Độc lập Tự do Hạnh phúc ban chỉ huy phòng chống lụt bão và TÌm kiếm cứu nạN



tải về 53.88 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích53.88 Kb.
#761


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG ______________________________________

LỤT BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN

________________

Số: 115/BC-PCLB Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 8 năm 2014

BÁO CÁO

Kết quả công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn

tháng 7 và nhiệm vụ, kế hoạch công tác tháng 8 năm 2014

____________

Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp và báo cáo công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tháng 7 và nhiệm vụ, kế hoạch tháng 8 năm 2014 trên địa bàn thành phố như sau:



I. Tình hình thời tiết, thiên tai:

1. Tình hình thời tiết, thiên tai trên biển:

Trên biển Đông đã xuất hiện 05 vùng thời tiết nguy hiểm và 01 cơn bão (bão số 2 đổ bộ vào Trung Quốc và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đến ngày 19 tháng 7 năm 2014 áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực vùng núi phía Bắc nước ta).

Để chủ động phòng, chống giảm thiểu tối đa các thiệt hại, Thường trực Ban và Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã ban hành 05 Công điện và Công văn khẩn (số 48/PCLB-VP ngày 04 tháng 7 năm 2014, số 04/CĐ-PCLB ngày 14 tháng 7 năm 2014, số 05/CĐ-PCLB ngày 16 tháng 7 năm 2014, số 66/PCLB-VP ngày 21 tháng 7 năm 2014 và số 70/ PCLB-VP ngày 29 tháng 7 năm 2014) để cảnh báo và chủ động phòng, chống, ứng phó với thời tiết nguy hiểm và bão; đồng thời, tổ chức trực ban theo dõi diễn biến của thời tiết nguy hiểm và bão. Tình hình tàu thuyền đánh bắt xa bờ vẫn đảm bảo an toàn trước diễn biến của thời tiết nguy hiểm và bão.

2. Tình hình sạt lở:

Cuối tháng 6 và tháng 7 năm 2014, trên địa bàn huyện Nhà Bè xảy ra 04 vụ sạt lở, diện tích đất sạt lở khoảng 346 m2, hư hỏng một phần 01 căn nhà:

- Ngày 30 tháng 6 năm 2014, sạt lở tại khu vực bờ Rạch Ngã Tư (cách cầu Kinh Lộ khoảng 400m về phía thượng lưu) thuộc tổ 5, ấp 3, xã Hiệp Phước, diện tích sạt lở 105 m2; tiếp đến ngày 08 tháng 7 năm 2014, khu vực trên xảy ra sạt lở lần 2, diện tích đất sạt lở 45 m2.

- Ngày 13 tháng 7 năm 2014, sạt lở tại bờ trái rạch Ông Lớn 2 – sông Phước Kiểng – Mương Chuối, thuộc xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, diện tích sạt lở 140 m2, hư hỏng một phần 01 căn nhà (bà Bùi Thị Thúy Hạnh).

- Ngày 27 tháng 7 năm 2014, trên địa bàn huyện Nhà Bè đã xảy ra 01 vụ sạt lở tại bờ phải rạch Tôm (nhánh Phú Xuân) thuộc ấp 4, xã Phước Kiển, diện tích sạt lở khoảng 56 m2.

Sau khi xảy ra sự cố, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các huyện Nhà Bè đã có mặt kịp thời, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã tổ chức vận động nhân dân, hỗ trợ tháo dở công trình phụ, di dời các vật dụng sinh hoạt nằm trong khu vực ảnh hưởng có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn, cảnh báo nhân dân không được ra vào khu vực xảy ra sạt lở, tiếp tục theo dõi diễn biến khu vực sạt lở trên để có hướng xử lý kịp thời.



3. Mưa giông, lốc xoáy:

a) Tình hình thiệt hại:

Trong tháng 7 năm 2014, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 01 đợt mưa giông, lốc xoáy trên địa bàn xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi làm tốc mái 17 căn nhà (03 căn tốc mái hoàn toàn, 14 căn tốc mái một phần).

Ngoài ra, theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh thành phố trong tháng 7 năm 2014: mưa giông và lốc xoáy đã làm ngã đổ 09 cây xanh, gãy nhánh 29 cây xanh.

b) Công tác khắc phục:

- Ngay sau khi xảy ra sự cố, Ủy ban nhân dân xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi đã cử lực lượng tại chỗ của xã để hỗ trợ các hộ dân có nhà bị hư hỏng khắc phục, sửa chữa để sớm ổn định chỗ ở, đến chiều ngày 01 tháng 8 năm 2014, đã khắc phục xong 17/17 căn nhà bị thiệt hại để sớm ổn định chỗ ở cho nhân dân. Ủy ban nhân dân huyện và Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã tổ chức thăm hỏi, động viên các hộ dân bị thiệt hại.

- Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh thành phố đã bố trí lực lượng, phương tiện cưa cắt, dọn dẹp các cây xanh bị ngã đổ đảm bảo giao thông đi lại thông suốt.

II. Kết quả thực hiện công tác tháng 7 năm 2014:

1. Công tác chỉ đạo, điều hành:

a) Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị thành phố và quận – huyện trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành:

+ Chỉ thị về tăng cường công tác tuyên truyền về sử dụng tổng đài cứu nạn, cứu hộ và phòng cháy chữa cháy 114 (Chỉ thị số 15/2014/CT-UBND ngày 9 tháng 7 năm 2014).

+ Quyết định ban hành Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác cứu nạn - cứu hộ và nhắn tin cảnh báo thiên tai qua mạng, thông tin di động trên địa bàn Thành phố (Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 3 tháng 7 năm 2014).

+ Chấp thuận chủ trương hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại do lốc xoáy gây ra ngày 07/04/2014 đối với Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp thành phố từ nguồn Quỹ Phòng chống lụt bão thành phố, kinh phí 689.217.000 đồng (Công văn số 3174/UBND-CNN ngày 4 tháng 7 năm 2014).

+ Chỉ đạo khẩn trương xử lý sạt lở đoạn bờ sông Sài Gòn thuộc khu vực số nhà 1067 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Bình Quới mới) phường 28, quận Bình Thạnh (Công văn khẩn số 3350/UBND-CNN ngày 14 tháng 7 năm 2014).

+ Báo cáo tổng kết 03 năm thực hiện Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn thành phố (Công văn số 3398/UBND-CNN ngày 15 tháng 7 năm 2014).

+ Chỉ đạo tăng cường thực hiện Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn thành phố (Công văn số 3399/UBND-CNN ngày 15 tháng 7 năm 2014).

b) Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị thành phố và quận – huyện dự thảo trình Ủy ban nhân dân thành phố:

+ Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo diễn tập tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và khắc phục sự cố cháy - nổ phương tiện trên phà Bình Khánh đang hoạt động trên sông năm 2014 (CN-CH.14) (Tờ trình số 95/TTr-PCLB-SKHĐT-STC ngày 01 tháng 7 năm 2014). Đồng thời có ý kiến với Sở Nội vụ về việc thành lập Ban Chỉ đạo diễn tập tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và khắc phục sự cố cháy - nổ phương tiện trên phà Bình Khánh đang hoạt động trên sông năm 2014 (CN-CH.14) theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.

+ Quyết định ban hành Quy định chế độ trách nhiệm Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều trên địa bàn thành phố (Tờ trình số 1404/TTr-SNN ngày 11 tháng 7 năm 2014).

+ Kế hoạch phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên sông, trên biển và trong vùng nước cảng biển thành phố (Tờ trình số 101/TTr-PCLB-SKHĐT-STC ngày 08 tháng 7 năm 2014).

+ Chấp thuận chủ trương đầu tư các công trình bờ bao phòng, chống triều cường kết hợp giao thông nông thôn, phòng, chống sạt lở bờ sông, nạo vét tiêu thoát nước năm 2014 – 2015 (Tờ trình số 106/TTr-PCLB-SKHĐT-STC-SGTVT-TTCN ngày 23 tháng 7 năm 2014).

+ Chỉ đạo về quản lý cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn thành phố (Công văn số 1447/SNN-CCTL ngày 17 tháng 7 năm 2014).



2. Công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ:

Trong tháng 7 năm 2014, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố đã điều động lực lượng và phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ 02 vụ (01 vụ cứu nạn, cứu hộ dưới nước, 01 vụ xử lý thang máy bị kẹt) trên địa bàn quận 1, quận 3, đưa được 15 người trong thang máy ra nơi an toàn và lặn tìm được 01 thi thể nạn nhân.

Ngày 25 tháng 7 năm 2014, đã xảy ra sự cố chìm xà lan tự hành SG.5251 (tải trọng 93,3 tấn, chiều dài 22,15 m, chiều rộng 4,65 m; chủ sở hữu bà Nguyễn Thị Thu Thủy, cư trú quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh; người điều khiển phương tiện: thuyền trưởng Huỳnh Văn Hùng, sinh năm 1982, ngụ tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An) trên tuyến sông Sài Gòn (luồng hàng hải) đoạn giáp với công trình đường hầm sông Sài Gòn (cách mép ngoài của hầm sông Sài Gòn khoảng 30 m về phía hạ lưu), cụ thể:

Xà lan đang lưu thông theo hướng từ cảng Lotus về Thủ Đức, khi đến khu vực công trình đường hầm sông Sài Gòn, xà lan có dấu hiệu bị nghiêng, đồng thời, có sóng lớn do tàu chạy qua đã làm xà lan chìm, trên xà lan có 03 người (trong đó có 01 bé gái khoảng 3,5 tuổi).

Ngay sau khi xảy ra sự cố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Tất Thành Cang trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo Cảng vụ Hàng hải thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố, Công an thành phố, Sở Giao thông vận tải, Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn, Công ty TNHH Trục vớt Song Thương khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn. Kết quả đã cứu được 03 người đưa vào bờ an toàn. Đến 19 giờ 30 xà làn đã kéo ra khỏi phạm vi hàng lang an toàn của Công trình Đường hầm sông Sài Gòn và đưa về phía quận 2 neo đậu để xử lý.

Ngày 28 tháng 7 năm 2014, Ủy ban nhân dân thành phố đã có Công văn Khẩn số 5960/VP-ĐTMT để chỉ đạo giải quyết sự cố chìm sà lan tại khu vực Đường hầm vượt sông Sài Gòn.



3. Công tác kiểm tra:

- Tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị phương án phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn năm 2014 tại quận 7, quận 8, quận 9, quận 12, quận Tân Phú, quận Bình Tân, quận Tân Bình, quận Bình Thạnh, huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè (theo Kế hoạch số 82/KH-PCLB ngày 12 tháng 6 năm 2014).

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các quận – huyện liên quan kiểm tra hiện trường vị trí các khu vực trọng yếu có nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn quận 2, quận 12, quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè.

- Kiểm tra và báo cáo tiến độ thực hiện các công trình:

Đến nay các địa phương đã hoàn thành đưa vào sử dụng 365/372 công trình bờ bao phòng, chống triều cường kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước năm 2008, năm 2009, năm 2011, năm 2012 và năm 2013 (đạt tỷ lệ 98,11%) với chiều dài hoàn thành đạt 351,3/354,8 km. Các công trình hoàn thành đã phát huy hiệu quả ngăn triều cho khoảng 14.830 ha đất sản xuất nông nghiệp; chống ngập úng, bảo vệ cho khoảng 33.220 hộ dân, cụ thể:

+ Đối với 135 công trình có chủ trương đầu tư năm 2008 (theo Công văn số 4358/UBND-CNN ngày 10/7/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố): đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 135/135 công trình với tổng chiều dài hoàn thành 146,8 km, kinh phí thực hiện ước khoảng 312,762 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 100%).

+ Đối với 125 công trình có chủ trương đầu tư năm 2009 (theo Công văn số 3777/UBND-CNN ngày 29/7/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố): hoàn thành và đưa vào sử dụng 124/125 công trình, với tổng chiều dài ước đạt 105,85/106 km, đạt tỷ lệ 99,2%; còn 01 công trình của huyện Bình Chánh đang thi công, tiến độ đạt 75% khối lượng. Dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong quý III năm 2014.

+ Đối với 59 công trình có chủ trương đầu tư năm 2011 (Công văn số 1082/UBND-CNN ngày 14/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố): đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 56/59 công trình, với tổng chiều dài 56,063/59 km đạt tỷ lệ 94,91%; đang triển khai thi công 01/59 công trình của huyện Bình Chánh tiến độ đạt khoảng 80% khối lượng, dự kiến hoàn thành trong quý II năm 2014; còn lại 02/59 công trình (01 công trình của huyện Nhà Bè chưa phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật do vướng mặt bằng, dự kiến hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 8 năm 2014 và 01 công trình của huyện Cần Giờ đang kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố đưa ra khỏi danh mục và cho phép khảo sát nghiên cứu giải pháp công trình kiên cố để thay thế).

+ Đối với 12 công trình của quận Thủ Đức được đầu tư trong năm 2012 (Công văn số 2562/UBND-CNN ngày 01 tháng 6 năm 2012 và Công văn số 2303/UBND-CNN ngày 19 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố) từ nguồn ngân sách thành phố với tổng chiều dài 5.352 m, kinh phí ước khoảng 27,948 tỷ đồng: đã thi công hoàn thành 12/12 công trình.

+ Đối với 41 công trình có chủ trương đầu tư năm 2013 (theo Công văn số 1524/UBND-CNN ngày 02 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố): đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 38/41 công trình, đạt tỷ lệ 92,68 % với tổng chiều dài hoàn thành 37,29/37,6 km, đang triển khai thi công 03/41 công trình (02 công trình của huyện Hóc Môn và 01 công trình của huyện Nhà Bè).

+ Ngoài ra, đối với 33 công trình đê bao xung yếu sử dụng cừ vách nhựa uPVC trên địa bàn các quận - huyện (theo Công văn khẩn số 3518/UBND-CNN ngày 11 tháng 7 năm 2013): đã phê duyệt 18/33 công trình (quận Bình Thạnh là 04/04 và quận 12 là 11/14 công trình, quận Thủ Đức 03/06 công trình), đạt tỷ lệ 54,54%, trong đó: đang triển khai thi công 03/18 công trình (03 công trình của quận Bình Thạnh), chuẩn bị thi công 15/18 công trình. Đang thẩm định, phê duyệt 15/33 công trình (quận 12 là 03/14 công trình, huyện Củ Chi 09/09 công trình và quận Thủ Đức 03/06 công trình).



4. Công tác khác:

- Báo cáo Tổng cục Thủy lợi về đánh giá các giải pháp gây bồi và trồng cây chắn sóng bảo vệ đê biển.

- Có ý kiến về việc hỗ trợ kinh phí trực ban phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh thành phố; về hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả do mưa giông, lốc xoáy gây ra ngày 13 tháng 6 năm 2014 trên địa bàn huyện Nhà Bè.
- Cảnh báo xả tràn của hồ Dầu Tiếng và thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống, ứng phó.

- Triển khai công tác thu Quỹ Phòng chống lụt bão đối với đối tượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Tính đến ngày 31 tháng 7 năm 2014 đã thu được 10,5 tỷ đồng.

- Tổng hợp báo cáo nhu cầu đầu tư, mua sắm phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn năm 2014 (đợt 2) cho các Sở, ngành, đơn vị thành phố và quận, huyện.

- Tổ chức cập nhật tin kịp thời, đầy đủ, chính xác trên website Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.

- Tổ chức trực ban định kỳ và đột xuất để thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết, triều cường, thiên tai kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó đạt hiệu quả.

III. Nhiệm vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trọng tâm cần tập trung triển khai thực hiện trong tháng 8 năm 2014:

1. Tham mưu kịp thời các phương án, biện pháp công trình và phi công trình chủ động phòng, chống, ứng phó thiên tai.

2. Triển khai Luật Phòng, chống thiên tai và Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai.

3. Triển khai thực hiện kế hoạch Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng năm 2014 của các sở, ngành, đơn vị thành phố và quận – huyện.

4. Công tác kiểm tra:

- Kiểm tra tiến độ triển khai xây dựng các công trình phòng, chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, tiêu thoát nước, có chủ trương đầu tư năm 2009, năm 2011 và năm 2013.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các quận – huyện liên quan kiểm tra an toàn bờ sông, kênh, rạch do ảnh hưởng sạt lở gây ra.

- Tiếp tục kiểm tra công tác chuẩn bị phương án phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn năm 2014 tại các quận - huyện.



5. Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố:

- Quyết định điều chỉnh Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập và ban hành Quy chế (mẫu) tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân tại phường – xã – thị trấn (nơi có đê) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định thu Quỹ Phòng chống lụt bão thành phố đối với đối tượng công dân phi nông nghiệp năm 2014 trên địa bàn thành phố.

- Chấp thuận chủ trương hỗ trợ thanh toán kinh phí thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó với áp thấp nhiệt đới của huyện Cần Giờ.

- Chấp thuận chủ trương đầu tư, mua sắm phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn năm 2014 (đợt 2).

6. Phối hợp với Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố, Bộ Tư lệnh thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn sự cố cháy – nổ phà Bình Khánh trên sông.

7. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 trên địa bàn thành phố theo chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố tại Văn bản số 5820/VP-CNN ngày 23 tháng 7 năm 2014.

8. Triển khai công tác thu Quỹ Phòng chống lụt bão đối với đối tượng công dân phi nông nghiệp và doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố. Hoàn thành tất toán Quỹ Phòng chống lụt bão đã cấp các năm qua để chuyển sang Quỹ phòng chống thiên tai theo quy định của Chính phủ.

9. Cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời trên website Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu thành phố. Tổ chức trực ban định kỳ, đột xuất để kịp thời thông báo, cảnh báo đến các cơ quan, đơn vị liên quan diễn biến của thiên tai, thời tiết nguy hiểm, sự cố tai nạn để chủ động triển khai các biện pháp, phương án phòng, chống, ứng phó và tìm kiếm cứu nạn kịp thời, hiệu quả.

Trên đây là báo cáo kết quả công tác phòng, chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn tháng 7 và nhiệm vụ, kế hoạch công tác tháng 8 năm 2014 của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh./.



Nơi nhận: KT. TRƯỞNG BAN

- Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương; PHÓ TRƯỞNG BAN

- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn;

- Thường trực Ủy ban nhân dân TP;

- Ông Lê Thanh Liêm - PCT/UBND TP;

- Trung tâm PCLB khu vực Miền Nam; (đã ký)

- Văn phòng Ủy ban nhân dân TP;

- Ủy ban nhân dân các quận - huyện;

- Thành viên Ban Chỉ huy PCLB và TKCN TP; Trần Công Lý

- Lưu: VT, PCLB – T.H.




Каталог: docs -> vanban
vanban -> Độc lập Tự do Hạnh phúc ban chỉ huy phòng chống thiên tai và TÌm kiếm cứu nạN
vanban -> I. thiên tai trêN ĐỊa bàn thành phố
vanban -> Độc lập Tự do Hạnh phúc ban chỉ huy phòng chống lụt bão và TÌm kiếm cứu nạN
vanban -> BÁo cáo kết quả kiểm tra công trình trước mùa mưa lũ năm 2006
vanban -> Kèm Công văn số: 26 /pclb ngày 24-01-2008 của Ban Chỉ huy pclb tp phụ LỤC 1 CÁc quy đỊnh thực hiện trong
vanban -> Độc lập Tự do Hạnh phúc SỞ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
vanban -> QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân thành phố Về ban hành Quy định quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông
vanban -> BỘ XÂy dựng số: 25/2009/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vanban -> Ban chỉ huy pctt và CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 53.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương