ĐẶC ĐIỂm và khả NĂng khai thác loại hình du lịch sinh thái này tại di sản thiên nhiên thế giớI



tải về 40.79 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích40.79 Kb.
#34672
ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI NÀY TẠI DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI

VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG
CN. Tạ Trung Nghĩa

Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN QB


Một loại hình du lịch đang ngày càng phát triển, đó là du lịch sinh thái (DLST). Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) trên phạm vi toàn cầu khối lượng khách hàng tham gia vào loại hình du lịch sinh thái ở các vùng thiên nhiên hoang dã chiếm 10%, khoảng 50 triệu lượt khách và doanh thu khoảng 30 tỉ USD. Tỷ lệ tăng hàng năm từ 10-30%, trong khi du lịch truyền thống (du lịch nghĩ dưỡng, tham quan thư giãn, vui chơi giải trí, kinh doanh, hội họp) tăng trung bình khoảng 4%. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực đáng kể. Số lượng khách tăng đều đặn qua các năm từ 30-40%. Tuy nhiên, các loại hình du lịch phổ biến vẫn là du lịch truyền thống. Xu hướng mới từ cả phía cầu và cung du lịch đã dẫn tới loại trình du lịch lựa chọn (alternative tourism), dần dần thay thế cho loại hình du lịch đại trà truyền thống (mass tourism). Trong số đó, phải kể đến Du lịch sinh thái một lựa chọn cho phát triển du lịch bền vững. Nếu các loại hình du lịch truyền thống tập trung cao độ vào việc thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch thì DLST tập trung cao vào hoạt động của khách du lịch với những ảnh hưởng tích cực của họ tới môi trường và cư dân ở nơi khách đến du lịch.

Luật Du lịch do Quốc hội thông qua năm 2005 xác định khái niệm Du lịch sinh thái là hình thức du lịch “dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.

Từ khái niệm nêu trên có thể hiểu du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hòa vào thiên nhiên, bao gồm cả tìm hiểu, nghiên cứu thiên nhiên; tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa của cộng đồng.

Tài nguyên du lịch sinh thái được đánh giá thông qua các chuẩn các giá trị. Theo Piroginoic, tài nguyên du lịch sinh thái “là các thành phần và thể cảnh quan và nhân sinh có thể dùng để tạo ra sản phẩm du lịch, thoả mãn các nhu cầu của con người”. Tài nguyên du lịch sinh thái chính là các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.

Du lịch sinh thái bao hàm nhiều loại hình khác nhau, như: Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism), Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature - Based Tourism), Du lịch môi trường (Environmental Tourism), Du lịch đặc thù (Particular Tourism), Du lịch xanh (Green Tourism), Du lịch mạo hiểm (Adventure Tourism), Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism), Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism), Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism), Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism), Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)… Ở nước ta hiện nay, loại hình Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism) hay Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature - Based Tourism) đang được nhiều người ưa thích. Các tours, chương trình lữ hành đến với các Di sản Thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển, các khu vực sinh thái biển đảo đã diễn ra nhiều năm và càng ngày càng trở nên phổ biến. Gần đây nhất, nhiều tổ chức, đơn vị lữ hành đã tổ chức các chương trình chinh phục đỉnh núi cao nhất của Việt Nam Phan Xi Păng là một dạng du lịch sinh thái với sự kết hợp các yếu tố du lịch thiên nhiên và du lịch mạo hiểm.

Nhiều tours du lịch được khai thác gắn liền với tên gọi “về nguồn” như tour “Raid Gauloise” tổ chức năm 2002 với sự tham gia của 600 vận động viên quốc tế đi dọc triền biên giới phía Bắc từ Lào Cai đến Hạ Long, tour “Acction Asian” chinh phục thung lũng Mai Châu bằng xe đạp năm 2003, tour “Saffron Road VietNam 2004” lữ hành xuyên Việt cho 19 khách nước ngoài thực hiện năm 2004. Trong những năm vừa qua, miền Trung chưa khai thác tốt loại hình và sản phẩm du lịch này, dù rằng với hệ thống liền kề các Di sản thế giới, nguồn lực để khai thác loại sản phẩm này rất lớn. Một số địa phương và tổ chức hoạt động trên lĩnh vực du lịch ở nước ta đã tổ chức thành công loại hình và sản phẩm này như chinh phục vách núi hòn Phụ tử Hà Tiên, hang Dơi Phan Thiết, vực tử thần Đa Tan La, Đà Lạt, các vách đá ở vịnh Hạ Long. Trên đây là 3 loại hình du lịch phổ biến và đang có hiệu quả nhất ở Việt Nam.

Gần đây, trong một số địa phương có thử nghiệm một số loại hình du lịch khác như thể thao leo núi, du lịch mạo hiểm, thám hiểm... Trong loại hình này du khách hưởng thụ hiệu ứng nhận tâm lý được trải nghiệm trong thử thách với thiên nhiên hùng vĩ thông qua các hoạt động như chinh phục độ cao trong hành trình leo núi (rock climbing), vượt thác (canyoning)... ở Bắc miền Trung, loại hình và sản phẩm này có trong nguồn tài nguyên vô tận của Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng với cả một hệ thống hang động ngầm dài hàng chục km, sông ngầm xuyên qua nhiều địa hình hiểm trở và hình thế cheo leo của địa hình karst. Nguồn tài nguyên để khai thác loại hình và sản phẩm này đã được D. Limbert và L.Howard mô tả khá kỹ trong các báo cáo khảo sát trong hơn một thập kỷ gần đây. Ngoài Phong Nha - Kẻ Bàng là trung tâm lớn nhất của loại hình du lịch mạo hiểm, trên dải đất miền Trung còn nhiều danh thắng có hình thế kỳ vỹ có thể khai thác loại hình và sản phẩm du lịch mạo hiểm nhưng cho tới nay chưa được nghiên cứu thử nghiệm đầy đủ nên chư thể phát triển lọai hình này trong điều kiện thực tế hiện nay. Một số thành công thu được trong một số chương trình thử nghiệm nhưng đó chỉ là những hoạt động đơn lẻ, chưa cho những thông số cụ thể về khả năng tổ chức và hiệu quả kinh tế - xã hội.

Ở Quảng Bình thì du lịch sinh thái vẫn đang là những gì mới mẻ. Bởi sự lạ lẫm và mới mẻ này mà đây đó đã xuất hiện nhận thức sai lệch về du lịch sinh thái, coi đó như là loại hình dành riêng cho thưởng ngoạn tự nhiên không liên quan đến cộng đồng và với sự trải nghiệm sinh thái của người du lịch. Vậy nên khi đánh giá tài nguyên để xác lập loại hình du lịch sinh thái ở Quảng Bình thì trước hết phải xem xét tài nguyên du lịch sinh thái trong sự gắn kết các giá trị tự nhiên và nhân văn. Từ các chuẩn đánh giá về tự nhiên và nhân văn, có thể xác lập loại hình du lịch sinh thái ở Quảng Bình từ các nhóm sau đây:

Nhóm tài nguyên cảnh quan bao gồm: Hệ thống hỗn hợp các cảnh quan karst được xác định bởi nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học Nguyễn Quang Mỹ, Trần Nghi, Tạ Hoà Phương, Đặng Văn Bào, Vũ Văn Phái - Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội chủ trì (1999 - 2003).

Nhóm tài nguyên đa dạng sinh học: Với hệ sinh thái núi đá, núi đất và thảm thực vật rừng và động vật hoang dã chứa đựng các khu vực Giăng Màn, Khe Nét, Bang... và các khu vực sinh thái biển đảo Vũng Chùa nhưng nhiều nhất trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đã được xác định bởi các công trình của Nguyễn Ngọc Chính, Vũ Quốc Dựng, Lê Huy Cường (Viện Điều tra quy hoạch rừng - 1999), L. Deharveng (1999), Nguyễn Thái Tự (Trung tâm Đa dạng Sinh học Bắc Trường Sơn).

Nhóm tài nguyên du lịch mạo hiểm: Chủ yếu là hệ sinh thái karst trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng mà giá trị địa chất, địa mạo của nó đã được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

Kết quả nghiên cứu của nhóm các chuyên gia địa lý, địa chất do PGS.TS Trương Quang Hải chủ trì bước đầu đã xác định được ít nhất 3 tuyến du lịch mạo hiểm có thể triển khai trong thời gian gần nhất, đó là tuyến thám hiểm hệ động Phong Nha, hệ thống hang Én và hệ thống hang Khery và 6 tuyến khác nằm trong quy hoạch. Đề xuất này dựa trên cơ sở khảo cứu trực tiếp của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, có sử dụng các kết quả nghiên cứu đã công bố như H. Limbert (1992-1994), L. Howard (1994), Nguyễn Quang Mỹ và Vũ Văn Phái (1994)...

Nhóm tài nguyên sinh thái nhân văn bản địa bao gồm: Các khu vực văn hoá điển hình của các cộng đồng, các mẫu hình sinh thái nhân văn như làng cổ, làng nghề, văn hoá làng, văn hoá tộc người. Nhóm này hội tụ các di sản đặc trưng của ba dòng văn hoá Việt, các cộng đồng văn hoá Chứt và Bru - Vân Kiều mà một số nhà nghiên cứu văn hoá như Trần Quốc Vượng, Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Khắc Thái, Trần Chí Dõi, Võ Xuân Trang, Lê Đình Phúc, Tạ Đình Hà, Đinh Thanh Dự... đã có một số công trình công bố về lịch sử loại hình, phương thức, hình thái văn hoá tộc người với rất nhiều dị biệt mà không phải khu vực nào trên đất nước Việt Nam cũng có.

Có thể nói, may mắn lớn nhất của Quảng Bình là đã sở hữu một Di sản Thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng là trên một diện tích khoảng chừng 200.000 ha chứa đựng một tổng thể các giá trị nổi bật có tính toàn cầu không chỉ về tự nhiên mà còn cả về văn hoá. Chính 2 yếu tố tự nhiên và văn hoá đan xen, hoà quyện lẫn nhau trong khu vực này đã làm nên tính toàn vẹn và toàn diện của một khu vực lý tưởng cho du lịch sinh thái. Hai chuyên gia của IUCN làm việc theo yêu cầu của UNESCO, trong báo cáo đánh giá ngày 4 tháng 11 năm 1999 đã từng so sánh Phong Nha - Kẻ Bàng với các di sản thế giới nổi tiếng như động Skosjan ở Slovenia, hang đá vôi Aggtelek và Slovak ở Hungry và Slovakia, Công viên quốc gia vùng hồ Plitvice ở Croatia, Công viên quốc gia Nahanni ở Canada, Công viên và động mammoth và Công viên quốc gia Grand Canyon ở Mỹ, thung lũng Hoanglong và Ziuzaigou của Trung Quốc, khu rừng bảo tồn thiên nhiên Tasmanian...; đã cho rằng "không một nơi nào trong những địa danh kể đến ở trên có thể so sánh được với Phong Nha - Kẻ Bàng về tính đa dạng của nó”, và một trong những yếu tố quan trọng của tính đa dạng chính là phức hợp tự nhiên văn hoá trong khu vực này. Đây là ưu thế về mặt văn hoá để biến những chương trình du lịch sinh thái trở nên sinh động hơn gấp nhiều lần bởi sự góp mặt của các giá trị văn hoá.



Những sản phẩm trong du lịch sinh thái ở Phong Nha – Kẻ Bàng.

Nói đến loại hình và sản phẩm văn hoá trong du lịch là nói đến hiệu quả văn hóa mang lại cho chủ thể du lịch trong và sau khi tham gia hoạt động du lịch. Vì thế, sản phẩm văn hoá có thể là hữu hình có thể nhìn nhận được như việc chinh phục các đối tượng tự nhiên, việc nhận biết và thực nghiệm thành công một loại hình sinh hoạt cộng đồng… cũng có những sản phẩm vô hình như hiệu quả tâm lý, sự thử thách và cảm nhận hứng thú... Do vậy một loại hình du lịch sinh thái ở khu vực Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng có thể chứa đựng nhiều sản phẩm văn hoá và có những sản phẩm văn hoá chung cho nhiều loại hình du lịch sinh thái.



Loại sản phẩm thứ nhất: Trong du lịch sinh thái có thể được khai thác ở khu vực này là loại hình mang lại cảm xúc và phản ứng thẩm mỹ trước đối tượng. Ở nước ta, loại hình này đã được khai thác trong những tours du lịch gắn liền với tên gọi “về nguồn” như tour “Raid Gauloise” tổ chức năm 2002 với sự tham gia của 600 vận động viên quốc tế đi dọc triền biên giới phía Bắc từ Lào Cai đến Hạ Long, tour “Acction Asian” chinh phục thung lũng Mai Châu bằng xe đạp năm 2003, tour “Saffron Road VietNam 2004” lữ hành xuyên Việt cho 19 khách nước ngoài thực hiện năm 2004. Trong những năm vừa qua, trên địa bàn Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng chưa khai thác tốt loại hình là do lý do khách quan về khả năng đầu tư và tình trạng hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu để tổ chức loại hình này nhưng với tài nguyên hiện có, khả năng thiết lập loại hình này là rất lớn.

Loại sản phẩm thứ hai: Trong du lịch sinh thái khai thác từ loại hình du lịch mạo hiểm để trải nghiệm và thử thách tâm lý, năng lực đối tượng du lịch trước sự hùng vĩ và kỳ thú của thiên nhiên. Đây là loại sản phẩm du lịch rất mới và trong giai đoạn thử nghiệm, đòi hỏi đầu tư nghiên cứu công phu và tổ chức chặt chẽ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, một số địa phương và tổ chức hoạt động trên lĩnh vực du lịch ở nước ta đã tổ chức thành công loại hình và sản phẩm này như chinh phục vách núi hòn Phụ tử Hà Tiên, hang Dơi Phan Thiết, vực tử thần Đa Tan La, Đà Lạt, các vách đá ở vịnh Hạ Long. Du khách thu được cảm nhận tâm lý được trải nghiệm trong thử thách với thiên nhiên hùng vĩ thông qua các hoạt động như chinh phục độ cao trong hành trình leo núi (rock climbing), vượt thác (canyoning)... loại hình và sản phẩm này có trong nguồn tài nguyên vô tận của Di sản Thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng với cả một hệ thống hang động ngầm dài hàng chục km, sông ngầm xuyên qua nhiều địa hình hiểm trở và hình thế cheo leo của địa hình karst. Nguồn tài nguyên để khai thác loại hình và sản phẩm này đã được D. Limbert và L.Howard mô tả khá kỹ trong các báo cáo khảo sát trong hơn một thập kỷ cuối cùng của thế kỷ trước và đặc biệt là những phát hiện của nhóm nghiên cứu do PGS.TS Trương Quang Hải cùng nhóm các nhà khoa học - Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì.

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu về du lịch mạo hiểm, nhóm tác giả Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Huấn, Đặng Văn Bào và cộng sự đã có lý khi đề xuất thiết lập một chu trình du lịch mạo hiểm xuyên qua khu vực cư trú của cộng đồng người Chứt sống trong khu vực, chính yếu tố văn hoá tộc người có khả năng làm tăng cảm thụ thẩm mỹ khi thực hiện những du khảo vào thiên nhiên đầy huyền bí với sự kích thích tâm lý mạo hiểm thú vị.



Loại sản phẩm thứ ba: Là sản phẩm văn hoá thu được thông qua hình thức du lịch cộng đồng mà nhiều quốc gia trên thế giới gọi là du lịch bản xứ (Indigenous toursm) hay du lịch nhà tranh (Cottage tourism). Trong loại hình này, người tham gia hoạt động du lịch trút bỏ cái thực tại của mình để hội nhập vào đời sống thực của một sộng đồng (sinh thái nhân văn) mà họ coi là một đối tượng khám phá. Môi trường sinh thái nhân văn trong loại hình này cực kỳ đa dạng và phong phú. Đó có thể là một khuôn viên hoạt động một làng cổ với nhiều phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa mà người du lịch hoà nhập với thói quen và tập tục bản địa, một làng nghề mà người tham gia du lịch thử nghiệm kỷ năng của bản thân. Loại hình này ở Việt Nam chưa được khai thác nhiều, chủ yếu là vì lý do an ninh hơn là năng lực tổ chức.

Trong khi đó, thông tin về cộng đồng dân tộc ít người trong nhóm Chứt và Bru - Vân Kiều với những sắc thái độc đáo của họ có thể khai thác ở rất nhiều phương tiện truyền thông và khoa học hiện nay. Thế nhưng được trải nghiệm và thử nghiệm trong môi trường sinh thái nhân văn với đời sống thường nhật mà người tham gia du lịch trực tiếp tham gia trong môi trường sống của các tộc người là một sản phẩm văn hoá rất hấp dẫn. Trên thế giới, loại hình và sản phẩm du lịch nay đã có từ lâu và thu hút khá mạnh mẽ du khách, đặc biệt là khu vực các nước Nam Mỹ. Việt Nam là đất nước đa dân tộc, phần lớn trong số đó có bản sắc dân tộc rất độc đáo và việc tiếp cận với văn hoá của họ mang lại nhiều điều lý thú và bổ ích. Trong các dân tộc và tộc người thiểu số ở Việt Nam, khu vực Quảng Bình là nơi sinh sống của nhiều dân tộc có nguồn gốc tối cổ và hiện còn bảo tồn nhiều sắc thái văn hoá cổ xưa. Đây chính là tiềm năng để khai thác loại hình và sản phẩm du lịch văn hoá tộc người trong môi trường sinh thái nhân văn. Trái với loại hình tham quan để biết, loại hình du lịch sinh thái nhân văn, văn hoá tộc người đòi hỏi người du lịch thâm nhập vào đời sống thường nhật của tộc người, hưởng thụ môi trường nhân văn của chính họ và trải nghiệm bản thân mình. Đó là một hướng đi lý thú và cần được khai thác.



Các tộc người thuộc dân tộc Bru - Vân Kiều và Chứt sống trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng lại là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự bảo lưu các giá trị văn hoá tộc người tối cổ và những bằng chứng nguồn gốc có thể thấy được qua sinh hoạt đương đại. Yếu tố đó đã làm cho loại hình du lịch cộng đồng ở Phong Nha - Kẻ Bàng trở nên thú vị. Hơn thế, những yếu tố văn hoá nói trên ít nhiều đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước xuyên suốt hai thế kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ trước và có khả năng chiêm nghiệm chân lý của nó bằng một hình thức du lịch cộng đồng một dạng du lịch sinh thái nhân văn đang có cơ hội phát triển.

Như vậy, có thể nói với tài nguyên tương đối tập trung, bao gồm hệ sinh cảnh karst, hệ sinh thái rừng nhiệt đới, đa dạng sinh học với sự đa dạng về cảnh quan, cấu trúc hình thái và đa dạng sinh học, địa bàn Phong Nha – Kẻ Bàng hội đủ các điều kiện cần và đủ để thiết lập loại hình du lịch sinh thái trong 3 dạng thức chủ yếu là du lịch thiên nhiên (Nature Tourism), bao gồm các chương trình thâm nhập vào môi trường thiên nhiên kỳ thú để hưởng thụ sinh cảnh karst và các kiểu rừng nhiệt đới, sự phong phú đa dạng của thảm thực vật và quần thể động vật hoang dã quý hiếm; du lịch mạo hiểm (Adventure Tourism) với chu trình chinh phục các đỉnh núi, sườn dốc và sông suối; du lịch sinh thái nhân văn (Indigenous Tourism) với các hình thức sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, ẩm thực, văn hoá bản địa, các hoạt động dã ngoại và trải nghiệm trong môi trường văn hoá tộc người.
Каталог: 3cms -> upload -> khcn -> File -> SachKhoaHoc -> 410 Nam -> tailieu8
tailieu8 -> Tác động của Di sản thế giới Phong Nha Kẻ Bàng
tailieu8 -> MỘt số KẾt quả nghiên cứu bưỚC ĐẦu về thảm thực vật và HỆ thực vật tại vùng mở RỘng của vưỜn quốc gia phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> Kinh nghiệm quản lý, BẢo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long trong sự phát triển kinh tế XÃ HỘi tỉnh quảng ninh ban quản lý Vịnh Hạ Long
tailieu8 -> TỈnh quảng bình tác giả báo cáo: cn. Lê Trọng Trãi
tailieu8 -> Đa dạng sinh họC ĐỘng vật không xưƠng sống hang đỘng khu vực phong nha kẻ BÀNG, việt nam ts. Phạm Đình Sắc
tailieu8 -> Nghiên cứu khoa học tại vưỜn quốc gia phong nha kẻ bàng sau 10 NĂm công nhận là di sản thế giới và ĐỊnh hưỚng thS. Đinh Huy Trí
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bậT ĐỊa chấT, ĐỊa mạo của khu vực di sản thiên nhiên thế giới phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bật của khu hệ thú VƯỜn quốc gia phong nha kẻ BÀng hưỚng đẾn tiêu chí X về Đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giớI (unesco) pgs. Ts. Nguyễn Xuân Đặng, cn. Nguyễn Xuân Nghĩa
tailieu8 -> MỘt số nghiên cứu khoa học và Ứng dụng tiến bộ khoa học và CÔng nghệ HỔ trợ cho việc phát triển kinh tế XÃ HỘi vùng đỆm khu vực phong nha kẻ BÀng ts. Võ Khắc Sơn

tải về 40.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương