong thời gian HĐLĐ do hai bên thoả thuận và theo Qui định tại khoản 1và 2, điều 27 của Luật lao động.

Đơn vị ký hợp đồng chịu trách nhiệm quản lý nhân sự theo quy định của nhà nước trước Hiệu trưởng. Khi có những vụ việc xảy ra đối với người HĐLĐ, đơn vị phải báo cáo kịp thời với nhà trường để giải quyết.



Điều 11. Tổ chức thực hiện.

- Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

- Các đơn vị, cán bộ viên chức và người lao động học việc, thử việc trong trường có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy định này.

- Trong quá trình thực hiện có điều gì chưa phù hợp, các đơn vị tập hợp báo cáo Hiệu trưởng qua phòng Tổ chức - Cán bộ để xem xét điều chỉnh, bổ sung./.



HIỆU TRƯỞNG


TS. Nguyễn Văn Phát

Mẫu 1. Trang bìa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

(ĐƠN VỊ)…………………………..


BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỬ VIỆC

Họ và tên:……………………………..

Chức danh: (giảng viên, giáo viên,…)

Người hướng dẫn:……………………



Thanh Hoá, tháng….năm………

Mẫu 2. Mẫu đơn xin xét hết thử việc.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thanh Hóa, ngày tháng năm 200…


ĐƠN XIN XÉT HẾT THỬ VIỆC
Kính gửi:

- Ban Giám hiệu;

- Phòng Tổ chức - Cán bộ;

- Khoa (phòng, ban, trung tâm)…………………..


Tên tôi là: …………………………………………… Sinh ngày : …/…/……

Trình độ chuyên môn :………………………………………………………..

Chức vụ, đơn vị công tác :……………………………………………………

Thực hiện Quyết định số ……/QĐ-ĐHHĐ ngày …../…./….. của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức về việc phân công hướng dẫn thử việc, tôi đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu thử việc đối với giảng viên (chuyên viên, giáo viên thực hành,…) theo quy định của nhà nước và nhà trường. Cụ thể như sau :

- Về nghiên cứu tài liệu : (nêu nội dung cơ bản của tài liệu đã nghiên cứu phục vụ cho công tác giảng dạy, NCKH).

- Về chuẩn bị bài giảng : (Nêu tên các học phần, bài giảng đã chuẩn bị và được bộ môn phê duyệt).

- Về giảng thử : (Nêu số tiết đã giảng thử và kết quả đánh giá của người hướng dẫn và bộ môn).

- Về hoạt động dự giờ : Nêu số lượng các tiết đã dự giờ của giảng viên khác và những nhận xét chính đã rút ra trong quá trình dự giờ).

- Về nghiên cứu khoa học : (Nêu tên đề tài khoa học đã nghiên cứu và kết quả đánh giá của Hội đồng khoa học và đào tạo khoa).

- Về việc học ngoại ngữ : (Nêu bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ đã đạt được).

- Về sinh hoạt chuyên môn, xêmina : (Thống kê số buổi tham gia sinh hoạt chuyên môn, số buổi xêmina đã tham dự).

Kế hoạch tiếp theo của cá nhân sau khi được công nhận hết thử việc : (Nêu các mục tiêu chính và dự kiến thời gian hoàn thành các mục tiêu của cá nhân).

(Đối với các chức danh khác, nêu theo nội dung của kế hoạch thử việc tương ứng).

Vậy tôi làm đơn này kính đề nghị Ban Giám hiệu, phòng Tổ chức - Cán bộ, khoa (phòng, ban, trung tâm) xét công nhận hết thử việc.



Người làm đơn

(Họ tên, chữ ký)




Ý kiến của khoa (phòng, ban, TT) Ý kiến của phòng Tổ chức - Cán bộ
Mẫu 3.

KẾ HOẠCH THỬ VIỆC
1- Trang bìa.

2- Kế hoạch thử việc.



- Phần 1. Sơ lược về bản thân.

Họ và tên :………………………………………, ngày sinh…./…./……..

Quê quán :………………………………………………………………….

Trình độ chuyên môn :…………………………………………………….. (ghi rõ trình độ, chuyên ngành đào tạo và xếp loại bằng).

Nơi đào tạo :………………………………………………………………..

Ngày hợp đồng, tuyển dụng :……/……/……….

Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay :……………………………………….

Thử việc từ ngày….../…./…… theo Quyết định số /QĐ-ĐHHĐ ngày …/…/.…. của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức.

Họ tên, chức vụ người hướng dẫn học việc (thử việc):…………………………

- Phần 2. Nhiệm vụ thử việc.

+ Về nghiên cứu tài liệu.

…………………………………………………………………………………

+ Về chuẩn bị bài giảng.

…………………………………………………………………………………

+ Về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.

…………………………………………………………………………………

+ Về hoạt động dự giờ.

…………………………………………………………………………………

+ Về nghiên cứu khoa học (Đề cương NCKH theo mẫu của một đề tài NCKH, giảng viên tự xác định tên đề tài)……………………………………………………..........

+ Về kết quả học ngoại ngữ (bằng, chứng chỉ).

…………………………………………………………………………………

+ Về sinh hoạt chuyên môn, xêmina.

…………………………………………………………………………………



- Phần 3. Nội dung, tiến độ thực hiện.

(Nêu theo trình tự thời gi an theo mẫu sau)



Thời gian

Nội dung công việc

Địa điểm thực hiện

Kết quả cần đạt được

Từ….- đến….


































- Phần 4. Đề xuất, kiến nghị của đơn vị quản lý trực tiếp.

Người lập kế hoạch

(họ tên, chữ ký)



Ý kiến của người hướng dẫn Phê duyệt của khoa
Mẫu 4.

BÁO CÁO KẾT QUẢ GIẢNG DẠY
- Phần 1: Chuẩn bị bài giảng.

Báo cáo học phần được phân công chuẩn bị bài giảng bao gồm tên học phần, số đơn vị học trình, đối tượng giảng dạy.

Biên bản họp chuyên môn phê duyệt nội dung bài giảng.

- Phần 2. Dự giờ.

Báo cáo thống kê các tiết đã dự của cá nhân bao gồm tên bài giảng, người dạy, lớp giảng dạy, thời gian thực hiện.

Các bản báo cáo kế hoạch dự giờ đã gửi cho phòng Tổ chức - Cán bộ trước khi thực hiện.

Phần ghi chép nội dung dự giờ có thể đóng thành quyển riêng và được trả lại cho cá nhân sau khi thẩm định.



- Phần 3. Giảng dạy.

Báo cáo thống kê số giờ tham gia giảng dạy theo định mức quy định bao gồm số tiết, lớp giảng dạy, tên bài giảng, thời gian thực hiện.

Các bản báo cáo kế hoạch giảng dạy đã gửi cho phòng Tổ chức - Cán bộ trước khi thực hiện.

Phiếu dự giờ của các giảng viên thuộc khoa, bộ môn trong số các tiết dạy cá nhân đã thực hiện.



Mẫu 5.

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Phần 1. Đề cương nghiên cứu khoa học.

- Phần 2. Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học.

- Phần 3. Các biên bản đánh giá, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học.

Bao gồm: Biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của Hội đồng khoa học và đào tạo khoa, kèm theo phiếu đánh giá đề tài của từng thành viên trong hội đồng. Biên bản thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học của phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế.

Nội dung báo cáo khoa học đóng thành quyển riêng và được trả lại sau khi thẩm định.

Mẫu 6.

BÁO CÁO KẾT QUẢ TỰ HỌC, TỰ BỒI DƯỠNG
- Phần 1: Nghiên cứu tài liệu.

Nêu các nội dung chính đã nghiên cứu và thời gian, địa điểm nghiên cứu (nội dung nghiên cứu cụ thể có thể trình bày ở một quyển khác và được trả lại cho cá nhân sau khi thẩm định).



- Phần 2. Học ngoại ngữ.

Báo cáo quá trình học ngoại ngữ của bản thân trong thời gian thử việc: thời gina, địa điểm, cấp độ học.

Bản sao công chứng các chứng chỉ, bằng ngoại ngữ của cá nhân.

Đối với trường hợp đang trong thời gian học ngoại ngữ, phải có hồ sơ minh chứng của cơ sở đào tạo ngoại ngữ về việc tham gia học tập của cá nhân, đồng thời thể hiện rõ cấp độ học (trình độ B, C, luyện thi TOEIC, TOEFL,…) đang tham gia và thời gian khoá học.



Mẫu 7.

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, HỌC THUẬT
Báo cáo thống kê các buổi sinh hoạt chuyên môn, trao đổi học thuật mà cá nhân đã tham gia bao gồm nội dung sinh hoạt, thời gian, địa điểm, số người tham gia, người chủ trì và thư ký.

Bản pôtô các biên bản sinh hoạt chuyên môn đã tham dự.



Nội dung ghi chép trong sinh hoạt chuyên môn có thể đóng thành quyển riêng và được trả lại sau khi thẩm định./.



--



tải về 118.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương